Thông tư 60/2011/TT-BGTVT định mức sửa chữa phương tiện bảo trì đường thuỷ nội địa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 60/2011/TT-BGTVT

Thông tư 60/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành “Định mức kinh tế - kỹ thuật sửa chữa phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa”
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:60/2011/TT-BGTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
12/12/2011
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 60/2011/TT-BGTVT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 60/2011/TT-BGTVT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 60/2011/TT-BGTVT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
------------------------

Số: 60/2011/TT-BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HÔỊ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ

Ban hành “Định mức kinh tế - kỹ thuật sửa chữa phương tiện chuyên dùng
trong công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa”

-------------------------------

Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Định mức kinh tế - kỹ thuật sửa chữa phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa”.
Điều 2.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các tổ chức, cá nhân báo cáo kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Khoản 3 Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, Vụ KHCN.

BỘ TRƯỞNG

 

 

Đinh La Thăng

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN
CHUYÊN DÙNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

(Ban hành kèm theo Thông tư số  60 /2011/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; Thông tư này không áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức của ngành công an, quân đội và các phương tiện là tàu cá, tàu thuyền thể thao, tàu du lịch. Định mức sửa chữa phương tiện quản lý, bảo trì đường thủy nội địa là cơ sở để lập và duyệt dự toán sửa chữa cấp tiểu tu, trung tu, đại tu đối với phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
2. Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1. Tàu cá là các phương tiện chuyên dùng để khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
2.2. Tàu thuyền thể thao là phương tiện chuyên dùng để luyện tập thi đấu thể thao.
2.3. Tàu du lịch là phương tiện chuyên dùng hoạt động trong lĩnh vực tham quan, du lịch.
3. Định mức sửa chữa phương tiện quản lý, bảo trì đường thủy nội địa là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và điện năng để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc như bảo dưỡng, sửa chữa tiểu tu, sửa chữa trung tu, sửa chữa đại tu một loại phương tiện .v.v... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc.
4. Nội dung định mức sửa chữa phương tiện quản lý, bảo trì đường thủy nội địa bao gồm:
4.1. Định ngạch
Định ngạch là thước qui ước thời gian, cấp sửa chữa cho một loại phương tiện trong suốt thời gian sử dụng theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng kỹ thuật của phương tiện mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đặc điểm hoạt động của phương tiện chuyên dùng quản lý đường thủy nội địa nên định ngạch chia thước thời gian theo môi trường nước mặn và ngọt. Với những phương tiện thường xuyên hoạt động trong môi trường nước mặn hoặc nước lợ thì lấy thước định ngạch theo môi trường nước mặn.
4.1.1. Thước định ngạch
Thước định ngạch là thang qui ước chung về thời gian, tần suất cấp sửa chữa cho phương tiện trong suốt thời kỳ khai thác nhằm đảm bảo chất lượng kỹ thuật và hiệu quả sử dụng, khai thác phương tiện.
4.1.2. Các cấp sửa chữa theo định ngạch
Cấp sửa chữa trong định ngạch là trình tự và mức độ sửa chữa được quy định để khắc phục những hư hỏng nhằm đảm bảo cho phương tiện hoạt động được bình thường đến chu kỳ sửa chữa sau.
Định ngạch sửa chữa phương tiện thủy có 4 cấp như sau:
- Bảo dưỡng, ký hiệu b
- Sửa chữa cấp tiểu tu, ký hiệu t
- Sửa chữa cấp trung tu, ký hiệu T
- Sửa chữa cấp đại tu, ký hiệu Đ
a) Cấp Bảo dưỡng
Là cấp bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ, khác với bảo dưỡng trong thời gian khai thác do thuyền viên tự làm. Khi thực hiện cấp này, phương tiện phải đưa vào xưởng sữa chữa nhưng không phải lên đà. Phần vỏ ngoài trên mớn được phun cát, sơn hoàn chỉnh và sửa chữa vặt để đảm bảo phương tiện hoạt động được bình thường tới chu kỳ sửa chữa tiếp theo. Những công việc đòi hỏi phải sử dụng đến các thiết bị gia công do xưởng sửa chữa chịu trách nhiệm hỗ trợ. 
