Quyết định 1462/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Danh mục các đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp bộ giai đoạn 2008-2010

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1462/QĐ-BNN-KHCN

Quyết định 1462/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Danh mục các đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp bộ giai đoạn 2008-2010
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1462/QĐ-BNN-KHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
12/05/2008
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1462/QĐ-BNN-KHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1462/QĐ-BNN-KHCN DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Số: 1462/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2008

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Danh mục các đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp bộ giai đoạn 2008-2010

_________________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ;

Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Phê duyệt Danh mục các đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp Bộ giai đoạn 2008-2010 (Phụ lục kèm theo)

Điều 2: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn các tổ chức/cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án theo quy định về quản lý nghiên cứu khoa học công nghệ và quản lý tài chính của Nhà nước.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tổ chức, cá nhân chủ trì các đề tài/dự án, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu VT, KHCN

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

 

DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN KHCN CẤP BỘ GIAI ĐOẠN 2008-2012

(Theo Quyết định số 1462 /QĐ/BNN-KHCN ngày 12 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

I. ĐỀ TÀI TUYỂN CHỌN

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên đề tài

Tổ chức/cá nhân chủ trì

Mục tiêu

Dự kiến kết quả đạt được

Thời gian

KP Tổng

2008

2009

2010

2011

2012

 

Trồng trọt- BVTV

1.

Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (Hypsizygus marmoreus) và nấm chân dài (Clitocybe maxima)

Viện Di truyền NN, Viện KHNNVN

 

ThS. Nguyễn Thị Bích Thuỳ

Xây dựng qui trình phân lập, lưu giữ, nhân giống, nuôi trồng và chế biến 2 loại nấm ăn (Ngọc châm và Chân dài) nhằm đa dạng hoá các chủng loại giống nấm ăn và dược liệu chất lượng cao để phát triển nuôi trồng tại Việt Nam

- Phân lập, lưu giữ và bảo quản giống không bị thoái hoá.

- Xây dựng được qui trình nhân giống cấp 1, 2, 3.

- Xây dựng được qui trình nuôi trồng nấm đơn giản, dễ áp dụng, giá thành rẻ, chất lượng tốt.

- Xây dựng được qui trình bảo quản, chế biến 2 loại nấm.

- Phân tích một số thành phần dinh dưỡng của nấm.

- Xây dựng 4 mô hình sản xuất hàng hoá cho 2 giống với sản lượng 20 tấn nấm tươi (trung bình 5 tấn nấm tươi/mô hình).

2008-2010

1.200

500

500

200

 

 

2

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và đề xuất biện pháp phòng trừ ve sầu hại cà phê ở Tây Nguyên

Viện BVTV, Viện KHNNVN

 

TS. Phạm Thị Vượng

Xác định thành phần, đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản và đề xuất biện pháp phòng trừ có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do ve sầu gây hại cho cà phê ở Tây Nguyên.

- Xác định được thành phần ve sầu hại cà phê, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài gây hại quan trọng ở TN.

- Kết quả về diễn biến quần thể của loài ve sầu gây hại quan trọng và một số yếu tố ảnh hưởng cũng như tác hại kinh tế của chúng.

- Quy trình quản lý tổng hợp ve sầu hại cà phê. (nghiệm thu cấp Bộ).

- Xây dựng được 5 mô hình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, với quy mô 2ha/ 1 mô hình.

2008-2010

2.000

400

800

800

 

 

3

Nghiên cứu tuyển chọn, phát triển kiến thức bản địa và xây dựng mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, bảo quản, chế biến phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng cao

Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc, Viện KHNNVN

 

PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ

Tuyển chọn và phát triển được những kiến thức bản địa có gía trị cả về hiệu qủa kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường (giá trị truyền thống, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân miền núi phía Bắc).

- Xây dựng được 7 chuyên đề liên quan đến KTBĐ.

- Báo cáo kết quả điều tra: Phân tích đánh giá được những KTBĐ đã điều tra, phát hiện KTBĐ mới, đánh gía được đặc điểm chính của từng KTBĐ.

- Xác định được những KTBĐ có giá trị (đặc điểm cơ bản, lý do lựa chọn, dự kiến đề xuất qui trình, địa bàn, qui mô phát triển).

- Cơ sở dữ liệu để xây dựng các hướng dẫn sử dụng KTBĐ tại vùng.

- Đề xuất được 1 số chính sách phù hợp.

- Xây dựng 2 – 3 mô hình sản xuất tổng hợp trên cơ sở áp dụng KTBĐ đã được tuyển chọn kết hợp với một số kỹ thuật cải tiến (cho cây ngắn ngày) tại vùng miền núi phía Bắc.

2008-2010

2.600

500

1100

1000

 

 

 

Đất, phân bón, QHNN

4

Sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh ENVISAT (MERIS, ASAR) và SPOT trong nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp và theo dõi lúa vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2008-2010.

Viện QHTKNN

 

TS. Nguyễn Thanh Xuân

- Xác định biến động diện tích sử dụng đất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu sử dụng đất nông nghiệp vùng nghiên cứu.

- Ứng dụng ảnh viễn thám radar ASAR xác định diện tích và dự báo năng suất lúa cho tỉnh Thái Bình

- Cơ sở dữ liệu sử dụng đất nông nghiệp.

- Bản đồ lớp phủ và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỷ lệ 1/50.000 (cấp tỉnh) và 1/250.000 (cấp vùng).

- Bản đồ biến động lớp phủ và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỷ lệ 1/50.000 và 1/250.000 gắn với số liệu thống kê về biến động giai đoạn 2008-2010.

- Bản đồ hiện trạng đất lúa tỷ lệ 1/50.000 gắn với thống kê diện tích đất trồng lúa đến huyện, xã.

- Phương pháp luận đánh giá biến động lớp phủ và sử dụng đất, dự báo năng suất lúa bằng ảnh viễn thám.

- Dự báo năng suất lúa.

2008-2010

3.400

700

1200

1500

 

 

5

Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nông lâm nghiệp để sử dụng bền vững, có hiệu quả trên đất dốc và đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ

Viện QHTKNN

 

CN. Trịnh Văn Liêm

- Xác định được các nguyên nhân gây suy thoái hệ sinh thái trên đất dốc và đất cát vùng DHNTB

- Xây dựng mô hình thí điểm canh tác bền vững trên đất dốc và đất cát vùng DHNTB

- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nông lâm nghiệp để tăng hiệu quả kinh tế và sử dụng bền vững tài nguyên đất dốc và đất cát vùng DHNTB

- Bản đồ đất, hiện trạng sử dụng đất dốc, đất cát tỷ lệ 1/250.000.

- Mô hình sử dụng và bảo vệ đất dốc, đất cát đạt hiệu quả kinh tế- xã hội, môi trường.

- Các giải pháp nông, lâm nghiệp phù hợp có hiệu quả phục hồi hệ sinh thái trên đất dốc và đất cát vùng DHNTB.

 - Báo cáo khoa học về một số giải pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nông lâm nghiệp để sử dụng bền vững và có hiệu quả trên đất dốc, đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

2008-2010

2.420

550

1200

670

 

 

6

Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất ở các vùng tái định cư trọng điểm và các giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng đất cho nông dân vùng tái định cư

Viện QHTKNN

 

PGS.TS. Vũ Năng Dũng

- Xác định sự biến đổi sử dụng đất tại các vùng tái định cư trọng điểm trước và sau tái định cư.

- Đưa ra các giải pháp đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống, nâng cao thu nhập, hướng tới phát triển bền vững cho đồng bào tái định cư ở một số công trình tái định cư trọng điểm.

- Sơ đồ tỷ lệ 1/1.000.000 các vùng TĐC trọng điểm đến năm 2007.

- Bản đồ hịên trạng sử dụng đất vùng tái định cư trước và sau thời điểm di dân vùng TĐC Sơn La (1/100.000), Bản vẽ (1/50.000) và Yaly (1/50.000).

- Báo cáo biến đổi sử dụng đất và đề xuất các giải pháp về kỹ thuật, chính sách, thị trường… phù hợp với điều kiện địa phương đảm bảo đủ lương thực tại chỗ và hướng tới sản xuất hàng hóa.

2008-2010

1.900

500

1000

400

 

 

 

Chăn nuôi- Thú y

7

Nghiên cứu tạo dòng lợn mẹ tổng hợp có máu Móng cái đạt năng suất sinh sản cao, phù hợp với một số vùng sinh thái trọng điểm nhằm tạo ra ưu thế canh tranh về chất lượng thịt đáp ứng yêu cầu của thị trường .

Viện Chăn nuôi

TS. Nguyễn Quế Côi

- Tạo dòng mẹ tổng hợp có máu Móng cái đạt năng suất bình quân số con đẻ ra còn sống: 11-12 con /ổ.

- Xác định được công thức lai thương phẩm có tỷ lệ thịt nạc lợn thương phẩm: 56-59% ở khối lượng 100kg thể trọng với chất lượng thịt thơm ngon.

- Lựa chọn được quy trình nuôi dưỡng thích hợp cho dòng lợn tạo ra để hạ giá thành sản phẩm.

- 01 dòng tổng hợp có 12,5 % và 01 dòng có 6,25% Móng cái đạt năng suất sinh sản bình quân 11-12 con đẻ ra/lứa. Qui mô mỗi dòng 500 nái và 20 lợn đực giống.

- Các công thức lai tối ưu nhằm sản xuất con lai thương phẩm (Xác định dòng bố có khả năng phối hợp tốt nhất cho 02 dòng lợn nái tổng hợp sản xuất con lai thương phẩm 6,25% và 3,12 % Móng cái).

- Tỷ lệ thịt nạc lợn thương phẩm đạt 56-59%, chất lượng thịt thơm ngon của lợn nội.

- Xây dựng được công thức thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp cho lợn nái lai và lợn thịt thương phẩm.

- Xây dựng được 04 mô hình thử nghiệm khẩu phần ăn phù hợp với các dòng nái và lợn thương phẩm trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có tại các tỉnh khu vực miền Bắc và miền Trung Việt nam

2008-2012

3600

500

800

800

800

700

8

Nghiên cứu xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME), năng lượng thuần cho duy trì (NEm) và sản xuất (NEg); tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng của một số loại thức ăn sẵn có ở địa phương cho gia súc gia cầm.

Viện Chăn nuôi

TS. Vũ Chí Cương

- Xác định được hệ số tiêu hoá biểu kiến và tiêu hóa thực (tiêu hóa hồi tràng) của 6 chất dinh dưỡng chủ yếu (vật chất khô, xơ thô, chất béo, khoáng tổng số, dẫn xuất không đạm và axit amin) của 15-20 loại thức ăn chủ yếu sẵn có ở địa phương cho gia súc, gia cầm ở nước ta.

- Xác định và hiệu chỉnh giá trị ME và NE của một số loại thức ăn phổ biến nhất cho gia súc, gia cầm bằng buồng hô hấp, bước đầu xây dựng bảng giá trị NE của các loại thức ăn này.

- Cơ sở dữ liệu về hệ số tiêu hoá của 6 chất dinh dưỡng chủ yếu (vật chất khô, xơ thô, chất béo, khoáng tổng số, dẫn xuất không đạm và axit amin) của 15-20 loại thức ăn chủ yếu cho gia súc, gia cầm, góp phần hiệu chỉnh nhu cầu dinh dưỡng NRC đã sử dụng của nước ngoài để áp dụng cho gia súc, gia cầm Việt Nam.

- Xây dựng các công thức hiệu chỉnh giá trị ME của các loại thức ăn khác trong các bảng giá trị dinh dưỡng thức ăn

- Xác định được giá trị ME, NEm và NEg của 15-20 loại thức ăn phổ biến nhất cho gia súc, gia cầm.

- Xây dựng được các công thức hiệu chỉnh giá trị ME của các loại thức ăn đã được xác định và trình bày trong các bảng giá trị dinh dưỡng thức ăn.

2008-2012

3200

500

700

700

700

600

9

Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp khoa học công nghệ phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở một số vùng chăn nuôi lợn trang trại tập trung.

Viện Chăn nuôi

TS. Trịnh Quang Tuyên

- Xác định được giải pháp khoa học công nghệ phù hợp về chuồng nuôi, phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng, hệ thống xử lý chất thải phù hợp với phương thức, quy mô chăn nuôi.

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn trang trại có hiệu quả ở các quy mô khác nhau tại các địa phương.

- Đánh giá được phương thức, thực trạng chuồng nuôi, giống, chăm sóc nuôi dưỡng trong các trang trại chăn nuôi lợn tại các vùng chăn nuôi tập trung.

- Đưa ra được 2-3 phương thức xử lý chất thải chăn nuôi giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng được 5- 6 mô hình chăn nuôi lợn tập trung cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2008-2010

1600

500

600

500

 

 

 

Cơ điện NN-CNSTH

10

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo liên hợp gom và đập lúa tự hành

Phân Viện Cơ điện NN-CNSTH

KS. Trịnh Văn Trại

Có được trong nước mẫu máy liên hợp gom và đập lúa tự hành phù hợp với qui trình thu hoạch lúa 2 giai đoạn (gặt lúa bằng máy rải hàng)

- 01 mẫu liên hợp gom và đập lúa tự hành năng suất 0,3-0,4 ha/h.

- Ứng dụng có hiệu quả trên diện tích từ 20 ha trở lên.

2008-2009

540

200

340

 

 

 

11

Nghiên cứu giải pháp công nghệ để hạn chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong chế biến một số sản phẩm rau quả lên men

(dưa chuột, cà, dưa cải, hành...)

Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

PGS.TS Lê Thanh Mai

- Có được các giải pháp công nghệ để hạn chế và tiêu diệt một số vi sinh vật gây ngộ độc và gây bệnh cho người trong một số sản phẩm rau quả lên men

- Có được chế phẩm vi khuẩn lactic dạng khô đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất rau quả lên men (dưa chuột, cà, dưa cải, hành...) quy mô công nghiệp

- Chế phẩm vi khuẩn lactic để hạn chế và tiêu diệt các VSV gây ngộ độc

- Quy trình công nghệ hạn chế sự nhiễm tạp vi sinh vật gây bệnh

- Quy trình công nghệ ứng dụng chế phẩm vi khuẩn lactic trong sản xuất rau quả lên men (dưa chuột, cà, dưa cải, hành...) quy mô công nghiệp

- Các phương pháp kiểm tra nhanh các vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm

2008- 2009

1200

600

600

 

 

 

12

Nghiên cứu công nghệ, lựa chọn hệ thống thiết bị phù hợp để sản xuất ván ép (ván okal) từ trấu và mụn chỉ sơ dừa.

Phân Viện Cơ điện NN- CNSTH

TS. Lâm Trần Vũ

Tận dụng nguồn phế thải nông nghiệp để sản xuất tấm ván ép; nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Công nghệ sản xuất ván ép từ trấu và mụn chỉ sơ dừa có chất lượng tương đương với ván ép được sản xuất từ dăm gỗ;

- Qui trình sản xuất và hệ thống thiết bị qui mô 300 tấm/ngày (khổ 1,22 x 2,44 m)

- Ứng dụng có hiệu quả vào 1 cơ sở sản xuất.

2008-2009

1700

400

1300

 

 

 

 

Kinh tế chính sách NN & PTNT

13

Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn.

Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

TS. Hoàng Xuân Phương

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tổ chức sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau an toàn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và mở rộng hệ thống tiêu thụ rau an toàn.

- Báo cáo thực trạng về cơ chế, chính sách, tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ rau an toàn.

- Các luận cứ khoa học cho việc đề xuất cơ chế, chính sách tổ chức sản xuất, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ rau an toàn.

- Đề xuất cơ chế, chính sách, tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ rau an toàn.

2008-2009

990

500

490

 

 

 

14

Nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn (Lấy mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm thí điểm).

Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

TS. Nguyễn Quang Dũng

Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các chính sách và giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn.

- Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn.

- Đề xuất các chính sách và giải pháp cụ thể phát triển kinh tế hộ thông qua phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Cụ thể hoá các giải pháp phát triển kinh tế hộ thông qua phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ.

2008-2009

1200

550

650

 

 

 

15

Nghiên cứu đánh giá tác động của việc thực hiện cam kết WTO đến ngành chăn nuôi Việt Nam (Thịt bò, sữa, thịt gà)

Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp,

ThS. Nguyễn Chí Trung

Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực khi thực hiện cam kết WTO của Việt Nam và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi nói chung và với 3 sản phẩm cụ thể (thịt bò, sữa, thịt gà).

- Báo cáo đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực khi thực hiện cam kết WTO đối với ngành chăn nuôi nói chung và với 3 sản phẩm cụ thể (thịt bò, sữa, thị gà).

- Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi và đối với 3 sản phẩm cụ thể (thịt bò, sữa, thịt gà).

2008-2009

700

500

200

 

 

 

16

Nghiên cứu chính sách và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông-lâm sản ở nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

ThS. Trần Thị Thu Thuỷ

 Đánh giá thực trạng, đề xuất các chính sách, giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm sản ở nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Báo cáo đánh giá thực trạng chính sách, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông-lâm sản ở nông thôn.

- Đề xuất chính sách và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông-lâm sản ở nông thôn.

2008-2009

1040

500

540

 

 

 

17

Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng trong nông nghiệp

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn

Tìm ra mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Báo cáo đánh giá thực trạng đầu tư trong nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp và những yếu tố tác động đến đầu tư vào nông nghiệp.

- Xác định được mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng trong nông nghiệp.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp.

2008

400

400

 

 

 

 

 

Lâm nghiệp

18

Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Dầu rái, Sao đen,

Viện Khoa học Lâm nghiệp

Th.S Nguyễn Thị Hải Hồng

Bổ sung cơ cấu cây trồng rừng gỗ lớn, bản địa, hiệu quả cao; nâng cao hiệu quả trồng rừng kinh tế.

- Chọn được 1-2 xuất xứ hoặc giống có năng suất cao cho mỗi loài.

- Quy trình kỹ thuật chọn, nhân giống và gây trồng cho mỗi loài.

- 42 ha mô hình thí nghiệm cho vùng Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

2008 - 2012

2500

500

1000

400

300

300

19

Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Giổi xanh và Re gừng

Viện Khoa học Lâm nghiệp

Ths. Nguyễn Đức Kiên

Bổ sung cơ cấu cây trồng rừng gỗ lớn, bản địa, hiệu quả cao; nâng cao hiệu quả trồng rừng kinh tế.

- Chọn được 1-2 xuất xứ hoặc giống có năng suất cao cho mỗi loài.

- Quy trình kỹ thuật chọn, nhân giống và gây trồng cho mỗi loài

- 30 ha mô hình thí nghiệm cho Miền Bắc và Tây Nguyên

2008 - 2012

2200

500

800

400

300

200

20

 Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng Tống quá sủ, thông caribê, Bạch đàn, Keo vùng cao, cho vùng Tây Bắc.

Viện Khoa học Lâm nghiệp

TS. Đặng Văn Thuyết

Bổ sung cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả trồng rừng kinh tế cho vùng Tây Bắc.

- Chọn được 1-2 xuất xứ hoặc giống có năng suất cao cho mỗi loài.

- Quy trình kỹ thuật chọn, nhân giống và gây trồng cho mỗi loài

 - 40 ha mô hình thí nghiệm

2008 - 2012

2800

600

1000

400

400

400

21

Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau.

Viện Khoa học Lâm nghiệp TS. Phạm Thế Dũng

Duy trì và nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở luân kỳ sau.

- 03 hệ thống ô định vị để theo dõi chu trình dinh dưỡng tại 03 vùng sinh thái trọng điểm (Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam).

- Hướng dẫn kỹ thuật quản lý dinh dưỡng rừng trồng.

- 30 ha mô hình duy trì năng suất tối thiểu bằng luân kỳ trước ở một số vùng sinh thái trọng điểm (Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam).

2008 - 2012

3000

500

1000

700

400

400

22

Nghiên cứu sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính và dịch gỗ.

Viện Khoa học Lâm nghiệp

TS. Lê Thanh Chiến

Xây dựng công nghệ sản xuất sản phẩm mộc và than hoạt tính từ gỗ Đước nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của gỗ Đước rừng ngập mặn.

- Cơ sở dữ liệu chủ yếu của gỗ Đước.

- Quy trình công nghệ sản xuất đồ mộc.

- Quy trình công nghệ sản xuất than hoạt tính và dịch gỗ.

- Thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất than hoạt tính công suất tối thiểu 200kg/mẻ.

- Sản xuất sản phẩm mẫu: Ván sàn, bàn, ghế, cánh cửa. Ít nhất 5 bộ sản phẩm/mẫu.

2008 - 2010

2000

500

800

700

 

 

23

Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván lạng từ gỗ mọc nhanh rừng trồng

Trường Đại học Lâm nghiệp

TS. Trần Văn Chứ

Nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ một số loài cây rừng trồng mọc nhanh.

 

- Số liệu về đặc tính công nghệ của gỗ dùng để tạo ván lạng.

- Các quy trình công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật.

- 6 mẫu ván lạng, tối thiểu 50m2/mẫu, được thị trường chấp nhận.

- 02 bộ khuôn ép phôi lạng.

- 02 bộ thiết bị ép phôi

- Thông số kỹ thuật của các sản phẩm tạo ra.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật xưởng sản xuất ván lạng công suất 5-6 triệu m2/năm.

2008- 2009

1000

500

500

 

 

 

24

Nghiên cứu tạo cây con Song mật bằng kỹ thuật nuôi cấy invitro.

Trường ĐHLN

Ths. Vũ Thị Huệ

Chủ động nguồn giống chất lượng cao để phát triển song mật làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.

- Quy trình kỹ thuật tạo cây con Song mật bằng phương pháp nuôi cấy invitro.

- 5000 cây Song mật được tạo ra bằng nuôi cấy invitro đạt tiêu chuẩn đem trồng.

- 01 ha mô hình trồng rừng Song mật từ cây con được nuôi cấy invitro.

2008 - 2011

1200

400

600

100

100

 

 

Thuỷ lợi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ chống bồi lấp cửa sông Lại Giang.

Viện Khoa học Thuỷ lợi, PGS.TS. Trịnh Việt An

Xác định được nguyên nhân và đề xuất giải pháp chỉnh trị, chống bồi lấp cửa sông, ổn định thoát lũ và tạo ra khu neo đậu tàu thuyền trú bão.

- Cơ sở dữ liệu về địa hình, địa chất, thuỷ hải văn vùng cửa sông Lại Giang;

- Đặc điểm, quy luật diễn biến, chế độ động lực và nguyên nhân cơ chế bồi lấp cửa sông Lại Giang;

- Các giải pháp chỉnh trị chống bồi lấp ổn định thoát lũ và tạo khu neo đậu tầu thuyền trú bão;

- Tập bản vẽ và thuyết minh tính toán thiết kế sơ bộ làm cơ sở lập dự án đầu tư chỉnh trị cửa sông Lại Giang.

2008-2010

2 200

500

1 200

500

 

 

26

Nghiên cứu ứng dụng giải pháp xử lý nền móng công trình thủy lợi trên vùng đất yếu Đồng bằng Sông Cửu Long bằng cột Đất-Ximăng khoan trộn sâu.

Viện Khoa học Thuỷ lợi, ThS. Phùng Vĩnh An

Ứng dụng được giải pháp xử lý nền móng công trình thuỷ lợi trên nền đất yếu ĐBSCL bằng cột Đất-Ximăng khoan trộn sâu, có giá thành hợp lý.

- Giải pháp công nghệ và Quy trình xử lý nền móng công trình thuỷ lợi trên nền đất yếu ĐBSCL bằng cột Đất-Ximăng khoan trộn sâu, có giá thành hợp lý;

- Kết quả thử nghiệm sức chịu tải của nền ở mô hình tại hiện trường sau khi áp dụng công nghệ đáp ứng được tải trọng công trình thủy lợi;

- Chỉ tiêu và Quy trình đánh giá chất lượng xử lý nền móng công trình thuỷ lợi trên nền đất yếu ĐBSCL bằng cột Đất-Ximăng khoan trộn sâu;

- Được chủ đầu tư chấp nhận ứng dụng ít nhất vào một công trình cụ thể.

2008-2010

1450

400

700

350

 

 

27

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cố kết hút chân không xử lý nền đất yếu phục vụ xây dựng công trình thuỷ lợi vùng ven biển.

Trường Đại học Thuỷ lợi, PGS.TS. Nguyễn Chiến

Làm chủ được công nghệ xử lý nền đất yếu bằng cố kết hút chân không phục vụ xây dựng công trình thuỷ lợi vùng ven biển, có giá thành hợp lý.

- Xây dựng phương pháp thiết kế và quy trình công nghệ xử lý nền đất yếu bằng cố kết hút chân không (trình tự, thiết bị, các thông số kỹ thuật trong xử lý nền bằng cố kết hút chân không)

Xác định phạm vi ứng dụng hợp lý của phương pháp (theo loại và đặc điểm phân bố của đất nền, tính chất của tải trọng, yêu cầu thi công, ...);

- Xây dựng chỉ tiêu và Quy trình đánh giá chất lượng xử lý nền đất yếu ven biển công trình thuỷ lợi trên bằng phương pháp cố kết hút chân;

- Được chủ đầu tư chấp nhận ứng dụng ít nhất vào 01 công trình cụ thể.

2008-2010

1900

500

640

760

 

 

28

Nghiên cứu đề xuất quy trình và phương pháp xây dựng định mức trong quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Viện Khoa học Thuỷ lợi, ThS. Trương Đức Toàn

Đưa ra được quy trình và phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, làm căn cứ xác định các khoản chi phí hợp lệ, nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn quyền lợi với trách nhiệm

- Sổ tay hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi;

- Dự thảo hướng dẫn để Bộ NN&PTNT ban hành áp dụng;

- Áp dụng xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý vận hành CT thủy lợi cho 01 đơn vị.

2008-2009

1200

400

800

 

 

 

29

Nghiên cứu xây dựng phần mềm thủy lực kết hợp với truyền tải chất ô nhiễm trên các hệ thống sông tích hợp với công nghệ GIS.

Viện Quy hoạch Thuỷ lợi Miền Nam,

GS.TS. Nguyễn Tất Đắc

Xây dựng được phần mềm tính thuỷ lực kết hợp với truyền tài chất (chủ yếu là mặn và ô nhiễm hữu cơ) trên các hệ thống sông, tích hợp được với công nghệ GIS sử dụng có độ tin cậy cao ở Việt Nam, có thể cạnh tranh các phần mềm thương mại đang được sử dụng ở Việt Nam.

- Chương trình phần mềm áp dụng các giải pháp, kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực tính thủy lực và truyền tải chất ô nhiễm, có sử dụng kỹ thuật đồ họa và GIS để hiển thị kết quả tính và mô phỏng quá trình diễn biến lũ, truyền chất trực quan, thuận tiện, dễ cài đặt và sử dụng;

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm;

- Ứng dụng phần mềm đã lập cho 02 hệ thống sông cụ thể của Việt Nam;

- Kiểm định kết quả phần mềm (kết quả của đề tài), so sánh được với các phần mềm thương mại tương tự trên thế giới đã áp dụng ở Việt Nam (như MIKE 11 - modul chất lượng nước của DHI v.v…) khi ứng dụng cho 02 hệ thống sông tại Việt Nam;

- Phần mềm được đăng ký bản quyền.

2008-2009

1500

500

1 000

 

 

 

30

Nghiên cứu tìm nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục một số tồn tại phát sinh khi vận hành cửa van công trình Đập Đáy

Trường Đại học Thuỷ lợi, PGS.TS. Đỗ Văn Hứa

- Đánh giá được nguyên nhân phát sinh tiếng kêu, hiện tượng tách mối hàn và đề xuất được các giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng cửa van được cơ quan quản lý chấp nhận;

- Tính toán được khả năng chịu lực của gối bản lề và kết cấu cửa van.

- Nguyên nhân phát sinh tiếng kêu, hiện tượng tách mối hàn của cửa van;

- Đánh giá khả năng làm việc của cửa van khi vận hành có tải;

- Các giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng được cơ quan quản lý chấp nhận.

2008-2009

1200

500

700

 

 

 

31

Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh vùng núi Bắc bộ (Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái).

Viện Quy hoạch Thuỷ lợi,

TS. Tô Trung Nghĩa

Đề xuất được giải pháp công trình cấp nước cho sản xuất và dân sinh vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi phía Bắc.

- Tổng kết, đánh giá các nghiên cứu, mô hình các dự án đã triển khai trên địa bàn;

- Bản đồ vùng khan hiếm nước trên 8 tỉnh, gồm các điểm khan hiếm nước, các đặc tính khan hiếm nước của từng điểm, khả năng trữ nước và cấp nước của các vùng khan hiếm nước;

- Lựa chọn vùng và điểm khan hiếm nước cần ưu tiên giải quyết trong giai đoạn gần (2010-2015) và luận cứ lựa chọn điểm xây dựng công trình trữ nước làm mô hình (mang tính đại diện và có khả năng nhân rộng);

- Các giải pháp công trình trữ và cấp nước cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi cho các vùng khan hiếm nước;

- Áp dụng thử nghiệm, xây dựng 03 loại hình cấp nước cho các vùng khan hiếm nước khác nhau.

2008-2010

2000

500

1100

400

 

 

32

Nghiên cứu các giải pháp thuỷ lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn, Cái Bé.

Viện Quy hoạch Thuỷ lợi Miền Nam,

TS. Lương Quang Xô

Xác định được cơ sở khoa học và đề xuất được các giải pháp tổng hợp sử dụng hợp lý nguồn nước sông Cái Lớn, Cái Bé.

- Cơ sơ dữ liệu về địa hình, địa chất, thuỷ văn và tính toán cân bằng nguồn nước sông Cái Lớn, Cái Bé;

- Các kịch bản phát triển và khai thác tổng hợp sông Cái Lớn, Cái Bé đến năm 2020;

- Giải pháp tổng hợp khai thác bền vững hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn, Cái Bé làm cơ sở quy hoạch sử dụng nước đến năm 2020 được các địa phương và cơ quan quản lý chấp nhận.

2008-2010

1800

500

900

400

 

 

33

Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông.

Viện Khoa học Thuỷ lợi, PGS.TS. Nguyễn Thế Quảng

- Đề ra được các giải pháp tổng hợp để duy trì, điều tiết, cân bằng lượng nước giữa các mùa trong năm;

- Xây dựng được một mô hình quản lý lưu vực sông cụ thể.

- Các giải pháp quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn, tầng phủ để tăng nguồn sinh thuỷ, điều hoà nguồn trong năm;

- Các giải pháp bảo vệ đất canh tác (chú ý đất dốc, đất nông nghiệp), giảm thiểu xói mòn, tăng sinh thuỷ, điều hoà nước mặt, nước ngầm;

- Các giải pháp thuỷ lợi tăng nguồn nước mùa khô, giảm lũ lụt;

- Kịch bản các giải pháp nông lâm thuỷ lợi nhằm tăng lượng sinh thuỷ, điều hoà nguồn nước;

- Giải pháp tổng hợp, quản lý phát triển bền vững công trình, không công trình;

- Mô hình phát triển tổng hợp quản lý cho một lưu vực sông cụ thể.

2008-2010

2270

500

1 200

570

 

 

34

Nghiên cứu sử dụng vật liệu Nano để thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý nước có nhiễm Asen phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Viện Khoa học Thuỷ lợi, PGS.TS. Hà Lương Thuần

- Thiết kế và chế tạo được thiết bị lọc nước sử dụng vật liệu lọc Nano để xử lý nước có Asen phục vụ Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn;

- Đề xuất phương án xản xuất thử, áp dụng vào sản suất thiết bị lọc nước sử dụng vật liệu lọc Nano đạt tiêu chuẩn VN và giá thành hợp lý.

- Cơ sở khoa hoc “ứng dụng vật liệu công nghệ Nano trong cấp nước sinh hoạt nông thôn”;

- Bản thiết kế công nghệ chế tạo thiết bị sử lý nước sinh hoạt với ít nhất 4 quy mô khác nhau;

- Hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng vận hành;

- Sản xuất thử nghiệm ít nhất 8 thiết bị lọc nước với quy mô khác nhau, bảo đảm lọc nước và xử lý nước đạt tiêu chuẩn Việt nam; Công nghệ, thiết bị đạt trình độ khu vực, thân thiện với môi trường, giá cả hợp lý có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác;

- Đề án sản xuất;

- Lắp đặt 02 mô hình thí điểm.

2008-2010

2500

750

1400

350

 

 

 

Thuỷ sản

35

Nghiên cứu sử dụng ánh sáng đèn ngầm trong nước và ánh sáng mầu cho nghề lưới vây xa bờ biển miền Trung và miền Nam.

- Viện Nghiên cứu Hải sản

- Ths Đoàn Văn Phụ

Đưa ra được phương pháp trang bị và quy trình kỹ thuật sử dụng đèn ngầm và ánh sáng màu cho nghề lưới vây khai thác một số loài cá nổi ở vùng biển xa bờ miền Trung và miền Nam.

- Chủng loại bóng đèn phù hợp điều kiện Việt Nam.

- Phương pháp trang bị và quy trình công nghệ sử dụng đèn ngầm, đèn mầu cho tầu lưới vây.

- Tiêu chuẩn công suất ánh sáng cho phép sử dụng.

2008-2009

4066

2200

1866

 

 

 

36

Nghiên cứu phát triển phương pháp PCR với tổ hợp mồi chế tạo bộ KIT phát hiện sớm một số virus gây bệnh nguy hiểm ở cá biển, cá cảnh.

- Viện Công nghệ Sinh học,

- TS Nguyễn Hoàng Uyên

Sản xuất được các bộ KIT phát hiện sớm và chính xác tác nhân gây bệnh nguy hiểm trong nuôi trồng thuỷ sản: Irido virus, Koi Herpes Virus (KHV), Spring Viremia of Carp Virus (SVCV).

Bộ kit thương phẩm phát hiện: Irido virus, Koi Herpes Virus (KHV), Spring Viremia of Carp Virus (SVCV). Số lượng 1000 mẫu cho mỗi loại bệnh, chất lượng tương đương và giá rẻ hơn so với các nước trong khu vực.

2008-2010

2039

800

703

536

 

 

37

Nghiên cứu quy trình nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss).

- Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I.

- Ths Trần Đình Luân

Góp phần chủ động sản xuất giống cá hồi vân tại Việt Nam.

- Quy trình nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ :

+ Tỷ lệ thành thục: 80%.

- Quy trình cho đẻ nhân tạo :

+ Tỷ lệ cá đẻ: 70%.

+ Tỷ lệ trứng thụ tinh: 80%

+ Tỷ lệ nở: 75%.

- Sản xuất: 300.000 cá bột.

- Góp phần đào tạo được 2 thạc sỹ,

- 02 bài báo khoa học.

Thời gian thực hiện: 36 tháng

2008 - 2010

2950

1000

1020

930

 

 

38

Nghiên cứu hiện trạng khai thác, sử dụng cá tạp (cá non, cá chưa trưởng thành, cá kém chất lượng, cá có giá trị kinh tế thấp…) của một số nghề khai thác chủ yếu (lưới kéo, đáy, te, vây, vó, mành, chụp mực).

+ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia

+ Ths Nguyễn Văn Lung

Đánh giá được hiện trạng khai thác, đề xuất các giải pháp quản lý và hướng sử dụng hợp lý cá tạp.

- Báo cáo đánh giá hiện trạng, biến động thành phần sản lượng, năng suất khai thác của nhóm cá tạp theo các nghề (lưới kéo, đáy, te, vây, vó, mành, chụp mực) ở các vùng biển Việt Nam.

- Báo cáo khoa học về đặc điểm sinh học của một số loài mới.

- Báo cáo hiện trạng kinh tế - xã hội (doanh thu, chi phí, lợi nhuận...) của các nghề lưới kéo, đáy, te, vây, vó, mành, chụp mực.

- Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá tạp.

- Góp phần đào tạo được 2 thạc sỹ,

- 02 bài báo khoa học.

Thời gian thực hiện: 24 tháng

2008-2009

2561

1400

1161

 

 

 

39

Điều tra nguồn lợi và tình hình khai thác, sử dụng Hải sâm (Holothuria spp.) ở vùng biển Việt Nam.

- Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III

- Ths Vũ Đình Đáp

Tạo cơ sở khoa học cho việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi hải sâm ở vùng biển Việt Nam.

- Báo cáo hiện trạng nguồn lợi, tình hình khai thác, chế biến và tiêu thụ hải sâm ở Việt Nam.

- Bản đồ tỷ lệ 1/100.000 phân bố hải sâm theo loài và thời gian.

- Đề xuất các biện pháp khả thi bảo vệ và tái tạo nguồn lợi.

- Góp phần đào tạo được 1 thạc sỹ.

- 01 bài báo khoa học.

Thời gian thực hiện: 24 tháng

2008 -2009

2420

1014

1406

 

 

 

40

Nghiên cứu cải tiến, ứng dụng nghề lưới rê hỗn hợp khai thác một số đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá thu, ngừ, chim, hồng, dưa, song....) ở vùng biển xa bờ

- Viện Nghiên cứu Hải sản

- Ths Nguyễn Phi Toàn

Đưa ra được mẫu lưới rê hỗn hợp khai thác hiệu quả và chọn lọc một số đối tượng có giá trị kinh tế cao ở vùng biển xa bờ Việt Nam.

- Báo cáo đánh giá kỹ thuật lưới rê hiện có.

- Báo cáo phương án tính toán thiết kế lưới, phụ tùng lưới cải tiến.

- Qui trình kỹ thuật thi công, lắp ráp.

- Quy trình kỹ thuật khai thác.

- Đánh giá khảo nghiệm lưới cải tiến.

- Mẫu lưới rê hỗn hợp khai thác chọn lọc và hiệu quả kinh tế một số đối tượng có giá trị kinh tế cao ở vùng biển xa bờ Việt Nam

- Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam về Lưới rê hỗn hợp.

2008-2009

2118

970

1148

 

 

 

41

Đánh giá tác động của các loài thủy sinh vật nhập nội đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản.

- Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản

- KS Lê Thiết Bình

- Xác định được các loài thủy sinh vật đã nhập nội và ảnh hưởng của chúng đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản.

- Đề xuất các giải pháp quản lý.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài

- Các báo cáo chuyên đề:

+ Tập Atlas và mẫu vật các loài thủy sinh vật nhập nội vào Việt Nam.

+ Báo cáo kết quả khảo nghiệm về tác động của các thủy sinh vật nhập nội lên đa dạng sinh học

+ Dự thảo văn bản hướng dẫn và quản lý các thủy sinh vật di nhập vào Việt Nam

2008-2009

1427

779

648

 

 

 

42

Đề tài: Nghiên cứu tác động của bão và các hiện tượng kèm theo đối với hệ thống cầu cảng, khu neo đậu tầu thuyền và khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở trung trung bộ.

- Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu hải sản.

Cơ quan thực hiện:

Hội Khoa học Kỹ thuật Biển Việt Nam.

- PGS, TS Lê Đức Toàn

- Đánh giá được mức độ tổn thất do thiên tai (bão lũ, nước dâng, xói lở - bồi tụ...) đối với nghề khai thác hải sản, các cơ sở nuôi hải sản biển và dịch vụ hậu cần nghề cá tập trung ven biển miền Trung.

- Đề xuất được những giải pháp KHCN và quản lý để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây nên đối với những hoạt động sản xuất thuỷ sản ven biển miền Trung.

1. Bộ Số liệu, cơ sở dữ liệu về các hiện tượng thiên tai, thời tiết bất thường khu vực ven biển miền Trung. Báo cáo phân tích, đánh giá những tổn thất do thiên tai.

2. Bộ số liệu về những tổn thất, thiệt hại do thiên tai đối với các lĩnh vực sản xuất Thuỷ sản ven biển miền Trung.

3. Bộ Bản đồ, sơ đồ dự báo các hiện tượng thiên tai, thời tiết bất thường, mức độ và phạm vi tác động đến các hoạt động sản xuất Thuỷ sản ven biển.

4. Tài liệu dự báo các tác động của thiên tai tới các địa phương khu vực miền Trung.

5. Đề xuất một số giải pháp, đề án giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

2008

-2009

1500

600

900

 

 

 

II. ĐỀ TÀI GIAO TRỰC TIẾP

TT

Tên đề tài

Tổ chức/ cá nhân chủ trì

Mục tiêu

Dự kiến kết quả đạt được

Thời gian

KP Tổng

2008

2009

2010

2011

2012

 

Trồng trọt-BVTV-Đất

1

Nghiên cứu đánh giá và đề xuất sử dụng hợp lý các tài nguyên đất, nước rừng và khí hậu làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên

Viện Quy hoạch và TKNN

 

PGS.TS. Vũ Năng Dũng

Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên trên cơ sở đánh giá lại các phương án quy hoạch đã có và đề xuất phương án mới theo quan điểm phát triển bền vững

- Các phương án quy hoạch sử dụng đất, nước, rừng, khí hậu hợp lý ở toàn vùng và Tây Nguyên giai đoạn 2010-2020.

- Các bản đồ ứng dụng công nghệ GIS tỷ lệ 1/100.000 và 1/25.000 cho các tỉnh và toàn vùng Tây Nguyên.

- Xuất bản 01 cuốn sách về nghiên cứu đánh giá và đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, rừng và khí hậu ở Tây Nguyên.

2008-2010

2000

500

900

600

 

 

2

Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu trong giới tính cái của một số giống đu đủ địa phương phục vụ công tác chọn tạo giống đu đủ lai F1

Viện NC Rau quả, Viện KHNNVN

 

TS. Nguyễn Quốc Hùng

Bước đầu xác định được quy luật biểu hiện di truyền tính cái của một số giống đu đủ địa phương có các tính trạng kinh tế có giá trị sử dụng cao.

- Xác định được quy trình kỹ thuật duy trì các dòng thuần mang giới tính cái của các giống đu đủ và bước đầu ứng dụng trong chọn tạo giống đu đủ lai F1.

- Tạo được 5 - 7 dòng thuần từ các giống đu đủ địa phương có độ thuần về khả năng sinh trưởng, hình dạng và kích thước quả đạt trên 70%; có độ thuần về biểu hiện giới tính cái và lưỡng tính của cây đạt trên 95%.

- Xây dựng được quy trình kỹ thuật tạo các dòng thuần cái và dòng thuần lưỡng tính của các giống đu đủ.

- Xây dựng được quy trình kỹ thuật duy trì các dòng thuần của các giống đu đủ có các tính trạng quý.

2008-2010

1400

400

500

500

 

 

3

Nghiên cứu kỹ thuật ghép đoạn chồi non nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế vườn nhãn tạp ở một số tỉnh miền Bắc

Viện NC Rau quả, Viện KHNNVN

 

ThS. Bùi Quang Đãng

- Xây dựng được quy trình kỹ thuật ghép đoạn chồi non áp dụng trong cải tạo vườn nhãn tạp.

- Xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn nhãn tạp bằng kỹ thuật ghép đoạn chồi non.

- Đánh giá được hiện trạng sản xuất nhãn ở một số tỉnh miền Bắc, nhu cầu cải tạo vườn tạp trong thời gian tới.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật ghép cải tạo vườn tạp bằng kỹ thuật ghép đoạn chồi non cho tỷ lệ sống và bật mầm đạt trên 85%, kéo dài thời vụ ghép lên 6 - 7 tháng/năm và hạ giá thành 40% so với ghép đoạn cành.

- Xây dựng được 4 ha mô hình ghép cải tạo vườn nhãn tạp thông qua kỹ thuật ghép đoạn chồi non. Năng suất sau ghép cải tạo 2 năm đạt 6 - 7 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu gấp 2 lần so với trước khi ghép cải tạo.

2008-2010

800

300

300

200

 

 

4

Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ phòng trừ tổng hợp các loài sâu hại cói quan trọng cho các vùng sản xuất, xuất khẩu cói trọng điểm ở các tỉnh phía Bắc

Viện BVTV, Viện KHNNVN

 

ThS. Đặng Thị Bình

Xác định thành phần sâu hại và các đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của loài gây hại làm cơ sở nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) sâu hại phục vụ sản xuất cói tại các tỉnh phía Bắc.

- Thành phần sâu hại cói và thiên địch của các loài sâu hại trên cói.

- Đặc điểm sinh học, sinh thái sâu đục thân và rầy nâu hại cói làm cơ sở nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng chống chúng.

- Diễn biến số lượng, qui luật phát sinh, phát triển và gây hại của rầy nâu, sâu đục thân hại cói.

- Đề xuất được qui trình phòng trừ tổng hợp sâu chính hại trong sản xuất, làm tăng năng suất cói lên 15-25%, giảm thiệt hại từ 15-25%.

- Xây dựng được các mô hình 20ha (với 4 điểm mỗi điểm 5 ha) sản xuất cói theo hướng IPM giảm thiệt hại do sâu hại cói từ 30-50% so với sản xuất đại trà, tăng năng suất được 20- 35%.

2008-2010

1000

400

300

300

 

 

5

Nghiên cứu hoàn thiện phương thức chuyển đổi đất trồng lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm đạt hiệu quả kinh tế cao ở Bình Định và Phú Yên

Viện KHKTNN Nam Trung bộ, Viện KHNNVN

 

TS. Lại Đình Hoè

Nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao phương thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất 3 vụ lúa bấp bênh sang trồng 2 vụ lúa/năm đạt hiệu quả kinh tế cao cho các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

- Bổ sung và hoàn thiện quy trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất 3 vụ lúa sang trồng 2 vụ lúa/năm cho năng suất và hiệu quả kinh tế ổn định ở các tiểu vùng sản xuất lúa chủ yếu tại 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên.

- Chuyển giao và xây dựng thành công 04 mô hình chuyển đổi (từ 12-15ha) tại 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên, đạt sản lượng cả năm tương đương hoặc vượt so với trồng 3 vụ/năm và tăng hiệu quả kinh tế nhờ giảm chi phí đầu tư, loại bỏ sự bấp bênh.

2008-2010

900

300

300

300

 

 

6

Chọn tạo giống lúa chịu phèn năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng Đồng Tháp Mười

Viện KHKTNN miền Nam

 

GS.TS. Bùi Chí Bửu

Chọn tạo được giống lúa thích nghi cho vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười bằng phương pháp chọn giống truyền thống và phương pháp chỉ thị phân tử

- Chọn tạo được 2-3 giống lúa thích nghi chịu phèn và chống chịu sâu bệnh.

- 36 cặp lại phân tích; 20 cặp lai đơn.

- 1 dòng khai thác biến dị soma.

- Khuyến cáo qui trình phân bón cho từng giống trên đất phèn.

- Xây dựng 1 mô hình cho mỗi giống , qui mô 5-10 ha/1 mô hình.

2008-2010

1500

500

500

500

 

 

7

Nghiên cứu các giải pháp quản lý tổng hợp dịch hại phát sinh từ đất trên cây hồ tiêu

Viện KHKTNN miền Nam

 

TS. Nguyễn Tăng Tôn

Giảm thiểu mức độ lây nhiễm và thiệt hại do các loài dịch hại phát sinh từ đất gây ra cho cây hồ tiêu, từ đó giảm rủi ro cho ngành trồng tiêu.

- Quy trình tưới nước nước tiết kiệm, tiêu nước nhanh, đáp ứng kịp thời các giai đoạn phát triển của cây, hạn chế lây lan dịch hại.

- Quy trình bón phân hợp lý.

- Quy trình sử dụng thuốc hóa học, chế phẩm vi sinh, đảm bảo tính bền vững, kiềm hãm sự lây lan của dịch hại và mức độ thiệt hại.

- Quy trình quản lý tổng hợp dịch hại cây tiêu giúp giảm 50-70% tỷ lệ bệnh trên đồng ruộng.

- Phương pháp dự báo dịch hại trên cây hồ tiêu có độ tin cậy và mang tính khả thi cao.

2008-2010

1500

500

500

500

 

 

 

Chăn nuôi- Thú y

8

Nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần 3 giống gà nhập nội (HW, RID và Pgi)

Viện Chăn nuôi- TS.Phạm Công Thiếu

- Đánh giá khả năng sản xuất của 3 giống gà HW, RID và Pgi từ đó chọn lọc nhân thuần nuôi thích nghi và phát triển ra sản xuất.

- Làm nguyên liệu lai với một số giống gà khác tạo tổ hợp lai gà hướng trứng phục vụ phát triển chăn nuôi.

- Đánh giá được khả năng thích nghi và hiệu quả kinh tế của 3 dòng gà chuyên trứng cho sản xuất chăn nuôi

-Tạo 1-2 tổ hợp lai gà hướng trứng

2008-2010

850

200

350

300

 

 

9

Nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn bò đực giống Moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò Việt nam

Viện Chăn nuôi

TS. Lê Văn Thông

Đánh giá, tuyển chọn được những bò đực giống tốt nhất để sản xuất tinh đông lạnh nhằm nâng cao chất lượng đàn bò sữa, bò thịt Việt Nam

- Đánh giá, tuyển chọn được 80 bò đực giống chuyên sữa (HF), bò đực giống chuyên thịt (Dr-Master; Red Angus Brahman; Red Sindhi) chất lượng tốt để sản xuất 3.000.000 liều tinh bò sũa, bò thịt: Đạt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành

- .Đánh giá được giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn sử dụng tại Moncada và xây dựng được khẩu phần ăn thích hợp cho từng bò đực giống.

- Xác định được giá trị giống, hệ số di truyền và hệ số tương quan của từng bò đực giống.

- Hoàn thiện được các quy trình kỹ thuật và ra đời Catolog bò đực giống.

2008-2012

2600

300

600

600

600

500

10

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Kinh tế- kỹ thuật và lợi thế so sánh trong chăn nuôi lợn.

Viện Chăn nuôi

TS. Đinh Xuân Tùng

- So sánh hiệu quả kinh tế, kỹ thuật trong chăn nuôi lợn theo các quy mô sản xuất, theo các vùng sản xuất.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật, xu hướng đầu tư trong chăn nuôi lợn.

- Đánh giá lợi thế cạnh tranh của chăn nuôi lợn và lợi thế so sánh giữa các vùng trọng điểm sản xuất trong nước.

-Đề xuất các giải pháp cụ thể để hạn chế các cản trở ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và lợi thế cạnh tranh.

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế – kỹ thuật trong các cơ sở chăn nuôi lợn nái, lợn thịt ở các quy mô nhỏ, vừa và lớn.

- Xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả chăn nuôi lợn trang trại ở các quy mô khác nhau.

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn.

2008-2009

890

350

540

 

 

 

11

Nghiên cứu xây dựng khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) trong chăn nuôi bò sữa

Viện Chăn nuôi

ThS. Nguyễn Hữu Lương

- Xây dựng công thức và quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) cho bò vắt sữa ở các giai đoạn khác nhau (từ 1 – 120 ngày sau khi đẻ; 121 – 220 ngày sau khi đẻ; 221 – cạn sữa và giai đoạn cạn sữa) cho 3 nhóm bò có sản lượng sữa khác nhau (trên 4000 lít/chu kỳ; từ 3500 – 4000 lít/chu kỳ; từ 3000 – 3500 lít/chu kỳ).

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả sinh học của thức ăn TMR trong chăn nuôi bò sữa.

- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ TMR cho bò sữa.

- Xây dựng công thức, sản xuất và cho ăn thử nghiệm thức ăn TMR trên đàn bò sữa tại Ba Vì – Hà Tây.

- Xác định được hiệu quả kinh tế và hiệu quả sinh học khi sử dụng thức ăn TMR trong chăn nuôi bò sữa.

- Xây dựng quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR cho bò sữa

- Xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa sử dụng thức ăn TMR.

- Áp dụng quy trình sản xuất hỗn hợp TMR vào 02 mô hình ứng dụng công nghệ này (1 mô hình có quy mô từ 80 – 100 bò sữa và 1 mô hình gồm 10 hộ có quy mô từ 5 – 10 bò sữa)

2008-2010

1050

350

400

300

 

 

12

Nghiên cứu các phương thức chăn nuôi lợn thịt đạt năng suất, chất lượng thịt cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Viện Chăn nuôi

ThS. Nguyễn Ngọc Phục

- Xác định dạng thức ăn thích hợp để chăn nuôi lợn thịt đạt năng suất chất lượng thịt cao

- Xác định kiểu chuồng nuôi thích hợp để chăn nuôi lợn thịt đạt năng suất chất lượng thịt cao

- Xây dựng quy trình chăn nuôi phù hợp các phương thức chăn nuôi được lựa chọn.

- Xác định được phương thức chăn nuôi lợn thịt (thức ăn lỏng, khô) thích hợp để nâng cao năng suất và chất lượng lợn thương phẩm

- Xác định được kiểu chuồng nuôi thích hợp để chăn nuôi lợn thịt đạt năng suất chất lượng thịt cao

- Xây dựng được quy trình chăn nuôi (thức ăn khô, lỏng; kiểu chuồng kín, hở) phù hợp các quy mô chăn nuôi được lựa chọn.

2008-2009

850

350

500

 

 

 

13

Chọn lọc và sử dụng một số giống cao lương (Sorghum) có năng suất cao trong vụ đông-xuân làm thức ăn cho gia súc nhai lại.

Viện Chăn nuôi

TS. Trần Quốc Việt

- Tuyển chọn được một số giống cây cao lương có năng suất chất xanh và giá trị dinh dưỡng cao trong điều kiện vụ Đông xuân để làm thức ăn cho gia súc nhai lại.

- Tìm ra các phương pháp chế biến và sử dụng các sản phẩm từ cây cao lương làm thức ăn chăn nuôi.

- Tuyển chọn được một số giống cây cao lương có năng suất chất xanh trong mùa đông khô 80-100 tấn/ha; 1-2 tấn hạt/ha và giá trị dinh dưỡng cao..

- Quy trình trồng và thâm canh cao lương vụ đông

- Quy trình chế biến cao lương.

2008-2010

950

250

400

300

 

 

14

Nghiên cứu nhu cầu năng lượng, protein và axit amin (Lysin, Methionin, Threonin và Tryptophan) cho các tổ hợp lợn lai ngoại x ngoại nuôi thịt ở Việt nam

Viện Chăn nuôi

ThS. Ninh Thị Len

- Xác định được giá trị năng lượng, hệ số tiêu hoá tổng số, hệ số tiêu hoá axit amin hồi tràng tiêu chuẩn của một số loại thức ăn dùng phổ biến cho lợn ở Việt nam

- Xác định được nhu cầu năng lượng, protein và một số axít amin thiết yếu (lysin, methionin,threonin, tryuptophan) của lợn lai giống ngoại F1 (lai 2 máu), F2 (lai 3 máu) và F4 (lai 4 máu).

 - Xây dựng được một số phương trình hồi qui chẩn đoán nhu cầu năng lượng, lysine của các tổ hợp lợn lai nói trên.

- Khuyến cáo về nhu cầu năng lượng, protein và axit min của các giống lợn ngoại nuôi thịt.

- Đưa ra được phương pháp xác định nhanh nhu cầu năng lượng, axit amin của lợn ngoại nuôi thịt dựa trên tốc độ sinh trưởng và độ dày mỡ lưng phù hợp với các mục tiêu năng suất khác nhau.

2008-2010

1300

400

500

400

 

 

15

Nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần một số giống gà nội (gà Mía, gà Hồ và gà Tiền phong).

Viện Chăn nuôi

ThS. Hồ Xuân Tùng

- Chọn lọc nâng cao năng suất, chất lượng 3 giống gà nội (gà Mía, gà Hồ và gà Tiền phong) phục vụ phát triển chăn nuôi.

- Xây dựng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc của 3 giống gà nội (gà Mía, gà Hồ và gà Tiền phong).

- Chọn lọc nâng cao năng suất, chất lượng của 3 giống gà nội: nâng cao năng suất trứng của: Gà Hồ từ 50-60 lên 65 quả/mái/năm, tỷ lệ ấp nở 68%; gà mía: lên 70 quả/ mái/năm, tỷ lệ ấp nở 70%; gà Tiền phong lên 85 quả mái/năm, tỷ lệ ấp nở 82%;

- Xác định được tổ hợp lai tốt nhất giữa các giống gà nội (gà Mía, gà Hồ và gà Tiền phong) với một số giống gànhập nội để phục vụ chăn nuôi.

- Xây dựng được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quy trình thú y cho 3 giống gà (gà Mía, gà Hồ và gà Tiền phong)

2008-2010

1200

300

500

400

-

-

16

Nghiên cứu kỹ thuật nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt ở Miền Đông Nam bộ

Viện KHKTNN Miền Nam.

TS. Đoàn Đức Vũ

- Xác định công thức thức ăn thay sữa và quy trình nuôi bê sữa lấy thịt từ 0-6 tháng tuổi

- Xác định phương thức chăn nuôi bê sữa lấy thịt.

- Xác định được một số công thức thức ăn thay thế sữa (2-3 công thức).

- Xây dựng quy trình nuôi bê sữa lấy thịt từ 0-6 tháng tuổi

- Xác định phương thức nuôi bê lấy thit (khẩu phần ăn, chế độ ăn, thời gia nuôi) trên cơ sở chất lượng và giá thành sản phẩm.

2008-2010

1200

300

450

450

 

 

17

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sinh sản của đàn gà giống Luơng phượng ở các tỉnh phía Nam

Viện KHKTNN Miền Nam Th.S. Phan Bùi Ngọc Thảo

Nâng cao năng suất sinh sản của đàn gà giống thông việc xác định khẩu phần ăn, chế độ nuôi dưỡng và chế độ ánh sáng tối ưu.

- Xác định được khẩu phần ăn và chế độ ăn thích hợp cho gà mái ở các giai đoạn khác nhau đảm bảo năng suất sản lượng trứng/mái/năm tăng 5-10% (100-110 quả).

- Xác định được chế độ chiếu sáng thích hợp.

2008-2010

1200

300

450

450

 

 

18

Nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần nâng cao năng suất gà Tàu Vàng.

Viện KHKTNN Miền Nam ThS. Trần Văn Tịnh

Chọn lọc và nhân thuần đàn gà Tàu Vàng hiện có nâng cao năng suất sinh sản và sản xuất thịt (sản lượng trứng 110 quả/mái; khối lượng khi giết thịt: Trống 1,5kg, mái 1,3 kg lúc 12 tuần tuổi

- Chọn lọc được 2 dòng gà Tàu vàng (dòng sinh trưởng và dòng sinh sản)

- Cung cấp 10.000 gà giống cho sản xuất

2008 – 2010

1100

300

400

400

 

 

19

Nghiên cứu một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong chăn nuôi lợn và gia cầm

Viện KHKTNN Miền Nam PGS.TS. Lã Văn Kính

Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm thảo dược dùng trong chăn nuôi lợn và gia cầm nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và khả năng đề kháng bệnh tật

- Đưa ra được 3 chế phẩm thảo dược

- Quy trình sản xuất và sử dụng 3 chế phẩm trên

2008-2011

1800

350

500

500

450

 

20

Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái cao sản

Viện KHKTNN Miền Nam ThS. Phạm Tất Thắng

Nâng cao năng suất sinh sản của đàn nái ngoại thông qua nghiên cứu khẩu phần và chế độ ăn thích hợp

- Đưa ra được một số khẩu phần ăn và chế độ nuôi dưỡng thích hợp cho lợn nái ở các giai đoạn khác nhau

- Hoàn thiện quy trình nuôi dưỡng lợn nái ngoại cao sản

2008-2009

750

350

400

 

 

 

21

Chế tạo các sinh phẩm chẩn đoán một số bệnh truyền lây giữa người và động vật.

Viện Thú y

TS. Nguyễn Viết Không

Có được kháng nguyên đặc hiệu để chẩn đoán các bệnh truyền lây giữa người và động vật phổ biến Như: (Sán lá gan lớn, Sán lá gan nhỏ, ấu trùng sán lợn , giun soắn, Toxoplasma)

- Thiết lập thành công ELISA phát hiện kháng thể trong ít nhất 3 bệnh truyền lây chủ yếu: Sán lá gan, bệnh ấu trùng sán lợn, bệnh giun soắn

2008-2010

2600

600

1000

1000

 

 

22

Nghiên cứu dịch tễ học một số bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và gia súc (Bệnh gạo lợn, gạo bò, giun bao, sán lá gan, Neospora) và xây dựng các giải pháp phòng trị

Phân viện Thú y Miền Trung.

TS. Nguyễn Đức Tân

Xác định các đặc điểm dịch tễ ảnh hưởng đến tình hình bệnh do sán lá gan lớn ở bò bê và người ở một số tỉnh duyên hải Nam trung bộ.

- Xác định được tình hình nhiễm bệnh sán lá gan gây ra ở bò bê

- Xác định tình hình nhiễm bệnh sán lá gan gây ra ở người.

- Xác định mối tương quan về tỷ lệ lưu hành bệnh giữa ở bò bê và người.

 - Xác định các yếu tố dịch tễ liên quan đến quá trình truyền lây bệnh ở gia súc người như nguồn bệnh, phương thức truyền bệnh và các yếu tố dịch tễ liên quan đến tình hình dịch bệnh.

2008-2010

800

300

300

200

 

 

23

Nghiên cứu mức độ ô nhiễm Salmonella trong thịt gia súc, gia cầm ở các loại hình giết mổ, xây dựng biện pháp phòng chống

Viện Thú y

PGS. TS. Trần Thị Hạnh

Đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm vi khuẩn Salmonella trong thịt lợn và thịt gà tại một số lò mổ phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu khu vực phía Bắc (Hà Nội và Hải Phòng)

Đè xuất các giải pháp phòng chống hữu hiệu, đảm bảo thịt sau giết mổ đạt tiêu chuẩn Việt Nam

- Đánh giá được mức độ ô nhiễm vi khuẩn Salmonella trong thịt lợn và thịt gà

- Quy trình nuôi cấy, phân lập Salmonella.

- Quy trình xác định serovarr Salmonella.

- Mô hình lò giết mổ lợn và lò giết mổ gà tiêu thụ nội địa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

2008-2010

1500

600

600

300

 

 

 

Cơ điện- CNSTH

24

Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy thu hoạch cà phê và thu hoạch chè cầm tay.

Viện Cơ điện NN- CNSTH
TS. Đậu Thế Nhu

Có được một mẫu máy thu hoạch chè và cà phê chạy động cơ xăng cỡ nhỏ, có thể cầm tay hay đeo vai, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- 01 mẫu máy thu hoạch chè cầm tay.

- 01 mẫu máy thu hoạch cà phê cầm tay.

- 01 mô hình cơ giới hoá thu hoạch chè 2 ha

-01 mô hình cơ giới hoá thu hoạch cà phê 2 ha

-Quy trình cơ giới hoá cho khâu thu hoạch chè và cà phê.

-Bộ bản vẽ thiết kế máy thu hoạch chè

-Bộ bản vẽ thiết kế máy thu hoạch cà phê

2008-2009

500

350

150

 

 

 

25

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tạo siêu âm công suất 1,5 kW ứng dụng trong làm sạch, chiết xuất các hợp chất tự nhiên

Viện Cơ điện NN- CNSTH

TS. Ng. Đình Lục

Triển khai công nghệ, chế tạo thiết bị siêu âm ứng dụng trong chiết xuất hợp chất Curcumin và làm sạch củ họ gừng, nhằm nâng cao hiệu quả chiết xuất và chất lượng làm sạch.

01 thiết bị làm sạch củ họ gừng công suất 1,5kW;

01 thiết bị hỗ trợ chiết xuất Curcumin công suất 1,5kW;

Quy trình công nghệ làm sạch và chiết xuất các hợp chất tự nhiên từ củ họ gừng;

Bộ bản vẽ thiết kế thiết bị hỗ trợ chiết xuất và làm sạch bằng siêu âm.

2008-2009

600

300

300

 

 

 

 

Chính sách

26

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nuôi vịt chạy đồng an toàn và bền vững ở ĐBSCL

Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp và PTNT

ThS. Nguyễn Đức Lộc

Đề xuất các giải pháp nuôi vịt chạy đồng an toàn và bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long

1. Báo cáo đánh giá thực trạng nuôi vịt chạy đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Đề xuất các giải pháp về hoàn thiện tổ chức quản lý nuôi vịt chạy đồng an toàn và bên vững ở ĐBSCL.

2008

300

300

 

 

 

 

27

Nghiên cứu những vấn đề phát sinh từ chính sách miễn giảm thủy lợi phí.

Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp và PTNT

ThS. Hoàng Vũ Quang

Xác định những vấn đề phát sinh từ chính sách miễn giảm thủy lợi phí và đề xuất định hướng giải quyết.

1. Báo cáo phân tích các vấn đề phát sinh từ chính sách miễn giảm thủy lợi phí.

2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí.

2008

400

400

 

 

 

 

28

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện cam kết WTO đến một số vấn đề chủ yếu về kinh tế- xã hội và môi trường nông thôn.

Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp và PTNT

ThS. Phạm Quang Diệu

Xác định ảnh hưởng của thực hiện cam kết WTO tới một số vấn đề chủ yếu về kinh tế-xã hội và môi trường nông thôn Việt Nam và đề xuất những giải pháp để phát triển nông thôn bền vững trong quá trình thực hiện cam kết WTO.

1. Báo cáo xác định các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thực hiện cam kết WTO tới một số vấn đề chủ yếu về kinh tế-xã hội và môi trường nông thôn Việt Nam.

2. Đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển nông thôn bền vững khi thực hiện các cam kết WTO

2008-2009

700

400

300

 

 

 

29

Nghiên cứu các ảnh hưởng chủ yếu của việc thực hiện FTA giữa ASEAN với một số nước đối tác lớn (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) tới nông nghiệp Việt Nam và đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực.

Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp và PTNT

TS. Dương Ngọc Thí

Đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc thực hiện FTA giữa ASEAN với một số đối tác lớn ngành nông nghiệp Việt Nam.

1.Báo cáo đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thực hiện FTA giữa ASEAN với một số đối tác lớn ngành nông nghiệp Việt Nam.

2. Đề xuất những giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc của việc thực hiện FTA giữa ASEAN với một số đối tác lớn ngành nông nghiệp Việt Nam.

2008-2009

700

400

300

 

 

 

 

Lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

Nghiên cứu tác động môi trường của rừng trồng cao su.

Trường ĐHLN

PGS.TS. Vương Văn Quỳnh

Đánh giá được tác động của rừng trồng cao su đến môi trường đất, nước, và đa dạng sinh học trên những điều kiện lập địa khác nhau.

-Tổng quan về vấn đề rừng trồng cao su với môi trường.

-Đánh giá tác động của rừng cao su đến môi trường đất, nước và đa dạng sinh học trên những điều kiện lập địa khác nhau.

-Bộ tiêu chí đánh giá về mặt môi trường điều kiện lập địa trồng rừng cao su trên đất dốc.

-Đề xuất giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của rừng trồng cao su trên đất dốc đến môi trường ở Việt Nam.

2008-2009

1200

500

700

 

 

 

31

Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng Cáng lò (Betula alnoides Buch. Ham.) và Ngân hoa (Grevillea robusta A. Cunn.) nhằm mục tiêu cung cấp gỗ lớn

Trường ĐHLN

KS. Vũ Đại Dương

Bổ sung cơ cấu cây trồng rừng cung cấp gỗ lớn, hiệu quả cao.

- Xác định được 2-3 xuất xứ có năng suất cao của mỗi loài, phù hợp với mục đích trồng rừng cung cấp gỗ lớn tại Việt Nam;

- Quy trình kỹ thuật nhân giống và gây trồng cho mỗi loài với mục tiêu cung cấp gỗ lớn.

- 40 ha mô hình thí nghiệm cho vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên

2008- 2012

2200

500

800

400

300

200

 

Thuỷ lợi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

32

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp KHCN thủy lợi phục vụ phát triển bền vững vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long.

Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam, KS. Mai Văn Cương

Đề xuất được các giải pháp KHCN sử dụng hiệu quả tài nguyên nước và mô hình áp dụng phù hợp cho từng vùng nhằm khai thác hiệu quả và bền vững vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Hiện trạng quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước và đất vùng sinh thái nước ngọt ở ĐBSCL;

- Các giải pháp KHCN sử dụng hiệu quả tài nguyên nước và đất cho vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt (tập trung mô hình chuyên nuôi cá và cá-lúa) ở đồng bằng sông Cửu Long;

- Thiết kế (hoặc quy hoạch) thử nghiệm 2 mô hình cụ thể (được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt);

- Xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi cá Tra, cá Ba sa

- Chỉ dẫn quy hoạch, thiết kế vận hành hệ thống thủy lợi đa mục tiêu cho các mô hình sản xuất khác nhau vùng sinh thái nước ngọt (được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành).

2008-2010

2500

500

1500

500

 

 

33

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất nội dung, lộ trình hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu vùng đồng bằng sông Hồng.

Viện Khoa học Thuỷ lợi, GS.TS. Nguyễn Tuấn Anh

Đưa ra được tiêu chí, nội dung, trình tự và các giải pháp KHCN hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu nhằm nâng cao hiệu quả các hệ thống tưới, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010- 2020.

- Thực trạng và nhu cầu hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu vùng đồng bằng sông Hồng;

- Tiêu chí hiện đại hệ thống tưới ở đồng bằng sông Hồng;

- Các giải pháp khoa học công nghệ hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu vùng đồng bằng sông Hồng;

- Nội dung và lộ trình thực hiện hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu vùng đồng bằng sông Hồng;

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu, lập đề án hiện đại hóa cho một hệ thống tưới cụ thể ở đồng bằng sông Hồng;

- Cơ sở khoa học và kiến nghị cơ chế chính sách đầu tư hiện đại hóa hệ thống tưới và quản lý vận hệ thống tưới (được Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận);

- Đề xuất quy định về quản lý khai thác các hệ thống tưới tiêu (được Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp nhận).

2008-2010

1980

500

1200

280

 

 

 

Thuỷ sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

34

Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi thương phẩm hải sâm cát quy mô sản xuất trong ao tại một số khu vực duyên hải nam trung bộ.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III

KS Nguyễn Đình Quang Duy

Xây dựng được quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm cát ở quy mô sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả nghề nuôi hải sâm ở Nam Trung Bộ.

- Quy trình công nghệ nuôi hải sâm cát thương phẩm đạt năng suất 2,5 tấn/ha, tỷ lệ sống ≥ 80%.

- Sản phẩm hải sâm cát: 7,5 tấn.

- Góp phần đào tạo được 1 thạc sỹ.

- 01 bài báo khoa học.

2008-2009

1250

700

550

 

 

 

35

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tận dụng bã thải từ sản xuất agar phục vụ sản xuất thức ăn bổ sung chăn nuôi.

Viện Nghiên cứu Hải sản.

KS Lê Hương Thuỷ

Đề xuất công nghệ tận dụng bã thải trong sản xuất Agar để sản xuất ra chế phẩm bổ sung chất đạm, enzym phân giải, chất đường, chất khoáng,….phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Chế phẩm thuỷ phân dạng bột khô, dạng bột lỏng

- Thức ăn công nghiệp nuôi trâu, bò, gà cá rô phi

- Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học (enzym)

- Quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học thuỷ phân bã rong dạng bột, dạng lỏng

- Quy trình sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi trâu, bò, gà, cá rô phi.

- Các báo cáo chuyên đề

- Tiêu chuẩn các sản phẩm

2008-2010

1100

360

406

334

 

 

36

Nghiên cứu ứng dụng sản xuất thử nghiệm Chondroitin và Glucosamine từ nguyên liệu thuỷ sản

Viện Nghiên cứu Hải sản.

Ths. Trần Cảnh Đình

- Mục tiêu chung: tận dụng hiệu quả nguồn dược liệu có nguồn gốc từ thuỷ sản, nhằm chủ động nguồn sản xuất và cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc cho ngành y-dược, giảm nhập khẩu.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá tổng thể tiềm năng nguồn dược liệu có nguồn gốc từ thuỷ sản

+ Xây dựng các quy trình công nghệ và ứng dụng sản xuất thành công Chondroitin và Glucosamine dược dụng từ nguyên liệu có nguồn gốc thuỷ sản

- Sản phẩm Chondroitin và Glucosamine.

- Quy trình thu gom, xử lý, bảo quản nguyên liệu

- Quy trình công nghệ sản xuất Chondroitin và Glucosamine bằng phương pháp sinh học, phương pháp kết hợp

- Tiêu chuẩn chất lượng

- Báo cáo điều tra, phân tích sản lượng nguyên liệu.

- Báo cáo đánh giá mối nguy gây ô nhiễm môi trường của công nghệ sản xuất.

- Báo cáo đánh giá - hiệu quả KT-XH

2008-2010

1192

470

375

347

 

 

37

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm hùm nước ngọt (procambarus clarkii) thích hợp với các tỉnh phía bắc phục vụ phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I

TS Nguyễn Dương Dũng

- Xây dựng quy trình nuôi thương phẩm tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarki) phục vụ phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu ở miền Bắc Việt Nam.

- Quy trình công nghệ nuôi tôm kết hợp với trồng lúa đạt năng suất 0,5-0,7 tấn tôm/ha/năm.

- Quy trình công nghệ trồng một vụ lúa và nuôi một vụ tôm đạt năng suất 1-2 tấn tôm/ha/năm.

- Quy trình công nghệ nuôi tôm trong ao đạt năng suất 3-5 tấn tôm/ha/năm.

- Tôm thịt: 24 tấn

- Báo cáo tổng kết đề tài.

2008-2009

2032

1000

1032

 

 

 

38

Nghiên cứu giải trình tự một phần bộ gen và xây dựng cơ sở dữ liệu genome tôm sú (P. monodon)

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I
TS Nông Văn Hải

- Tạo ra được 2 ngân hàng gene (EST/cDNA và gDNA/mtDNA) của tôm sú tự nhiên/nuôi tại Việt Nam;

- Giải mã được 2.000-3.000 dòng EST/cDNA và gDNA/mtDNA của tôm sú.

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu genome tôm sú.

- Định hướng ứng dụng một số kết quả giải mã genome phục vụ công tác chọn, tạo giống tôm sú

- Góp phần đào tạo cán bộ và tăng cường hợp tác quốc tế về Công nghệ sinh học tôm sú.

- Ngân hàng cDNA phục vụ giải mã genome tôm sú Việt Nam.

- Ngân hàng gDNA phục vụ giải mã genome tôm sú Việt Nam (trình tự một phần DNA genome tỷ thể của tôm sú)

- Trình tự một số EST/cDNA của genome tôm sú Việt Nam đăng ký trong ngân hàng gene quốc tế để phục vụ chung cho giải mã genome tôm sú.

- Các vector mang các cDNA quan trọng phục vụ các nghiên cứu biểu hiện và nghiên cứu chức năng gene.

- Quy trình tạo ngân hàng cDNA tôm sú từ các mô, cơ quan, và thời gian khác nhau

- Quy trình tạo ngân hàng gDNA/mtDNA

- Phương pháp giải trình tự một số EST/cDNA, gDNA/mtDNA tôm sú của Việt Nam

- Cơ sở dữ liệu genome tôm sú Việt Nam

2008-2010

2200

700

800

700

 

 

39

Nghiên cứu phát triển các marker phân tử phục vụ chọn giống và bảo tồn quỹ gen ở cá tra và cá rô phi

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I.

TS Quyền Đình Thi

Phát triển các bộ marker phân tử phục vụ chọn giống và bảo tồn quỹ gene cá rô phi và cá tra

- Bộ marker microsatellite liên kết với tính trạng sinh trưởng của cá rô phi

- Bộ marker microsatellite xác định cá thể/quần đàn cá rô phi

- Bộ AFLP, RFLP và microsatellite về biến dị di truyền và phân biệt các dòng, loài cá rô phi; phân biệt các phả hệ của cá tra.

2008-2010

2184

866

727

591

 

 

40

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lạnh sâu xây dựng ngân hàng tinh động vật thuỷ sản

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I.

Ths Kim Thị Thoa

- Phát triển và hoàn thiện quy trình kỹ thuật bảo quản lạnh sâu tinh một số loài động vật thuỷ sản

- Xây dựng ngân hàng gen tinh một số loài động vật thuỷ sản phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn quỹ gen

Cá chép, Cá tra, Cá giò, Cá anh vũ, Hầu cửa sông, Tôm sú.

- Quy trình kỹ thuật bảo quản lạnh tinh cá, tinh hầu cửa sông, tinh tôm sú

2008-2009

955

527

428

 

 

 

41

Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh từ các dòng vi khuẩn có đặc tính đối kháng Vibrio spp. nhằm nâng cao tỉ lệ sống ấu trùng cá biển và tôm sú.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II.

TS Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh

Nghiên cứu các quy trình phân lập và sản xuất các chế phẩm vi sinh từ các dòng vi khuẩn có đặc tính ức chế phân tử tín hiệu (quorum sensing) của nhóm Vibrio gây bệnh, nhằm nâng cao chất lượng sản xuất giống của một số đối tượng nuôi thuỷ sản (tôm sú và cá biển), giảm thiểu tỷ lệ nhiễm bệnh phát sáng trên ấu trùng tôm sú và các bệnh do nhóm Vibrio gây ra trên ấu trùng cá Chẽm

- Chế phẩm vi sinh

- Quy trình công nghệ phân lập và sản xuất sinh khối chế phẩm vi sinh.

2008-2010

1096

396

401

299

 

 

42

Xây dựng quy trình và bộ sinh phẩm phát hiện WSSV bằng phương pháp LAMP và thăm dò sự hiện diện của virus Laem Sing gây bệnh chậm lớn ở tôm nuôi khu vực nam bộ

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II.

Th.S Nguyễn Viết Dũng

Nghiên cứu bộ hoá chất phát hiện nhanh virus WSSV bằng phương pháp LAMP và bước đầu thăm dò sự hiện diện của Laem Singh virus (LSNV) gây hội chứng chậm lớn trên tôm sú nuôi Penaeus monodon ở Việt Nam.

- Bộ hoá chất phát hiện virus WSSV theo phương pháp LAMP 
- Quy trình LAMP chẩn đoán WSSV
- Xác định sự hiện diện LSNV trên tôm sú nuôi ở các giai đoạn khác nhau.

2008-2009

661

473

188

 

 

 

43

Đánh giá nhanh sự hiện diện của vi tảo lam độc bằng kỹ thuật sinh học phân tử và nghiên cứu đề xuất giải pháp khả thi phòng, chống hiện tượng bùng phát vi tảo trong đầm nuôi tôm sú thâm canh

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II.

GS,TS Đặng Đình Kim

- Có được phương pháp sinh học phân tử đánh giá nhanh các loài vi tảo độc gây hại trong đầm nuôi tôm thâm canh.

- Xác định được vai trò của các nhân tố môi trường đối với việc sinh trưởng bùng phát và khả năng sinh độc tố của vi tảo.

- Đề xuất được các giải pháp khả thi kiểm soát sinh trưởng bùng phát của vi tảo, góp phần vào việc nuôi trồng thuỷ sản bền vững.

- Các loài tảo độc đặc trưng

- Báo cáo tổng hợp

- Phương pháp phòng và chống bùng phát vi tảo trong đầm nuôi tôm sú thâm canh

- Phương pháp đánh giá nhanh hiện diện của tảo lam độc trong đầm nuôi tôm thâm canh.

- Các báo cáo chuyên đề

2008-2010

2057

931

916

210

 

 

44

Nghiên cứu xây dựng tập đoàn giống vi tảo biển quang tự dưỡng, dị dưỡng của Việt Nam và nuôi sinh khối một số loài tảo dị dưỡng làm thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III.

TS Đặng Diễm Hồng

Xây dựng một tập đoàn giống vi tảo biển của Việt Nam giàu dinh dưỡng (khoảng 20 loài), có lý lịch khoa học rõ ràng, với các đặc điểm sinh học, có thể nuôi sinh khối đáp ứng nhu cầu thức ăn tự nhiên trong nuôi trồng thuỷ sản

- Tập đoàn giống vi tảo biển quang tự dưỡng giàu dinh dưỡng

- Tập đoàn giống vi tảo biển dị dưỡng thuộc chi LabyrinthulaSchizochytrium.

- Tập đoàn giống vi tảo biển giàu dinh dưỡng có nguồn gốc từ Việt nam

- Các báo cáo khoa học chuyên đề

- Phương pháp phân lập các chủng vi tảo quang tự dưỡng, dị dưỡng

- Phương pháp định tên khoa học của các loài vi tảo biển Việt Nam

- Quy trình lưu giữ các chủng giống vi tảo bằng các chất bảo quản và ở nhiệt độ thấp.

- Cơ sở dữ liệu về thành phần dinh dưỡng của một số loài vi tảo biển, điều kiện nuôi trồng tối ưu.

2008-2010

1000

350

450

200

 

 

45

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gây đột biến gen tạo dòng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri nhược độc làm kháng nguyên sản xuất vacxin phòng bệnh đốm trắng trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III.

Ths Lê Minh Hải

- Tạo ra chủng vi khuẩn nhược độc bằng đột biến gen có khả năng kích thích miễn dịch kháng bệnh đốm trắng trên cá tra.

- Tạo ra sản phẩm vacxin có hiệu quả nhằm hạn chế bệnh trên cá tra nuôi, giảm thiểu sử dụng kháng sinh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho xuất khẩu.

- Mô hình cảm nhiễm - đánh giá độc lực

- Sản phẩm vacxin thử nghiệm

- Chủng vi khuẩn làm vacxin

- Mô hình thử nghiệm tạo miễn dịch trên cá

- Quy trình công nghệ tạo chủng vi khuẩn nhược độc làm vacxin

- Tiêu chuẩn giống sản xuất vacxin

- Các báo cáo chuyên đề

- Dữ liệu gen của chủng vi khuẩn

2008-2010

3186

900

1100

1186

 

 

46

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học hoàn thiện chế phẩm Bio-TS3 có khả năng tăng sức đề kháng của tôm trong nuôi tôm sú thâm canh.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III.

PGS,TS Khuất Hữu Thanh

Mục tiêu lâu dài:

Tạo được chế phẩm sinh học có hiệu quả cao

Mục tiêu trước mắt:

- Phân lập và tuyển chọn bộ chủng giống vi sinh vật

- Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học

- Đề xuất quy trình sử dụng chế phẩm sinh học

- Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học BIO-TS3

- Bộ chủng giống vi sinh vật - Chế phẩm sinh học BIO-TS3

- Quy trình công nghệ phân lập, tuyển chọn và bảo quản bộ chủng giống vi sinh vật

- Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm BIO-TS3

- Kết quả đánh giá hiệu quả của chế phẩm

- Kết quả khảo nghiệm chế phấm sinh học

2008-2010

1607

496

651

460

 

 

III. DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM

TT

Tên đề tài

Tổ chức/ cá nhân chủ trì

Mục tiêu

Dự kiến kết quả đạt được

Thời gian

KP Tổng

2008

2009

2010

 

Trồng trọt- BVTV

1.

Hoàn thiện quy trình công nghệ ghép cà chua để phát triển cà chua trái vụ tại vùng Đồng bằng Sông Hồng

Viện NC Rau quả, Viện KHNNVN

 

ThS. Lê Thị Thuỷ

-Hoàn thiện được quy trình kỹ thuật ghép cà chua trên cà tím với quy mô công nghiệp tỷ lệ sống >85%.

-Hoàn thiện được quy trình kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ.

- Xây dựng được các mô hình trồng cà chua ghép trong vụ xuân hè và hè thu tại vùng Đồng bằng sông Hồng (năng suất đạt 30-35 tấn ha).

- Quy trình ghép cà chua trên cà tím với quy mô công nghệp, tỷ lệ sống trên 85%.

- Quy trình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím trái vụ trong điều kiện miền Bắc Việt Nam

- Xây dựng 3 mô hình trồng cà chua ghép tại 3 địa điểm: Hà Tây, Hải Phòng và Vĩnh Phúc; quy mô 3ha/mô hình trong 3 vụ xuân hè, vụ hè và vụ hè thu.

- Sản xuất được 2,0 triệu cây giống cà chua ghép, đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất vườn: cao 10 cm, vết ghép lành hoàn toàn, cây thẳng, lá xanh và tỷ lệ sống sau trồng trên đồng ruộng đạt >95%.

- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật được cho 90 lượt cán bộ kỹ thuật và 150 lượt hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng về kỹ thuật ghép, trồng và thâm canh cà chua ghép.

2008-2009

1.500

750

750

 

2.

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh giống cam Xã Đoài ở một số tỉnh phía Bắc

Viện NC Rau quả, Viện KHNNVN

 

TS. Ngô Hồng Bình

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cam Xã Đoài phục vụ sản xuất hàng hoá ở một số tỉnh phía Bắc.

 - Xây dựng được mô hình thâm canh cam Xã Đoài đạt năng suất cao ổn định (tăng 15-20% so với đối chứng), cải thiện chất lượng quả, tăng chất lượng vườn cây.

- Đào tạo nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng và thâm canh cam Xã Đoài cho cán bộ kỹ thuật và nông dân một số vùng trồng cam tập trung.

- Quy trình kỹ thuật thâm canh cam Xã Đoài đảm bảo năng suất cao và ổn định, tăng cao hơn 15 - 20% so với áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh cũ.

- Xây dựng được 4 ha mô hình trồng mới cam Xã Đoài đảm bảo cây sinh trưởng tốt, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại.

- Xây dựng được 11 ha mô hình thâm canh giống cam Xã Đoài đạt năng suất cao ổn định (tăng 15 - 20% so với đối chứng).

- Đào tạo được 130 lượt người kỹ thuật viên và nông dân về công nghệ sản xuất cây giống, biện pháp kỹ thuật thâm canh cam Xã Đoài.

2008-2009

1.400

700

700

 

3.

Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống tằm mới chọn tạo Đ2, E38 và cặp lai tứ nguyên GQ2218 phục vụ phát triển dâu tằm vùng đồng bằng sông Hồng.

 Viện Nghiên cứu Rau quả,

Viện KHNN Việt Nam

 

KS. Nguyễn Trung Kiên

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật duy trì giống nguyên Đ2, E38 và công nghệ sản xuất cặp lai tứ nguyên

GQ 2218.

- Xây dựng mô hình trình diễn giống tằm mới với quy mô 1ha/mô hình tại các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội.

- Đào tạo, tập huấn về kỹ thuật duy trì giống nguyên và công nghệ sản xuất giống lai cho cán bộ kỹ thuật và nông dân vùng triển khai dự án.

- Quy trình kỹ thuật duy trì giống bố mẹ Đ2, E38.

- Quy trình kỹ thuật sản xuất giống lai tứ nguyên GQ2218.

- Sản xuất được 50.000 ổ trứng bố mẹ, 140.000 vòng trứng cấp 2 và 4.200 kg vỏ kén.

- Xây dựng được 3 mô hình trình diễn giống mới.

- Đào tạo, tập huấn cho 150 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm và các Công ty SX trứng giống tằm cấp 2; 150 công nhân kỹ thuật, hộ nông dân nuôi tằm giống và hộ nông dân nuôi tằm mô hình.

2008-2009

2.500

1200

1.300

 

4.

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình thâm canh giống chuối xuất khẩu (VN1-064).

Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Miền núi phía Bắc, Viện KHNNVN

KS. Trần Minh Hòa

Hoàn thiện qui trình công nghệ nhân giống vô tính và qui trình kỹ thuật thâm canh giống chuối VN1-064, xây dựng mô hình sản xuất làm cơ sở nhân ra đại trà.

- Hoàn thiện được 2 qui trình kỹ thuật nhân giống vô tính (giai đoạn sau nuôi cấy mô) và qui trình kỹ thuật thâm canh giống chuối VN1- 064

- Sản xuất được 85.000 bầu cây giống chuối VN1 – 064 đạt tiêu chuẩn xuất vườn đáp ứng giống cho xây dựng 30 ha mô hình thâm canh giống chuối VN1-064 tại Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

- Đào tạo tập huấn kỹ thuật nhân giống sau nuôi cấy mô, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bảo quản chuối cho 400 cán bộ cơ sở và nông dân vùng dự án.

2008-2009

1.300

700

600

 

5.

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống và phát triển 2 giống đậu tương ĐVN-6 và ĐVN-9

Viện NC Ngô, Viện KHNNVN

 

ThS. Nguyễn Thị Thanh

Hoàn thiện quy trình bảo quản giống đậu tương trong điều kiện kho lạnh. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống, quy trình thâm canh 2 giống đậu tương mới.

- Hoàn thiện công nghệ chế biến và bảo quản hạt giống đậu tương cho 2 giống.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh 2 giống mới cho sản xuất ở một số tỉnh phía Bắc.

 - Nhân, sản xuất giống ĐVN-6, ĐVN-9 các cấp SNC, NC.

- Xây dựng mô hình nhân giống.

- Tập huấn kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông và nông dân các vùng sản xuất.

2008-2009

1.000

500

500

 

6.

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất và thâm canh giống lúa BT1 phục vụ sản xuất ở vùng Bắc Trung bộ

Viện KHKT NN Bắc Trung bộ, Viện KHNNVN

 

ThS. Lê Văn Vĩnh

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật, tổ chức sản xuất hạt giống có phẩm cấp và chuyển giao quy trình thâm canh giống lúa BT1 tại các tỉnh vùng Bắc Trung bộ

- Xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp đối với giống BT1.

- Sản xuất hạt giống gốc (1 tấn), SNC (10 tấn), giống NC (50 tấn), giống xác nhận 400 tấn tại các tỉnh vùng BTB.

- Đào tạo tập huấn cán bộ kỹ thuật và nông dân sản xuất giống mới.

- Xây dựng 200ha mô hình sản xuất giống mới tại các tỉnh trong vùng.

2008-2009

1.200

600

600

 

7.

Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống và sản xuất thâm canh giống khoai tây Atlantic phục vụ công nghiệp chế biến

Viện KHKTNN miền Nam

 

TS. Phạm Xuân Tùng

Hoàn thiện quy trình nhân giống sạch bệnh, quy trình sản xuất khoai tây nguyên liệu cho chế biến để phát triển sản xuất giống khoai tây Atlantic tại Lâm Đồng.

- Quy trình nhân giống in-vitro và hệ thống sản xuất in-vitro công suất 2 triệu củ/năm.

- Quy trình sản xuất củ thương phẩm, nguyên liệu cho chế biến đạt năng suất 25-30 tấn/ha, tỷ lệ củ thành phẩm>80%, hàm lượng chất khô >22%, hàm lượng đường khử <0,5%, chỉ số màu sau rán <1,6, chất lượng chip tốt.

- Xây dựng mô hình 150-200ha tại Lâm Đồng.

2008-2009

1.200

550

650

 

8.

Hoàn thiện quy trình thâm canh và sản xuất thử giống lúa OM 5930 và OM 5239 chất lượng cao phục vụ xuất khẩu cho vùng ĐBSCL

Viện Lúa ĐBSCL

 

TS. Bùi Thị Thanh Tâm

Mở rộng diện tích sản xuất 2 giống lúa OM 5930 và OM 5239 tại một số tỉnh ĐBSCL thông qua công nghệ cải thiện chất lượng hạt giống và quy trình thâm canh tổng hợp sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

- Hoàn thiện công nghệ giữ thuần giống gốc và sản xuất giống SNC (9 tấn), NC (485 tấn) và giống xác nhận (550 tấn) đối với 2 giống lúa trên.

- Hoàn thiện quy trình canh tác cho 2 giống lúa.

- Xây dựng 20 mô hình trình diễn sản xuất 2 giống lúa, mỗi mô hình 5ha ở các mùa vụ ĐX và HT tại Sóc Trăng và Cần Thơ.

- Tập huấn 4 lớp cán bộ kỹ thuật và nông dân.

2008-2009

2.000

1.000

1.000

 

 

Cơ điện và CNSTH

9.

Nghiên cứu xây dựng vùng nguyên liệu an toàn thực phẩm và chế biến chè đen PCOC theo công nghệ mưới với công suất 300 tấn sản phẩm/năm

Hiệp hội chè Việt Nam

KS. Trần Văn Ngọc

Áp dụng công nghệ mới sản xuất chè đen đặc biệt PCOC- Hắc Long có chất lượng tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao

- Tạo ra được công nghệ mới trên cơ sở công nghệ sản xuất chè đen truyền thống OTD

- Sản phẩm chè sản xuất theo công nghệ mới có chất lượng tốt, giá bán cao hơn chè đen truyền thống từ 1,5- 2 lần

- Làm cơ sở khoa học cho các nhà máy sản xuất chè đen truyền thống ứng dụng

- Ứng dụng trong 1 cơ sở chế biến chè

2008-2009

1800

900

900

 

 

Thuỷ lợi

 

 

 

 

 

 

 

 

10.

Hoàn thiện thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành máy bơm chìm trục đứng hướng trục cột nước thấp có công suất (37-75) KW phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt

Viện Công nghệ năng lượng - Tổng Cty cơ điện XDNN và TL, PGS.TS. Nguyễn Văn Bầy

Ứng dụng, hoàn thiện thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành máy bơm chìm kiểu hướng trục, trục đứng, cột nước thấp, công suất (37-75) KW giảm giá thành, nâng cao hiệu suất của trạm bơm

- Hồ sơ hoàn thiện Bản vẽ thiết kế bơm.

- Hoàn thiện chế tạo, thi công, lắp đặt máy bơm chìm kiểu hướng trục, trục đứng, cột nước thấp, công suất (37-75) KW.

- Ứng dụng chế tạo, thi công, lắp đặt được 5 tổ máy bơm

- Hướng dẫn chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng máy bơm chìm kiểu hướng trục, trục đứng, cột nước thấp, công suất (37-75) KW.

2008-2009

2000

1000

1000

 

11.

Hoàn thiện nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông đầm lăn

Viện KH Thủy lợi

PGS.TS Lê Minh

Ứng dụng, hoàn thiện kết quả nghiên cứu nâng cao kkả năng chống thấm vào bê tông đầm lăn đập Nước Trong, tỉnh Quảng Ngãi nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng công trình.

- Thiết kế được cấp phối vật liệu bê tông đầm lăn cấp phối 2 và nâng cấp khả năng chống thấm của bê tông đầm lăn cấp phối 2 lên từ B4 lên B6.

- Hướng dẫn quy trình thi công bê tông cấp phối 2 để đạt mức chống thấm B6.

- Áp dụng thi công bê tông đầm lăn cấp phối 2 để đạt mức chống thấm B6.

2008-2009

1700

700

1000

 

 

Thuỷ sản

12.

KC.CB.01.33 Hoàn thiện sản xuất thử nghiệm giống cá lăng chấm hemibagrus guttatus (lacépède 1803).

- Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I

- Ths Nguyễn Đức Tuân

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá Lăng chấm ở quy mô sản xuất.

- Qui trình công nghệ sản xuất giống Cá Lăng chấm:

+ Tỷ lệ cá thành thục 85%.

+ Tỷ lệ cá đẻ 80%.

+ Tỷ lệ thụ tinh 80%.

+ Tỷ lệ nở 65%,

+ Tỷ lệ sống cá bột đến cá hương: 80%.

+ Tỷ lệ sống từ cá hương lên cá giống: 90%.

- Sản xuất trên 200.000 cá giống cỡ 4-6 cm/con (công suất 100.000 giống/năm).

Thời gian thực hiện: 24 tháng

2008- 2009

779

407

372

 

13.

Dự án SXTN: Hoàn thiện công nghệ chiết xuất hợp chất từ cây Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus L.) và cây Ổi (Psidium guajava L.) trong phòng và trị bệnh tôm sú (Penaeus monodon).

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II

(xuất xứ từ đề tài nghiên cứu chiết xuất các hợp chất từ thảo mộc trong phòng trị bệnh tôm, cá).

Tạo ra hợp chất chiết xuất từ cây Diệp hạ châu và cây Ổi có độ đồng đều về chất lượng.

- Hợp chất chiết xuất từ Diệp hạ châu: 1.000 kg

- Hợp chất chiết xuất từ cây Ổi: 1.000 kg

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

- Chỉ tiêu kim loại nặng: theo quy định của TCN

- Chỉ tiêu vi sinh vật (nấm mốc, vi khuẩn): theo quy định của TCN

- Chỉ tiêu kim loại nặng: theo quy định của TCN

- Hàm lượng hoạt chất chính: theo tiêu chuẩn cơ sở.

2008-2009

1285

532

753

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi