Quyết định 2642/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt danh mục, mục tiêu, dự kiến kết quả các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2008

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2642/QĐ-BNN-KHCN

Quyết định 2642/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt danh mục, mục tiêu, dự kiến kết quả các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2008
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:2642/QĐ-BNN-KHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
12/09/2007
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 2642/QĐ-BNN-KHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2642/QĐ-BNN-KHCN DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

___________

CNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đc lp-Tự do-Hạnh phúc

______________________

Số: 2642/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2007

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt danh mục, mục tiêu, dự kiến kết quả các đề tài/dự án

khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2008

_______________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định 86/2003/NĐ- CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ;

Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Phê duyệt Danh mục, mục tiêu, dự kiến kết quả các đề tài/dự án Khoa học công nghệ cấp Bộ năm 2008" (Phụ lục kèm theo)

Điều 2: Vụ Khoa học công nghệ tổ chức và hướng dẫn các cơ quan nghiên cứu khoa học tham gia tuyển chọn, thực hiện các đề tài theo quy định quản lý khoa học và tài chính của Nhà nước

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Cơ quan chủ trì, Chủ nhiệm các đề tài, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu VP, KHCN

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

 

DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI KHCN CẤP BỘ ĐỀ XUẤT MỚI CHO GIAI ĐOẠN 2008-2010

(Theo Quyết định số 2642 ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TT

Tên đề tài

Thời gian

Mục tiêu

Dự kiến kết quả đạt được

Hình thức giao

 

Trồng trọt- Bảo vệ thực vật

 

1

Nghiên cứu chọn lọc gốc ghép cây có múi chống chịu điều kiện hạn và phèn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2008 – 2010

- Nâng cao hiệu quả sản xuất cây có múi trên cơ sở chủ động gốc ghép có khả năng tương thích và chống chịu được điều kiện phèn mặn ứng dụng cho vùng.

Chọn được 1-2 tổ hợp gốc ghép/mắt ghép có khả năng tương thích, chịu được hạn và phèn mặn, thích ứng rộng ở vùng ĐBSCL, đảm bảo được năng suất và chất lượng của giống.

Tuyển chọn

2

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng hợp để hạ giá thành sản suất đậu tương vụ đông ở vùng đồng bằng Bắc bộ.

2008 - 2010

- Mở rộng diện tích, tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất đậu tương và nâng cao hiệu quả tăng thu nhập cho nông dân.

- Góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, giảm nhập khẩu đậu tương.

- Xác định 2-3 giống đậu tương thích hợp cho vụ đông

- Xác định các yếu tố hạn chế sản xuất, biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp và các giải pháp quản lý tổng hợp cho sản suất đậu tương đông.

- Hạ giá thành 15-20% so với sản xuất hiện tại.

- Xây dưng mô hình quản lý tổng hợp qui mô 10- 15ha/1 mô hình cho bộ giống trên.

Tuyển chọn

3

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (Hypsizygus marmoreus) và nấm chân dài (Clitocybe maxima)

2008 - 2010

- Đa dạng hóa chủng loại giống nấm ăn và nấm dược liệu chất lượng cao để phát triển nuôi trồng tại Việt Nam.

- 2 giống: nấm ngọc châm và nấm chân dài được công nhận.

- Quy trình công nghệ nhân giống, nuôi trồng 2 giống nấm trên.

- 4 mô hình sản xuất hàng hoá cho 2 giống nấm trên với sản lượng 40 tấn (10 tấn/1 giống nấm/1 mô hình).

Tuyển chọn

4

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và đề xuất biện pháp phòng trừ ve sầu hại cà phê ở Tây Nguyên

2008 - 2010

- Xác định thành phần, đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản và đề xuất biện pháp phòng trừ có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do ve sầu gây thiệt hại cho cà phê.

- Thành phần ve sầu hại cà phê, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài gây hại quan trọng ở Tây Nguyên.

- Diễn biến quần thể của loài ve sầu gây hại quan trọng và các yếu tố ảnh hưởng cũng như tác hại kinh tế của chúng.

- Xây dựng được 2 mô hình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, với quy mô 10ha/ 1 mô hình.

Tuyển chọn

5

Nghiên cứu bệnh thối rễ trên một số cây ăn quả đặc sản (cây có múi, vú sữa, chôm chôm, nhãn, thanh long...) ở đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp phòng trừ

2008 - 2010

- Nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển các cây ăn quả đặc sản (cây có múi, vú sữa, chôm chôm, nhãn, thanh long...) ở đồng bằng sông Cửu Long một cách bền vững

- Xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ đối với các cây ăn quả đặc sản trên. Xác định các vi sinh vật có ích trong đất có thể sử dụng làm vi sinh vật đối kháng. Đánh giá khả năng chống chịu/kháng bệnh thối rễ của các giống. Xác định bộ thuốc ít độc phòng trừ được bệnh thối rễ.

- Qui trình quản lý tổng hợp bệnh thối rễ trên các cây ăn quả đặc sản.

- Xây dựng mô hình phòng trừ bệnh thối rễ đối với từng loại cây trồng với qui mô từ 2 - 3 ha/1 mô hình.

Tuyển chọn

6

Nghiên cứu chọn tạo các giống lạc, đậu tương và kỹ thuật canh tác cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

2008 - 2010

- Chọn tạo được các giống lạc, đậu tương có năng suất cao, chất lượng tốt và biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và bảo đảm sản xuất nông nghiệp bền vững vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

- Chọn tạo được 1-2 giống lạc và 1-2 giống đậu tương có năng suất cao hơn từ 10- 15% và phẩm chất tốt so với các giống hiện có ở vùng.

- Xây dựng được quy trình thâm canh các giống mới.

- Xây dựng 2 mô hình trình diễn giống mới, qui mô 8- 10ha/1 mô hình.

Tuyển chọn

7

Nghiên cứu mô hình sơ chế cao su quy mô nhỏ giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2008 - 2010

Đáp ứng yêu cầu sơ chế cao su tiểu điền, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Quy trình sơ chế cao su quy mô nhỏ áp dụng cho sản xuất, sơ chế cao su tiểu điền.

- Xây dựng 4 mô hình xử lý (2-3 tấn/ngày), nước thải đạt yêu cầu của Tiêu chuẩn về môi trường

Tuyển chọn

8

Nghiên cứu ứng dụng biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng, các bệnh lá khác trên vườn cao su khai thác.

2008 - 2010

Phòng trừ bệnh có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.

- Đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh.

- Bộ thuốc tốt nhất trong phòng trừ bệnh trên lá.

- Qui trình quản lý tổng hợp bệnh trên lá và biện pháp thích hợp phòng trừ bệnh lá trên vườn cao su khai thác.

Tuyển chọn

9

Nghiên cứu tuyển chọn, phát triển kiến thức bản địa và xây dựng mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, bảo quản, chế biến phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng

2008 -2010

- Phát triển được những kiến thức bản địa có giá trị cả về hiệu quả kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Lưu giữ được những giá trị truyền thống của các nhóm dân tộc trong vùng.

- Góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tuyển chọn được ít nhất 10 kiến thức bản địa (giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến, ...) có khả năng nhân rộng và áp dụng kiến thức bản địa cho một số hệ thống canh tác nông nghiệp bền vững.

- Xây dựng được 2-3 mô hình sản xuất áp dụng kiến thức bản địa đã được tuyển chọn

- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật cho các cán bộ và người dân vùng nghiên cứu.

Tuyển chọn

10

Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cho cây ngô lai trong cơ cấu luân canh hai vụ lúa theo hướng tăng năng suất, giảm giá thành và phát triển bền vững ở ĐBSCL

2008 - 2009

- Phát triển sản xuất ngô lai trong cơ cấu luân canh hai vụ lúa theo hướng tăng năng suất, giảm giá thành, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.

- Quy trình sản xuất cây ngô lai trong cơ cấu luân canh hai vụ lúa theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế từ 10- 15% so với cơ cấu hiện tại.

- Xây dựng 3 mô hình cho vùng, qui mô 10- 15 ha/1 mô hình

Tuyển chọn

11

Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa thơm chất lượng cao có khả năng kháng rầy cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2008-

2010

Chọn tạo được giống lúa thơm ngắn ngày có chất lượng cao, kháng rầy để ngăn chặn nguồn lây nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Chọn tạo được 3- 5 giống lúa thơm ngắn ngày (≤ 105 ngày) chống chịu rầy, có chất lượng cao.

- Xây dựng qui trình sản xuất cho từng giống.

- Xây dựng 3 mô hình cho mỗi giống, qui mô 5- 10ha/1 mô hình.

Tuyển chọn

 

Đất, phân bón, QHNN

 

12

Sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh ENVISAT (MERIS, ASAR) và SPOT trong nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp và theo dõi lúa vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2008-2010.

2008 - 2010

- Xác định biến động diện tích sử dụng đất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu sử dụng đất nông nghiệp vùng nghiên cứu.

- Ứng dụng ảnh viễn thám radar ASAR xác định diện tích và dự báo năng suất lúa.

- Cơ sở dữ liệu sử dụng đất nông nghiệp

- Bản đồ lớp phủ và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Bản đồ biến động lớp phủ và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp gắn với số liệu thống kê về biến động giai đoạn 2008-2010.

- Bản đồ vùng canh tác lúa gắn với thống kê diện tích đất trồng lúa đến huyện, xã.

- Phương pháp luận đánh giá biến động lớp phủ và sử dụng đất bằng ảnh viễn thám.

- Dự báo năng suất lúa.

Tuyển chọn

13

Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nông lâm nghiệp để sử dụng bền vững, có hiệu quả trên đất dốc và đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ

2008 - 2010

- Xác định được các nguyên nhân gây suy thoái hệ sinh thái trên đất dốc và đất cát vùng DHNTB

- Xây dựng mô hình thí điểm canh tác bền vững trên đất dốc và đất cát vùng DHNTB

- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nông lâm nghiệp để tăng hiệu quả kinh tế và sử dụng bền vững tài nguyên đất dốc và đất cát vùng DHNTB

- Bản đồ đất, hiện trạng sử dụng đất dốc, đất cát tỷ lệ 1/250.000.

- Mô hình sử dụng và bảo vệ đất dốc, đất cát đạt hiệu quả kinh tế- xã hội, môi trường

- Các giải pháp nông, lâm nghịêp phù hợp có hiệu quả phục hồi hệ sinh thái trên đất dốc và đất cát vùng DHNTB

- Báo cáo khoa học về một số giải pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nông lâm nghiệp để sử dụng bền vững và có hiệu quả trên đất dốc, đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ

Tuyển chọn

14

Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đến chất lượng, số lượng đất nông nghiêp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở một số tỉnh thuộc vùng kinh  tế trọng điểm phía Bắc

2008 - 2010

- Đánh giá thực trạng môi trường đất vùng bị ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp hoá, đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp

- Mô hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả

- Các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất do công nghiệp hoá, đô thị hoá

- Các giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý

- Giải pháp khoa học công nghệ, chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Tuyển chọn

15

Nghiên cứu công nghệ xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, trấu, thân lá ngô…) làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ

2008 - 2010

- Tăng cường độ phì của đất bằng phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp (rơm rạ, trấu, thân lá ngô…).

- Góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường nông thôn.

- Đánh giá hiện trạng về số lượng và chất lượng phế phụ phẩm chính trong sản xuất nông nghiệp

- Qui trình xử lý phù hợp cho từng loại phế phụ phẩm

- Mô hình xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, trấu, thân lá ngô…) làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ.

Tuyển chọn

16

Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất ở các vùng tái định cư trọng điểm và các giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng đất cho nông dân vùng tái định cư

2008 - 2010

- Nâng cao hiệu qủa sử dụng đất cho nông dân vùng tái định cư

- Đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống cho đồng bào TĐC ở một số công trình TĐC trọng điểm.

- Sơ đồ tỷ lệ 1/1.000.000 các vùng TĐC trọng điểm đến năm 2007

- Bản đồ hịên trạng sử dụng đất nông nghiệp 3 vùng TĐC: Sơn La tỷ lệ 1/100.000; Bản vẽ 1/50.000; PlâyKrông 1/50.000 và diễn biến sử dụng đất sản xuất nông nghịêp năm 2005 – 2008; 2009.

- Báo cáo đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống, thu nhập của đồng bào TĐC và đồng bào sở tại từ năm 2005–2007; 03 báo cáo chuyên đề về phát triển cây lương thực, cây lâu năm và rừng; phát triển chăn nuôi của 3 vùng trên.

- Báo cáo hiện trạng biến đổi sử dụng đất ở các vùng tái định cư trọng điểm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho đồng bào TĐC, hướng tới phát triển sản xuất bền vững cho nông dân vùng tái định cư

Tuyển chọn

 

Chăn nuôi- Thú y

 

17

Nghiên cứu tạo dòng lợn mẹ tổng hợp có máu Móng cái đạt năng suất sinh sản cao, phù hợp với một số vùng sinh thái trọng điểm nhằm tạo ra ưu thế canh tranh về chất lượng thịt đáp ứng yêu cầu của thị trường .

2008 - 2010

- Tạo dòng mẹ tổng hợp có máu Móng cái đạt năng suất bình quân số con đẻ ra còn sống: 11-12 con /ổ.

- Xác định được công thức lai thương phẩm có tỷ lệ thịt nạc lợn thương phẩm: 56-59% ở khối lượng 100kg thể trọng với chất lượng thịt thơm ngon.

- Lựa chọn được quy trình nuôi dưỡng thích hợp cho dòng lợn tạo ra để hạ giá thành sản phẩm.

- 01 dòng tổng hợp có 12,5 và 01 dòng có 6,25% Móng cái đạt năng suất sinh sản bình quân 11-12 con đẻ ra/ lứa. Qui mô mỗi dòng 500 nái và 20 lợn đực giống.

- Các công thức lai tối ưu nhằm sản xuất con lai thương phẩm (Xác định dòng bố có khả năng phối hợp tốt nhất cho 02 dòng lợn nái tổng hợp sản xuất con lai thương phẩm 6,25 và 3,12 % Móng cái).

- Tỷ lệ thịt nạc lợn thương phẩm đạt 56-59%, chất lượng thịt thơm ngon của lợn nội.

- Xây dựng được công thức thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp cho lợn nái lai và lợn thịt thương phẩm.

- Xây dựng được 04 mô hình thử nghiệm khẩu phần ăn phù hợp với các dòng nái và lợn thương phẩm trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có tại các tỉnh khu vực miền Bắc và miền Trung Việt Nam

Tuyển chọn

18

Nghiên cứu xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME), năng lượng thuần cho duy trì (NEm) và sản xuất (NEg); tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng của một số loại thức ăn sẵn có ở địa phương cho gia súc gia cầm.

2008 -2010

- Xác định được hệ số tiêu hoá biểu kiến và tiêu hóa thực (tiêu hóa hồi tràng) của 6 chất dinh dưỡng chủ yếu (vật chất khô, xơ thô, chất béo, khoáng tổng số, dẫn xuất không đạm và axit amin) của 15-20 loại thức ăn chủ yếu sẵn có ở địa phương cho gia súc, gia cầm ở nước ta.

- Xác định và hiệu chỉnh giá trị ME và NE của một số loại thức ăn phổ biến nhất cho gia súc, gia cầm bằng buồng hô hấp, bước đầu xây dựng bảng giá trị NE của các loại thức ăn này.

- Cơ sở dữ liệu về hệ số tiêu hoá của 6 chất dinh dưỡng chủ yếu (vật chất khô, xơ thô, chất béo, khoáng tổng số, dẫn xuất không đạm và axit amin) của 15-20 loại thức ăn chủ yếu cho gia súc, gia cầm, góp phần hiệu chỉnh nhu cầu dinh dưỡng NRC đã sử dụng của nước ngoài để áp dụng cho gia súc, gia cầm Việt Nam.

- Xây dựng các công thức hiệu chỉnh giá trị ME của các loại thức ăn khác trong các bảng giá trị dinh dưỡng thức ăn

- Xác định được giá trị ME, NEm và NEg của 15-20 loại thức ăn phổ biến nhất cho gia súc, gia cầm.

- Xây dựng được các công thức hiệu chỉnh giá trị ME của các loại thức ăn đã được xác định và trình bày trong các bảng giá trị dinh dưỡng thức ăn.

Tuyển chọn

19

Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp khoa học công nghệ phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở một số vùng chăn nuôi lợn trang trại tập trung.

2008 - 2010

- Xác định được giải pháp khoa học công nghệ phù hợp về chuồng nuôi, phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng, hệ thống xử lý chất thải phù hợp với phương thức, quy mô chăn nuôi.

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn trang trại có hiệu quả ở các quy mô khác nhau tại các địa phương.

- Đánh giá được phương thức, thực trạng chuồng nuôi, giống, chăm sóc nuôi dưỡng trong các trang trại chăn nuôi lợn tại các vùng chăn nuôi tập trung.

- Đưa ra được 2-3 phương thức xử lý chất thải chăn nuôi giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng được 5- 6 mô hình chăn nuôi lợn tập trung cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tuyển chọn

20

Nghiên cứu mức độ ô nhiễm Salmonella trong thịt gia súc, gia cầm ở các loại hình giết mổ. Xây dựng phương pháp phòng chống

2008 - 2010

-Đưa ra được cảnh báo đúng đắn về mức độ ô nhiễm vi khuẩn Salmonella ở thịt gia súc, gia cầm do bất cập về điều kiện vệ sinh thú y ở lò mổ

- Xác định được các nguyên nhân và công đoạn chính gây ô nhiễm salmonella tại các lò mổ để từ đó đề racác biện pháp phòng chống có hiệu quả

- Sự khác nhau giữa tỷ lệ nhiễm Salmonella trong thịt gia súc, gia cầm ở 3 lò mổ không đạt tiêu chuẩn vệ snh thú y

- Xác định được đâu là thời điểm lây nhiễm chủ yếu để đề ra được biện pháp can thiệp có hiệu quả

- Tỷ lệ, mức độ nhiễm 4 loại Salmonella nguye hiểm nhất (Sal. enteritis, Sal. typhimurium, Sal. gallinarum, Sal. pullorum) và độc tố của chúng ở các lò mổ khác nhau để tìm ra được các biện pháp phòng chống và cảnh báo có hiệu quả

Tuyển chọn

 

Cơ điện NN-CNSTH

 

21

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo liên hợp gom và đập lúa tự hành

2008 - 2009

Có được trong nước mẫu máy liên hợp gom và đập lúa tự hành phù hợp với qui trình thu hoạch lúa 2 giai đoạn (gặt lúa bằng máy rải hàng)

- 01 mẫu liên hợp gom và đập lúa tự hành năng suất 0,3-0,4 ha/h.

- Ứng dụng có hiệu quả trên diện tích từ 20 ha trở lên.

Tuyển chọn

22

Nghiên cứu giải pháp công nghệ để hạn chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong chế biến một số sản phẩm rau quả lên men (dưa chuột, cà, dưa cải, hành...)

2008 - 2010

- Có được các giải pháp công nghệ để hạn chế và tiêu diệt một số vi sinh vật gây ngộ độc và gây bệnh cho người trong một số sản phẩm rau quả lên men

- Có được chế phẩm vi khuẩn lactic dạng khô đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất rau quả lên men (dưa chuột, cà, dưa cải, hành...) quy mô công nghiệp

- Chế phẩm vi khuẩn lactic để hạn chế và tiêu diệt các VSV gây ngộ độc

- Quy trình công nghệ hạn chế sự nhiễm tạp vi sinh vật gây bệnh

- Quy trình công nghệ ứng dụng chế phẩm vi khuẩn lactic trong sản xuất rau quả lên men (dưa chuột, cà, dưa cải, hành...) quy mô công nghiệp

- Các phương pháp kiểm tra nhanh các vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm

Tuyển chọn

23

Nghiên cứu công nghệ, lựa chọn hệ thống thiết bị phù hợp để sản xuất ván ép (ván okal) từ trấu và mụn chỉ sơ dừa.

2008 - 2009

Tận dụng nguồn phế thải nông nghiệp để sản xuất tấm ván ép; nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Công nghệ sản xuất ván ép từ trấu và mụn chỉ sơ dừa có chất lượng tương đương với ván ép được sản xuất từ dăm gỗ;

- Qui trình sản xuất và hệ thống thiết bị qui mô 300 tấm/ngày (khổ 1,22 x 2,44 m)

- Ứng dụng có hiệu quả vào 1 cơ sở sản xuất.

Tuyển chọn

24

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo xe thu hái trái cây (chôm chôm, xoài, nhãn, vú sữa…)

2008 - 2009

- Tạo được xe tự hành thu hái trái cây nhằm giảm sức lao động, đảm bảo chất lượng và giảm hao hụt quả sau thu hoạch

- 01 xe tự hành thu hái trái cây năng suất 3 – 4 tấn/ngày

- Chiều cao thu hái 4 - 5m, cơ động trong các vườn cây ăn trái

- Giảm tỷ lệ hư hỏng quả xuống < 3% so với phương pháp thu hái truyền thống.

Tuyển chọn

 

Kinh tế chính sách NN-PTNT

 

25

Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn.

2008 - 2010

Hoàn thiện cơ chế chính sách, tổ chức sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau an toàn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và mở rộng hệ thống tiêu thụ rau an toàn.

- Báo cáo thực trạng về cơ chế chính sách, tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ rau an toàn.

- Tổng hợp cơ sở khoa học cho việc đề xuất cơ chế, chính sách tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ rau an toàn.

- Đề xuất về cơ chế, chính sách, tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ rau an toàn.

Tuyển chọn

26

Nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn (Lấy mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm thí điểm).

2008 - 2009

Đưa ra được chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Có chính sách cụ thể đối với nghề thủ công mỹ nghệ.

- Báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.

- Các đề xuất về chính sách và giải pháp phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn.

Tuyển chọn

27

Nghiên cứu đánh giá tác động của việc thực hiện cam kết WTO đến ngành chăn nuôi Việt Nam (Thịt bò, sữa, thịt gà)

2008 - 2009

Đánh giá được tác động của việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO đối với ngành chăn nuôi và các giải pháp phát triển.

- Đánh giá thực trạng nông nghiệp nước ta nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng trong bối cảnh gia nhập WTO.

- Những tác động của việc thực hiện cam kết WTO đến các ngành hàng thịt bò, sữa, thịt gà.

- Các giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế những tiêu cực đến ngành hàng thịt bò, sữa, thịt gàcủa Việt Nam khi thực hiện các cam kết WTO.

Tuyển chọn

28

Nghiên cứu chính sách và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông-lâm sản ở nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

2008 - 2009

Đưa ra được các chính sách phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhở trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm sản ở nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Báo cáo phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông-lâm sản ở nông thôn.

- Đề xuất chính sách và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông-lâm sản ở nông thôn.

Tuyển chọn

29

Hoàn thiện cơ chế, chính sách gắn kết giữa nhà nước, các doanh nghiệp với người nông dân trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

2008 - 2009

Đưa ra được các cơ chế chính sách phù hợp nhằm gắn kết giữa nhà nước, doanh nghiệp với người nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

- Báo cáo đánh giá thực trạng cơ chế chính sách liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

- Đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp gắn kết nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

Tuyển chọn

30

Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng trong nông nghiệp

2008

Tìm ra mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Đánh giá thực trạng đầu tư trong nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp và xác định được mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng trong nông nghiệp.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp.

Tuyển chọn

 

Lâm nghiệp

 

31

Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Dầu rái, Sao đen,

2008 - 2012

Bổ sung cơ cấu cây trồng rừng gỗ lớn, bản địa, hiệu quả cao; nâng cao hiệu quả trồng rừng kinh tế.

- Chọn được 1-2 xuất xứ hoặch giống có năng suất cao cho mỗi loài.

- Quy trình kỹ thuật nhân giống và gây trồng.

- Mô hình rừng trồng: 10ha/loài/vùng.

Tuyển chọn

32

Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Giổi xanh và Re gừng

 

Bổ sung cơ cấu cây trồng rừng gỗ lớn, bản địa, hiệu quả cao; nâng cao hiệu quả trồng rừng kinh tế.

- Chọn được 1-2 xuất xứ hoặc giống có năng suất cao cho mỗi loài.

- Quy trình kỹ thuật nhân giống và gây trồng.

- Mô hình rừng trồng 10ha/loài/vùng.

Tuyển chọn

33

Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng Tống quá sủ, thông caribê Bạch đàn, Keo vùng cao, cho vùng Tây Bắc.

2008 - 2012

Bổ sung cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả trồng rừng kinh tế cho vùng Tây Bắc.

- Chọn được 1-2 xuất xứ hoặch giống có năng suất cao cho mỗi loài.

- Quy trình kỹ thuật nhân giống và gây trồng.

- Mô hình rừng trồng 10ha/loài.

Tuyển chọn

34

Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau.

2008 - 2012

Duy trì và nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở luân kỳ sau.

- Hệ thống ô định vị để theo dõi chu trình dinh dưỡng

- Các biện pháp kỹ thuật quản lý dinh dưỡng rừng trồng

- Mô hình duy trì năng suất tối thiểu bằng luân kỳ trước ở một số vùng trọng điểm (10 ha/mô hình/vùng).

Tuyển chọn

35

Nghiên cứu tác động các quy định của WTO đến phát triển lâm nghiệp

2008 - 2012

- Đánh giá tác động của quá trình gia nhập WTO đến phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp Việt Nam và các giải pháp và chính sách lâm nghiệp để thúc đẩy phát triển rừng sản xuất, chế biến lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp phù hợp với quá trình gia nhập WTO.

- Danh mục các văn bản pháp luật về lâm nghiệp của Việt Nam liên quan đến các quy định của WTO, Danh mục các quy định của WTO liên quan đến lâm nghiệp.

- Báo cáo kết quả rà soát văn bản pháp luật của Việt Nam với các quy dịnh của WTO.

- Báo cáo đánh giá tác động của quá trình gia nhập WTO đến lâm nghiệp Việt Nam.

- Báo cáo đề xuất các giải pháp và chính sách lâm nghiệp để thúc đẩy phát triển rừng sản xuất, chế biến lâm sản hàng hóa và dịch vụ lâm nghiệp phù hợp với quá trình gia nhập WTO.

Tuyển chọn

36

Nghiên cứu sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính và dịch gỗ.

2008 - 2010

Xây dựng công nghệ sản xuất sản phẩm mộc và than hoạt tính từ gỗ Đước nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của gỗ Đước rừng ngập mặn.

- Cơ sở dữ liệu chủ yếu của gỗ Đước.

- Quy trình công nghệ tạo phôi để sản xuất đồ mộc (quy trình xẻ, quy trình tạo ván ghép thanh, quy trình sấy). Quy trình công nghệ sản xuất than hoạt tính và dịch gỗ.

- Thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất than hoạt tính công suất tối thiểu 200kg/mẻ.

- Sản xuất sản phẩm mẫu: Bàn, ghế, cánh cửa. Ít nhất 5 bộ sản phẩm/mẫu.

Tuyển chọn

37

Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván lạng từ gỗ mọc nhanh rừng trồng

2008 - 2009

Nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ một số loài cây rừng trồng mọc nhanh.

- Số liệu về đặc tính công nghệ của gỗ dùng để tạo ván lạng.

- Các quy trình công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật.

- 6 mẫu ván lạng, tối thiểu 50m2/mẫu, được thị trường chấp nhận.

- Thông số kỹ thuật của sản phẩm tạo ra.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật xưởng sản xuất ván lạng công suất 5-6 triệu m2/năm.

Tuyển chọn

38

Nghiên cứu gây nuôi Nhím, Lợn rừng, Dúi dưới tán rừng ở Tây Bắc

2008 - 2010

Phát triển động vật hoang dã, góp phần vảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Tư liệu về đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của 3 loài.

- 3 mô hình gây nuôi dưới tán rừng cho 3 loài: nhím, lợn rừng và dúi.

- 3 bản hướng dẫn kỹ thuật gây nuôi dưới tán rừng cho 3 loài

Tuyển chọn

39

Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật thâm canh cây Guột nếp, Guột trâu, nhằm tạo nguyên liệu thủ công mỹ nghệ ở phía Bắc Việt Nam

2008 - 2009

Bổ sung cơ cấu cây trồng lâm sản ngoài gỗ tạo nguyên liệu cho làm hàng thủ công mỹ nghệ; tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân

- Chọn được 2 giống Guột.

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh Guột.

- 3ha Guột được trồng dưới tán rừng và 10 ha Guột được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh trong rừng tự nhiên.

Tuyển chọn

40

Nghiên cứu tạo cây con Song mật bằng kỹ thuật nuôi cấy invitro.

2008 - 2009

Chủ động nguồn giống chất lượng cao để phát triển song mật làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.

- Quy trình kỹ thuật tạo cây con Song mật bằng phương pháp nuôi cấy invitro.

- 10.000 cây Song mật được tạo ra bằng nuôi cấy invitro đạt tiêu chuẩn đem trồng.

Tuyển chọn

41

Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến Tràm có năng suất và chất lượng tinh dầu cao.

2008 - 2012

- Chọn được những giống Tràm có năng xuất và chất lượng tinh dầu cao.

- Xác định được biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh và công nghệ chế biến những giống tràm đã được tuyển chọn.

- Chọn được 3- 5 giống Tràm có năng suất tinh dầu cao hơn các giống hiện có trong sản xuất 40- 50%, có chất lượng tinh dầu đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh những giống tràm đã được tuyển chọn để sản xuất tinh dầu; Quy trình kỹ thuật chế biến tràm để lấy tinh dầu có chất lượng và hiệu suất cao

- Xây dựng mô hình 20- 25ha rừng Tràm có năng suất tinh dầu cao, chất lượng tinh dầu tốt.

Tuyển chọn

 

Thuỷ lợi

 

42

Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ chống bồi lấp cửa sông Lại Giang ổn định thoát lũ

2008 - 2009

Xác định được nguyên nhân và đề xuất giải pháp chỉnh trị, chống bồi lấp cửa sông, ổn định thoát lũ và tạo ra khu neo đậu tàu thuyền trú bão.

- Cơ sở dữ liệu về địa hình, địa chất, thuỷ hải văn vùng cửa sông Lại Giang;

- Đặc điểm, quy luật diễn biến, chế độ động lực và nguyên nhân cơ chế bồi lấp cửa sông Lại Giang;

- Các giải pháp chỉnh trị chống bồi lấp ổn định cửa sông, đảm bảo tiêu thoát lũ và tạo khu neo đậu tầu thuyền trú bão;

- Hồ sơ thiết kê sơ bộ làm cơ sở đề xuất dự án đầu tư chỉnh trị cửa sông Lại Giang.

Tuyển chọn

43

Nghiên cứu ứng dụng giải pháp xử lý nền móng công trình thủy lợi trên vùng đất yếu Đồng bằng Sông Cửu Long bằng cột Đất- Ximăng khoan trộn sâu

2008 - 2010

Ứng dụng được giải pháp xử lý nền móng công trình thuỷ lợi trên nền đất yếu ĐBSCL bằng cột Đất- Ximăng khoan trộn sâu, có giá thành hợp lý.

- Giải pháp công nghệ và quy trình xử lý nền móng công trình thuỷ lợi trên nền đất yếu ĐBSCL bằng cột Đất-Ximăng khoan trộn sâu, có giá thành hợp lý;

- Kết quả thử nghiệm sức chịu tải của nền ở mô hình tại hiện trường sau khi áp dụng công nghệ đáp ứng được tải trọng công trình thủy lợi;

- Chỉ tiêu và quy trình đánh giá chất lượng xử lý nền móng công trình thuỷ lợi trên nền đất yếu ĐBSCL bằng cột Đất-Ximăng khoan trộn sâu;

- Được chủ đầu tư chấp nhận ứng dụng ít nhất vào một công trình cụ thể;

Tuyển chọn

44

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cố kết hút chân không xử lý nền đất yếu phục vụ xây dựng công trình thuỷ lợi vùng ven biển.

2008 - 2010

Ứng dụng được giải pháp và xây dụng quy trình xử lý nền đất yếu bằng cố kết hút chân không phục vụ xây dựng công trình thuỷ lợi vùng ven biển, có giá thành hợp lý.

- Xác định phạm vi ứng dụng hợp lý của phương pháp.

- Giải pháp công nghệ và quy trình xử lý nền (xác định các thông số trong xử lý nền bằng cố kết hút chân không);

- Kết quả thử nghiệm sức chịu tải của nền ở mô hình tại hiện trường sau khi áp dụng công nghệ đáp ứng được tải trọng công trình thủy lợi;

- Chỉ tiêu và Quy trình đánh giá chất lượng xử lý nền móng công trình thuỷ lợi trên nền đất yếu ven biển bằng cố kết hút chân;

- Được chủ đầu tư chấp nhận ứng dụng ít nhất vào một công trình cụ thể;

Tuyển chọn

45

Nghiên cứu quy trình và phương pháp xây dựng định mức trong quản lý khai thác công trình thủy lợi.

2008 - 2009

Đưa ra được quy trình và phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, làm căn cứ xác định các khoản chi phí hợp lệ, nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn quyền lợi với trách nhiệm

- Sổ tay hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi;

- Dự thảo hướng dẫn để Bộ NN&PTNT ban hành áp dụng;

- Áp dụng xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý vận hành CT thủy lợi cho 01 đơn vị.

Tuyển chọn

46

Nghiên cứu xây dựng phần mềm thủy lực kết hợp với truyền tải chất ô nhiễm trên các hệ thống sông tích hợp với công nghệ GIS

2008 - 2010

Xây dựng được phần mềm tính thuỷ lực kết hợp với truyền tài chất ô nhiễm trên các hệ thống sông, tích hợp được với công nghệ GIS sử dụng có độ tin cậy cao ở Việt Nam

- Chương trình phần mềm áp dụng các giải pháp, kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực tính thủy lực và truyền tải chất ô nhiễm, có sử dụng kỹ thuật đồ họa và GIS để hiển thị kết quả tính và mô phỏng quá trình diễn biến lũ, truyền chất trực quan, thuận tiện, dễ cài đặt và sử dụng;

- Ứng dụng phần mềm đã lập cho 02 hệ thống sông cụ thể của Việt Nam;

- Kiểm định kết quả phần mềm của đề tài, so sánh với các phần mềm thương mại tương tự trên thế giới đã áp dụng ở Việt Nam

(như MIKE 11- modul chất lượng nước của DHI v.v…) khi ứng dụng cho 02 hệ thống sông tại Việt Nam;

Tuyển chọn

47

Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến hệ số tiêu vùng đồng bằng Bắc Bộ

2008 - 2010

- Xác định được mức độ ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến hệ số tiêu vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Đề xuất được hệ số tiêu và giải pháp công trình thủy lợi phù hợp phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Hướng dẫn tính toán hệ số tiêu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ có tính đến ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa được cơ quan quản lý chấp nhận.

- Đề xuất giải pháp điều chỉnh quy hoạch hệ thống tiêu phù hợp.

- Giải pháp công trình thủy lợi phù hợp phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Tuyển chọn

48

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp khắc phục các hiện tượng bất lợi ở cửa van công trình Đập Đáy

2008

Đánh giá được nguyên nhân phát sinh (tiếng kêu, tách mối hàn v.v...) và đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng công trình cửa van Đập Đáy.

- Đánh giá nguyên nhân phát sinh (tiếng kêu, tách mối hàn v.v...) của cửa van;

- Đánh giá khả năng làm việc của cửa van khi vận hành có tải;

- Đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng được cơ quản quản lý chấp nhận

Tuyển chọn

49

Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh vùng núi Bắc bộ (Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái).

2008 - 2010

Đề xuất được giải pháp công trình cấp nước cho sản xuất và dân sinh vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi phía Bắc bộ (Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái).

- Tổng kết, đánh giá các nghiên cứu, mô hình các dự án đã triển khai trên địa bàn;

- Bản đồ vùng khan hiếm nước trên 8 tỉnh, gồm các điểm khan hiếm nước, các đặc tính khan hiếm nước của từng điểm, khả năng trữ nước và cấp nước của các vùng khan hiếm nước;

- Lựa chọn vùng và điểm khan hiếm nước cần ưu tiên giải quyết trong giai đoạn gần và luận cứ lựa chọn điểm xây dựng công trình trữ nước làm mô hình;

- Các giải pháp công trình trữ và cấp nước cho các vùng khan hiếm nước;

- Áp dụng thử nghiệm, xây dựng 03 loại hình cấp nước cho các vùng khan hiếm nước khác nhau.

Tuyển chọn

50

Nghiên cứu các giải pháp thuỷ lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn, Cái Bé

2008 - 2009

Đề xuất được các giải pháp tổng hợp sử dụng hợp lý nguồn nước sông Cái Lớn, Cái Bé

- Cơ sơ dữ liệu về địa hình, địa chất, thuỷ văn và tính toán cân bằng nguồn nước sông Cái Lớn, Cái Bé.

- Các kịch bản phát triển và khai thác tổng hợp sông Cái Lớn, Cái Bé đến năm 2020.

- Giải pháp tổng hợp khai thác bền vững hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn, Cái Bé làm cơ sở quy hoạch sử dụng nước đến năm 2020 được các địa phương và cơ quan quản lý chấp nhận.

Tuyển chọn

51

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất chính sách về phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

2008 - 2009

Đề xuất được cơ sở khoa học và chính sách về phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

- Cơ sở khoa học và chính sách về phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

- Áp dụng đề xuất chính sách về phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cho 03 hệ thống gồm các loại hình khác nhau.

Tuyển chọn

52

Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông.

2008 - 2010

- Đề xuẩt được các giải pháp tổng hợp để duy trì, điều tiết, cân bằng lượng nước giữa các mùa trong năm.

- Xây dựng được một mô hình quản lý lưu vực sông cụ thể.

- Các giải pháp quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn, tầng phủ để tăng nguồn sinh thuỷ, điều hoà nguồn trong năm.

- Các giải pháp bảo vệ đất canh tác (chú ý đất dốc, đất nông nghiệp), giảm thiểu xói mòn, tăng sinh thuỷ, điều hoà nước mặt, nước ngầm.

- Các giải pháp thuỷ lợi tăng nguồn nước mùa khô, giảm lũ lụt.

- Kịch bản các giải pháp nông lâm thuỷ lợi nhằm tăng lượng sinh thuỷ, điều hoà nguồn nước.

- Giải pháp tổng hợp, quản lý phát triển bền vững công trình, không công trình.

- Mô hình phát triển tổng hợp quản lý cho một lưu vực sông cụ thể.

Tuyển chọn

53

Nghiên cứu sử dụng vật liệu Nano để thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý nước có nhiễm Asen phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn.

2008 - 2009

- Thiết kế và chế tạo được thiết bị lọc nước sử dụng vật liệu lọc Nano để xử lý nước có Asen phục vụ Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn .

- Sản xuất thử, áp dụng vào sản suất thiết bị lọc nước sử dụng vật liệu lọc Nano đạt tiêu chuẩn VN và giá thành hợp lý.

- Cơ sở khoa học “ứng dụng vật liệu công nghệ Nano trong cấp nước sinh hoạt nông thôn”.

- Bản thiết kế công nghệ thiết bị sử lý nước sinh hoạt với ít nhất 4 modul khác nhau.

- Sản xuất thử nghiệm ít nhất 8 thiết bị lọc nước với quy mô khác nhau, bảo đảm lọc nước và xử lý nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam; Công nghệ, thiết bị đạt trình độ khu vực, thân thiện với môi trường, giá cả hợp lý có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác.

- Lắp đặt 02 mô hình thí điểm.

Tuyển chọn

54

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc phục vụ đa mục tiêu.

2008 - 2009

Đưa ra được hiệu quả tổng hợp của công trình thuỷ lợi miền núi, đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu cho phát triển kinh tế- xã hội và môi trường tại các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc.

- Cơ sở dữ liệu CTTL phục vụ đa mục tiêu cho phát triển kinh tế xã hội, môi trường tại các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc.

- Nguyên nhân làm giảm hiệu quả phục vụ của công trình thủy lợi.

- Đưa ra được cơ sở khoa học và hiệu quả tổng hợp (bằng định lượng) của công trình thuỷ lợi miền núi phía Bắc

- Tính toán hiệu quả của 1 công trinh (hệ thống) thuỷ lợi cụ thể

- Giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của các công trình thủy lợi làm cơ sở cho quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi đạt hiệu quả cao phục vụ phát triển kinh tế.

Tuyển chọn

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi