Chỉ thị 05/CT-VKSTC 2023 nâng cao hiệu quả công tác quản lý vụ án hình sự tạm đình chỉ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 05/CT-VKSTC
Cơ quan ban hành: | Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 05/CT-VKSTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Lê Minh Trí |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 09/11/2023 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hình sự |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 05/CT-VKSTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO Số: 05/CT-VKSTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2023 |
CHỈ THỊ
Về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết các vụ việc,
vụ án hình sự tạm đình chỉ trong ngành Kiểm sát nhân dân
Sau hơn 6 năm thực hiện Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 02/10/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao về tăng cường trách nhiệm của VKSND trong việc theo dõi, quản lý, giải quyết các vụ án hình sự tạm đình chỉ, đã đạt được kết quả quan trọng. Nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, Kiểm sát viên, Điều tra viên trong ngành Kiểm sát đối với công tác quản lý, giải quyết các vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ được nâng lên. Ngành Kiểm sát đã chủ trì liên ngành ký ban hành thông tư liên tịch quy định phối hợp thực hiện một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ. Viện kiểm sát các cấp đã quản lý cơ bản đầy đủ các vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ tại giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử, đặc biệt quan tâm giải quyết các vụ án do Viện kiểm sát tạm đình chỉ và các vụ án hình sự tạm đình chỉ có bị can; phối hợp liên ngành giải quyết các vụ việc, vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng để toàn ngành Kiểm sát hoàn thành nhiệm vụ chung và các chỉ tiêu trong Nghị quyết 96/2019/QH14 của Quốc hội. Tuy nhiên, hiện nay số lượng vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ đang quản lý còn rất lớn, chủ yếu là ở Cơ quan điều tra cấp huyện; các vụ việc tạm đình chỉ chưa xác định được đối tượng và các vụ án chưa xác định được bị can có chiều hướng tăng; nhiều vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc do thay đổi chính sách pháp luật hành vi không còn là tội phạm nhưng chưa được xử lý kịp thời; một số vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ, hồ sơ kiểm sát còn sơ sài, thiếu tài liệu, chứng cứ; thiếu vật chứng, đồ vật liên quan; có vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ căn cứ lý do chưa đúng quy định của BLTTHS; tỷ lệ vụ việc, vụ án được phục hồi giải quyết hằng năm thấp hơn so với số phát sinh mới.
Tình hình trên có nguyên nhân khách quan do tội phạm gia tăng hàng năm và sử dụng thủ đoạn tinh vi để che giấu, Cơ quan điều tra khó khăn trong xác định đối tượng phạm tội để xử lý. Song cũng có một phần nguyên nhân chủ quan do lãnh đạo một số đơn vị, Viện kiểm sát các cấp chưa thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đối với công tác kiểm sát việc quản lý, giải quyết các vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ nên chưa đạt hiệu quả cao.
Để phát huy kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế. Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự và Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND các cấp quán triệt và thực hiện hiệu quả các nội dung sau:
1. Tiếp tục quán triệt, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của BLTTHS, thông tư liên tịch, hướng dẫn của liên ngành Trung ương và quy chế, quy định của ngành Kiểm sát nhân dân liên quan đến công tác quản lý, giải quyết và kiểm sát việc quản lý, giải quyết các vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ tại đơn vị, Viện kiểm sát cấp mình. Khắc phục ngay tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra.
2. VKSND cấp tỉnh chủ động báo cáo cấp ủy địa phương để nhận được sự chỉ đạo kịp thời, nếu thấy cần thiết tham mưu cấp Ủy ban hành văn bản chỉ đạo chung cho các cơ quan tiến hành tố tụng cùng thực hiện thống nhất.
Chủ trì, phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp, chỉ đạo Viện kiểm sát cấp dưới định kỳ tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ để quản lý thống nhất về số liệu và xây dựng báo cáo tổng hợp, thống kê.
Định kỳ hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác này trong đơn vị và Viện kiểm sát cấp dưới.
3. Kịp thời giải quyết và kiểm sát việc giải quyết các vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ hiện đang quản lý, hạn chế đến mức thấp nhất vụ việc, vụ án tạm đình chỉ phát sinh mới. Chú trọng tìm giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ phục hồi giải quyết các vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ để xử lý tội phạm theo đúng quy định. Cụ thể:
- Kiểm sát chặt chẽ căn cứ thụ lý nguồn tin về tội phạm, căn cứ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khi không rõ dấu hiệu của tội phạm hình sự thì thống nhất không thụ lý nguồn tin về tội phạm.
- Đối với các vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát phải chủ động phối hợp, đôn đốc Cơ quan điều tra thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, khẩn trương xác định đối tượng, bị can để xử lý. Hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc tạm đình chỉ do chưa rõ đối tượng, vụ án chưa xác định được bị can, kiềm chế sự gia tăng số vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ phát sinh mới. Kiểm sát chặt chẽ căn cứ tạm đình chỉ, kiên quyết không chấp nhận các lý do tạm đình chỉ trái quy định của BLTTHS; không để lạm dụng quy định về tạm đình chỉ để che giấu khuyết điểm hoặc có động cơ tiêu cực.
- Khi tiến hành nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo chính xác, có căn cứ, đúng quy định của BLTTHS, không để bị can, bị cáo được áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn (thay thế, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam) sau đó bỏ trốn dẫn tới phải tạm đình chỉ. Kiểm sát chặt chẽ việc ban hành các thủ tục truy nã bị can, bị cáo và công tác quản lý hồ sơ đối tượng truy nã chưa bắt được của Cơ quan điều tra; đồng thời theo dõi chặt chẽ việc tổ chức truy tìm đối tượng bỏ trốn, truy bắt bị can truy nã của cơ quan Công an.
- Viện kiểm sát các cấp định kỳ đôn đốc Cơ quan điều tra hoặc trực tiếp ban hành văn bản yêu cầu cơ quan giám định, định giá và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có kết quả trả lời trong thời hạn quy định. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền đôn đốc hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự để sớm nhận được hồi đáp.
- Thường xuyên phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án, kiểm tra, đánh giá hồ sơ vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ, kịp thời ra quyết định không khởi tố vụ án đối với vụ việc, quyết định đình chỉ đối với vụ án hình sự tạm đình chỉ đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc do có sự thay đổi của pháp luật hành vi không còn là tội phạm.
4. Tăng cường các biện pháp quản lý, lưu trữ hồ sơ vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ, đảm bảo các vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ phải có đầy đủ hồ sơ kiểm sát. Thủ trưởng đơn vị, Viện kiểm sát các cấp phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra trường hợp thất lạc hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thất lạc tài liệu phải truy tìm, khắc phục ngay để khi lý do tạm đình chỉ không còn thì có đủ hồ sơ phục hồi giải quyết, nếu không giải quyết được thì thống kê lại xin ý kiến liên ngành cùng cấp, nếu vẫn chưa thống nhất thì báo cáo xin ý kiến của liên ngành cấp trên.
Thường xuyên kiểm sát đối với Cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án dân sự về công tác quản lý đồ vật, tài sản, vật chứng đã thu giữ; việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế (kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản) trong các vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ. Kiến nghị yêu cầu khắc phục kịp thời các vi phạm được phát hiện.
5. Căn cứ Chỉ thị này, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự và Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tại đơn vị, Viện kiểm sát cấp mình.
Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu thống kê các vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ trong toàn Ngành chính xác, tiến tới tích hợp dữ liệu đồng bộ với phần mềm sổ thụ lý án điện tử đang triển khai.
Giao Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma tuý (Vụ 4) giúp Viện trưởng VKSND tối cao theo dõi việc thực hiện chuyên đề tạm đình chỉ trong toàn Ngành, định kỳ tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao thành lập các đoàn kiểm tra việc triển khai, thực hiện chuyên đề này đối với Viện kiểm sát cấp dưới để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những vi phạm (nếu có)./.
Nơi nhận: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để báo cáo); - UBTP, UBPL của Quốc hội; (để báo cáo); - Ban Nội chính trung ương (để báo cáo); - Bộ Công an, TAND tối cao (để phối hợp); - Lãnh đạo VKSND tối cao (để chỉ đạo); - VKSND tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện); - VKS quân sự trung ương (để thực hiện); - VKSND cấp cao 1, 2, 3 (để thực hiện); - Các đơn vị thuộc VKSND tối cao (để thực hiện); - Lưu: VT, V4. |
VIỆN TRƯỞNG
Lê Minh Trí |