Số lượng kim loại vỏ phương tiện thay mới phần từ mớn nước trở lên tối đa £ 5% tổng trọng lượng kim loại phần vỏ phương tiện. Phương tiện vào sửa chữa cấp bảo dưỡng được ngừng hoạt động 07 ngày. Thời gian do đơn vị bố trí, có thể kết hợp sửa chữa cấp bảo dưỡng khi phương tiện vào xưởng sửa chữa đột xuất, hoặc sửa chữa cấp máy.
Sau khi sửa chữa bảo dưỡng, phương tiện có thể được Đăng kiểm gia hạn hoạt động.
b) Cấp Tiểu tu
Sửa chữa cấp tiểu tu là nhằm loại những hư hỏng nhỏ bằng cách thay mới hoặc khôi phục lại các chi tiết đó bị hao mòn. Vỏ phương tiện được phun cát và sơn hoàn chỉnh. Khối lượng kim loại vỏ phương tiện được thay mới tối đa £ 15% khối lượng toàn bộ kim loại vỏ phương tiện. Sửa chữa tiểu tu phải đảm bảo hoạt động bình thường của phương tiện đến chu kỳ sửa chữa sau. Sửa chữa tiểu tu phải đưa phương tiện lên đà. 
Sau khi sửa chữa, phương tiện được Đăng kiểm kiểm tra cấp phép hoạt động mới.
c) Cấp Trung tu
Sửa chữa trung tu là kiểm tra toàn bộ tình trạng kỹ thuật của bộ phận của phương tiện, thay mới hoặc khắc phục các cụm hoặc chi tiết bị mòn và sửa chữa các kết cấu vỏ tàu nhằm đảm bảo cho phương tiện có khả năng hoạt động được bình thường đến chu kỳ sửa chữa trung tu và đại tu tiếp sau, với khối lượng kim loại vỏ phương tiện thay mới tối đa £ 25% tổng khối lượng kim loại của vỏ phương tiện. Sửa chữa trung tu phải đưa phương tiện lên đà để khoan tôn vỏ lấy số liệu vỏ và sửa chữa phần dưới nước. 
Sau khi sửa chữa, phương tiện được Đăng kiểm kiểm tra cấp phép hoạt động mới.
d) Cấp Đại tu
Sửa chữa đại tu bao gồm tháo và khảo sát toàn bộ các bộ phận của tàu thay mới, hoặc sửa chữa các bộ phận kể cả vỏ tàu với khối lượng kim loại thay mới tối đa £ 35% tổng khối lượng kim loại vỏ phương tiện.
Sửa chữa cấp đại tu có thể kèm thêm công việc hiện đại hoá cải tiến các trang thiết bị, nhằm tăng chất lượng kỹ thuật, chất lượng khai thác của phương tiện, tăng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tăng năng suất lao động hoặc cải tiến việc chuyên chở và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho thuyền viên.
Sau khi sửa chữa, phương tiện được Đăng kiểm kiểm tra cấp phép hoạt động mới.
Ghi chú: Những phương tiện vào sửa chữa các cấp nói trên, nếu số lượng kim loại thay mới vượt quá số lượng qui định của từng cấp (³ 40% so với cấp kế hoạch) thì sẽ được chuyển cấp. Trường hợp số lượng kim loại thay mới chưa vượt đến (40%) số lượng qui định của từng cấp thì được phép tính vượt cấp từng phần.
4.1.3. Những công việc sửa chữa nằm ngoài định ngạch.
a) Sửa chữa đột xuất:
Sửa chữa đột xuất là nhằm khôi phục lại những kết cấu phương tiện bị hư hỏng do tai nạn hoặc do sự cố bất thường trong lúc khai thác mà thuyền viên không thể tự đảm nhiệm được.
Sửa chữa đột xuất có thể đưa phương tiện lên đà hoặc không, tùy theo từng trường hợp hư hỏng. Thời gian và mức độ sửa chữa do người phụ trách sửa chữa quyết định sau khi đã khảo sát các hư hỏng.
b) Sửa chữa phục hồi.
Sửa chữa phục hồi là nhằm khôi phục lại tình trạng hoạt động của phương tiện do hư hỏng lớn hoặc do bị bão chìm đắm, cháy...
Do đặc điểm vật liệu chế tạo phần vỏ của phương tiện quản lý đường thủy nội địa có loại vỏ thép, vỏ nhôm hợp kim, vỏ composite và vỏ gỗ nên nội dung các cấp sửa chữa cũng khác nhau. Định ngạch chỉ quy định chi tiết những cấp sửa chữa nằm trong thước định ngạch của từng loại vỏ phương tiện.
4.2. Định mức
4.2.1. Mức hao phí vật liệu:
4.2.1.1. Mức hao phí vật liệu sửa chữa vỏ:
Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác sửa chữa. Mức hao phí vật liệu trong định mức này không bao gồm lượng dư gia công.
4.2.1.2. Phương pháp tính toán chi phí vật liệu sửa chữa vỏ phương tiện.
a) Căn cứ và nguyên tắc tính toán.
Các định mức cơ bản của Định ngạch 2001 được điều chỉnh, bổ sung phù hợp;
Các định mức tổng hợp được xây dựng từ định mức cơ bản và khối lượng công việc theo nội dung sửa chữa của Định ngạch;
Định mức được xây dựng trên cơ sở một nhà máy có các điều kiện sản xuất, trang thiết bị của xưởng tương đối ổn định, vật tư, năng lượng được cung cấp đồng bộ, đầy đủ;
Các định mức khối lượng vật tư chi tiết được xây dựng dựa trên các yếu tố:
+ Chỉ tiêu định mức sử dụng vật tư chi tiết cho một loại phương tiện đặc trưng của mỗi loại;
+ Các hệ số thể hiện đặc trưng kỹ thuật của phương tiện đó so với phương tiện đặc trưng;
+ Các biểu chi tiết tổng hợp vật tư của định ngạch ứng với một đơn vị tàu cụ thể nên có thể coi đó là phương tiện có tính đặc trưng dùng để tính cho các tàu khác cùng chủng loại.
b) Phương pháp tính toán.
Muốn tính chi phí một loại vật liệu nào đó để sửa chữa cho một phương tiện trong một lần vào cấp, ta dùng công thức:
                                                                                    MiT    =   miT  x  QT
Trong đó:
miT: Chỉ tiêu chi phí loại vật tư thứ i cho một tấn tự trọng vỏ.
QT:  Là trọng lượng vỏ tàu cần tính toán.
4.2.1.3. Mức hao phí vật liệu sửa chữa máy:
Mức hao phí vật liệu sửa chữa máy chưa xác định trong định mức này, sau khi đưa phương tiện lên đà tiến hành bổ máy kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các chi tiết máy, để xem xét sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết của máy.
4.2.2. Mức hao phí lao động:
Là số giờ công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công việc sửa chữa phương tiện;
Số lượng giờ công đã bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện và hoàn thành khối lượng công tác sửa chữa từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc;
Cấp bậc công nhân trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác sửa chữa phương tiện.
a) Căn cứ và nguyên tắc tính toán.
Các định mức tổng hợp được xây dựng từ định mức cơ bản và khối lượng công việc theo nội dung sửa chữa của định ngạch;
Các định mức được xây dựng trên cơ sở một nhà máy có các điều kiện sản xuất, trang thiết bị của xưởng tương đối ổn định, trang thiết bị và vật tư, năng lượng được cung cấp đồng bộ, đầy đủ;
Các định mức giờ công tổng hợp và chi tiết từng loại công việc được xây dựng trên các yếu tố:
+ Định mức giờ công tổng hợp và chi tiết từng loại công việc cho một loại phương tiện đặc trưng của mỗi chủng loại;
+ Các hệ số thể hiện đặc trưng kỹ thuật của phương tiện đó so với phương tiện đặc trưng;
+ Các biểu chi tiết tổng hợp giờ công của định ngạch ứng với một đơn vị tàu cụ thể nên có thể coi đó là phương tiện có tính đặc trưng dùng để tính cho các tàu khác cùng chủng loại.
b) Phương pháp tính toán.  
Định mức giờ công tổng hợp của mỗi loại phương tiện hTH  được xác định theo công thức: hTH   =  hTHĐT   x  K
Trong đó:
hTHĐT: Định mức giờ công tổng hợp của phương tiện đặc trưng của mỗi chủng loại.
K: Hệ số đặc trưng kỹ thuật tổng hợp của phương tiện tính toán so với phương tiện đặc trưng:
+ Xác định hTHĐT:
 Thông tư 60/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành “Định mức kinh tế - kỹ thuật sửa chữa phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa”
Trong đó:
hi Giờ công của mỗi loại công việc thứ i
hicb  Định mức cơ bản của mỗi loại công việc thứ i
qicv Khối lượng cần làm của mỗi loại công việc thứ i
i Thứ tự các loại công việc hoặc loại thợ
+ Xác định K:        K = 1+ (Ki + 1)
Trong đó:
Ki: Các hệ số đặc trưng kỹ thuật, bao gồm:
KSKT: Hệ số diện tích khai triển, xét về ảnh hưởng của diện tích khai triển Sikt phương tiện thứ i cần tính toán đến khối lượng lao động cần có khi sửa chữa so với diện tích khai triển SKTĐT của phương tiện đặc trưng.
Kd: Hệ số chiều dày tôn vỏ, xét về ảnh hưởng của chiều dầy tôn vỏ bình quân gi của phương tiện thứ i cần tính toán đến hao phí lao động khi sửa chữa so với phương tiện đặc trưng.
Kth: Hệ số tuyến hình vỏ, xét đến ảnh hưởng của tuyến hình vỏ của phương tiện cần tính toán đến hao phí lao động khi sửa chữa so với phương tiện đặc trưng và được qui định:
- Tuyến hình vỏ dưa, hông tròn Kth = 1
- Tuyến hình gãy góc Kth = 0,97
Ktg: Hệ số thời gian khai thác. Đối với những phương tiện có tuổi khai thác cao, hết niên hạn khấu hao và đã qua nhiều kỳ sửa chữa lớn, thời gian sử dụng phương tiện có ảnh hưởng đến mức độ khó khăn sửa chữa và hao phí lao động. Xét đến ảnh hưởng này, dùng hệ số thời gian Ktg để bổ sung định mức giờ công trong tính toán. Cụ thể:
- Đối với phương tiện chưa qua trung tu Ktg= 1,0
- Đối với phương tiện đã qua trung tu Ktg = 1,05
4.2.3. Mức hao phí điện năng:
Là mức tiêu hao điện năng tính cho 1 kg que hàn
5. Kết cấu tập định mức sửa chữa phương tiện quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa
Tập định mức sửa chữa phương tiện quản lý, bảo trì đường thủy nội địa bao gồm 5 chương:
Chương I : Những quy định chung.
Chương II: Định ngạch sửa chữa các cấp phương tiện.
Chương III: Định mức vật tư sửa chữa các cấp phương tiện.
Chương IV: Định mức lao động sửa chữa các cấp phương tiện.
Chương V: Định mức trang thiết bị an toàn, hàng giang, cứu đắm.
Chương VI: Trách nhiệm của thuyền viên.
Chương II
ĐỊNH NGẠCH CÁC CẤP SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN
2.1. Định ngạch sửa chữa vỏ phương tiện
2.1.1. Thước định ngạch sửa chữa vỏ
(Đơn vị tính trên thước: năm)
a) Phương tiện vỏ thép hoạt động trong môi trường nước ngọt

Năm SD

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Cấp SC

-

b

b

b

t

T

b

b

t

Đ

b

b

t

T

t

T/lý

b) Phương tiện vỏ composite, hoạt động trong môi trường nước ngọt

Năm SD

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cấp SC

b

t

b

t

b

T/lý

c) Phương tiện vỏ tàu hợp kim nhôm,  hoạt động trong môi trường nước ngọt

Năm SD

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Cấp SC

-

b

b

t

b

b

b

t

b

b

b

t

b

b

T/

(Ký hiệu b: Bảo dưỡng thường xuyên hàng tháng. Hàng ngày thuyền viên phải bảo dưỡng theo các hạng mục đã quy định)

d) Phương tiện vỏ tàu gỗ, hoạt động trong môi trường nước ngọt

Năm SD

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cấp SC

-

b

b

t

b

b

b

t

b

b

t

b

T/

đ) Phương tiện vỏ thép, hoạt động trong môi trường nước mặn

Năm SD

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Cấp SC

-

b

t

t

T

b

t

t

Đ

b

t

T

t

T/

e) Phương tiện vỏ composite, hoạt động trong môi trường nước mặn

Năm SD

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Cấp SC

b

t

b

T/lý

g) Phương tiện vỏ tàu hợp kim nhôm, hoạt động trong môi trường nước mặn

Năm SD

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cấp SC

-

b

t

b

t

b

T

b

t

b

t

b

T/

h) Phương tiện vỏ tàu gỗ, hoạt động trong môi trường nước mặn

Năm SD

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Cấp SC

-

b

b

t

b

b

T

b

b

t

T/

2.1.2. Nội dung các cấp sửa chữa vỏ tàu
a) Sửa chữa các cấp tàu vỏ thép

Bảo dưỡng

Tiểu tu

Trung tu

Đại tu

1. Kê kích

Phương tiện không phải lên triền, ụ mà đỗ ở trạng thái nổi để làm bảo dưỡng.

Đưa phương tiện lên triền ụ, căn kê theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Thực hiện các thao tác phục vụ yêu cầu khi sửa chữa.

Sau khi sửa chữa xong phương tiện, hạ thuỷ an toàn

Làm như cấp tiểu tu.

Làm như cấp trung tu.

2. Cạo gõ, sơn

Thuyền viên cạo gõ và sơn lại toàn bộ từ mớn nước lên boong theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Bên trong các hầm vệ sinh sạch sẽ. Kẻ lại số của phương tiện bị mờ trên mạn và ca bin.

Cạo gõ toàn bộ vỏ ngoài phương tiện (gồm đáy, mạn, boong... ) và các cơ cấu (bánh lái, cửa nước... ) làm sạch bằng giẻ lau và nước ngọt, sau đó sơn theo đúng qui trình kỹ thuật. Kẻ mớn nước toàn tải, vòng tròn Đăng kiểm, thang trọng tải, tên phương tiện, số đăng ký theo quy định...

Bên trong các hầm hàng, hầm cáp cạo gõ và làm sạch sau đó sơn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Vệ sinh sạch các hầm nước, cạo gõ và sơn mặt boong cùng các phụ kiện trên boong (như cọc bít, quầy hàng... )

Cạo gõ và sơn phần thượng tầng kiến trúc theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Làm sạch bên trong các buồng sinh hoạt, làm việc (Cabin lái, nhà ở, nhà vệ sinh...) sơn trang trí theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Làm như cấp tiểu tu và thêm:

- Cạo gõ sạch trong các hầm, sau đó sơn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Các hầm nước láng hai nước xi măng.

- Vệ sinh sạch các két chứa nhiên liệu trong buồng máy.

Làm như cấp trung tu và thêm:

- Lật các ván lót để cạo gõ và sơn mặt trong các hầm bóc gỗ khi thay thế.

3. Vỏ phương tiện

Thay kim loại vỏ ở các phần bị hư hỏng quá tiêu chuẩn kỹ thuật (mòn rỉ, biến dạng... ) từ đường nước thiết kế lên boong. Sửa chữa nhỏ các chi tiết trên trên boong bị hỏng vặt. Xem xét các cơ cấu bộ phận để chỉnh lý lại. Trong trường hợp đặc biệt mới tiến hành sửa chữa các công việc sắt hàn dưới nước.

 

Khảo sát các khuyết tật của vỏ phương tiện trên đà (phát hiện hư hỏng: mòn, rỉ, thủng, biến dạng... )

Thay kim loại vỏ ở các phần  bị hư hỏng quá tiêu chuẩn (ưu tiên thay vùng đáy, mạn, hoặc các cơ cấu chủ yếu ) Hàn lại các vết nứt, các đường hàn mòn quá mức cho phép. Hoả công nắn những vùng tôn bị móp méo quá tiêu chuẩn.

Sửa chữa sắt hàn và làm mới cá biệt các chi tiết khác như: Lan can, dàn bạt, bệ gió... bị hư hỏng trong quá trình khai thác. Sửa chữa sắt hàn các giá đẩy, thành quầy, miệng quầy hàng bị hư hỏng.

Sửa chữa các nắp hầm hàng, nắp hầm người chui nắp hầm nước... bị hư hỏng, thay thế cá biệt.

Thay thế khoảng 10% chiều dài con trạch bị hư hỏng

Làm như cấp tiểu tu và thêm:

Khoan tôn kiểm tra độ hao mòn tôn và theo qui định.

Thay kim loại vỏ bị hư hỏng quá tiêu chuẩn kỹ thuật (ưu tiên thay vùng đáy, mạn hoặc các cơ cấu chủ yếu... )

Thay một số vùng tôn mỏng của ca bin và thượng tầng bị hư hỏng quá tiêu chuẩn quy định.

Gia cường ở những vùng xung yếu hay bị hư hỏng.

Thay thế khoảng 30% chiều dài con trạch bị hư hỏng.

Làm như cấp trung tu và thêm:

Thay kim loại vỏ bị hư hỏng quá tiêu chuẩn kỹ thuật. Có thể tiến hành hoán cải lại hoặc bổ sung thêm các trang thiết bị mới phục vụ cho sản xuất theo kế hoạch đã duyệt.

Thay thế khoảng 50% chiều dài con trạch bị hư hỏng.

a) Đạo lưu-chân vịt

 

Tháo chân vịt, kiểm tra sửa chữa những hư hỏng (như nứt cánh, gãy cánh... ) theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, lắp ráp hoàn chỉnh xuống phương tiện.

Xem xét cánh dòng của các tầu đẩy, sửa chữa những hư hỏng nhỏ.

Kiểm tra đạo lưu hoặc ống phụt, sửa chữa các hư hỏng như: mòn, rỉ, nứt, vỡ,

Làm như cấp tiểu tu và thêm:

Sửa chữa những hư hỏng lớn của chân vịt hoặc thay thế chân vịt mới theo đúng các yêu cầu kỹ thuật.

Tháo, sửa chữa cánh chỉnh dòng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Thay những vùng tôn đạo lưu hoặc ống phụt bị nứt hoặc mòn rỉ quá tiêu chuẩn. Hàn tăng cường thêm những cơ cấu cần thiết cho các vùng xung yếu.

Làm như cấp trung tu và thêm:

Thay vòng tôn mặt trong đạo lưu hoặc ống phụt bị mòn, rỉ quá tiêu chẩn. Thay thế một số khung xương đạo lưu hoặc ống phụt. Kết hợp với máy để chỉnh lại hệ trục chân vịt.

b) Hệ thống hút khô, két dằn

Kiểm tra đảm bảo hoạt động của hệ thống, đường ống không rò rỉ. Việc này do thuyền viên tự thực hiện

Kiểm tra bơm hút khô, hệ thống ống hút khô, van, khóa, hầm két, clape hút. Sửa chữa cá biệt một số thiết bị hư hỏng.

Làm như tiểu tu và thêm:

Thay mới clape hút, dây curoa lai bơm hút khô. Vệ sinh két dằn.

Làm như cấp trung tu và thêm:

Thay mới van khóa, thay cục bộ đường ống. Thay mới cánh bơm, bạc trục bơm hút khô.

4. Sửa chữa mộc

Xem xét sửa chữa một số hư hỏng nhỏ của đồ mộc.

Sơn lại các đồ mộc.

Kiểm tra xem xét các đồ mộc phục vụ sinh hoạt như: Gường, tủ, bàn ghế... sửa chữa cá biệt một số hư hỏng.

Kiểm tra các ván la canh, ván lát buồng ở, buồng làm việc, sửa chữa hoặc thay thế cá biệt một số hư hỏng.

Xem xét các khung cửa, cánh cửa, cầu thang... nếu hư hỏng thì sửa chữa hoặc thay thế.

Tổng số gỗ thay thế tối đa £ 15% tổng khối lượng gỗ trang bị ban đầu .

 

Làm như cấp tiểu tu và thêm:

Thay thế những vùng gỗ bọc lót bị mưa làm hư hỏng.

Thay thế những khung cửa, cánh cửa kính bị hỏng.

Làm mới một số dụng cụ sinh hoạt như : Hòm gạo, trạn bát, ghế... thay cho những thứ bị hư hỏng.

Lợp lại mái ca bin bị hư hỏng. Sửa chữa nhà bếp, nhà vệ sinh bằng gỗ

Tổng số gỗ thay thế tối đa £ 30 % tổng khối lượng gỗ trang bị ban đầu.

Là như cấp tiểu tu và thêm: Thay thế những ván lát sàn, thay 50% số cánh cửa. Làm mới giường hoặc tủ... Làm mới các phần ca bin bằng gỗ bị hư hỏng.

Tổng số gỗ thay thế bằng £ 50% tổng khối lượng gỗ ban đầu.

5. Hệ thống trang thiết bị

a)Thiết bị lái, cửa nước

 

 

 

Xem xét, lau chùi, tra dầu mỡ các bộ phận truyền động (Pu ly,bánh răng...)

Điều chỉnh cá biệt một số phần để hoạt động nhẹ nhàng.

Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống lái, góc độ lái, bu lông mặt  bích, trục lái, đường dây truyền động lái, khớp nối các đăng.

Nắn trục lái, trục cửa nước cong. Tháo các biệt từng bộ phận nghi ngờ bị hư hỏng, thay thế hoặc sửa chữa lại . Tra dầu mỡ, bảo quản các bộ phận truyền động (Pu ly, bánh răng, bạc...)

Làm như cấp tiểu tu và thêm:

Thay thế hoặc sửa chữa những puly, chốt, bạc... bị hỏng quá tiêu chuẩn kỹ thuật.

Thay bu lông  bích lái, bu lông bích cửa nước, bu lông bánh lái bị hư hỏng. Thay mới những đoạn ốp dây lái bị hỏng. Điều chỉnh lại hệ thống lái, cửa nước.

Làm như cấp trung tu và thêm:

Thay hoặc hàn đắp cuống lái. Thay một số đoạn xích hoặc trục truyền động lái cửa nước bị hư hỏng quá tiêu chuẩn kỹ thuật.

Hiệu chỉnh lại toàn bộ hệ thống lái, cửa nước. Thay một số chi tiết bị hỏng để bảo đảm hệ thống hoạt động tốt.

b) Thiết bị chằng, buộc, kéo xích

 

 

 

Cạo gõ sơn hắc ín neo xích, Kiểm tra lau chùi, bôi dầu mỡ các tời, con lăn...

 

Kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng nhỏ của neo, xích (nứt, cong...

Hàn sửa các móc, giá đỡ cáp bị hư hỏng.

Bảo dưỡng tra dầu mỡ cho xích, cáp và các bộ phận chuyển động .

Làm như cấp tiểu tu và thêm:

Thay thế các đế cột bích , tời... bị hư hỏng, sửa chữa hoặc thay thế neo bị hỏng hoặc bị mất.

 

Làm như cấp trung tu và  thêm:

Thay xích bị hư hỏng.

Thay các cột bít, con lăn bị hư hỏng.

c) Thiết bị an toàn

 

 

 

Xem xét và sửa chữa nhỏ một số hư hỏng. Sau đó  đặt lại đúng vị trí .

 

 

 

Kiểm tra các hệ thống cứu sinh, cứu hoả, cứu đắm, chống thủng, chống va... sửa chữa hoặc yêu cầu bổ sung một số bị hư hỏng hoặc mất.

Làm như cấp tiểu tu và thêm:

Thay mới các phao cứu sinh,  các thùng đựng cát bị hư hỏng.

Kiểm tra thay thế các bình bọt. Thay một số đoạn ống bơm nước bị hỏng.

Làm như cấp trung tu.

6. Thiết bị cẩu

Cẩu cơ khí điện - thủy lực

Cẩu quay tay thủ công

Bảo dưỡng

Tiểu tu

Trung tu

Đại tu

Bảo dưỡng

Tiểu tu

Trung tu

Đại tu

Bảo dưỡng kiểm tra siết chặt và bôi trơn dầu mỡ hệ thống tời, pu ly, bánh răng, gối đỡ tời, cáp thép.

Kiểm tra bảo dưỡng phần điện - thủy lực, xử lý rò dầu, bổ sung dầu thủy lực.

Kiểm tra cách điện đề phòng hở điện ra vỏ mát

Làm như bảo dưỡng và thêm:

Bảo dưỡng, thay dầu hộp số, bổ sung dầu thủy lực.

Kiểm tra toàn diện hệ thống điện - thủy lực và thay cá biệt rắc co, ống dầu thủy lực, các van tiết lưu...

Sơn lại phần chân bệ ,cần của cẩu.

Làm như tiểu tu và thêm:

Thay cá biệt chi tiết điện - thủy lực và hộp số truyền động.

Gia cố hệ thống cần, chân bệ cẩu.

Làm như trung tu và thêm:

Thay tổng thành các cụm chi tiết (nếu cần)  như dầm cẩu, hộp số truyền động, bơm dầu và hệ điều khiển điện - thủy lực

 

Bảo dưỡng kiểm tra siết chặt và bôi trơn dầu mỡ hệ thống tời, pu ly, bánh răng, gối đỡ tời, cáp thép.

Làm như cấp bảo dưỡng và thêm:

Kiểm tra xem xét hệ thống cáp, pu ly, bánh răng, gối đỡ, các ổ trục, ổ quay, khoá cáp, cá hãm tời… nếu bị hư hỏng thì thay thế.

Sơn lại phần chân bệ ,cần của cẩu.

Làm như cấp tiểu tu và thêm:

Thay thế cáp nếu đã mòn và nổ sợi theo qui phạm. Thay thế vòng bi, gối đỡ bị mòn. Gia cố hệ thống cần, chân bệ cẩu.

Làm như cấp trung tu và thêm:

Thay thế các bánh răng, hệ thống truyền động, các ổ đỡ, puly dẫn cáp, cáp thép, khoá cáp.

b) Sửa chữa các cấp tàu vỏ  composite (Xuồng cao tốc)

Bảo dưỡng

Tiểu tu

Trung tu

1. Kê kích

Phương tiện không phải lên triền, ụ mà đỗ ở trạng thái nổi để làm bảo dưỡng.

Đưa phương tiện lên triền ụ, căn kê theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Thực hiện các thao tác phục vụ yêu cầu khi sửa chữa.

Sau khi sửa chữa xong phương tiện, hạ thuỷ an toàn

Làm như cấp tiểu tu. Đây là cấp sửa chữa bổ sung của thang định ngạch, áp dụng khi phương tiện đã hết khấu hao nhưng vẫn được tiếp tục sử khai thác thêm một thời gian nữa.

 

2. Vệ sinh, sơn

Thuyền viên vệ sinh và sơn lại toàn bộ từ mớn nước lên boong theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Bên trong các hầm vệ sinh sạch sẽ. Kẻ lại số của phương tiện bị mờ trên mạn và ca bin.

Nội dung sửa chữa chủ yếu là vệ sinh phần vỏ ngoài, sơn những khu vực bị bong tróc bề mặt. Cho phép sơn trang trí lại toàn bộ vỏ ngoài nếu có điều kiện.

Làm như cấp tiểu tu

3. Vỏ phương tiện

Hàn vá, đắp các vị trí phần vỏ bị nứt, rạn. Tạo lại màu sơn trên các vị trí cục bộ. Diện tích xử lý bằng công nghệ nhựa composite phần vỏ không lớn hơn 0,5 m2 hoặc sử dụng khối lượng vật liệu composite tương đương trọng lượng 0,5 m2 thành phẩm dày 5 mm.

Làm như bảo dưỡng và thêm: Hàn vá, đắp các vị trí phần vỏ bị nứt, rạn. Diện tích xử lý bằng công nghệ nhựa composite phần vỏ không lớn hơn 1,5 m2 hoặc sử dụng khối lượng vật liệu composite tương đương trọng lượng 1,5 m2 thành phẩm dày 5 mm.

Sau khi sửa chữa tiểu tu, phương tiện được Đăng kiểm kiểm tra, cấp hạn hoạt động mới

Toàn bộ vỏ từ đáy ngoài trở lên được vệ sinh xử lý bề mặt và tạo màu sơn mới. Diện tích xử lý bằng công nghệ nhựa composite phần vỏ không lớn hơn 3 m2 hoặc sử dụng khối lượng vật liệu composite tương đương trọng lượng 3 m2 thành phẩm dày 5 mm. Sau khi sửa chữa cấp trung tu, phương tiện được Đăng kiểm kiểm tra và cấp hạn hoạt động mới.

4. Hệ thống trang thiết bị chằng buộc, neo xích, an toàn

Sửa chữa cục bộ các hư hỏng nhỏ của nội thất, thiết bị hành trình, trang bị trên boong.

 

Làm như bảo dưỡng. Sửa chữa hư hỏng hoặc thay mới tổng thành hệ thống điều khiển lái máy đặt ngoài xuồng. Xem xét các mép be xuồng, lan can.. nếu hư hỏng thì sửa chữa hoặc thay thế.

 

Làm như tiểu tu và thêm: Tất cả các kết cấu bên trong được kiểm tra và sửa chữa. Sửa chữa hoặc thay thế triệt để các phụ kiện hệ lái. Trang thiết bị nội thất được thay thế đến 60% tùy theo khu vực và mức độ hư hỏng.

5. Sửa chữa mộc

Xem xét sửa chữa một số hư hỏng nhỏ của phần mộc.

Kiểm tra các ván la canh, sửa chữa hoặc thay thế cá biệt một số hư hỏng.

Làm như cấp tiểu tu.

c) Sửa chữa các cấp tàu vỏ hợp kim nhôm (Xuồng cao tốc)

Bảo dưỡng

Tiểu tu

Trung tu

Sau từng ca làm việc phải kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ vỏ xuồng

Kiểm tra các khoang, hầm của xuồng. Xả van nước, nếu nước nhiều hơn 30 lít thì phải cho xuồng lên đà để kiểm tra, nếu có vết nứt rạn, rò rỉ nước, thủng, bong mối hàn... thì phải tiến hành sửa chữa khắc phục ngay.

Vệ sinh vỏ phía ngoài xuồng. Đưa xuồng lên đà, sử dụng bùi nhùi vải, bàn chải ni lon đánh chải vỏ phía ngoài cho sạch. Sau đó dùng xà phòng bột đánh chải lại và rửa bằng nước sạch để giữ cho vỏ xuồng không bị xâm thực. Diện tích xử lý hàn vá, tán đinh.. không quá 0,2 m2.

Đưa xuồng lên đà, làm như bảo dưỡng hàng tháng và làm thêm: Gia cường những bộ phận không được vững chắc trong quá trình sử dụng gây ra như bệ bắt máy, tán lại các đinh tán (với loại vỏ đinh tán)... sơn lại toàn bộ vỏ xuồng bao gồm: Cạo đánh sạch sơn cũ, sơn chống rỉ, sơn màu, kẻ mớn nước.

Có thể tán đinh, hàn thủng, vá đáy, mạn, boong và các kết cấu bị hư hỏng - nếu điều kiện cho phép. Diện tích xử lý không quá 0,5 m2.

Làm như cấp tiểu tu (Bảo dưỡng hàng năm).

Có thể tán đinh, hàn thủng, vá đáy, mạn, boong và các kết cấu bị hư hỏng - nếu điều kiện cho phép. . Diện tích xử lý không quá 1,0 m2.

d) Sửa chữa các cấp tàu vỏ gỗ

Bảo dưỡng

Tiểu tu

Trung tu

Sau từng ca làm việc phải kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ vỏ tàu.

Kiểm tra các khoang, hầm của tàu. Kiểm tra, nếu có rò rỉ nước, thủng, bong mối trám nhựa vỏ mạn thì phải tiến hành sửa chữa khắc phục ngay.

Vệ sinh vỏ phía ngoài tàu trên mớn nước. Xử lý các vị trí có hà bám, đảm bảo vỏ tàu trơn sạch.

Sửa chữa các kết cấu gỗ bị hư hỏng.

Sửa chữa và thay thế cục bộ các thiết bị an toàn bị hư hỏng.

Có thể cẩu lái sửa chữa, gia cố hệ thống láp, lái…

Làm như bảo dưỡng hàng tháng và thêm:

Đưa tàu lên đà. Thui đốt vỏ ngoài, cạo hà sạch sẽ, tùy theo thực tế mà dũi bỏ cục bộ hoặc toàn bộ xơ mát tít các mạch lắp ghép đáy vỏ; xảm mạch và xử lý theo yêu cầu kỹ thuật. Có thể thay thế ≤ 5% một số dải tấm vỏ hoặc ≤ 10% kết cấu gỗ mép mạn, đuôi, sống đáy, mũi tàu.

Sơn theo quy định.

Sửa chữa hệ thống láp, lái, trang thiết bị chằng buộc, an toàn…

Gia cường những bộ phận không được vững chắc trong quá trình sử dụng gây ra như bệ bắt máy, thay bu lông hoặc tán lại các đinh tán (nếu có)...

Làm như cấp tiểu tu (Bảo dưỡng hàng năm). Thay thế ≤ 15% một số dải tấm vỏ hoặc ≤ 20% kết cấu gỗ mép mạn, đuôi, mũi tàu

 

2.2. Định ngạch sửa chữa máy
2.2.1. Thước định ngạch sửa chữa máy
a) Nhóm máy có công suất ³ 90 CV
(Đơn vị tính = h giờ hoạt động)

- Cấp bảo dưỡng:

Thông tư 60/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành “Định mức kinh tế - kỹ thuật sửa chữa phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa”

- Cấp sửa chữa lớn:

Thông tư 60/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành “Định mức kinh tế - kỹ thuật sửa chữa phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa”

- Tổng hợp số lần sửa chữa các cấp một đời máy gồm:

                        + BD1               = 240 lần.                      + tt                   = 15 lần.

                        + BD2               =   20 lần.                     + TT                  = 02 lần.

                        + BD3               =   20 lần.                     + ĐT                 = 02 lần.

                        Tổng cộng             =  280 lần               Tổng cộng   =19 lần.

* Các cấp bảo dưỡng 1, 2, 3 do thuyền viên tự làm.

* Các cấp sửa chữa tiểu tu, trung tu và đại tu đưa vào xưởng làm.

Chế độ thay dầu

* Sau khi sửa chữa các cấp trung tu và đại tu ra, thay dầu nhờn máy như sau:

                        - Lần thứ nhất:                            Sau 100 giờ hoạt động.

                        - Lần thứ hai:                            Sau 200 giờ hoạt động.

                        - Lần thứ ba:                            Sau 300 giờ hoạt động.

                        - Lần thứ tư trở đi:                      Sau 300 giờ hoạt động.

* Đối với máy mới, chế độ thay dầu cũng như trên.

Thước thay dầu:

                           100h          200h             300h        500h          1.000h 1.500 h                   ( td : thay dầu )

                              td              td           td             td          td              td

* Sau khi sửa chữa các cấp tiểu tu ra, thay dầu nhờn máy như sau:

- Lần thứ nhất sau: 300 giờ hoạt động.

- Lần thứ hai trở đi sau: 500 giờ hoạt động.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi