Quyết định 745/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp Nhà nước để tuyển chọn thực hiện trong kế hoạch năm 2010

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 745/QĐ-BKHCN

Quyết định 745/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp Nhà nước để tuyển chọn thực hiện trong kế hoạch năm 2010
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:745/QĐ-BKHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Quốc Thắng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
05/05/2009
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 745/QĐ-BKHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 745/QĐ-BKHCN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 745/QĐ-BKHCN ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

------------------

Số:  745/QĐ-BKHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2009

 

 

QUYẾT ĐỊNH

 

 

Về việc phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp Nhà nước

để tuyển chọn thực hiện trong kế hoạch năm 2010

----------------------------

BỘ TRƯ­ỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

 

Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 67/2006/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 5 năm 2006 - 2010;

Căn cứ kết quả làm việc và kiến nghị của các Hội đồng KH&CN tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ độc lập cấp Nhà nước năm 2010;

Theo đề nghị của các ông Vụ trư­ởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Vụ trư­ởng Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên và Vụ trư­ởng Vụ  Kế hoạch - Tài chính,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1.Phê duyệt kèm theo Quyết định này Danh mục 35 đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp Nhà nước để tuyển chọn thực hiện trong kế hoạch năm 2010 (Phụ lục kèm theo).

Điều 2.Giao cho các Ông Vụ trư­ởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức Hội đồng KH&CN cấp Nhà nước để đánh giá hồ sơ các đề tài theo quy định hiện hành để tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện và báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quả tuyển chọn.

Điều 3.Các Ông Vụ trư­ởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế- Kỹ thuật, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ tr­ưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Nh­ư Điều 3;

- L­ưu VT, KHTC.

KT. BỘ TR­ƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Trần Quốc Thắng


PHỤ LỤC

DANH MỤC ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC

ĐỂ TUYỂN CHỌN  BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2010

(Kèm theo Quyết định số 745/QĐ-BKHCN ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ KH&CN)

 

TT

Tên Đề tài

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với sản phẩm

Ghi chú

I

Điện tử - Tin học - Truyền thông

1

Nghiên cứu và xây dựng Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) phục vụ công tác quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam

 

 

Xây dựng được các hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS - Decision Support Systems) dựa trên các công nghệ tiên tiến có khả năng ứng dụng trong thực tiễn để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm) ở nước ta.

1. Báo cáo khoa học và tài liệu kỹ thuật về mô hình kiến trúc tổng thể cho các hệ hỗ trợ ra quyết định trong việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên nước, bao gồm các nội dung cơ bản:

- Kiến trúc cơ sở hạ tầng (truyền thông, dịch vụ).

- Các cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật về dữ liệu, kết nối, tích hợp, truy cập, tương tác,…

- Các mô hình và giải thuật hỗ trợ ra quyết định.

2. Bộ phần mềm công cụ cơ bản hỗ trợ phát triển các hệ DSS phục vụ quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên nước khác nhau, được xây dựng dựa trên các công nghệ mới, được đóng gói sẵn sàng cho việc chuyển giao công nghệ, được kiểm thử và so sánh với các sản phẩm cùng loại (nếu có).

3. Một (01) hệ thống hỗ trợ ra quyết định hoàn chỉnh cho việc quản lý, khai thác một nguồn tài nguyên nước cụ thể (biển, sông - hồ, nước ngầm) để chứng minh tính khả thi và hiệu năng của các sản phẩm 1 và 2 nói trên.

 

2

Nghiên cứu các phương pháp phân tích và phát triển các công cụ tin sinh học nhằm giải quyết các bài toán quan trọng trong sinh học phân tử và ứng dụng

Nghiên cứu tiếp cận các kỹ thuật tin sinh học hiện đại, thiết kế và xây dựng hệ thống phần mềm giải quyết một số bài toán sinh học phân tử quan trọng như: xác định gene từ dữ liệu giải mã hệ gene; xác định chức năng gene /protein; phân tích trình tự  sinh học... có tính tới đặc thù nghiên cứu và phát triển sinh học phân tử tại Việt Nam.

 

1. Báo cáo khoa học tổng quan, tài liệu kỹ thuật  về tin sinh học và các ứng dụng trong sinh học phân tử, y tế, dược phẩm, nông nghiệp, công nghệ sinh học - thực phẩm, kiểm soát bệnh dịch.

 

2. Hệ thống phần mềm giải quyết một số bài toán quan trọng trong sinh học phân tử như:

- Tìm kiếm và chú giải các chức năng của gene và protein, liên hệ giữa gene và biểu hiện tính trạng.

- Xác định gene và các trình tự ADN quan trọng trong toàn hệ gene của các sinh vật đơn giản.

- Phân tích các trình tự sinh học phân tử như: bắt cặp trình tự, tìm thành phần lặp,…(trên gene, đoạn ADN).

- So sánh và bắt cặp trình tự cho toàn bộ hệ gene của các sinh vật có hệ genome vừa và nhỏ.

- Xây dựng mô hình biến đổi của axit amin cho những loài sinh vật có hệ genome vừa và nhỏ quan trọng.

3. Thử nghiệm trên dữ liệu sinh học cụ thể được thu thập tại Việt Nam, thuộc một trong các lĩnh vực y tế, dược phẩm, nông nghiệp, công nghệ sinh học - thực phẩm và kiểm soát bệnh dịch.

 

II

Y dược

3

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy X Quang cao tần, kỹ thuật số di động sử dụng trong Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Làm chủ được quy trình công nghệ thiết chế, chế tạo, lắp ráp và tích hợp máy X Quang cao tần, kỹ thuật số di động sử dụng trong y tế;

2. Tỷ lệ nội địa hoá ≥ 35%, giá thành cạnh tranh so với nhập ngoại.

1. Bản thiết kế sơ đồ nguyên lý và sơ đồ khối của máy X Quang cao tần, kỹ thuật số di động;

2. Bản thiết kế phần cơ khí và phần điện tử của máy;

3. Tiêu chuẩn chất lượng của máy tương đương tiêu chuẩn Châu Âu

4. Các phần mềm: Phần mềm điều khiển hệ thống và xử lý hình ảnh; Phần mềm truyền thông tin bệnh nhân vào máy tính của hệ thống; Phần mềm thu nhận và truyền hình ảnh (PACS);

5. Chế tạo hoàn chỉnh 02 máy X Quang cao tần, kỹ thuật số di động với tỷ lệ nội địa hoá ≥ 35%, đạt tiêu chuẩn an toàn về điện TCVN 7303-1:2009, với các thông số kỹ thuật:

- Công suất: ≥20 KW, theo IEC

- Dải kV: 40-125 kVp, điều chỉnh 1 kVp;

- Các mức mA: 10-500 mA trong 14 mức;

- Dải thời gian chụp: 1ms-10s

- Tấm cảm biến phẳng có độ mở tối đa 14x17 inches và độ phân giải không dưới 6 Megapixels

- Nguồn điện: 230 Vac, 13A, 1 pha

- Dao diện người sử dụng: Thân thiện bằng hình cảm ứng (Touch screen)

- Có lưới tĩnh lọc tia X;

- Đủ điều kiện để thử lâm sàng.

 

4

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo bàn mổ vạn năng điều khiển bằng  điện

1. Làm chủ được công nghệ thiết kế, chế tạo bàn mổ vạn năng điều khiển bằng  điện sử dụng trong y tế;

2. Tỷ lệ nội địa hoá >80%, giá thành cạnh tranh so với nhập ngoại.

 

1. Bản vẽ thiết kế và quy trình chế tạo phần cơ khí của bàn mổ;

2. Bản vẽ thiết kế và quy trình chế tạo hệ thống điều khiển bàn mổ bằng điện;

3. Chế tạo 04 bàn mổ đạt tiêu chuẩn TCVN 6733; 2000 và TCVN 7303-1: 2009, tỷ lệ nội địa hoá >80%, với các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

- Kích thước bàn mổ: 50cm x 190 cm

- Chiều cao nâng bàn từ: 74cm - 106 cm

- Góc nghiêng ngang mặt bàn: -25 độ đến + 25 độ;

- Góc nghiêng dọc mặt bàn: -30 độ đến + 30 độ;

- Góc quay khung đỡ đầu: 0 độ đến + 25 độ;

- Góc nâng khung đỡ lưng: 0 độ đến + 70 độ;

- Góc quay khung đỡ chân: 0 độ đến - 90 độ;

- Góc quay của mặt bàn quanh trụ đỡ: 360 độ;

- Khung đỡ chân có thể tháo rời khỏi bàn;

- Động cơ điện AC 110V 50/60Hz; hoặc AC 220V; 50Hz

- Hộp điện điều khiển: DC 24V

- Mặt bàn làm bằng vật liệu không cản tia X.

 

III

Tế bào gốc

5

Nghiên cứu quy trình sử dụng tế bào gốc để điều trị một số bệnh của bề mặt nhãn cầu

1. Xây dựng được quy trình tạo tấm biểu mô giác mạc và tấm biểu mô kết mạc từ tế bào gốc vùng rìa giác mạc và tế bào gốc biểu mô niêm mạc miệng ;

2. Xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng của tấm tế bào biểu mô giác mạc và biểu mô kết mạc nuôi cấy ;

3. Xây dựng được chỉ định và quy trình cấy ghép các tấm biểu mô nuôi cấy để điều trị bệnh nhân bị tổn thương bề mặt nhãn cầu.

1. Qui trình nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc biểu mô niêm mạc miệng thành tấm biểu mô giác mạc.

2. Qui trình nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc biểu mô vùng rìa giác mạc thành tấm biểu mô kết mạc.

3. Tiêu chuẩn chất lượng của tấm biểu mô giác mạc và biểu mô kết mạc nuôi cấy ;

4. Chỉ định và quy trình cấy ghép các tấm biểu mô nuôi cấy để điều trị bệnh nhân bị tổn thương bề mặt nhãn cầu.

5. Điều trị có kết quả cho 30 bệnh nhân có tổn thương bề mặt nhãn cầu.

 

6

Nghiên cứu quy trình biệt hoá tế bào gốc màng dây rốn thành tế bào da và chế tạo vật liệu tương đương da.

1. Xây dựng được quy trình biệt hóa invitro tế bào gốc màng dây rốn thành nguyên bào sợi và tế bào sừng.

2. Xây dựng được quy trình nuôi cấy các loại tế bào trên giá đỡ để tạo ra các tấm vật liệu không gian ba chiều chứa các tế bào da biệt hóa từ tế bào gốc màng dây rốn.

3. Đánh giá kết quả sử dụng tấm vật liệu tương đương da trên động vật thực nghiệm.

1. Qui trình biệt hóa tế bào gốc dây rốn thành nguyên bào sợi và tế bào sừng.

2. Tiêu chuẩn nhận biết tế bào da được biệt hoá từ tế bào gốc màng dây rốn;

3. Qui trình chế tạo tấm vật liệu tương đương da.

4. Tiêu chuẩn của vật liệu tương đương da.

5. Báo cáo đánh giá kết quả sử dụng tấm vật liệu tương đương da trên động vật thực nghiệm.

 

7

Nghiên cứu quy trình sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị một số bệnh ung thư mô đặc.

1. Xây dựng được chỉ định và quy trình sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú, buồng trứng, ung thư tinh hoàn;

2. Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị các bệnh ung thư trên

1. Quy trình phân lập, tạo khối tế bào gốc tạo máu tự thân từ máu ngoại vi và tuỷ xương;

2. Chỉ định và quy trình sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú, tinh hoàn và buồng trứng;

3. Bản báo cáo đánh giá kết quả điều trị các bệnh ung thư trên theo quy trình và chỉ định đã được xây dựng;

4. Điều trị có kết quả cho mỗi loại bệnh 10 bệnh nhân.

 

8

Nghiên cứu quy trình sử dụng tế bào gốc tạo máu trong điều trị một số bệnh ở trẻ em.

1. Xây dựng được quy trình phân lập, tạo khối tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi, máu cuống rốn và tuỷ xương;

2. Xây dựng được chỉ định và quy trình sử dụng tế bào gốc tạo máu từ các nguồn trên trong điều trị bệnh Thalasemie; Suy tuỷ và bệnh bạch cầu ở trẻ em;

3. Đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh lý trên bằng quy trình đã được xây dựng.

1. Quy trình phân lập, tạo khối tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi, máu cuống rốn và tuỷ xương;

2. Chỉ định và quy trình sử dụng tế bào gốc tạo máu từ các nguồn trên trong điều trị Thalasemie, Suy tuỷ  và bệnh bạch cầu ở trẻ em;

3. Báo cáo đánh giá kết quả điều trị các bệnh lý trên bằng các quy trình đã được xây dựng;

4. Điều trị có kết quả cho mỗi loại bệnh 05 bệnh nhân.

 

IV

Chăn nuôi thú y

9

Nghiên cứu một số giải pháp để nâng cao năng suất và chất lượng bò thịt  ở Việt Nam

Nâng cao năng suất và chất lượng thịt bò thông qua các biện pháp về giống, dinh dưỡng, quản lý và giết mổ

 

 

1. Quy trình kỹ thuật (thức ăn, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh) và quản lý sản xuất để đạt tăng trọng trung bình 600 gram/ngày và 800 gram/ngày khi vỗ béo.

2. Tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 50%, tỷ lệ thịt tinh đạt trên 40%.

3. Độ mềm và tỷ lệ mỡ giắt (marbling score) sau vỗ béo đạt tiêu chuẩn trung bình tiên tiến của thế giới;

4. 3 mô hình chăn nuôi bò thịt (quy mô 150 - 200 con/mô hình) đạt hiệu quả kinh tế tại ba miền Bắc, Trung, Nam.

 

V

Thủy lợi

10

Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và thiết bị xử lý nền móng dưới nước cho đập xà lan

 

1. Đề xuất được giải pháp công nghệ xử lý nền móng dưới nước cho đập xà lan.

2. Thiết kế và chế tạo được thiết bị làm phẳng nền móng dưới nước cho đập xà lan, năng suất, chất lượng cao hơn các giải pháp hiện hành.

1. Giải pháp và Quy trình tính toán thiết kế xử lý nền móng dưới nước cho đập xà lan ứng với các giải pháp khác nhau;

2. Thiết kế công nghệ thi công nền móng dưới nước cho đập xà lan;

3. Bản vẽ thiết kế chế tạo thiết bị làm phẳng đáy móng với công suất phù hợp cho các loại đập xà lan;

4. Chế tạo một thiết bị làm phẳng hố móng;

5. Ứng dụng xử lý nền móng dưới nước cho 2-3 đập xà lan.

 

11

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành bơm cột nước thấp, lưu lượng lớn để chống ngập cho các thành phố ven biển.

Làm chủ được công nghệ thiết kế, chế tạo các loại bơm lưu lượng lớn cột nước thấp có kết cấu hợp lý được thực tế chấp nhận để tiêu nước chống ngập cho các thành phố ven biển.

1. Bản vẽ thiết kế bơm có các thông số sau: cột nước H=1.5-3.0m, lưu lượng 10000 - 15000 m3/h, hiệu suất³75% phù hợp về công nghệ chế tạo và khả năng khai thác vận hành ở Việt Nam. Giá thành <80% giá sản phẩm cùng loại.

2. Hướng dẫn thiết kế Quy trình công nghệ chế tạo, lắp đặt, vận hành.

3. Chế tạo lắp đặt và vận hành một máy ở thực tế.

 

VI

Cơ khí - Tự động hóa

12

Nghiên cứu công nghệ, thiết kế chế tạo dây chuyền thiết bị sản xuất viên nhiên liệu (Pellet) từ trấu.

Làm chủ  công nghệ, thiết kế và chế tạo được trong nước dây chuyền thiết bị sản xuất viên nhiên liệu từ trấu.

1. Qui trình công nghệ sản xuất viên nhiên liệu từ trấu.

2. Bộ tài liệu thiết kế, công nghệ chế tạo dây chuyền thiết bị sản xuất viên nhiên liệu từ trấu, năng suất tối thiểu 1 tấn sản phẩm/giờ.

3. 01 dây chuyền sản xuất nhiên liệu dạng viên (Pellet) từ trấu theo công nghệ đã được nghiên cứu đạt các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

+ Năng suất tối thiểu: 1 tấn sản phẩm /giờ;

+ Tỷ khối của viên: 0,7÷ 0,8 kg/dm3 với độ ẩm dưới 12%;

+ Kích thước viên 8÷16 mm.

 

VII

Trồng trọt

13

Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp nhện gié (Steneotarsonemus spinki Smiley) hại lúa ở Việt Nam

 

1. Xác định được qui luật phát sinh, gây hại của nhện gié hại lúa.

2. Xây dựng được biện pháp  phòng trừ tổng hợp nhện gié hại lúa hiệu quả và thân thiện với môi trường.

1. Báo cáo về mức độ gây hại của nhện gié hại lúa ở Việt Nam.

2. Báo cáo về đặc điểm hình thái, sinh học và quy luật phát sinh của nhện gié hại lúa.

3. Quy trình phòng trừ tổng hợp nhện gié hại lúa hiệu quả và thân thiện với môi trường cho 3 vùng sản xuất lúa chính  (được sản xuất chấp nhận).

4. Mô hình thực nghiệm áp dụng qui trình phòng trừ tổng hơp nêu trên ở 3 vùng: Đồng bằng sông Hồng, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long với qui mô: 2 mô hình/vùng/vụ, 10 ha/mô hình ).

 

VIII

Công nghệ sinh học

14

Nghiên cứu công nghệ sản xuất enzyme ngoại bào laccase, manganase, lignin peroxidase (MnP)  từ vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ bền vững  phục vụ xử lý  các chất ô nhiễm đa vòng thơm

Tạo được chế phẩm enzyme ngoại bào (laccase, manganase, lignin peroxidase) để ứng dụng xử lý các chất ô nhiễm đa vòng thơm

 

1. Bộ sưu tập vi sinh vật sinh (20-30 chủng) enzyme ngoại bào sinh enzyme (laccase, manganase, lignin peroxidase);

2. Quy trình công nghệ sản xuất các enzyme thô có hiệu quả cao (laccase 4-7000 U/l; lignin 10-30U/l, manganase 400-600 U/l)

3. Quy trình bảo quản các chế phẩm enzyme;

4. Quy trình sử dụng các chế phẩm enzyme tạo ra để xử lý hiệu  quả các chất ô nhiễm đa vòng thơm;

5. Sản phẩm enzyme đủ để xử lý ở qui mô pilot (hiện trường 100-150 m3)

6. Quy trình tạo biosensor phân tích nhanh, nhạy một số chất ô nhiễm đa vòng thơm trong mẫu môi trường;

 

15

Nghiên cứu chuyển gen vào dòng cây vô phối tạo quả cam, quýt không hạt

Tạo được cây cam, quýt không hạt bằng công nghệ chuyển gen vào cây vô phối

 

1. Các vecto mang gen sinh tổng hợp và mẫn cảm với auxin

2. Quy trình công nghệ chuyển gen vào cây cam, quýt vô phối

3. Các dòng cây cam, quýt vô phối (tối thiểu 2 dòng)

4. Các dòng cam, quýt chuyển gen không hạt (2 dòng cho mỗi loại)

 

16

Nghiên cứu xây dựng thẻ dữ liệu ADN nhận dạng cá thể người phục vụ công tác an ninh và dân sinh

1. Tạo được thẻ ADN nhận dạng cá thể người có độ chính xác và tin cậy cao

2. Ứng dụng được thẻ nhận dạng cá thể người trong công tác an ninh và dân sinh

 

1. Quy trình công nghệ sản xuất thẻ ADN nhận dạng cá thể người có độ chính xác và tin cậy cao

2. Ngân hàng (3 nghìn) thẻ ADN và phần mềm quản lý thông tin cá thể một cách khoa học, thuận tiện

3. Ngân hàng sinh phẩm 3.000 cá thể người được bảo quản lâu dài

 

17

Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định tác nhân gây bệnh mất mủ cao su và vi sinh vật đối kháng phục vụ phòng chống bệnh

Xây dựng được phương pháp xác định chính xác tác nhân gây bệnh mất mủ cao su và vi sinh vật đối kháng làm cơ sở xây dựng quy trình phòng chống bệnh

1. Phương pháp xác định chính xác tác nhân gây bệnh và  vi sinh vật đối kháng, thành phần chủng và phân bố;

2. Phương pháp xác định các tác nhân gây bệnh và các vi sinh vật đối kháng bằng chỉ thị phân tử;

3. 1-2 chế phẩm sinh học dễ sử dụng  phòng, trừ bệnh mất mủ cây sao su có hiệu lực cao;

4. Quy trình sử dụng sản phẩm để phòng, trừ bệnh có hiệu quả ở quy mô 8-12 ha;

 

18

Nghiên cứu, sản xuất phân hữu cơ vi sinh đa yếu tố đặc chủng cho cây cao su vùng Tây Bắc từ than bùn và phế phụ phẩm nông nghiệp

Xây dựng được quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh đa yếu tố, đặc chủng có chất lượng cao cho cây cao su tại Tây Bắc

1. Bộ chủng vi sinh vật phù hợp với yêu cầu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho cây cao su;

2. Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh đa yếu tố đặc chủng có chất lượng cao cho cây cao su tại Tây Bắc;

3. Phân bón hữu cơ vi sinh đa yếu tố đặc chủng cho cây cao su hiệu quả, dễ sử dụng và tăng năng suất mủ cây sao su trên 15%;

4. 150 tấn phân hữu cơ vi sinh đa yếu tố đặc chủng và đánh giá chất lượng của phân bón cho cây cao su vùng Tây Bắc;

5. Quy trình sử dụng chế phẩm;

 

IX

Năng lượng và Mỏ

19

Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và thiết kế khai thác hỗn hợp hầm lò và lộ thiên nhằm sớm huy động trữ lượng than hầm lò

Xây dựng loại hình khai thác hỗn hợp hầm lò và lộ thiên đảm bảo an toàn và hiệu quả

1. Cơ sở dữ liệu để khai thác hỗn hợp hầm lò và lộ thiên vùng than Quảng Ninh.

2. Bộ hồ sơ thiết kế khai thác hỗn hợp hầm lò và lộ thiên cho một mỏ cụ thể được Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) chấp nhận áp dụng.

 

20

Nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá giám sát an ninh hệ thống điện Việt Nam

Xây dựng hệ thống đánh giá giám sát và các giải pháp nâng cao độ tin cậy và an toàn hệ thống điện Việt Nam

1. Các chức năng, thiết kế cấu hình phần cứng, phần truyền thông và phần mềm của hệ thống đánh giá giám sát an ninh hệ thống điện nước ta trên cơ sở các phương pháp đánh giá ổn định hệ thống điện và cơ sở hạ tầng SCADA hiện có ở Việt Nam

2. Công cụ tính toán, các tiêu chuẩn đánh giá độ tin cậy hệ thống điện và các giải pháp nâng cao an ninh - tin cậy hệ thống điện Việt Nam trên cơ sở các phương pháp hiện đại như: mô phỏng xác suất thống kế và phân tích hệ thống…

3. Ứng dụng thử nghiệm kết quả đề tài trong ngành điện.

 

X

Hóa học - Vật liệu - Môi trường

21

Nghiên cứu chế tạo một số lớp phủ bảo vệ, trang trí đóng rắn bằng tia tử ngoại trên cơ sở các hợp chất thiên nhiên Việt Nam

1. Phát triển một số hệ khâu mạch bằng tia tử ngoại mới, hiệu quả cao trên cơ sở dầu thực vật chức hóa (dẫn suất) nguồn gốc thiên nhiên.

2. Ứng dụng các hệ khâu mạch nêu trên làm vécni, sơn bảo vệ, trang trí cho ô tô, xe máy và đồ gỗ cao cấp.

1. Quy trình công nghệ chế tạo vật liệu bằng tia tử ngoại có khả năng khâu mạch.

2. Quy trình sử dụng vật liệu khâu mạch trên dây chuyền quy mô công nghiệp để sơn phủ ô tô, xe máy và đồ gỗ cao cấp.

3. 100 Kg sản phẩm vật liệu sơn phủ có các tính năng cơ lý cao, bền thời tiết tốt, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

 

XI

Tài nguyên - Môi trường

22

Nghiên cứu ứng dụng màng lọc nano trong công nghệ xử lý nước biển áp lực thấp thành nước sinh hoạt cho các vùng ven biển và hải đảo Việt Nam.

1. Nghiên cứu sử  dụng màng lọc nano trong các dây chuyền công nghệ xử lý nước biển áp lực thấp thành nước dùng cho sinh hoạt;

2. Lắp đặt trình diễn hệ thống thiết bị xử lý nước biển áp lực thấp bằng màng lọc nano trong phòng thí nghiệm và ở qui mô thử nghiệm (pilot).

1. Dây chuyền công nghệ xử lý nước biển áp lực thấp thành nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn Việt Nam bằng công nghệ màng lọc nano có tính khả thi, có thể áp dụng rộng rãi, giá thành xử lý có thể chấp nhận được;

2.  Mô hình thí điểm một trạm xử lý nước biển công suất 5 m3/ngày tại một địa phương.

3. Công bố các kết quả nghiên cứu và kết hợp đào tạo.

 

XII

Phòng tránh thiên tai

23

Nghiên cứu nguyên nhân, cơ chế diễn biến hình thái và đề xuất các giải pháp KHCN nhằm ổn định vùng cửa biển Lộc An, Cửa Lấp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

1.  Xác lập được cơ sở khoa học về các quá trình dịch chuyển luồng lạch, biến động đường bờ tại vùng biển từ cửa Lộc An đến Cửa Lấp.

2.  Đề xuất được các giải pháp chỉnh trị tổng thể để ổn định vùng cửa sông ven biển, phục vụ phòng chống thiên tai và phát triển bền vững cho vùng nghiên cứu.

1. Báo cáo phân tích quá trình dịch chuyển luồng lạch, xói lở, bồi lấp đường bờ. Đánh giá được nguyên nhân, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng.

2. Báo cáo kết quả trên mô hình toán về trường động lực và diễn biến hình thái

3. Bản đồ quy hoạch chỉnh trị với tỷ lệ phù hợp

4. Báo cáo thuyết minh các giải pháp chỉnh trị tổng thể, thiết kế sơ bộ kết cấu công trình điển hình được địa phương chấp nhận.

5. Đánh giá hiệu quả các giải pháp.

 

24

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tổng thể để ổn định vùng bờ biển Nam Định từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy.

1. Xác định được cơ sở khoa học các quá trình động học và biến động đường bờ từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy

2. Đề xuất được các giải pháp chỉnh trị tổng thể  phục vụ phòng chống thiên tai và khai thác tiềm năng kinh tế, phát triển bền vững của vùng nghiên cứu.

1. Báo cáo tổng thể phân tích nguyên nhân, cơ chế , các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình  diễn biến cửa sông và biến động đường bờ biển, chú trọng phân tích hiệu quả của các công trình đã xây dựng

2.  Báo cáo kết quả nghiên cứu trên mô hình toán về quá trình diễn biến hình thái trước và sau khi  chỉnh trị

3.  Các bản đồ diễn biến đường bờ, bản đồ quy hoạch chỉnh trị với tỷ lệ phù hợp

4. Báo cáo thuyết minh các giải pháp chỉnh trị tổng thể,  thiết kế sơ bộ một số hạng mục công trình tiêu biểu được địa phương chấp nhận.

5. Phân tích hiệu quả các giải pháp.

 

25

Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát đến thay đổi  lòng dẫn sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu) và đề xuất giải pháp quản lý, quy hoạch khai thác hợp lý.

1. Đánh giá được thực trạng và ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát đến diễn biến lòng dẫn sông Tiền, sông Hậu

2. Đánh giá được tiềm năng và quy hoạch khai thác cát một cách hợp lý đối với loại sông bị ảnh hưởng triều và mặn

3. Đưa ra được qui trình kỹ thuật và mô hình quản lý khai thác phục vụ phát triển bền vững.

1. Báo cáo tổng hợp về thực trạng và những tác động hoạt động khai thác cát tới ổn định lòng dẫn, thoát lũ giao thông

2. Báo cáo về cơ sở khoa học của hoạt động khai thác cát trên sông bị ảnh hưởng triều và mặn

3. Bản đồ quy hoạch khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu tỷ lệ 1: 250.000 và  tỷ lệ 1: 10.000 cho 04 khu vực trọng điểm.

4. Mô hình quản lý khai thác cát phục vụ phát triển bền vững.

5. Qui trình kỹ thuật khai thác cát hơp lý, thiết kế cho một đoạn sông cụ thể.

 

 

 

XIII

Khoa học Xã hội và Nhân văn

26

Tương tác giữa yếu tố tự nhiên với đời sống văn hoá và kinh tế của dân tộc Mông - Dao ở miền núi phía Bắc.

1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tương tác giữa yếu tố tự nhiên với đời sống văn hoá - kinh tế của dân tộc Mông - Dao ở miền núi phía Bắc.

2. Đề xuất các giải pháp sử dụng và phát huy yếu tố tự nhiên phục vụ công tác định cư và phát triển đời sống văn hoá - kinh tế các dân tộc Mông - Dao ở miền núi phía Bắc theo hướng phát triển bền vững.

1. Tổng quan lý luận và thực tiễn về tương tác giữa yếu tố tự nhiên với đời sống văn hoá, kinh tế  của dân tộc Mông - Dao.

2. Đánh giá thực trạng tác động ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến đời sống văn hoá, kinh tế của cộng đồng các dân tộc Mông - Dao ở miền núi phía Bắc.

3. Xác định được các vấn đề cơ bản đặt ra trong mối quan hệ tương tác giữa yếu tố tự nhiên - đời sống kinh tế, văn hoá của các dân tộc Mông - Dao ở miền núi phía Bắc.

4. Đề xuất được phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng và phát huy yếu tố tự nhiên phục vụ công tác định cư và phát triển đời sống văn hoá - kinh tế của dân tộc Mông - Dao theo hướng phát triển bền vững.

 

27

Tranh chấp lao động và đình công trong các công ty liên doanh và công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta

1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tranh chấp lao động và đình công trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

2. Làm rõ thực trạng tranh chấp lao động và đình công trong các công ty liên doanh và công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta.

3. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết vấn đề tranh chấp lao động và đình công.

1. Tổng quan cơ sở lý luận về tranh chấp lao động và đình công trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

2. Đánh giá thực trạng tranh chấp lao động và đình công ở nước ta trong 10 năm (2001 - 2010). Xác định nguyên nhân, hậu quả của tranh chấp lao động và đình công.

3. Tổng quan đánh giá tình hình tranh chấp lao động và đình công ở một số nước đang phát triển, bài học kinh nghiệm giải quyết vấn đề tranh chấp lao động và đình công của họ.

4. Đề xuất được các giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp lao động và đình công, giải quyết  tranh chấp lao động và đình công xảy ra.

 

28

Nâng cao văn hoá nghề trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta

 

1. Nghiên cứu những cơ sở lý luận và phương pháp luận về văn hoá nghề.

2. Làm rõ thực trạng chung về văn hoá nghề ở nước ta hiện nay và của một lĩnh vực cụ thể.

3. Đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm nâng cao văn hoá nghề đáp ứng những yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

1. Tổng quan những vấn đề lý luận và phương pháp luận về văn hoá nghề, làm rõ nội dung của khái niệm văn hoá nghề, những yêu cầu và tiêu chí cơ bản của văn hoá nghề.

2. Xác định rõ những yêu cầu và đòi hỏi của việc nâng cao văn hoá nghề trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

3. Phân tích thực trạng của văn hoá nghề ở nước ta hiện nay và của một lĩnh vực cụ thể, xu hướng phát triển của văn hoá nghề trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước từ nay đến năm 2020.

- Đề xuất được các chính sách, tiêu chí cơ bản  và giải pháp nhằm nâng cao văn hoá nghề đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình xây dựng và phát triển đất nước; phương án áp dụng cho một lĩnh vực cụ thể đã chọn.

 

29

Tổ chức và các giải pháp phát triển không gian dịch vụ công cộng tại các đô thị Việt Nam trong tương quan vùng đô thị và vùng kinh tế trọng điểm

1. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc tổ chức quy hoạch, quản lý phát triển không gian dịch vụ công cộng trong tương quan vùng đô thị và vùng kinh tế trọng điểm

2. Đề xuất các chính sách, giải pháp về tổ chức, quy hoạch và quản lý phát triển không gian dịch vụ công cộng tại đô thị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

 

1. Tổng quan lý luận và thực tiễn về quy hoạch,  tổ chức quản lý và đầu tư phát triển không gian dịch vụ công cộng trong tương quan vùng đô thị và vùng kinh tế trọng điểm.

2. Đánh giá thực trạng việc quy hoạch, tổ chức quản lý và đầu tư phát triển không gian dịch vụ và các công trình dịch vụ công cộng tại các đô thị hiện nay. Đánh giá một trường hợp đô thị lớn cụ thể

3. Đề xuất được các chính sách xã hội hoá nguồn lực đầu tư và các giải pháp xã hội hoá phương thức quản lý dịch vụ công cộng tại đô thị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Phương án dự kiến cho một đô thị lớn trong giai đoạn đến 2030.

 

30

Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

2. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam.

3. Phân tích yêu cầu và khả năng phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm 2020.

4. Đề xuất quan điểm, phương hướng các giải pháp phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ.

1. Tổng quan cơ sở khoa học về các vấn đề dịch vụ logistics gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam.

2. Phân tích thực trạng dịch vụ logistics của Việt Nam có so sánh với các nước khu vực.

3. Đề xuất được các giải pháp có tính khả thi về phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam.

 

31

Tác ̣động của  quá trình đô thị hoá đến sự phát triển của khu vực nông thôn giai đoạn 2011 - 2020

1. Nghiên cứu các tác động của quá trình đô thị hoá đến nông thôn Việt Nam và của một vùng cụ thể.

2. Làm rõ các đặc điểm của xu thế đô thị hoá ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020.

3.  Đề ra chính sách giải pháp điều tiết tác động của đô thị hoá đối với khu vực nông thôn.

1. Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hoá tới khu vực nông thôn.

2. Đề xuất được các chính sách, giải pháp có tính khả thi để điều tiết tác động của đô thị hoá đối với khu vực nông thôn và phương án cho một vùng nông thôn cụ thể đã chọn.

 

32

Nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam đến năm 2020

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tập đoàn kinh tế.

2. Đánh giá thực trạng hoạt động, vai trò, các yếu tố tác động của mô hình các tập đoàn kinh tế nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam hiện nay.

3. Đề xuất phương hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước đến năm 2020.

1. Tổng quan lý luận về mô hình tập đoàn kinh tế.

2. Đánh giá khách quan thực trạng hoạt động, mô hình của các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam và các vấn đề đặt ra so với yêu cầu phát triển.

3. Quan điểm, phương hướng và kiến nghị các giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước.

 

33

Hình thành và phát triển thị trường điện tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường điện.

2. Phân tích thực trạng thị trường điện tại Việt Nam.

3. Mô hình phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

4. Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường điện giai đoạn 2011 - 2020.

1. Tổng quan lý luận về thị trường điện cạnh tranh.

2. Đề xuất được mô hình thị trường điện cạnh tranh phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

3. Xây dựng được các giải pháp có tính khả thi cao để phát triển thị trường điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020.

 

34

Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020

1. Xác định yêu cầu và tiềm năng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông.

2. Luận cứ các hướng ưu tiên và các đối tác chiến lược cụ thể của khu vực Trung Đông.

3. Đề xuất giải pháp và chính sách phát triển mở rộng hợp tác có hiệu quả với khu vực Trung Đông đến năm 2020.

1. Tổng quan đầy đủ tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - khu vực Trung Đông.

2. Luận cứ khoa học về việc lựa chọn các hướng ưu tiên và các đối tác chiến lược cụ thể của khu vực Trung Đông.

3. Đề xuất được các giải pháp tạo ra những đột phá trong quan hệ hợp tác Việt Nam - khu vực Trung Đông.

 

35

Đánh giá môi trường đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn Việt Nam và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến 2020

1. Đánh giá vai trò, thực trạng đầu tư và môi trường đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn hiện nay tại Việt Nam.

2. Phân tích những vấn đề cơ bản của môi trường đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đến năm 2020.

3. Đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn ở nước ta đến năm 2020.

1. Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

2. Đề xuất được phương hướng cải thiện môi trường đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

3. Kiến nghị chính sách và giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi