Thông tư 35/2010/TT-BTNMT về định mức lập bản đồ địa hình đáy biển

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 35/2010/TT-BTNMT

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trườngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:35/2010/TT-BTNMTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Văn Đức
Ngày ban hành:14/12/2010Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 35/2010/TT-BTNMT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 35/2010/TT-BTNMT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 35/2010/TT-BTNMT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 35/2010/TT-BTNMT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------------------

Số: 35/2010/TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐO ĐẠC, THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN BẰNG MÁY ĐO SÂU HỒI ÂM ĐA TIA

----------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp) ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT; Website của Bộ;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Lưu: VT, TCBH ĐVN, KH, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG  




Nguyễn Văn Đức

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

ĐO ĐẠC, THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN BẰNG MÁY ĐO SÂU HỒI ÂM ĐA TIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2010/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia (sau đây gọi là Định mức KT-KT) được áp dụng cho các công việc sau:
a) Chọn điểm, chôn mốc điểm kiểm tra thiết bị đo biển;
b) Tìm điểm cũ, đo nối tọa độ, đo nối độ cao điểm kiểm tra thiết bị đo biển;
c) Tính toán tọa độ, độ cao điểm kiểm tra thiết bị đo biển;
d) Kiểm nghiệm thiết bị đo biển;
đ) Chọn và xây điểm nghiệm triều;
e) Xác định vị trí (định vị), quan trắc nghiệm triều và đo sâu địa hình đáy biển bằng sào;
g) Xác định vị trí (định vị), quan trắc nghiệm triều và đo sâu địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia (theo tuyến đo để thành lập bản đồ tỷ lệ 1:10 000, 1: 50 000);
h) Xác định vị trí (định vị), quan trắc nghiệm triều và quét địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia (các dải quét phủ kín bề mặt địa hình đáy biển để thành lập bản đồ tỷ lệ lớn);
i) Lấy mẫu chất đáy địa hình đáy biển;
k) Thành lập bản đồ gốc số địa hình đáy biển.
2. Cơ sở xây dựng Định mức KT-KT gồm:
a) Quy định cơ sở toán học, độ chính xác, nội dung và ký hiệu bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 10 000 ban hành kèm theo Quyết định số 180/1998/QĐ-ĐC ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính;
b) Định mức kinh tế - kỹ thuật Đo đạc bản đồ ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Định mức 05);
c) Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
d) Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
đ) Quy định về đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BTNMT ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
e) Trang thiết bị kỹ thuật đã và đang sử dụng phổ biến trong ngành Đo đạc và Bản đồ tại Việt Nam; Quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng công cụ, dụng cụ, thiết bị, máy móc, bảo hộ lao động cho người sản xuất; Tổ chức sản xuất, trình độ lao động công nghệ của người lao động trong ngành tài nguyên và môi trường.
3. Định mức KT-KT bao gồm các thành phần:
3.1. Định mức lao động công nghệ (sau đây gọi tắt là định mức lao động) là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một bước công việc)
Nội dung của định mức lao động bao gồm:
a) Nội dung công việc: xác định các thao tác cơ bản, thao tác cần thiết để thực hiện bước công việc;
b) Phân loại khó khăn: xác định các yếu tố cơ bản gây ảnh hưởng đến việc thực hiện bước công việc;
c) Định biên: xác định số lượng lao động và cấp bậc kỹ thuật công việc cần thiết để thực hiện bước công việc;
d) Định mức: quy định thời gian lao động trực tiếp sản xuất một sản phẩm (thực hiện bước công việc): đơn vị tính là công cá nhân hoặc công nhóm trên đơn vị sản phẩm.
Ngày công (ca) làm việc trên đất liền tính bằng 8 giờ làm việc. Ngày công (ca) làm việc trên biển tính bằng 6 giờ làm việc.
Các mức ngoại nghiệp thể hiện dưới dạng phân số, trong đó:
Tử số là mức lao động kỹ thuật (tính theo công nhóm, công cá nhân);
Mẫu số là mức lao động phổ thông, tính theo công cá nhân. Lao động phổ thông là người lao động được thuê để thực hiện các công việc giản đơn như vận chuyển các máy móc, thiết bị, vật liệu, thông hướng ngắm, liên hệ, dẫn đường, bảo vệ, phục vụ đo ngắm, đào bới mốc, rửa vật liệu…
Mức lao động kỹ thuật của lao động kỹ thuật ngoại nghiệp khi phải ngừng nghỉ việc do thời tiết được tính theo hệ số trong bảng 2.
3.2. Định mức vật tư và thiết bị
a) Định mức sử dụng vật liệu: là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một công việc);
b) Định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị: là số ca (thời gian) người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ, thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc);
c) Thời hạn sử dụng dụng cụ, thiết bị là thời gian dự kiến sử dụng dụng cụ, thiết bị vào hoạt động sản xuất trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của dụng cụ, thiết bị. Thời hạn sử dụng dụng cụ: đơn vị tính là tháng. Thời hạn sử dụng thiết bị: theo quy định tại các Thông tư liên tịch hướng dẫn lập dự toán giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất của dụng cụ, thiết bị, 8 giờ làm việc trong 1 ngày công (ca) và định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị. Mức điện năng trong các bảng định mức được tính theo công thức sau:
Mức điện năng = (Công suất thiết bị/giờ x 8 giờ x số ca sử dụng thiết bị) + 5% hao hụt.
đ) Mức cho các công cụ phụ, dụng cụ phụ được tính bằng 5% mức dụng cụ trong bảng định mức dụng cụ.
e) Mức vật liệu phụ và hao hụt vật liệu được tính bằng 8% mức vật liệu trong bảng định mức vật liệu.
4. Kích thước, diện tích theo khung trong mảnh bản đồ địa hình theo quy định chia mảnh trong hệ VN-2000 tỷ lệ 1:10 000 là 45km2, tỷ lệ 1: 50 000 là 750 km2.
5. Định mức đo sâu địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia lấy khoảng cách từ cảng gần nhất hoặc từ bờ (nơi neo đậu tàu) ra đến khu vực đo vẽ quy ước tính khoảng cách xa, gần để xác định mức hao phí lao động là khoảng cách từ bờ ra trên cùng một hàng mảnh theo hướng Đông – Tây đến biên của mảnh bản đồ quy chuẩn lập ở tỷ lệ 1: 10 000, 1:50 000 để tính.
Trong Định mức KT – KT quy ước giữa phần nguyên và phần thập phân trong 1 số thập phân được phân cách nhau bằng dấu phảy (,).
6. Quy ước các chữ viết tắt trong Định mức KT – KT Bảng 1

Chữ viết tắt

Thay cho

Chữ viết tắt

Thay cho

LX3

Lái xe 9-12 chỗ, bậc 3

KTNT

Kiểm tra nghiệm thu

KTV4

Kỹ thuật viên bậc 4

KS3

Kỹ sư bậc 3

ĐVT

Đơn vị tính

KK

Khó khăn

NT

Nghiệm triều

C.suất

Công suất

S.lượng

Số lượng

KTTB

Kiểm tra thiết bị

QT

Quan trắc

PVKTNT

Phục vụ kiểm tra nghiệm thu

7. Hệ số mức do thời tiết Bảng 2

TT

Các nội dung hạng mục công việc

Hệ số

I

Các nội dung hạng mục công việc trên bờ có liên quan

 

1

Tìm điểm tọa độ, chọn điểm, chôn mốc, xây tường vây, đo tọa độ, độ cao bằng công nghệ GPS, tính tọa độ GPS

0,25

2

Tìm điểm độ cao, đo độ cao hạng 4 vào điểm kiểm tra thiết bị đo biển, tính độ cao hạng 4, đo nối độ cao kỹ thuật vào điểm nghiệm triều, đo nối độ cao kỹ thuật vào điểm khống chế khu vực đo sào, tính độ cao kỹ thuật

0,30

II

Các nội dung hạng mục thực hiện trên biển, vùng biển ven bờ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

1

Từ Quảng Ninh đến Ninh Bình

0,60

2

Từ Thanh Hóa đến Bình Thuận

0,55

3

Từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên Giang

0,50

4

Vùng biển cách bờ từ 100 km của tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến giáp các khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

0,80

5

Khu vực Hoàng Sa, Trường Sa

1,00

8. Các công việc chưa tính trong định mức: Các nội dung có liên quan đến lập đề án, lập dự án, lập kế hoạch khảo sát, thiết kế sơ bộ, khảo sát thực địa, lập thiết kế kỹ thuật – dự toán, kiểm tra nghiệm thu các cấp, lập hồ sơ kiểm tra nghiệm thu.
Khi áp dụng Định mức KT – KT này, nếu có vướng mắc hoặc phát hiện bất hợp lý, đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, điều chỉnh kịp thời.
Chương 2.
ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CÔNG NGHỆ
1. Nội dung công việc
1.1. Chọn điểm kiểm tra thiết bị đo biển
a) Chuẩn bị tư liệu, tài liệu;
b) Xác định vị trí điểm ở thực địa;
c) Liên hệ với chính quyền địa phương (hoặc cơ quan sử dụng đất) để xin phép đặt mốc…
1.2. Chôn mốc và xây tường vây bảo vệ mốc kiểm tra thiết bị đo biển
a) Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, làm cốp pha, rửa vật liệu, trộn vật liệu và đổ mốc, xây tường vây, tạo chữ trên tường vây;
b) Vẽ ghi chú điểm, bàn giao mốc cho chính quyền địa phương, phục vụ kiểm tra nghiệm thu các cấp…
1.3. Tìm điểm tọa độ, độ cao nhà nước
a) Chuẩn bị ghi chú điểm tọa độ, ghi chú điểm độ cao, chuẩn bị bản đồ địa hình trên đất liền;
b) Theo ghi chú điểm cũ tìm kiếm mốc tọa độ, độ cao tại thực địa;
c) Bổ sung những thay đổi vào ghi chú điểm cũ...
1.4. Đo nối tọa độ, độ cao nhà nước vào các điểm kiểm tra thiết bị đo biển
a) Chuẩn bị máy móc, kiểm nghiệm máy đo tọa độ - đo độ cao, sổ sách, ghi chú điểm tọa độ (cũ), điểm độ cao nhà nước (cũ);
b) Di chuyển đến các điểm cần đo nối tọa độ, độ cao; đo nối tọa độ - độ cao bằng công nghệ GPS, đo nối độ cao hạng 4;
c) Tính toán bình sai tọa độ, độ cao điểm kiểm tra thiết bị đo biển;
d) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu các cấp, giao nộp sản phẩm…
1.5. Xây dựng điểm nghiệm triều: áp dụng theo nội dung công việc trong Định mức 05.
1.6. Kiểm nghiệm máy móc, thiết bị đo biển áp dụng theo nội dung công việc trong Định mức 05. Bổ sung thêm nội dung kiểm nghiệm máy đo tốc độ âm, máy cải chính sóng.
1.7. Đo sâu địa hình đáy biển
1.7.1. Đo sâu địa hình đáy biển bằng sào:
1.7.1.1. Quan trắc nghiệm triều: Theo nội dung công việc trong Định mức 05.
1.7.1.2. Xác định vị trí điểm đo sâu (hay còn gọi là định vị): Theo nội dung công việc trong Định mức 05.
1.7.1.3. Đo sâu bằng sào: Theo nội dung công việc trong Định mức 05.
1.7.2. Đo sâu địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia (theo tuyến)
1.7.2.1. Quan trắc nghiệm triều: Theo nội dung công việc trong Định mức 05.
1.7.2.2. Xác định vị trí điểm đo sâu (định vị): Theo nội dung công việc trong Định mức 05.
1.7.2.3. Đo sâu địa hình đáy biển bằng máy hồi âm đa tia (theo tuyến đo sâu)
a) Nghiên cứu Thiết kế kỹ thuật – dự toán, nghiên cứu tuyến đo sâu, tuyến đo kiểm tra (nếu có). Chuẩn bị máy móc, thiết bị. Lắp đặt và kiểm tra tình trạng làm việc của máy móc thiết bị. Đưa tàu vào khu vực đo vẽ;
b) Đo sâu địa hình đáy biển bằng máy hồi âm đa tia theo tuyến đã thiết kế đo vẽ tỷ lệ 1:10 000, 1:50 000;
c) Đo sâu theo tuyến cắt chéo khu vực đo vẽ;
b) Đo bù, đo bổ sung (nếu cần);
đ) Ghi chép vào sổ đo;
e) Kiểm tra, xử lý kết quả đo sâu;
g) Điền viết lý lịch bản đồ.
1.7.2.4. Phục vụ kiểm tra nghiệm thu các cấp, giao nộp sản phẩm.
1.7.3. Quét địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia (quét kín mặt địa hình đáy biển để thành lập bản đồ tỷ lệ lớn).
1.7.3.1. Quan trắc nghiệm triều: Theo nội dung công việc trong Định mức 05.
1.7.3.2. Xác định vị trí điểm đo sâu (định vị): Theo nội dung công việc trong Định mức 05.
1.7.3.3. Quét địa hình đáy biển bằng máy hồi âm đa tia (quét kín mặt địa hình đáy biển)
a) Nghiên cứu Thiết kế kỹ thuật – dự toán, nghiên cứu tuyến đo sâu, tuyến đo kiểm tra (nếu có). Chuẩn bị máy móc, thiết bị. Lắp đặt và kiểm tra tình trạng làm việc của máy móc thiết bị. Đưa tàu vào khu vực đo vẽ;
b) Quét địa hình đáy biển bằng máy hồi âm đa tia theo hướng song song với đường đẳng sâu (các dải quét phủ kín mặt địa hình đáy biển);
c) Quét bù, quét bổ sung (nếu cần);
d) Ghi chép vào sổ đo;
đ) Kiểm tra, xử lý kết quả đo sâu;
e) Điền viết lý lịch bản đồ.
1.7.3.4. Phục vụ kiểm tra nghiệm thu các cấp, giao nộp sản phẩm.
1.8. Lấy mẫu chất đáy: Theo nội dung công việc trong Định mức 05.
1.9. Thành lập bản đồ gốc: Theo nội dung công việc trong Định mức 05.
2. Phân loại khó khăn
2.1. Chọn điểm kiểm tra thiết bị đo biển: Áp dụng phân loại khó khăn tương ứng của điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05.
2.2. Chôn mốc và xây tường vây điểm kiểm tra thiết bị đo biển: Áp dụng phân loại khó khăn tương ứng của điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05.
2.3. Tìm điểm tọa độ, độ cao nhà nước để đo nối tọa độ - độ cao GPS: Áp dụng phân loại khó khăn tương ứng của tìm điểm tọa độ, tìm điểm độ cao trong Định mức 05.
2.4. Đo nối, đo ngắm tọa độ - độ cao bằng công nghệ GPS vào điểm kiểm tra thiết bị đo biển: Áp dụng phân loại khó khăn tương ứng khi đo điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05.
2.5. Tìm điểm độ cao nhà nước để đo nối độ cao hạng 4 vào điểm kiểm tra thiết bị đo biển: Áp dụng phân loại khó khăn tương ứng của tìm điểm độ cao trong Định mức 05.
2.6. Đo nối độ cao nhà nước vào các điểm kiểm tra thiết bị đo biển (hạng 4): Áp dụng phân loại khó khăn tương ứng đo độ cao hạng 4 trong Định mức 05.
2.7. Tính toán tọa độ, độ cao điểm kiểm tra thiết bị đo biển: Không phân loại khó khăn, tính chung một loại khó khăn.
2.8. Xây dựng điểm nghiệm triều: Theo quy định của Định mức 05.
2.9. Kiểm nghiệm máy móc, thiết bị: Theo quy định của Định mức 05.
2.10. Đo sâu địa hình đáy biển
2.10.1. Đo sâu địa hình đáy biển bằng sào: Theo quy định của Định mức 05.
2.10.2. Đo sâu địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia.
2.10.2.1. Tỷ lệ 1: 10 000: Theo quy định của Định mức 05.
2.10.2.2. Tỷ lệ 1: 50 000:
a) Khu vực I: Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế (độ sâu từ 3 mét đến 80 mét), các tuyến đo cách nhau 1cm trên bản đồ.
- Các mảnh từ thứ 1 đến thứ 5 với phương án thi công dùng tàu Đo đạc biển 01 hoặc tàu có tải trọng và công suất tương đương.
Các mảnh bản đồ từ thứ 1 đến thứ 5: Theo quy định của Định mức 05;
- Các mảnh từ thứ 6 đến thứ 7 với phương án thi công dùng tàu Nghiên cứu biển hoặc tàu có tải trọng và công suất tương đương.
Các mảnh bản đồ từ thứ 6 đến thứ 7 trên cùng một hàng mảnh, không phân loại khó khăn, định mức lao động công nghệ cho từng mảnh sẽ bằng mức lao động của mảnh thứ 5 nhân với các hệ số tương ứng quy định trong bảng mức lao động.
b) Khu vực II: Vùng biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận (độ sâu từ 3 mét đến 1000m),
- Các mảnh từ thứ 1 đến thứ 5 với phương án thi công dùng tàu Đo đạc biển 01 hoặc tàu có tải trọng và công suất tương đương:
- Các mảnh từ thứ 1 đến thứ 3 có độ sâu đến 300 mét đo sâu theo tuyến (các tuyến đo cách nhau 1cm trên bản đồ): Theo quy định của Định mức 05.
- Các mảnh từ thứ 4 đến thứ 5 có độ sâu từ 300 mét đến 1000 mét (đo theo dải quét đảm bảo mật độ điểm đo vẽ của tỷ lệ bản đồ 1:50 000), phân loại khó khăn 4 và 5 tương ứng nhưng mức lao động công nghệ giảm tương ứng.
c) Khu vực III: Vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang (độ sâu từ 3 mét đến 1000 mét).
- Các mảnh từ thứ 1 đến thứ 5 với phương án thi công dùng tàu Đo đạc biển 01 hoặc tàu có tải trọng và công suất tương đương.
Các mảnh bản đồ từ thứ 1 đến thứ 5 có độ sâu dưới 25 mét (đo theo tuyến, các tuyến cách nhau 1 cm trên bản đồ): Theo quy định của Định mức 05;
- Các mảnh từ thứ 6 đến thứ 17 với phương án thi công dùng tàu Nghiên cứu biển hoặc tàu có tải trọng và công suất tương đương:
+ Các mảnh bản đồ từ thứ 6 đến thứ 15 có độ sâu từ 25 mét đến dưới 130 mét trên cùng một hàng mảnh (đo theo tuyến, các tuyến cách nhau 1 cm trên bản đồ), không phân loại khó khăn, định mức lao động công nghệ cho từng mảnh sẽ bằng mức lao động của mảnh thứ 5 nhân với các hệ số tương ứng quy định trong bảng mức lao động;
+ Các mảnh bản đồ từ thứ 16 đến thứ 17 có độ sâu từ 130 mét đến 1000 mét trên cùng một hàng mảnh (đo theo dải quét đảm bảo mật độ điểm đo vẽ của tỷ lệ bản đồ 1:50 000), không phân loại khó khăn, định mức lao động công nghệ cho từng mảnh sẽ bằng mức lao động của mảnh thứ 5 nhân với các hệ số tương ứng quy định trong bảng mức lao động.
2.10.3. Quét địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia (các dải quét phủ kín mặt địa hình đáy biển)
Quy ước: Vị trí mảnh được gọi tên lần lượt là mảnh thứ nhất (có bờ), mảnh thứ hai, mảnh thứ ba… đến mảnh thứ n tính từ bờ ra trên cùng một hàng mảnh theo hướng Đông – Tây).
2.10.3.1. Khu vực I: Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế (độ sâu từ 3 mét đến 80 mét)
a) Phương tiện thi công: Tàu Đo đạc biển 01 và tàu có tải trọng, công suất tương đương:
- Loại 1: Mảnh thứ nhất (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 15 mét.
- Loại 2: Mảnh thứ hai (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, độ sâu trung bình của mảnh không quá 30 mét; Mảnh thứ nhất (có ít đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 15 mét.
- Loại 3: Mảnh thứ ba (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, độ sâu trung bình của mảnh không quá 40 mét; Mảnh thứ nhất (có nhiều đảo), chất đáy chủ yếu là cát; Mảnh thứ hai (có ít đảo), chất đáy chủ yếu là cát.
- Loại 4: Mảnh thứ tư (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, độ sâu trung bình của mảnh không quá 50 mét; Mảnh thứ hai (có nhiều đảo), chất đáy chủ yếu là cát; Mảnh thứ ba (có ít đảo), chất đáy chủ yếu là cát.
b) Phương tiện thi công: Tàu Nghiên cứu biển và tàu có tải trọng, công suất tương đương:
- Loại 6: Mảnh thứ sáu, chất đáy chủ yếu là cát, độ sâu trung bình từ 50 mét đến 60 mét.
- Loại 7: Mảnh thứ bảy, chất đáy chủ yếu là cát, độ sâu trung bình từ 60 mét đến 80 mét.
2.10.3.2. Khu vực II: Vùng biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận (độ sâu từ 3 mét đến 1000 mét)
a) Phương tiện thi công: Tàu Đo đạc biển 01 và tàu có tải trọng, công suất tương đương:
- Loại 1: Mảnh thứ nhất (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 140 mét.
- Loại 2: Mảnh thứ hai (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 170 mét; Mảnh thứ nhất (có ít đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 140 mét.
- Loại 3: Mảnh thứ ba (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 320 mét; Mảnh thứ hai (có ít đảo), chất đáy chủ yếu là cát.
- Loại 4: Mảnh thứ tư (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 700 mét; Mảnh thứ ba (có ít đảo), chất đáy chủ yếu là cát.
- Loại 5: Mảnh thứ năm (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 1000 mét.
2.10.3.3. Khu vực III: Vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang (độ sâu từ 3 mét đến 1000 mét)
a) Phương tiện thi công: Tàu Đo đạc biển 01 và tàu có tải trọng, công suất tương đương:
- Loại 1: Mảnh thứ nhất (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 10 mét.
- Loại 2: Mảnh thứ hai (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 15 mét; Mảnh thứ nhất (có ít đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 10 mét.
- Loại 3: Mảnh thứ ba (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 18 mét; Mảnh thứ nhất (có nhiều đảo), chất đáy chủ yếu là cát; Mảnh thứ hai (có ít đảo), chất đáy chủ yếu là cát.
- Loại 4: Mảnh thứ tư (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 20 mét; Mảnh thứ hai (có nhiều đảo), chất đáy chủ yếu là cát; Mảnh thứ ba (có ít đảo), chất đáy chủ yếu là cát.
- Loại 5: Mảnh thứ năm (không có đảo), chất đáy chủ yếu là cát, điểm sâu nhất không quá 25 mét; Mảnh thứ ba (có nhiều đảo), chất đáy chủ yếu là cát; Mảnh thứ tư (có ít đảo) chất đáy chủ yếu là cát.
b) Phương tiện thi công: Tàu Nghiên cứu biển và tàu có tải trọng, công suất tương đương:
- Loại 6: Mảnh thứ sáu, chất đáy chủ yếu là cát, độ sâu trung bình không quá 28 mét.
- Loại 7: Mảnh thứ bảy, chất đáy chủ yếu là cát, độ sâu trung bình không quá 30 mét.
Các mảnh từ thứ 8 đến thứ 17 của khu vực này, không phân loại khó khăn, định mức lao động công nghệ cho từng mảnh sẽ bằng mức của mảnh thứ 7 nhân với các hệ số tương ứng quy định trong bảng mức lao động.
2.11. Lấy mẫu chất đáy
2.11.1. Lấy mẫu khu vực đo sâu bằng sào. Theo quy định của Định mức 05.
2.11.2. Lấy mẫu chất đáy khu vực đo sâu bằng máy đo sâu hồi âm đa tia: Áp dụng tương tự quy định lấy mẫu chất đáy khu vực đo sâu bằng máy hồi âm đơn tia vì vậy lấy theo quy định phân loại khó khăn của Định mức 05.
2.12. Thành lập bản đồ gốc số địa hình đáy biển
Các mảnh từ thứ 1 đến thứ 5 theo quy định của Định mức 05.
Các mảnh từ thứ 6 đến thứ 17 khi đo vẽ tỷ lệ: 1:50 000 đều tính loại khó khăn 1.
3. Định biên
3.1. Các hạng mục thực hiện trên bờ có liên quan đến đo vẽ địa hình đáy biển: Áp dụng các mức tương ứng trong Định mức 05.
3.2. Các hạng mục thực hiện trên biển và thành lập bản đồ gốc số Bảng 3

TT

Danh mục công việc

KTV

KS

Nhóm

 

Bậc

4

6

10

12

3

4

5

 

1

Xây dựng điểm nghiệm triều

Theo quy định của Định mức 05

2

Kiểm nghiệm thiết bị đo biển

Theo quy định của Định mức 05

3

Quan trắc nghiệm triều, xác định vị trí điểm bằng Totalstation và đo sâu bằng sào

Theo quy định của Định mức 05

-

Quan trắc nghiệm triều, định vị bằng Omnistar, Seastar và đo sâu bằng sào

Theo quy định của Định mức 05

4

Đo sâu bằng máy hồi âm đa tia

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ 1: 10 000: Quan trắc nghiệm triều (1 trạm), định vị bằng máy (Omnistar, Seastar…) và đo sâu bằng máy

 

2

2

 

 

1

2

7KTV9,0

-

Tỷ lệ 1: 50 000: Quan trắc nghiệm triều (2 trạm), định vị (Omnistar, Seastar…) và đo sâu bằng máy

 

3

3

 

 

1

2

9KTV8,8

-

Quét bề mặt địa hình đáy biển: Quan trắc nghiệm triều (1 trạm), định vị bằng máy (Omnistar, Seastar…) và đo sâu bằng máy

 

2

2

 

 

1

3

8KTV9,0

-

Quét bề mặt địa hình đáy biển: Quan trắc nghiệm triều (2 trạm), định vị bằng máy (Omnistar, Seastar…) và đo sâu bằng máy

 

3

3

 

 

1

3

10KTV8,8

5

Lấy mẫu chất đáy khu vực đo sào

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Xác định vị trí điểm đo bằng máy Totalstation và lấy mẫu

Theo quy định của Định mức 05

-

Định vị bằng máy (Omnistar, Seastar…) và lấy mẫu

Theo quy định của Định mức 05

6

Lấy mẫu chất đáy khu đo sâu bằng máy

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Định vị bằng máy (Omnistar, Seastar…) và lấy mẫu

Theo quy định của Định mức 05

7

Thành lập bản đồ gốc

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Lập bản đồ gốc số

Theo quy định của Định mức 05

-

In phun, ghi CD/DVD, điền viết lý lịch

Theo quy định của Định mức 05

8

Thủy thủ đoàn

Theo biên chế của tàu

9

Vận chuyển

Theo quy định của Định mức 05

10

PVKTNT ngoại nghiệp

Theo quy định của Định mức 05

11

PVKTNT nội nghiệp

Theo quy định của Định mức 05

Ghi chú: Khi thuê tàu để đo sâu, lấy mẫu thì không tính thủy thủ đoàn.
4. Định mức
4.1. Các hạng mục trên bờ có liên quan đến đo vẽ địa hình đáy biển Bảng 4

TT

Danh mục công việc

ĐVT

KK1

KK2

KK3

KK4

KK5

PVKTNT

1

Chọn điểm KTTB đo biển

điểm

Áp dụng mức tương ứng của điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05

2

Chôn mốc và xây tường vây điểm KTTB đo biển

điểm

Áp dụng mức tương ứng của điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05

3

Tìm điểm cũ có tường vây

điểm

Áp dụng mức tìm điểm tọa độ hạng I, II có tường vây trong Định mức 05

4

Đo nối, đo ngắm GPS vào điểm KTTB đo biển

điểm

Áp dụng mức tương ứng khi đo GPS điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05

5

Tính tọa độ - độ cao GPS vào điểm KTTB đo biển

điểm

Áp dụng mức tính tọa độ điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05

6

Tìm điểm độ cao nhà nước

điểm

Áp dụng mức tương ứng tìm điểm độ cao trong Định mức 05

7

Đo nối độ cao hạng 4 vào điểm KTTB đo biển

km

Áp dụng mức tương ứng đo độ cao hạng 4 trong Định mức 05

8

Tính độ cao điểm KTTB đo biển

điểm

Áp dụng mức tính độ cao hạng 4 trong Định mức 05

9

Đo nối thủy chuẩn kỹ thuật vào điểm “0” của thước quan trắc

km

Áp dụng mức tương ứng đo thủy chuẩn kỹ thuật trong Định mức 05

10

Tính độ cao điểm “0”

điểm

Áp dụng mức tính độ cao thủy chuẩn kỹ thuật trong Định mức 05

Ghi chú: Khi cần lập lưới khống chế phục vụ khu đo vẽ bằng sào: - Chọn điểm, đóng cọc (điểm khống chế khu vực đo sâu bằng sào) áp dụng hệ số 0,5 của mức số 1 ở bảng trên; - Mức tìm điểm cũ để đo nối tọa độ, độ cao; Mức đo nối tọa độ GPS, mức tính tọa độ, tính độ cao kỹ thuật của điểm khống chế khu vực đo sào áp dụng hệ số 1,0 của các mức tương ứng trong bảng trên. Mức đo thủy chuẩn kỹ thuật vào điểm khống chế khu vực đo sào áp dụng hệ số 1,0 của mức số 9 trong bảng trên; - Khi gắn mốc điểm kiểm tra thiết bị đo biển trên cầu cảng, áp dụng hệ số 0,4 của mức số 2 bảng trên (không có lao động phổ thông).
4.2. Các hạng mục trên biển và thành lập bản đồ gốc số Bảng 5

TT

Danh mục công việc

ĐVT

KK

Tỷ lệ thành lập bản đồ

1.10 000

1.50 000

1

Xây điểm nghiệm triều

điểm

1-4

Áp dụng Định mức 05

2

Kiểm nghiệm thiết bị

bộ

1-2

Áp dụng Định mức 05

3

Đo sâu bằng sào

 

 

 

3.1

QT, xác định vị trí điểm đo sâu bằng Totalstation; Định vị bằng máy Omnistar … và đo sâu

km2

1-3

Áp dụng Định mức 05

3.2

Vận chuyển

km2

1-3

Áp dụng Định mức 05

3.3

PVKTNT

km2

1-3

Áp dụng Định mức 05

4

Đo sâu bằng máy hồi âm đa tia

mảnh

 

Công nhóm/mảnh

4.1

Khu vực I: Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

4.1.1

QT, định vị và đo sâu

mảnh

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

Khi đo vẽ tỷ lệ 1:50 000, các mảnh từ thứ 6 đến thứ 7 áp dụng mức khó khăn loại 5 với hệ số lần lượt là 0,78; 0,83 đối với lao động kỹ thuật và hệ số là 1,0 đối với lao động phổ thông

4.1.2

Vận chuyển

 

1-7

Theo mức của mục 4.1 nhưng không có lao động phổ thông

4.1.3

PVKTNT

 

1-7

Áp dụng Định mức 05

4.2

Khu vực II: Vùng biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận

4.2.1

QT, định vị và đo sâu

mảnh

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

4.2.2

Vận chuyển

 

1-5

Theo mức của mục 4.1 nhưng không có lao động phổ thông

4.2.3

PVKTNT

 

1-5

Áp dụng Định mức 05

4.3

Khu vực III: Vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang

4.3.1

QT, định vị và đo sâu

mảnh

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

Khi đo vẽ tỷ lệ 1:50 000, các mảnh từ thứ 6 đến thứ 17 áp dụng mức khó khăn loại 5 với hệ số lần lượt là 0,78; 0,83; 0,87; 0,91; 0,95; 0,99; 1,04; 1,08; 1,12; 1,15; 0,48 và 0,40 đối với lao động kỹ thuật và hệ số là 1,0 đối với lao động phổ thông

4.3.2

Vận chuyển

 

1-17

Theo mức của mục 4.1 nhưng không có lao động phổ thông

4.3.3

PVKTNT

 

1-17

Áp dụng Định mức 05

5

Quét địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia (các dải quét phủ kín bề mặt địa hình)

 

 

 

 

5.1

QT, định vị và quét địa hình

km2

 

Công nhóm/km2

 

Khu vực I: Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

 

 

 

1

 

 

 

2

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

6

 

 

 

7

 

Khu vực II: Vùng biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận

 

 

 

1

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

 

 

 

2

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

 

 

 

3

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

 

 

 

4

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

 

 

 

5

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

 

Khu vực III: Vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang

 

 

 

1

 

 

 

2

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

 

 

 

3

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

 

 

 

4

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

 

 

 

5

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

 

 

 

6

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

 

 

 

7

Thông tư 35/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

 

Các mảnh từ thứ 8 đến thứ 17 của khu vực này áp dụng mức khó khăn loại 7 với hệ số lần lượt là 0,82; 0,64; 0,57; 0,53; 0,43; 0,35; 0,24; 0,18; 0,12; 0,10 đối với lao động kỹ thuật và hệ số là 1,0 đối với lao động phổ thông

5.2

Vận chuyển

km2

 

 

 

Theo định mức của mục 4.1 tương ứng trong bảng này trừ lao động phổ thông

5.3

PVKTNT

km2

 

0,01

6

Lấy mẫu chất đáy khu đo sào

km2

 

 

6.1

Xác định vị trí điểm lấy mẫu bằng Totalstation (Định vị bằng máy Omnistar…) và lấy mẫu

km2

1-3

Áp dụng Định mức 05

6.2

Vận chuyển

km2

1-3

Áp dụng Định mức 05

6.3

PVKTNT

km2

1-3

Áp dụng Định mức 05

7

Lấy mẫu khu vực đo sâu bằng máy hồi âm

mảnh

 

 

7.1

Định vị bằng máy Omnistar, Seastar và lấy mẫu chất đáy

mảnh

1-5

Áp dụng Định mức 05

7.2

Vận chuyển

mảnh

1-5

Áp dụng Định mức 05

7.3

PVKTNT

mảnh

1-5

Áp dụng Định mức 05

8

Thành lập bản đồ gốc (Khi đo sâu theo tuyến cách nhau 1 cm trên bản đồ)

mảnh

 

 

 

8.1

Lập bản đồ gốc số

mảnh

1-4

Áp dụng Định mức 05

8.2

In phun, điền viết lý lịch

mảnh

1-4

Áp dụng Định mức 05

8.3

Ghi lưu số liệu trên CD/DVD

mảnh

1-4

Áp dụng Định mức 05

8.4

PVKTNT

mảnh

1-4

Áp dụng Định mức 05


Ghi chú: - Trong các Thiết kế kỹ thuật – dự toán khi sử dụng các máy đo sâu hồi âm khác với máy EM 710S để quét địa hình đáy biển dẫn tới khối lượng công việc thay đổi vượt ±5% thì phải hiệu chỉnh mức lao động công nghệ cho phù hợp. - Khi dùng toàn bộ số liệu quét địa hình đáy biển để thành lập bản đồ gốc số thì định mức lao động thành lập bản đồ gốc số trong trường hợp này bằng 1,1 của mức lao động tương ứng trong mục 8.1 bảng 5.
Chương 3.
ĐỊNH MỨC VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ
1. Dụng cụ
1.1. Các hạng mục trên bờ có liên quan đến đo vẽ địa hình đáy biển
a) Tìm điểm tọa độ, điểm độ cao để đo nối tọa độ, độ cao vào điểm kiểm tra thiết bị đo biển áp dụng mức dụng cụ tìm điểm tọa độ, tìm điểm độ cao trong Định mức 05;
b) Chọn điểm, chôn mốc, xây tường vây điểm kiểm tra thiết bị đo biển áp dụng mức dụng cụ tương ứng điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05;
c) Đo nối tọa độ, độ cao bằng công nghệ GPS; Tính tọa độ, tính độ cao áp dụng mức dụng cụ tương ứng đo nối tọa độ, độ cao điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05;
d) Đo nối độ cao hạng 4, tính độ cao điểm kiểm tra thiết bị đo biển; Đo nối thủy chuẩn kỹ thuật, tính độ cao của điểm nghiệm triều áp dụng mức dụng cụ đo và tính độ cao trong Định mức 05;
1.2. Các hạng mục trên biển
1.2.1. Xây trạm nghiệm triều; kiểm nghiệm thiết bị; quan trắc, định vị và đo sâu bằng sào; định vị và lấy mẫu chất đáy; thành lập bản đồ gốc số áp dụng mức dụng cụ trong Định mức 05.
1.2.2. Quan trắc nghiệm triều, định vị và đo sâu bằng máy hồi âm đa tia
a) Khu vực biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế: Các mảnh từ thứ 1 đến thứ 5 áp dụng mức dụng cụ tương ứng trong Định mức 05; các mảnh từ thứ 6 đến thứ 7 áp dụng mức dụng cụ của khó khăn loại 5 nhân với lần lượt các hệ số là: 0,78 và 0,83;
b) Khu vực biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận: Các mảnh từ thứ 1 đến thứ 3 áp dụng mức dụng cụ tương ứng trong Định mức 05; các mảnh từ thứ 4 đến thứ 5 áp dụng mức dụng cụ của khó khăn loại 3 nhân với lần lượt các hệ số là: 0,82 và 0,75;
c) Khu vực biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang: Các mảnh từ thứ 1 đến thứ 5 áp dụng mức dụng cụ tương ứng trong Định mức 05; các mảnh từ thứ 6 đến thứ 17 áp dụng mức dụng cụ của khó khăn loại 5 nhân với lần lượt các hệ số là: 0,78; 0,83; 0,87; 0,91; 0,95; 0,99; 1,04; 1,08; 1,12; 1,15; 0,48 và 0,40.
1.2.3. Quan trắc nghiệm triều, định vị và quét toàn bộ mặt địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia Bảng 6 Ca/km2

TT

Danh mục

ĐVT

Thời hạn

Khu vực đo máy hồi âm đa tia

1 trạm NT

2 trạm NT

 

Khu vực I: Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

1

Quả dọi chuyên dụng

quả

36

0,229

0,229

2

Áo phao cứu sinh

cái

18

5,156

6,187

3

Phao đánh dấu

cái

24

0,688

0,688

4

Ắc qui 12v

cái

12

1,835

1,835

5

Bộ nạp ắc quy

bộ

36

0,459

0,459

6

Thước đo độ

cái

60

0,229

0,229

7

Đồng hồ bàn

cái

36

0,413

0,826

8

Cặp tài liệu

cái

12

0,229

0,229

9

Ê ke

cái

60

0,229

0,229

10

Đèn pin

cái

12

0,229

0,458

11

Hòm sắt đựng tài liệu

cái

48

0,413

0,826

12

Quy phạm ngoại nghiệp

quyển

48

0,229

0,229

13

Quy phạm nội nghiệp

quyển

48

0,229

0,229

14

Hộp dụng cụ kỹ thuật

hộp

60

0,413

0,413

15

Ghế xếp

cái

36

1,400

1,750

16

Thước nhựa 1,2m

cái

60

0,229

0,229

17

Máy phát điện

cái

60

0,413

0,413

18

Bàn làm việc

cái

36

1,835

1,835

19

Ghế tựa

cái

36

1,835

1,835

20

Bàn vi tính

cái

72

0,413

0,413

21

Ghế xoay

cái

72

1,400

1,750

22

Ký hiệu bản đồ

quyển

48

0,229

0,229

23

Chuột máy tính

cái

4

0,002

0,002

24

Điện năng

kw

 

0,040

0,040

25

Ba lô

cái

24

3,454

4,083

26

Quần áo bảo hộ

bộ

6

5,156

6,187

27

Giầy bảo hộ

đôi

6

5,156

6,187

28

Tất sợi

đôi

3

5,156

6,187

29

Găng tay bảo hộ

đôi

1

5,156

6,187

30

Mũ cứng bảo hộ

cái

24

5,156

6,187

31

Áo mưa

cái

24

3,454

4,083

32

Bi đông nhựa

cái

24

5,156

6,187

33

Áo rét bảo hộ

cái

18

3,454

4,083

 

Ghi chú:

 

 

 

 

 

Hệ số tỷ lệ cho các loại

KK

1

1,00

1,00

 

KK tính theo cột bên

 

2

0,60

0,60

 

 

 

3

0,50

0,50

 

 

 

4

0,45

0,45

 

 

 

5

 

0,40

 

 

 

6

 

0,30

 

 

 

7

 

0,25

 

Khu vực II: Vùng biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận

 

Hệ số tỷ lệ cho các loại

KK

1

0,30

0,30

 

KK tính theo cột bên

 

2

0,25

0,25

 

 

 

3

0,20

0,20

 

 

 

4

 

0,15

 

 

 

5

 

0,10

 

Khu vực III: Vùng biển Bình Thuận đến Kiên Giang

 

Hệ số tỷ lệ cho các loại

KK

1

1,50

1,50

 

KK tính theo cột bên

 

2

1,43

1,43

 

 

 

3

1,40

1,40

 

 

 

4

 

1,37

 

 

 

5

 

1,26

 

 

 

6

 

1,09

 

 

 

7

 

0,95

 

Từ mảnh thứ 8 đến mảnh thứ 17 khu vực biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang lần lượt áp dụng mức khó khăn 7 với hệ số lần lượt là: 0,82; 0,64; 0,57; 0,53; 0,43; 0,35; 0,24; 0,18; 0,12; 0,10

Ghi chú: Khi sử dụng tàu Đo đạc biển 01, tàu Nghiên cứu biển thì phải tính bổ sung phần bảo hộ lao động cho đoàn thủy thủ theo biên chế của tàu (từ mục 25 đến mục 33).
2. Vật liệu
2.1. Các hạng mục công việc trên bờ có liên quan
a) Tìm điểm tọa độ, điểm độ cao để đo nối tọa độ, độ cao vào điểm kiểm tra thiết bị đo biển áp dụng mức vật liệu tìm điểm tọa độ, tìm điểm độ cao trong Định mức 05;
b) Chọn điểm, chôn mốc, xây tường vây điểm kiểm tra thiết bị đo biển áp dụng mức vật liệu tương ứng điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05;
c) Đo nối tọa độ, độ cao bằng công nghệ GPS; tính tọa độ, tính độ cao áp dụng mức vật liệu ứng đo nối tọa độ, độ cao điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05;
d) Đo nối độ cao hạng 4, tính độ cao điểm kiểm tra thiết bị đo biển; đo nối thủy chuẩn kỹ thuật, tính độ cao của điểm nghiệm triều áp dụng mức vật liệu đo và tính độ cao trong Định mức 05;
đ) Mức gắn mốc bằng 0,2 mức chôn mốc, xây tường vây.
2.2. Các hạng mục công việc trên biển và lập bản đồ gốc số
a) Xây trạm nghiệm triều; kiểm nghiệm thiết bị; quan trắc, định vị và đo sâu bằng sào; định vị và lấy mẫu chất đáy; thành lập bản đồ gốc số áp dụng mức vật liệu tương ứng trong Định mức 05;
b) Mức vật liệu quan trắc, định vị và đo sâu địa hình đáy biển bằng máy hồi âm đa tia áp dụng mức vật liệu tương ứng trong Định mức 05 (tương tự đo sâu bằng máy hồi âm đơn tia cho từng tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ);
c) Mức vật liệu quan trắc, định vị và quét toàn bộ bề mặt địa hình đáy biển bằng máy hồi âm đa tia Bảng 7

TT

Danh mục

ĐVT

Quét mặt địa hình: 1 km2

1

Giấy viết

tập

0,012

2

Sổ công tác

quyển

0,005

3

Sổ đo sâu

quyển

0,05

4

Xăng máy phát, xăng ô tô

lít

1,0

5

Dầu nhờn

Lít

0,01

6

Dây chão nilon

mét

0,6

7

Dây chằng cao su

mét

0,3

8

Đĩa CD/DVD

cái

0,01

9

Giấy A0 kỹ thuật

tờ

0,05

10

Pin đèn

đôi

0,05

11

Búi chì mầu

cái

0,024

12

Cờ hiệu chuyên dùng

cái

0,038

13

Sổ quan trắc nghiệm triều

quyển

0,048

14

Giấy A4

ram

0,001

15

Mực in lazer

hộp

0,0002

16

Giấy ô ly

m2

0,073

17

Giấy can

m2

0,023

18

Giấy bọc hàng

tờ

0,035

19

Bản đồ cũ

tờ

0,013

20

Xà phòng rửa tay

cục

0,004

21

Bút bi

cái

0,036

22

Flash drive

cái

0,00024

Ghi chú: Định mức sử dụng nhiên liệu, nước ngọt vệ sinh công nghiệp khi dùng tàu chuyên ngành phục vụ công tác thi công tính theo công suất của máy tàu, máy phát điện trên tàu, xuồng công tác và số ca sản xuất theo định mức.
3. Thiết bị
3.1. Các hạng mục trên bờ có liên quan
a) Tìm điểm tọa độ, điểm độ cao để đo nối tọa độ, độ cao vào điểm kiểm tra thiết bị đo biển áp dụng mức thiết bị tìm điểm tọa độ, tìm điểm độ cao trong Định mức 05;
b) Chọn điểm, chôn mốc, xây tường vây điểm kiểm tra thiết bị đo biển áp dụng mức thiết bị tương ứng điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05;
c) Đo nối tọa độ, độ cao bằng công nghệ GPS; tính tọa độ, tính độ cao áp dụng mức thiết bị ứng đo nối tọa độ, độ cao điểm địa chính cơ sở trong Định mức 05;
d) Đo nối độ cao hạng 4, tính độ cao điểm kiểm tra thiết bị đo biển; đo nối thủy chuẩn kỹ thuật, tính độ cao của điểm nghiệm triều áp dụng mức thiết bị đo và tính độ cao trong Định mức 05;
đ) Mức thiết bị chọn điểm, đóng cọc điểm khống chế đo sào áp dụng hệ số 0,5 của mức chọn điểm nêu trên;
e) Mức gắn mốc trên cầu cảng áp dụng hệ số 0,2 của mức chôn mốc, xây tường vây nêu trên.
3.2. Các hạng mục trên biển và thành lập bản đồ gốc số
3.2.1. Xây điểm nghiệm triều: Áp dụng Định mức 05;
3.2.2. Kiểm nghiệm thiết bị: Áp dụng Định mức 05;
3.2.3. Thiết bị phục vụ quan trắc, định vị và đo sâu bằng sào; thiết bị phục vụ định vị và lấy mẫu khu vực đo sào; thiết bị định vị và lấy mẫu chất đáy khu đo sâu bằng máy và thiết bị thành lập bản đồ gốc số áp dụng mức thiết bị tương ứng trong Định mức 05.
3.2.4. Thiết bị quan trắc, định vị và đo sâu địa hình đáy biển theo tuyến đo bằng máy đo sâu hồi âm đa tia Bảng 8 Ca/mảnh

Danh mục

Máy đo sâu hồi âm đa tia

Máy đàm thoại

Máy định vị

Máy tính xách tay

Máy tính P-sea Master 400

Phần mềm đo sâu

Xe ô tô 12 chỗ

Máy xác định tốc độ âm

Máy cải chính sóng

Máy in lazer

ĐVT

cái

bộ

cái

cái

cái

pm

cái

cái

cái

cái

C.suất

 

 

 

 

0,35kw

 

 

 

 

0,35kw

S.lượng

1

1

1

1

1

1

1

2

1

1

KK

Tỷ lệ đo vẽ 1: 10 000

1

18,45

7,38

18,45

3,69

18,45

18,45

7,38

18,45

18,45

1,23

2

22,50

9,00

22,50

4,50

22,50

22,50

9,00

22,50

22,50

1,50

3

27,00

10,80

27,00

5,40

27,00

27,00

10,80

27,00

27,00

1,80

4

33,25

13,30

33,25

6,65

33,25

33,25

13,30

33,25

33,25

2,22

KK

Tỷ lệ đo vẽ 1: 50 000

1

24,30

9,72

24,30

4,86

24,30

24,30

9,72

24,30

24,30

1,62

2

30,15

12,06

30,15

6,03

30,15

30,15

12,06

30,15

30,15

2,01

3

40,05

16,02

40,05

8,01

40,05

40,05

16,02

40,05

40,05

2,67

4

52,73

21,09

52,73

10,55

52,73

52,73

21,09

52,73

52,73

3,52

5

63,18

25,27

63,18

12,64

63,18

63,18

25,27

63,18

63,18

4,21

Ghi chú: - Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế: Các mảnh từ thứ 1 đến thứ 5 áp dụng mức thiết bị tương ứng mức thiết bị trong Định mức 05 (nêu ở bảng trên, có bổ sung máy cải chính sóng và máy xác định tốc độ âm); các mảnh thứ 6, thứ 7 lấy mức thiết bị của khó khăn 5 nhân với hệ số lần lượt là 0,78 và 0,83; - Vùng biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận: Các mảnh từ thứ 1 đến thứ 3 áp dụng mức thiết bị tương ứng mức thiết bị trong Định mức 05 (nêu ở bảng trên, có bổ sung máy cải chính sóng và máy xác định tốc độ âm); các mảnh thứ 4, thứ 5 lấy mức thiết bị của khó khăn 3 nhân với hệ số lần lượt là 0,82 và 0,75; - Vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang: Các mảnh từ thứ 1 đến thứ 5 áp dụng mức thiết bị tương ứng mức thiết bị trong Định mức 05 (nêu ở bảng trên, có bổ sung máy cải chính sóng và máy xác định tốc độ âm); các mảnh thứ 6, thứ 17 lấy mức thiết bị của khó khăn 5 nhân với hệ số lần lượt là 0,78; 0,83; 0,87; 0,91; 0,95; 0,99; 1,04; 1,08; 1,12; 1,15; 0,48 và 0,40.
3.2.5. Thiết bị quan trắc, định vị và quét toàn bộ bề mặt địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia Bảng 9 Ca máy/km2

Danh mục

Máy đo sâu hồi âm đa tia

Máy đàm thoại

Máy định vị

Máy tính xách tay

Máy tính P-sea Master 400

Phần mềm đo sâu

Xe ô tô 12 chỗ

Máy xác định tốc độ âm

Máy cải chính sóng

Máy in lazer

ĐVT

cái

bộ

cái

cái

cái

pm

cái

cái

cái

cái

C.suất

 

 

 

 

0,35kw

 

 

 

 

0,35kw

S.lượng

1

1

1

1

1

1

1

2

1

1

KK

Khu vực I: Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

1

0,515

0,258

0,515

0,018

0,515

0,515

0,050

1,030

0,515

0,008

2

0,300

0,150

0,300

0,012

0,300

0,300

0,045

0,600

0,300

0,006

3

0,240

0,120

0,240

0,009

0,240

0,240

0,040

0,480

0,240

0,004

4

0,220

0,110

0,220

0,008

0,220

0,220

0,035

0,440

0,220

0,003

5

0,210

0,105

0,210

0,007

0,210

0,210

0,030

0,420

0,210

0,002

6

0,150

0,075

0,150

0,006

0,150

0,150

0,020

0,300

0,150

0,001

7

0,125

0,066

0,125

0,004

0,125

0,125

0,010

0,250

0,125

0,001

KK

Khu vực II: Vùng biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận

1

0,120

0,060

0,120

0,004

0,120

0,120

0,020

0,240

0,120

0,002

2

0,100

0,050

0,100

0,003

0,100

0,100

0,015

0,200

0,100

0,002

3

0,090

0,045

0,090

0,002

0,090

0,090

0,015

0,180

0,090

0,001

4

0,070

0,035

0,070

0,001

0,070

0,070

0,010

0,140

0,070

0,001

5

0,050

0,025

0,050

0,001

0,050

0,050

0,005

0,100

0,050

0,001

KK

Khu vực III: Vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang

1

0,765

0,382

0,765

0,027

0,765

0,765

0,081

1,530

0,765

0,009

2

0,738

0,369

0,738

0,026

0,738

0,738

0,078

1,476

0,738

0,008

3

0,720

0,360

0,720

0,025

0,720

0,720

0,075

1,440

0,720

0,007

4

0,706

0,358

0,706

0,024

0,706

0,706

0,072

1,412

0,706

0,006

5

0,645

0,322

0,645

0,021

0,645

0,645

0,063

1,290

0,645

0,005

6

0,560

0,286

0,560

0,019

0,560

0,560

0,057

1,120

0,560

0,004

7

0,489

0,245

0,489

0,017

0,489

0,489

0,051

0,980

0,489

0,003

Từ mảnh thứ 8 đến mảnh thứ 17 khu vực này lần lượt áp dụng mức loại khó khăn 7 với hệ số lần lượt là: 0,82; 0,64; 0,57; 0,53; 0,43; 0,35; 0,24; 0,18; 0,12; 0,10.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi