Chỉ thị 06-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hành triệt để tiết kiệm, khắc phục tệ sử dụng lãng phí công quỹ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 06-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 06-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 05/01/1993 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 06-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỉ THị
CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 6-TTg NGàY 5-1-1993 Về VIệC
THựC HàNH TRIệT để TIếT KIệM, KHắC PHụC Tệ Sử DụNG
LãNG PHí CôNG QUỹ.
Hiện nay, tệ sử dụng
công quỹ lãng phí, chi tiêu vào những việc phô trương, hình thức, không có hiệu
quả thiết thực trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức kinh tế
- xã hội đang còn phổ biến. Trong khi ngân sách còn eo hẹp, đời sống nhân dân
thấp, các đối tượng hưởng chính sách gặp nhiều khó khăn, tình trạng đó không
những gây bất bình chính đáng trong nhân dân mà còn làm mất phẩm chất đạo đức,
dẫn đến tham ô, hư hỏng cán bộ.
Ngoài việc chống tham
nhũng, lãng phí và thất thoát tài sản trong xây dựng cơ bản đã có Chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ số 171-TTg ngày 16-12-1992, riêng đối với chi tiêu hành
chính, để dành dụm vốn ngân sách cho các nhu cầu cấp bách về kinh tế, văn hoá
và các phục lợi xã hội, đồng thời phát huy truyền thống cần kiệm của nhân dân
ta, Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị các ngành, các cấp, các cơ quan doanh nghiệp
Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội thực hiện ngay những việc sau đây:
1- Đối với các cuộc hội nghị toàn quốc. Các cuộc họp tổng kết công tác, họp liên hoan, kỷ niệm nhân dịp thành lập ngành, đơn vị... kể cả tổ chức hội thảo, cần nghiên cứu hình thức sinh hoạt phù hợp, có hiệu quả thiết thực, hết sức hạn chế họp toàn quốc.
Việc sơ kết tổng kết công tác là cần thiết, nhưng nên đi sâu vào từng chuyên đề, tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả cho điều hành, nếu cần thì tổ chức trao đổi ý kiến và phổ biến kinh nghiệm từng vùng, từng địa phương, không nhất thiết phải họp toàn quốc.
Việc tổ chức liên hoan, kỷ niệm để ôn lại truyền thống, bàn nhiệm vụ mới cũng nên làm chủ yếu là ở đơn vị cơ sở; cấp trên hướng dẫn nội dung sinh hoạt.
Nếu cần truyền đạt nghị quyết (hoặc một loại văn bản khác), hoặc tập huấn nghiệp vụ, lấy ý kiến tham gia vào các dự án v.v... thì nên họp theo vùng hoặc từng nhóm địa phương cùng tính chất tương tự, để nội dung bàn bạc gắn với các đặc điểm cụ thể và các yêu cầu thiết thực của vùng hoặc địa phương, giảm bớt tối đa biện pháp chỉ đạo bằng hội nghị, nhất là tổ chức họp chung cả nước, cả tỉnh. Đối với các ngành trung ương, nếu thật cần thiết họp toàn quốc thì phải báo cáo rõ yêu cầu, nội dung trước và xin phép Thủ tướng Chính phủ. Nếu là họp toàn ngành của tỉnh (thành phố) thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) phải chịu trách nhiệm.
2- Về quan hệ làm việc trên dưới. Từ nay, bên trên phải dành nhiều thời gian đi xuống bên dưới, đi công tác địa phương và cơ sở. Cần hạn chế cách làm việc cấp trên mời cấp dưới lên họp quá nhiều, có lúc cấp dưới không đủ người đi họp và thời gian triển khai công việc. Phải sửa ngay tác phong này, cán bộ cấp trên cần thường cuyên xuống địa phương và nhất là cơ sở, trực tiếp nắm tình hình và giúp giải quyết các vấn đề bức xúc của địa phương, cơ sở và kiểm tra, phát hiện những vấn đề lớn để kịp thời đề ra cho sự chỉ đạo chung. Tuy nhiên, việc cử cán bộ đi công tác ở địa phương và cơ sở phải xuất phát từ yêu cầu thực tế và cấn nhắc kỹ hiệu quả, kể cả thời gian công tác, tránh tốn kém không cần thiết và gây phiền hà cho bên dưới. Người đi công tác phải có đề cương và báo cáo kết quả sau chuyến công tác với thủ trưởng đơn vị.
Lãnh đạo cấp trên, kể cả Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, khi về làm việc với bên dưới, cần chuẩn bị kỹ nội dung và thông báo trước chương trình làm việc. Phải bỏ ngay hình thức đưa đón ồn ào, ăn uống lãng phí, mà nên bình thường hoá trong việc đi lại, sinh hoạt như thường ngày ở địa phương. Vấn đề quan trọng hàng đầu là nội dung, hiệu quả. Đặc biệt, những nơi đồng bào và địa phương còn nhiều khó khăn thì lại càng phải giảm tối đa các chi phí không cần thiết.
Việc sử dụng phương tiện đi lại (máy bay, tầu hoả, ô-tô...) cũng phải tính toán chặt chẽ, tiết kiệm, nhưng phải căn cứ vào yêu cầu và tính chất của công việc và cán bộ được giao, không nên máy móc về cấp bậc cán bộ.
3- Đối với các đoàn đi công tác nước ngoài.
Thời gian gần đây, số đoàn tăng lên nhanh, nhưng hiệu quả thấp, chưa được tổ chức và quản lý chặt chẽ về nội dung và địa bàn, gây lãng phí thời gian và ngoại tệ, đã bắt đầu gây phiền hà cho nước bạn. Từ nay, các đoàn đi nghiên cứu, khảo sát, dự hội thảo... ở nước ngoài, cần cử đúng người, đúng việc, chú ý các nội dung thiết thực, thời gian và nước cần đi cho phù hợp. Thủ trưởng các cơ quan cử đoàn đi phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài. Không cử những cán bộ không liên quan trực tiếp đến công việc và mục đích của chuyến đi, khi về không làm những công việc đã khảo sát, hội thảo...
Các cơ quan quản lý cấp trên không được áp đặt hoặc gợi ý cấp dưới chấp nhận người của cơ quan mình tham gia vào đoàn mà không có yêu cầu cần thiết.
4- Về các khoản chi tiêu mua sắm thiết bị, đồ dùng văn phòng, chi phí lễ tân. Yêu cầu chung là phải bảo đảm các nhu cầu rất cần thiết cho công việc điều hành, nhưng hết sức tiết kiệm trong các chi phí mua sắm, trang bị nội thất, kinh phí hội nghị, các cuộc tiếp khách.
Tài sản Nhà nước giao cho cơ quan, đơn vị sử dụng, nhất là trụ sở nơi làm việc, phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích. Việc mua sắm tài sản, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ nhà cửa, phương tiện làm việc (kể cả mua ô-tô) của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp phải có kế hoạch, dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt. Không mua sắm các thiết bị nước ngoài mà nước ta sản xuất được và có đủ chất lượng. Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước ở các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, kể cả cơ quan nước ta ở nước ngoài.
Trong các cuộc họp, hội thảo, tiếp khách của các cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp Nhà nước, nên dùng những sản phẩm của nước ta như nước chè, nước khoáng, cà phê, hoa quả; không được tiếp khách bằng thuốc lá, bia ngoại, rượu ngoại (trừ trường hợp đặc biệt cần dùng rượu ngoại như ký kết văn bản với nước ngoài, tiếp khách nước ngoài cấp Nhà nước). Không hút thuốc lá trong các cuộc họp, tiếp khách, nơi công cộng. Công chức Nhà nước ở các cấp từ nay phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định cấm thuốc lá ngoại, không được hút thuốc lá ngoại. Nếu vi phạm, phải xử lý bằng kỷ luật hành chính.
5- Về trách nhiệm quản lý các khoản chi tiêu hành chính. Theo các nội dung trên đây. Bộ Tài chính ban hành sớm bản hướng dẫn cụ thể thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, đồng thời bảo đảm các kinh phí tối cần thiết cho công tác. Mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi đơn vị phải xây dựng và thực hiện quy chế cụ thể và chi phí hội họp, làm việc, tiếp khách, quản lý tài chính và tài sản công ở ngành, cơ quan và đơn vị mình.
Đề nghị các cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội cũng chỉ đạo các cấp dưới thực hành tiết kiện như trên, cùng góp sức với Chính phủ tạo ra một nếp sinh hoạt tiết kiệm trong toàn xã hội.
Các Bộ, các ngành Trung ương rà soát lại các văn bản, chế độ chính sách thuộc chức năng quản lý của mình để bổ sung, sửa đổi kịp thời, nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng sử dụng tài sản, quỹ công lãng phí hiện nay.
ở mỗi cơ quan, đơn vị, thủ trưởng, cán bộ phụ trách thanh tra và kế toán trưởng chịu trách nhiệm về những sai phạm trong chi tiêu lãng phí công quỹ trong cơ quan, đơn vị mình.
Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm theo dõi và xử lý kịp thời các sai phạm của các tổ chức và cá nhân công chức thuộc thẩm quyền phụ trách, đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với các sai phạm đó.
Bộ Tài chính, Thanh tra Nhà nước, Bộ Nội vụ phải phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ sử dụng lãng phí công quỹ, xử lý nghiêm bằng kỷ luật hành chính và cùng phối hợp với cơ quan chức năng đưa ra truy tố những vụ nghiêm trọng.
Vì lợi ích xây dựng hệ thống bộ máy quản lý hành chính Nhà nước có kỷ cương, trong sách, vững mạnh về hiệu lực, để bảo vệ và phát huy truyền thống cần kiệm của nhân dân ta theo lời dạy "Cần, kiệm, liêm, chính" của Bác Hồ, Chính phủ tha thiết đề nghị các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể quần chúng tăng cường giám sát các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội trong việc sử dụng công quỹ.
Các phương tiện thông tin đại chúng kịp thời biểu dương, cổ vũ những tổ chức và cá nhân nêu gương tốt thực hiện tiết kiệm, đồng thời phát hiện và đưa ra công luận các tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định trong Chỉ thị này.
Nhận được Chỉ thị này, các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tổ chức một đợt sinh hoạt cho tất cả các công chức, công nhân trong đơn vị để hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc, trước mắt là thực hiện tiết kiệm triệt để trong dịp Tết âm lịch Quý Dậu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch triển khai của Bộ, địa phương.