Chỉ thị về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 24/1998/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 24/1998/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/06/1998 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 24/1998/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 24/1998/CT-TTG
NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 1998 VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC CỦA
LÀNG, BẢN, THÔN, ẤP, CỤM DÂN CƯ
Trong những năm gần đây, cùng với việc không
ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà
nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, các hương ước, quy ước của làng, bản,
thôn, ấp, cụm dân cư đã góp phần hỗ trợ không nhỏ trong việc thực hiện pháp
luật của Nhà nước, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính tự quản tại cộng
đồng dân cư ở cơ sở.
Hiện nay, thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ
xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở,
nhiều địa phương trong cả nước đã và đang xây dựng và hoàn thiện hương ước, quy
ước làng văn hóa trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của hương ước cũ, phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Tại nhiều địa phương, hương ước, quy
ước mới không những góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực
đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho
các cuộc vận động duy trì an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, phòng chống các
tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giải quyết các tranh
chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xóa đói, giảm nghèo...
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước ở một số nơi chưa được tiến hành một cách thực
sự dân chủ, mới chỉ là công việc của một số người, chưa có sự phê duyệt của
chính quyền. Nội dung của hương ước, quy ước còn nhiều hạn chế, chưa phản ánh
đúng tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa của từng địa
phương. Trong một số bản hương ước, quy ước còn có những quy định trái pháp
luật hoặc phục hồi các hủ tục và tập quán lạc hậu.
Để phát huy yếu tố tích cực, khắc phục những
hạn chế, tiêu cực của hương ước, quy ước, bảo đảm triển khai thực hiện các nghị
quyết của Đảng, Chỉ thị của Bộ Chính trị số 30/CT-TW ngày 18 tháng 2 năm 1998
về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường công tác quản lý
nhà nước đối với việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong giai đoạn
hiện nay,
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Nội dung
của hương ước, quy ước cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau đây:
- Bảo đảm
giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện các hành vi ứng xử văn minh
trong giao tiếp, ăn, ở, đi lại..., xóa bỏ hủ tục, phát triển các hình thức hoạt
động văn hóa lành mạnh, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân,
tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư;
- Đề ra các
biện pháp góp phần bảo vệ tài sản công cộng và tài sản của công dân, bảo vệ môi
trường sống, bảo vệ, rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu
mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè cống. Xây dựng và phát
triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, chống ô nhiễm các nguồn nước... ở
địa phương;
- Đề ra các
biện pháp bảo vệ thuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục trong ma chay, cưới
hỏi, thờ phụng, lễ hội v.v... ở địa phương;
- Góp phần
xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, đề ra những tiêu chuẩn gia đình
văn hóa, các quy tắc đạo đức mới, giúp đỡ nhau tìm ra các biện pháp xử lý tốt
các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình;
- Xây dựng
tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các thành viên
trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xóa đói giảm nghèo, phát
triển sản xuất, nâng cao mức sống, khuyến học, khuyến nghề v.v... ở địa phương;
- Đề ra các
biện pháp thích hợp góp phần bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn.
2. Dự thảo
hương ước, quy ước phải được nhân dân trên địa bàn thảo luận, được hội nghị cử
tri hoặc hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư thông
qua và được ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi thi hành nhằm bảo đảm
nội dung của hương ước, quy ước không trái với các quy định của pháp luật hiện
hành, không chứa đựng các quy định xử phạt nặng nề, các khoản phí và lệ phí có
thể gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.
3. Bộ
trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan Tư pháp, cơ quan Văn
hóa - Thông tin ở các địa phương trong việc giúp ủy ban nhân dân cùng cấp thực
hiện quản lý nhà nước đối với việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước,
nhằm bảo đảm cho việc soạn thảo hương ước, quy ước ở làng, bản, thôn, ấp, cụm
dân cư được tiến hành một cách thực sự dân chủ, công khai, dưới sự lãnh đạo của
cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cấp xã, với sự tham gia tích cực của ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở (Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông
dân Việt Nam...).
Bộ Tư pháp
chủ trì, cùng với Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan hữu quan khác chỉ
đạo triển khai thí điểm Chỉ thị này tại một số địa phương để rút kinh nghiệm.
Trên cơ sở tổng kết tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên
phạm vi toàn quốc, Bộ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, các mô
hình mẫu về các hoạt động văn hóa nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà
nước và phát huy vai trò của các văn bản hương ước, quy ước trong giai đoạn
hiện nay.
4. Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, trình Hội đồng
nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết quy định cụ thể việc quản lý nhà nước và định
hướng nội dung hương ước, quy ước căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành
và phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán
của địa phương.
Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân về các vấn đề nói trên.
5. Uỷ ban
nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ phê duyệt
các văn bản hương ước, quy ước do ủy ban nhân dân cấp xã trình và chỉ đạo,
hướng dẫn việc thực hiện hương ước, quy ước trong phạm vi địa bàn huyện, bảo
đảm nội dung hương ước, quy ước phù hợp với các quy định của pháp luật hiện
hành, các quy tắc xây dựng nếp sống văn hóa mới, duy trì và phát triển phong
tục tập quán tốt đẹp ở cơ sở.
6. Uỷ ban
nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ các làng, bản, thôn, ấp, cụm dân
cư xây dựng hương ước, quy ước có nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với
quy định của pháp luật hiện hành và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước,
và trình ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. ủy ban nhân dân cấp xã thường
xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn.
7. Các cơ
quan thông tin đại chúng đẩy mạnh việc tuyên truyền về vai trò và tác dụng của
việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, các mô hình mẫu về nếp sống văn
hóa, gắn với việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ
ở cơ sở; nêu gương những điển hình tiên tiến, phát hiện và đấu tranh chống các
biểu hiện tiêu cực, sai trái hoặc lợi dụng hương ước, quy ước để duy trì các hủ
tục, tập quán lạc hậu.
8. Bộ
trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.