Thông tư 46/2024/TT-BGTVT thủ tục cấp, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 46/2024/TT-BGTVT

Thông tư 46/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:46/2024/TT-BGTVTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Duy Lâm
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
15/11/2024
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 46/2024/TT-BGTVT quy định trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:

1.Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới kèm theo bản thông tin về cơ sở đăng kiểm xe cơ giới;
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt bằng nhà xưởng có bố trí dây chuyền kiểm định thể hiện đầy đủ vị trí kiểm tra, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ kiểm tra;
  • Kết quả đánh giá, chứng nhận cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy của tổ chức đánh giá sự phù hợp (thành phần hồ sơ này được áp dụng khi có tổ chức đánh giá sự phù hợp);
  • Danh sách trích ngang nhân lực;
  • Danh sách thiết bị kiểm tra.

2. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy kèm theo bản thông tin về cơ sở kiểm định khí thải;
  • Bản vẽ bố trí chung của cơ sở kiểm định khí thải thể hiện được vị trí kiểm tra;
  • Danh sách trích ngang nhân lực;
  • Danh sách thiết bị kiểm tra.

3. Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động cơ sở kiểm định khí thải thuộc trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt đồng trong 05 ngày kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền

  • Cơ sở kiểm định khí thải có nghĩa vụ:
  • Ngừng hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy khi quyết định tạm đình chỉ hoạt động có hiệu lực;
  • Thông báo công khai về việc tạm ngừng kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy tại cơ sở kiểm định khí thải.
  • Lập báo cáo tạm đình chỉ hoạt động kiểm định gửi Sở Giao thông vận tải.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

Xem chi tiết Thông tư 46/2024/TT-BGTVT tại đây

tải Thông tư 46/2024/TT-BGTVT

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 46/2024/TT-BGTVT PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 46/2024/TT-BGTVT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
________________

Số: 46/2024/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2024

THÔNG TƯ

Quy định trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi

giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở

đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy

________________

 

Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định xe cơ giới, hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định xe cơ giới, hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP MỚI, CẤP LẠI, TẠM ĐÌNH CHỈ
HOẠT ĐỘNG, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Điều 3. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm:
1. Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo bản thông tin về cơ sở đăng kiểm xe cơ giới;
2. Bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt bằng nhà xưởng có bố trí dây chuyền kiểm định thể hiện đầy đủ vị trí kiểm tra, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ kiểm tra;
3. Kết quả đánh giá, chứng nhận cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy của tổ chức đánh giá sự phù hợp (thành phần hồ sơ này được áp dụng khi có tổ chức đánh giá sự phù hợp);
4. Danh sách trích ngang nhân lực theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
5. Danh sách thiết bị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
1. Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm xe cơ giới nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo quy định tại Điều 3 Thông tư này bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến tới Sở Giao thông vận tải địa phương.
2. Tiếp nhận hồ sơ
a) Trường hợp nộp trực tiếp: Sở Giao thông vận tải kiểm tra thành phần hồ sơ trong ngày làm việc, nếu chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm xe cơ giới hoàn thiện hồ sơ; nếu đầy đủ theo quy định, lập phiếu kiểm soát quá trình kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, lập thông báo tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó ghi rõ thông tin về lịch kiểm tra, đánh giá thực tế;
b) Trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, nếu chưa đầy đủ theo quy định, Sở Giao thông vận tải thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; nếu đầy đủ theo quy định, lập phiếu kiểm soát quá trình kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, lập thông báo tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó ghi rõ thông tin về lịch kiểm tra, đánh giá thực tế.
3. Kiểm tra, đánh giá thực tế
Việc kiểm tra, đánh giá thực tế được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập thông báo tiếp nhận hồ sơ, cụ thể như sau:
a) Sở Giao thông vận tải kiểm tra, đánh giá điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới theo quy định tại Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới và lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sở Giao thông vận tải đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam tham gia kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng kiểm xe cơ giới theo yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy. Nội dung kiểm tra, đánh giá ghi nhận vào biên bản theo mẫu số 01 quy định tại Phụ lục VIII và các biên bản theo các mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có tổ chức đánh giá sự phù hợp, việc kiểm tra, đánh giá tại điểm này được thay thế bằng kết quả đánh giá, chứng nhận cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy của tổ chức đánh giá sự phù hợp;
c) Tổng hợp kết quả và ghi nhận các nội dung tương ứng vào mẫu số 01 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế
a) Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế đạt yêu cầu: Sở Giao thông vận tải thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
b) Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế không đạt yêu cầu: Sở Giao thông vận tải ghi rõ lý do vào biên bản theo mẫu số 01 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này gửi tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm xe cơ giới để khắc phục các nội dung không đạt yêu cầu.
5. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, đánh giá thực tế đạt yêu cầu, Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mẫu số 01 quy định tại Phụ lục XI; mã số cơ sở đăng kiểm theo quy định của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Khắc phục đối với trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá không đạt yêu cầu
a) Việc khắc phục các nội dung không đạt và việc kiểm tra, đánh giá lại được thực hiện trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có thông báo các nội dung không đạt yêu cầu. Quá thời hạn này, tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm xe cơ giới thực hiện trình tự, thủ tục lại từ đầu theo quy định tại Điều này;
b) Sau khi khắc phục các nội dung không đạt, tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm xe cơ giới gửi văn bản đề nghị kiểm tra, đánh giá lại theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đến Sở Giao thông vận tải. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Sở Giao thông vận tải thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này. Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá lại không đạt yêu cầu, kết luận cơ sở đăng kiểm xe cơ giới không đủ điều kiện hoạt động đồng thời dừng thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Điều 5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo bản thông tin về cơ sở đăng kiểm xe cơ giới;
b) Bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt bằng nhà xưởng có bố trí dây chuyền kiểm định thể hiện đầy đủ vị trí kiểm tra, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ kiểm tra;
c) Kết quả đánh giá, chứng nhận cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy của tổ chức đánh giá sự phù hợp (thành phần hồ sơ này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2026);
d) Danh sách trích ngang nhân lực theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Danh sách thiết bị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Tài liệu có liên quan đối với trường hợp thay đổi thông tin địa giới hành chính.
2. Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến tới Sở Giao thông vận tải địa phương như sau:
a) Hồ sơ cấp lại do giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới bị mất hoặc cơ sở đăng kiểm xe cơ giới giảm số lượng dây chuyền kiểm định so với nội dung đã được chứng nhận nhưng các dây chuyền kiểm định còn lại vẫn đảm bảo điều kiện hoạt động: tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Hồ sơ cấp lại do giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới bị hỏng: tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này kèm theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới bị hỏng;
c) Hồ sơ cấp lại do cơ sở đăng kiểm xe cơ giới thay đổi thông tin địa giới hành chính ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới: các tài liệu quy định tại điểm a, điểm e khoản 1 Điều này;
d) Hồ sơ cấp lại do cơ sở đăng kiểm xe cơ giới thay đổi vị trí (địa điểm); tăng thêm số lượng dây chuyền kiểm định; thay đổi loại dây chuyền kiểm định; thay đổi thiết bị kiểm tra làm thay đổi loại phương tiện được kiểm định; bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới: các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Giao thông vận tải kiểm tra thành phần hồ sơ trong ngày làm việc, nếu chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cơ sở đăng kiểm xe cơ giới hoàn thiện hồ sơ; nếu đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, căn cứ hồ sơ lưu trữ, Sở Giao thông vận tải thực hiện cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thành phần hồ sơ; nếu chưa đầy đủ theo quy định, thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; nếu đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị, căn cứ hồ sơ lưu trữ, Sở Giao thông vận tải thực hiện cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
4. Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Giao thông vận tải kiểm tra thành phần hồ sơ trong ngày làm việc, nếu chưa đầy đủ theo quy định, hướng dẫn cơ sở đăng kiểm xe cơ giới hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 4 Thông tư này. Mã số cơ sở đăng kiểm ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện là mã số được cấp trước đây;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thành phần hồ sơ; nếu chưa đầy đủ theo quy định, thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; nếu đầy đủ theo quy định, thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 4 Thông tư này. Mã số cơ sở đăng kiểm ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện là mã số được cấp trước đây.
Điều 6. Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ hoạt động cơ sở đăng kiểm xe cơ giới
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về cơ sở đăng kiểm thuộc trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động, Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định tạm đình chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phải ngừng hoạt động kiểm định xe cơ giới khi quyết định tạm đình chỉ hoạt động có hiệu lực; đồng thời thông báo công khai về việc tạm ngừng hoạt động kiểm định xe cơ giới tại cơ sở đăng kiểm xe cơ giới.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tạm đình chỉ hoạt động có hiệu lực, cơ sở đăng kiểm xe cơ giới lập báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao thông vận tải.
Điều 7. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về cơ sở đăng kiểm thuộc trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời căn cứ vào hoạt động kiểm định của các cơ sở đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn, lập thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này để chỉ định cơ sở đăng kiểm xe cơ giới tiếp nhận bàn giao hồ sơ và phôi giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định chưa sử dụng từ cơ sở đăng kiểm xe cơ giới bị thu hồi giấy chứng nhận.
2. Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phải ngừng hoạt động kiểm định xe cơ giới khi quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới có hiệu lực; đồng thời thông báo công khai về việc ngừng hoạt động kiểm định xe cơ giới tại cơ sở đăng kiểm xe cơ giới.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới có hiệu lực, cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phải nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cho Sở Giao thông vận tải.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới có hiệu lực, cơ sở đăng kiểm xe cơ giới bị thu hồi giấy chứng nhận và cơ sở đăng kiểm xe cơ giới được chỉ định tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc bàn giao, lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này đồng thời gửi tới Sở Giao thông vận tải và Cục Đăng kiểm Việt Nam để báo cáo.
Điều 8. Lưu trữ hồ sơ
Hồ sơ (bản giấy và bản điện tử) cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới được lưu trữ vĩnh viễn tại Sở Giao thông vận tải và cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, việc lưu trữ đảm bảo an toàn, khoa học, dễ tìm kiếm.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP MỚI, CẤP LẠI, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT
ĐỘNG, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG
KIỂM ĐỊNH KHÍ THẢI XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY
Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy
Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy gồm:
1. Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo bản thông tin về cơ sở kiểm định khí thải;
2. Bản vẽ bố trí chung của cơ sở kiểm định khí thải thể hiện được vị trí kiểm tra;
3. Danh sách trích ngang nhân lực theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Danh sách thiết bị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy
1. Tổ chức thành lập cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy (sau đây gọi tắt là cơ sở kiểm định khí thải) nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy theo quy định tại Điều 9 Thông tư này bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến tới Sở Giao thông vận tải địa phương.
2. Tiếp nhận hồ sơ
a) Trường hợp nộp trực tiếp: Sở Giao thông vận tải kiểm tra thành phần hồ sơ trong ngày làm việc; nếu chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức thành lập cơ sở kiểm định khí thải hoàn thiện hồ sơ; nếu đầy đủ theo quy định, lập phiếu kiểm soát theo quy định tại Phụ lục IV, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, lập thông báo tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó ghi rõ thông tin về lịch kiểm tra, đánh giá thực tế;
b) Trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thành phần hồ sơ; nếu chưa đầy đủ theo quy định, thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức thành lập cơ sở kiểm định khí thải; nếu đầy đủ theo quy định, lập phiếu kiểm soát theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, lập thông báo tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó ghi rõ thông tin về lịch kiểm tra, đánh giá thực tế.
3. Kiểm tra, đánh giá thực tế
Việc kiểm tra, đánh giá thực tế được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập thông báo tiếp nhận hồ sơ như sau:
a) Kiểm tra, đánh giá cơ sở kiểm định khí thải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy để ghi nhận vào biên bản theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Kiểm tra, đánh giá cơ sở kiểm định khí thải theo quy định tại Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới và tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá tại điểm a khoản này, ghi nhận các nội dung tương ứng vào biên bản theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế
a) Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế đạt yêu cầu: Sở Giao thông vận tải thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy;
b) Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế không đạt yêu cầu: Sở Giao thông vận tải ghi rõ lý do vào biên bản theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho tổ chức thành lập cơ sở kiểm định khí thải để khắc phục các nội dung không đạt yêu cầu.
5. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, đánh giá thực tế đạt yêu cầu, Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục XI; mã số cơ sở kiểm định khí thải theo quy định của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Khắc phục đối với trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá không đạt yêu cầu
a) Việc khắc phục và kiểm tra, đánh giá lại được thực hiện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông báo các nội dung không đạt yêu cầu. Quá thời hạn này, để tiếp tục, tổ chức thành lập cơ sở kiểm định khí thải thực hiện trình tự, thủ tục lại từ đầu theo quy định tại Điều này;
b) Sau khi khắc phục các nội dung không đạt, tổ chức thành lập cơ sở kiểm định khí thải gửi văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này tới Sở Giao thông vận tải. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Sở Giao thông vận tải thực hiện các bước quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này. Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá lại không đạt yêu cầu, nêu rõ lý do không đạt và kết luận cơ sở kiểm định khí thải không đủ điều kiện hoạt động, dừng thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo bản thông tin về cơ sở kiểm định khí thải;
b) Bản vẽ bố trí chung của cơ sở kiểm định khí thải thể hiện được vị trí kiểm tra;
c) Danh sách trích ngang nhân lực theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Danh sách thiết bị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Tài liệu có liên quan đối với trường hợp thay đổi thông tin địa giới hành chính.
2. Cơ sở kiểm định khí thải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến tới Sở Giao thông vận tải địa phương như sau:
a) Hồ sơ cấp lại do giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy bị mất: tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Hồ sơ cấp lại do giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy bị hỏng: tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này kèm theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy bị hỏng;
c) Hồ sơ cấp lại do cơ sở kiểm định khí thải thay đổi thông tin địa giới hành chính ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy: các tài liệu quy định tại điểm a, điểm đ khoản 1 Điều này;
d) Hồ sơ cấp lại do cơ sở kiểm định khí thải thay đổi vị trí (địa điểm); tăng thêm số lượng thiết bị kiểm tra; bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy: các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
3. Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Giao thông vận tải kiểm tra thành phần hồ sơ trong ngày làm việc; nếu chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cơ sở kiểm định khí thải hoàn thiện hồ sơ; nếu đầy đủ theo quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, căn cứ hồ sơ lưu trữ Sở Giao thông vận tải thực hiện cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thành phần hồ sơ; nếu chưa đầy đủ theo quy định, lập thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ sở kiểm định khí thải; nếu đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị, căn cứ hồ sơ lưu trữ Sở Giao thông vận tải thực hiện cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
4. Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động khí thải xe mô tô, xe gắn máy đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Giao thông vận tải kiểm tra thành phần hồ sơ trong ngày làm việc; nếu chưa đầy đủ theo quy định, hướng dẫn cơ sở kiểm định khí thải hoàn thiện hồ sơ; nếu đầy đủ theo quy định, thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 10 Thông tư này. Mã số cơ sở kiểm định khí thải ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện là mã số được cấp trước đây;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thành phần hồ sơ; nếu chưa đầy đủ theo quy định, thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ sở kiểm định khí thải; nếu đầy đủ theo quy định, thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 10 Thông tư này. Mã số cơ sở kiểm định khí thải ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện là mã số được cấp trước đây.
Điều 12. Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ hoạt động cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về cơ sở kiểm định khí thải thuộc trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động, Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở kiểm định khí thải phải ngừng hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy khi quyết định tạm đình chỉ hoạt động có hiệu lực; đồng thời thông báo công khai về việc tạm ngừng kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy tại cơ sở kiểm định khí thải.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tạm đình chỉ hoạt động có hiệu lực, cơ sở kiểm định khí thải, lập báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao thông vận tải.
Điều 13. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về cơ sở kiểm định khí thải thuộc trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy, Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở kiểm định khí thải phải ngừng hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy khi quyết định thu hồi có hiệu lực; đồng thời thông báo công khai về việc ngừng hoạt động tại cơ sở kiểm định khí thải.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực, cơ sở kiểm định khí thải phải nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy và chuyển dữ liệu hoạt động kiểm định khí thải cho Sở Giao thông vận tải.
Điều 14. Lưu trữ hồ sơ
Hồ sơ (bản giấy và bản điện tử) cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy được lưu trữ vĩnh viễn tại Sở Giao thông vận tải và cơ sở kiểm định khí thải, việc lưu trữ đảm bảo an toàn, khoa học, dễ tìm kiếm.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Thông tư này.
2. Tổ chức kiểm tra việc cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy của các Sở Giao thông vận tải.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Thông tư này tại địa phương.
2. Cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy tại địa phương theo quy định của Thông tư này.
Điều 17. Trách nhiệm của cơ sở đăng kiểm
Chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ- CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục KSTTHC ( Văn phòng Chính phủ);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN&MT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Duy Lâm

Phụ lục I

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP MỚI, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

TÊN TỔ CHỨC THÀNH LẬP CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM/CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............

 

 

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG

□ Kiểm định xe cơ giới  □ Kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Kính gửi: ……………(2)………………

 

1. Tên tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm/cơ sở đăng kiểm: …………………………

2. Địa chỉ: …………………………………………………………………….…………

3. Số điện thoại: ...................................................Email: .................................................

4. Đề nghị:

□ Cấp mới

□ Cấp lại

- Số giấy chứng nhận lần gần nhất: .........................

- Lý do cấp lại: □ Mất □ Hỏng □ Thay đổi nội dung giấy chứng nhận

□ Kiểm tra, đánh giá lại

- Các nội dung đã khắc phục (theo kết luận tại biên bản kiểm tra, đánh giá điều kiện hoạt động số ....):…………………………………………………………….…………

…………(1)………… cam kết các thông tin trên là chính xác.

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu…

……, ngày …… tháng …… năm ……
TỔ CHỨC THÀNH LẬP CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM/CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM(1)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Hướng dẫn ghi:

(1) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm đối với trường hợp cấp mới;

(2) Cơ quan thực hiện kiểm tra, đánh giá.

 

 

BẢN THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI

(Kèm theo Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định

ngày ... tháng ... năm của ...)

 

Tiêu chí phân loại

Đơn vị tính

Quy định

Theo thực tế

I. Xưởng kiểm định

1. Đối với xưởng chỉ có 01 dây chuyền kiểm định:

Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) đối với xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I (m)

m

30 x 4 x 3,5

 

Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) đối với xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II (m)

m

36 x 5 x 4,5

 

2. Đối với xưởng nhiều dây chuyền kiểm định

Khoảng cách giữa tâm hai dây chuyền cạnh nhau

Dây chuyền số 1 đến dây chuyền số 2:

m

≥ 4

 

Dây chuyền số 2 đến dây chuyền số 3:

m

≥ 4

 

Dây chuyền số … đến dây chuyền số …:

m

≥ 4

 

Khoảng cách từ tâm 2 dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất (hoặc tới mép gần nhất công trình cố định) của xưởng kiểm định

m

≥ 2/≥ 2

…../….

Chiều dài, chiều cao của kích thước thông xe tối thiểu đối với các dây chuyền kiểm định loại I

m

30 x 3,5

 

Chiều dài, chiều cao của kích thước thông xe tối thiểu đối với các dây chuyền kiểm định loại II

m

36 x 4,5

 

II. Yêu cầu chung

Khu vực dành cho xe chờ vào kiểm định và xe chờ cấp kết quả kiểm định

 

 

Chiều rộng mặt đường nội bộ

m

≥ 3

 

Nhà văn phòng

 

 

Khoảng cách giữa cơ sở đăng kiểm xe cơ giới với cơ sở giáo dục phổ thông, bệnh viện

m

≥ 50

 

....(1).... cam kết những nội dung trên là đúng thực tế.

 

 

Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức thành lập

cơ sở đăng kiểm(2)
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Hướng dẫn ghi:

(1) Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm.

(2) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm đối với trường hợp đề nghị kiểm tra, đánh giá cấp mới giấy chứng nhận.


 

BẢN THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ KIỂM ĐỊNH KHÍ THẢI

(Kèm theo Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định

ngày ... tháng ... năm của ...)

 

TT

Nội dung

Quy định

Theo thực tế

1

Diện tích khu vực kiểm định khí thải

≥ 15m2 tương ứng với 01 phương tiện đo khí thải

 

2

Các thông tin niêm yết theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy

 

3

Khu vực chờ và trả kết quả kiểm định

 

4

Khu vực kiểm định

 

5

Camera giám sát khu vực kiểm định khí thải

 

.... (1).... cam kết những nội dung trên là đúng thực tế.

 

 

Cơ sở kiểm định khí thải/Tổ chức

thành lập cơ sở kiểm định khí thải(2)
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Hướng dẫn ghi:

(1) Cơ sở kiểm định khí thải/Tổ chức thành lập cơ sở kiểm định khí thải;

(2) Tổ chức thành lập cơ sở kiểm định khí thải đối với trường hợp kiểm tra, đánh giá cấp mới giấy chứng nhận.

 

Phụ lục II

MẪU DANH SÁCH TRÍCH NGANG NHÂN LỰC CỦA CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tổ chức/Cơ sở đăng kiểm
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

DANH SÁCH TRÍCH NGANG NHÂN LỰC CỦA CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số CCCD/ Số Căn cước/ Số hộ chiếu

Chức danh/ chức vụ

Số Chứng chỉ ĐKV

Kỷ luật (Có/Không/ Thời hạn)

Điện thoại

Ghi chú

I. Bộ phận lãnh đạo

1

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Bộ phận kiểm định

1

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Bộ phận văn phòng

1

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..........ngày.....tháng.....năm........
TỔ CHỨC/CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Phụ lục III

MẪU DANH SÁCH THIẾT BỊ KIỂM TRA CỦA CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tổ chức/Cơ sở đăng kiểm
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

DANH SÁCH THIẾT BỊ KIỂM TRA CỦA CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM

 

TT

Tên thiết bị

Nhãn hiệu

Số seri

Năm sản xuất

Xuất xứ

Tình trạng(1)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..........ngày.....tháng.....năm........
TỔ CHỨC/CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Hướng dẫn ghi:

(1) - Chưa qua sử dụng/đã qua sử dụng.

 

Phụ lục IV

MẪU PHIẾU KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

PHIẾU KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Mã số hồ sơ: ....(1)....

I. Thông tin chung

Loại hình đánh giá: □ Cấp mới □ Cấp lại

Loại giấy chứng nhận:

□ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.

□ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

Tên tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm/Cơ sở đăng kiểm:

Người liên hệ:

Điện thoại:

II. Tiến trình

1. Thành phần hồ sơ

Không

1.1

Văn bản đề nghị

1.2

Bản vẽ bố trí chung

1.3

Kết quả đánh giá, chứng nhận cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy của Tổ chức đánh giá sự phù hợp (2)

1.4

Danh sách trích ngang nhân lực

1.5

Danh sách thiết bị kiểm tra

1.6

Tài liệu khác (nếu có):

......................................................................................................

......................................................................................................

2. Tiếp nhận hồ sơ

Ngày tiếp nhận:

Người nộp:

Người nhận:

Lịch kiểm tra, đánh giá:

3. Kiểm tra, đánh giá thực tế

3.1

Lần thứ nhất:

3.1.1

Người phân công:

Ngày phân công:

3.1.2

Người đánh giá 1:

Ngày đánh giá:

 

Người đánh giá ...:

Ngày đánh giá:

3.1.3

Trưởng đoàn:

Ngày xác nhận:

3.1.4

Kết quả đánh giá: □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

3.2

Lần thứ hai:

3.2.1

Người phân công:

Ngày phân công:

3.2.2

Người đánh giá 1:

Ngày đánh giá:

 

Người đánh giá ...:

Ngày đánh giá:

3.2.3

Trưởng đoàn:

Ngày xác nhận:

3.2.4

Kết quả đánh giá: □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

4. Soát xét (3)

Người soát xét:

Ngày soát xét:

5. Bàn giao lưu trữ hồ sơ

Ngày bàn giao:

Người giao:

Người nhận:

         

 

Hướng dẫn ghi:

(1) Mã hồ sơ có cấu trúc như sau:

- XX-YYYY/ZZZZ đối với hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;

- XX-YYYY/ZZZZXM đối với hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

Trong đó: XX là mã tỉnh, thành phố (vd: Hà Nội là 29); YYYY là năm tiếp nhận hồ sơ; ZZZZ là số thứ tự của hồ sơ;

(2) Thành phần hồ sơ này được áp dụng khi có tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới;

(3) Nội dung soát xét bao gồm:

- Thành phần hồ sơ;

- Thành phần biên bản;

- Nội dung ghi trên giấy chứng nhận.

 

Phụ lục V

MẪU THÔNG BÁO TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

ỦY BAN NHÂN DÂN……
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

THÔNG BÁO TIẾP NHẬN HỒ SƠ

Mã số hồ sơ(1): ……………………

 

Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm/cơ sở đăng kiểm: …………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ………………………………. Email: …………………………………...

Người liên hệ: …………………………………….. Số điện thoại: …………………….

TT

Thành phần hồ sơ

1

Văn bản đề nghị

2

Bản vẽ bố trí chung

3

Kết quả đánh giá, chứng nhận cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy của Tổ chức đánh giá sự phù hợp(2)

4

Danh sách trích ngang nhân lực

5

Danh sách thiết bị kiểm tra

6

Tài liệu khác (nếu có):

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Hồ sơ đề nghị của …(3)… đã đầy đủ và được tiếp nhận theo quy định. Lịch kiểm tra, đánh giá dự kiến vào ngày …Sở Giao thông vận tải thông báo để …(3)… được rõ để lên kế hoạch chuẩn bị.

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu hồ sơ.

…… ngày … tháng… năm…
Người lập thông báo
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Hướng dẫn ghi:

(1) Ghi theo mã số hồ sơ của Phiếu kiểm soát quá trình;

(2) Thành phần hồ sơ này được áp dụng khi có tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới;

(3) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm/Cơ sở đăng kiểm.

 

Phụ lục VI

MẪU THÔNG BÁO TỪ CHỐI TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

ỦY BAN NHÂN DÂN……
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

THÔNG BÁO

V/v từ chối tiếp nhận hồ sơ

Kính gửi: ………(1)…………

 

I. Loại hồ sơ:

1. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới:

□ Cấp mới

□ Cấp lại

2. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy:

□ Cấp mới

□ Cấp lại

II. Lý do từ chối: hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Thông tư số 46/2024/TT- BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

III. Các tài liệu còn thiếu:

………………………………………….……………….…………………………….…

………………………………………….……………….…………………………….…

………………………………………….……………….…………………………….…

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- …;
- Lưu…

…….. ngày … tháng… năm….
Người lập thông báo
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Hướng dẫn ghi:

(1) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm/cơ sở đăng kiểm.

 

Phụ lục VII

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN CHUNG, CƠ CẤU

TỔ CHỨC, NHÂN LỰC, HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...
Mã số hồ sơ: ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN CHUNG, CƠ CẤU TỔ

CHỨC, NHÂN LỰC, HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

 

Loại hình kiểm tra, đánh giá: □ Cấp mới □ Cấp lại

Ngày kiểm tra: ..................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra: ............................................................................................................

I. Yêu cầu chung

Nội dung đánh giá

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1. Điều kiện chung

Tài liệu thể hiện việc tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng

 

 

Tài liệu thể hiện việc tuân thủ quy định của pháp luật về sử dụng đất của địa phương

 

 

Diện tích mặt bằng cơ sở đăng kiểm (theo tài liệu) (m2)

Cơ sở chỉ lắp đặt 01 dây chuyền kiểm định loại I

≥ 1.250

 

 

Cơ sở chỉ lắp đặt 01 dây chuyền kiểm định loại II

≥ 1.500

 

 

Cơ sở lắp đặt 02 dây chuyền kiểm định

≥ 2.500

 

 

Cơ sở lắp đặt …n…. dây chuyền kiểm định

≥ 2.500 + 625x(n-2)

 

 

2. Cơ cấu tổ chức, hồ sơ nhân lực

2.1. Điều kiện số lượng về nhân sự

Lãnh đạo cơ sở đăng kiểm đủ điều kiện theo quy định

≥ 1

 

 

Lãnh đạo bộ phận kiểm định là đăng kiểm viên hạng I

≥ 1

 

 

Đăng kiểm viên từ hạng II trở lên

≥ 2

 

 

Có nhân viên nghiệp vụ

 

 

2.2. Cơ cấu tổ chức, các bộ phận

Quyết định thành lập các bộ phận

 

 

Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo cơ sở đăng kiểm

 

 

Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo bộ phận kiểm định

 

 

Quyết định phân công Người ký giấy chứng nhận

 

 

2.3. Hồ sơ nhân lực:

Hợp đồng lao động theo quy định; quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận

 

 

Chứng chỉ đăng kiểm viên; xác nhận tập huấn nhân viên nghiệp vụ

 

 

3. Các quy định về tài liệu hệ thống quản lý chất lượng

3.1. Xây dựng, ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ của cơ sở đăng kiểm nhằm thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm tra theo quy định về kiểm định xe cơ giới

Có xây dựng, ban hành

 

 

3.2. Xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương(1)

Có xây dựng, áp dụng, duy trì

 

 

3.3. Phổ biến các tài liệu nêu tại 4.1 đến các bộ phận, cá nhân có liên quan

Có phổ biến

 

 

4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

4.1. Sổ theo dõi, chế độ báo cáo, quản lý, sử dụng phôi giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định và việc tuân thủ quy định thu giá dịch vụ, phí, lệ phí

 

 

4.2. Kiểm tra, đánh giá hoạt động của dây chuyền kiểm định: sử dụng phương tiện phù hợp với từng loại dây chuyền, thực hiện quy trình kiểm định và in kết quả

Thực hiện được

 

 

II. Yêu cầu khắc phục:

...........................................................................................................................................

III. Ghi nhận khác:

...........................................................................................................................................

IV. Kết luận chung: □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại cơ sở đăng kiểm, 01 bản gửi về Sở Giao thông vận tải.

 

Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm(3)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Đại diện Sở Giao thông vận tải(4)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn ghi:

(1) Áp dụng đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho cơ sở đăng kiểm đã hoạt động trên 12 tháng;

(2) Ghi Đ với trường hợp đạt và KĐ đối với trường hợp không đạt;

(3) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(4) Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký. Từng thành viên kiểm tra, đánh giá chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá về nội dung được phân công thực hiện.

 

Phụ lục VIII

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ

THUẬT VÀ VỊ TRÍ CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI, CƠ SỞ KIỂM

ĐỊNH KHÍ THẢI XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Mẫu số 01. Biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...
Mã số hồ sơ: ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ

VỊ TRÍ CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI

 

Loại hình kiểm tra, đánh giá: □ Cấp mới □ Cấp lại

Ngày kiểm tra: …………………………………………………………………………..

Địa điểm kiểm tra: ………………………………………………………………………

Nội dung kiểm tra:

I. Yêu cầu chung:

Nội dung kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

Khu vực dành cho xe chờ

Không được sử dụng chung với khu vực kiểm tra

 

 

Hệ thống đường nội bộ cho xe cơ giới và khu vực đỗ xe

Được phủ bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng

 

 

Chiều rộng mặt đường (phần vật liệu phủ)

≥ 3,0 mét

 

 

Trang bị các hệ thống, thiết bị hỗ trợ

Có hệ thống âm thanh để thông báo cho chủ xe

 

 

Màn hình hiển thị tại phòng chờ

≥ 32 inch

 

 

Công khai quá trình hoạt động kiểm định ở các vị trí kiểm tra

 

 

Hệ thống camera, máy ảnh chụp ảnh xe cơ giới vào kiểm định

Có hiển thị thời gian chụp trên ảnh

 

 

Có độ phân giải từ 1280 x 720 pixels trở lên

 

 

Đối với vị trí kiểm tra khí thải ở trong nhà xưởng

Có thiết bị thông gió cưỡng bức

 

 

Thiết bị kiểm tra

Được bố trí trong một hoặc nhiều xưởng kiểm định

 

 

Thiết bị kiểm tra phanh, thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe, thiết bị đo độ khói

Trang bị kèm theo bộ dụng cụ kiểm tra, đánh giá độ chính xác phù hợp với kiểu loại thiết bị theo quy định của nhà sản xuất

 

 

Số lượng thiết bị kiểm tra phanh có chức năng kiểm tra thực tế được loại xe có kiểu dẫn động bốn bánh toàn thời gian (AWD) hoạt động ở chế độ bốn bánh toàn thời gian

≥ 1

 

 

II. Xưởng kiểm định, vị trí kiểm tra:

Nội dung kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1. Xưởng kiểm định (3)

1.1. Đối với xưởng chỉ có 01 dây chuyền kiểm định

Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) đối với xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I (m)

30 x 4 x 3,5

 

 

Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) đối với xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II (m)

36 x 5 x 4,5

 

 

1.2. Đối với xưởng nhiều dây chuyền kiểm định

Khoảng cách giữa tâm hai dây chuyền kiểm định cạnh nhau (m)(1)

≥ 4

 

 

Khoảng cách từ tâm các dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất (hoặc tới mép gần nhất công trình cố định) của xưởng kiểm định (m)

≥ 2,0

 

 

Kích thước thông xe tối thiểu đối (dài x cao) với các dây chuyền kiểm định loại I

30 x 3,5

 

 

Kích thước thông xe tối thiểu đối (dài x cao) với các dây chuyền kiểm định loại II

36 x 4,5

 

 

2. Vị trí kiểm tra

2.1. Dây chuyền số …, dây chuyền kiểm định loại …

a) Vị trí kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước:

Vị trí đánh dấu trên sàn

Dây chuyền loại I (dài/rộng) (m)

Dài ≥ 4

 

 

Rộng ≥ 2,5

 

Dây chuyền loại II (dài/rộng) (m)

Dài ≥ 12

 

 

Rộng ≥ 3

 

Độ phẳng phần diện tích bánh xe đi qua (mm)

Không quá ± 6

 

 

Độ phẳng vị trí kiểm tra trong trường hợp có các thiết bị khác lắp đặt trong vị trí này (trừ khe hở làm việc của thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm) (mm)

Không quá ± 6

 

 

Đường ray để di chuyển thiết bị kiểm tra đèn

Độ dài (m)

≥ 4

 

 

Điều kiện lắp đặt

Chắc chắn

 

 

Song song với mặt phẳng đỗ xe

 

 

Khi di chuyển thiết bị kiểm tra

Không bị xê dịch

 

 

Trong không gian tương ứng với khoảng cách tối thiểu 1,0 m phía trước thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước

Không có các vật cản ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra của thiết bị

 

 

b) Vị trí kiểm tra phanh:

Vị trí đánh dấu trên sàn (m)

Dây chuyền loại I

Dài ≥ 14

 

 

Rộng ≥ 3,5

 

Dây chuyền loại II

Dài ≥ 22

 

 

Rộng ≥ 4

 

Vị trí lắp đặt thiết bị kiểm tra phanh

Ở trung tâm theo chiều dọc của vị trí kiểm tra

 

 

Độ phẳng khu vực ở khoảng cách tối thiểu 2,1 m phía trước và phía sau của đường trung tâm bệ thử phanh (mm)

Không quá ± 6

 

 

Khoảng cách gần nhất từ bệ thử phanh đến đầu hầm kiểm tra trong trường hợp bệ thử phanh lắp ngoài hầm kiểm tra (m) (đối với bệ thử phanh con lăn)(1)

≥ 0,6

 

 

Màn hình hiển thị thông tin điều khiển và giá trị kiểm tra

Ở vị trí dễ quan sát bằng mắt thường của người kiểm tra

 

 

c) Vị trí kiểm tra gầm

Kích thước làm việc của hầm (m)

Dây chuyền loại I

Dài (L)

L ≥ 6

 

 

Rộng (R)

0,6 ≤ R ≤ 1,00

 

 

Độ sâu (H)

1,3 ≤ H ≤ 1,75

 

 

Dây chuyền loại II

Dài (L)

L ≥ 12

 

 

Rộng (R)

0,7 ≤ R ≤ 1,05

 

 

Độ sâu (H)

1,2 ≤ H ≤ 1,6

 

 

Số lượng lối lên xuống:

≥ 2

 

 

Chiều cao gờ bảo vệ so với mặt sàn: (mm)

≥ 50

 

 

Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm

Điều kiện lắp đặt

Trong phạm vi chiều dài làm việc của hầm kiểm tra

 

 

Khoảng cách từ điểm gần nhất của thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm đến mép trong của đầu hầm kiểm tra (m)(1)

≥ 1,5 m

 

 

Độ phẳng bề mặt làm việc của thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm với mặt sàn nhà xưởng tại vị trí lắp đặt (mm)

Không quá ± 6

 

 

Kích nâng

Điều kiện lắp đặt

Trong phạm vi chiều dài làm việc của hầm kiểm tra

 

 

Kích nâng ở trạng thái chưa làm việc

Không được nhô cao quá so với gờ bảo vệ

 

 

Khoảng cách từ điểm gần nhất của bàn nâng của kích nâng (khi kích nâng ở vị trí gần đầu hầm nhất) đến điểm mép trong của đầu hầm kiểm tra (m)(1)

≥ 1,5

 

 

d) Vị trí kiểm tra độ trượt ngang bánh xe:

Khoảng cách hai điểm gần nhất tính từ thiết bị đo độ trượt ngang tới bệ thử phanh (m)

Dây chuyền loại I

≥ 0,8

 

 

Dây chuyền loại II

≥ 2,8

 

 

đ) Sơn cảnh báo

Sơn tại các vị trí nguy hiểm (vị trí kiểm tra phanh, độ trượt ngang, hầm kiểm tra, thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm)

 

 

Sơn sọc màu vàng-đen theo quy cách bề rộng 10 cm, nghiêng 45 độ

Phù hợp

 

 

2.2. Dây chuyền số …, dây chuyền kiểm định loại ….

..................................................................................................................................................

             

III. Nhà văn phòng

Nội dung kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

Nhà văn phòng

Bố trí khu vực tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả kiểm định, lưu trữ hồ sơ

 

 

Có phòng chờ

 

 

Có phòng làm việc của nhân viên

 

 

Trang bị các thiết bị văn phòng phục vụ hoạt động kiểm định

 

 

IV: Hệ thống thông tin quản lý kiểm định:

Nội dung kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

4.1. Cơ sở dữ liệu kiểm định

Cơ sở dữ liệu kiểm định

Có thông tin đơn vị, quá trình hoạt động của cơ sở đăng kiểm

 

 

Có thông tin nhân sự cơ sở đăng kiểm

 

 

Có thông tin về thiết bị; các sự cố của thiết bị; các lần kiểm tra, đánh giá, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị

 

 

Có dữ liệu về hồ sơ phương tiện, các lần thay đổi thông số kỹ thuật và thay đổi thông tin hành chính

 

 

Có dữ liệu kết quả kiểm định phương tiện: thông tin quản lý lần kiểm định, đánh giá lỗi của các hạng mục kiểm định không đạt, thông số đo của các thiết bị kiểm tra

 

 

Có thông tin quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định

 

 

Có hình ảnh phương tiện khi kiểm định

 

 

4.2. Tính năng của phần mềm Quản lý kiểm định

Các tính năng của phần mềm Quản lý kiểm định

Thực hiện tạo lập, lưu trữ dữ liệu kiểm định

 

 

Kết nối trao đổi thông tin với phần mềm điều khiển thiết bị kiểm tra

 

 

Kết nối trao đổi thông tin với cơ sở dữ liệu kiểm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam

 

 

Truy xuất, thống kê, lập báo cáo liên quan đến hoạt động kiểm định

 

 

Có tính năng đảm bảo an toàn dữ liệu, chống sự can thiệp từ bên ngoài

 

 

Dữ liệu kiểm định được tạo lập và lưu trữ theo thời gian thực vào cơ sở dữ liệu phần mềm

 

 

4.3. Hạ tầng công nghệ thông tin của cơ sở đăng kiểm

Máy tính và mạng cục bộ (LAN)

Có máy chủ để lưu trữ cơ sở dữ liệu kiểm định và quản lý domain mạng

 

 

Có các máy tính để sử dụng cho phần mềm Quản lý kiểm định, phần mềm điều khiển thiết bị kiểm tra

 

 

Có thiết bị chuyển mạch mạng (switch)

 

 

Có hệ thống dây mạng có khả năng kết nối các máy tính tới thiết bị chuyển mạch mạng với tốc độ tối thiểu 100 Mbps

 

 

Mạng máy tính diện rộng (WAN)

Có ít nhất 01 đường truyền Internet có địa chỉ IP tĩnh với băng thông tối thiểu 100 Mbps

 

 

Được trang bị thiết bị tường lửa (firewall) có tính năng tạo kênh kết nối mạng riêng ảo (VPN) tới hạ tầng công nghệ thông tin của Cục Đăng kiểm Việt Nam

 

 

4.4. Hệ thống camera giám sát

Hệ thống camera giám sát

Có độ phân giải video tối thiểu 1280 x 720 pixels

 

 

Có tốc độ khung hình tối thiểu 30 hình trên giây

 

 

Quan sát, lưu trữ được clip, hình ảnh các vị trí kiểm tra trên dây chuyền kiểm định cho khoảng thời gian tối thiểu 30 ngày

 

 

Hình ảnh camera giám sát quá trình kiểm định trên dây chuyền phải kết nối với màn hình tại phòng chờ

 

 

Tín hiệu hình ảnh camera giám sát phải được kết nối tới Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải tại địa phương để theo dõi, giám sát

 

 

4.5. Phần mềm quản lý việc tính tiền, thu giá dịch vụ, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động kiểm định

Có trang bị phần mềm quản lý việc tính tiền, thu giá dịch vụ, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động kiểm định

 

 

V. Các thông tin niêm yết

Nội dung kiểm tra:

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

Các biển hiệu, bảng biểu và các nội dung cần thông báo

a) Tại phòng chờ

Quy trình kiểm định và các vị trí kiểm tra theo quy trình ISO của đơn vị

 

 

Chu kỳ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới (kích thước tối thiểu khổ A1)

 

 

Các chỉ tiêu đánh giá về cường độ sáng và độ lệch chùm sáng của đèn chiếu sáng phía trước, lực phanh, độ trượt ngang, âm lượng còi, hàm lượng khí thải, độ khói (kích thước tối thiểu khổ A0)

 

 

Giấy tờ cần thiết khi lập hồ sơ phương tiện và kiểm định (kích thước tối thiểu A1)

 

 

Thông báo “Số điện thoại đường dây nóng” của cơ sở đăng kiểm, Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải địa phương (kích thước tối thiểu A3)

 

 

Biểu giá dịch vụ kiểm định, phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận và phí sử dụng đường bộ theo quy định (kích thước tối thiểu A1)

 

 

Thời gian làm việc của cơ sở đăng kiểm

 

 

b) Tại xưởng kiểm định

Quy trình sử dụng thiết bị kiểm tra: được trình bày thành từng bảng có vị trí treo tương ứng với vị trí sử dụng thiết bị (có kích thước tối thiểu khổ A2)

 

 

Nội dung yêu cầu, tiêu chí đánh giá an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tham gia giao thông đường bộ (có kích thước tối thiểu khổ A0)

 

 

Chỉ báo về khu vực dành riêng cho kiểm định

 

 

(c) Biển hiệu cơ sở đăng kiểm

Theo mẫu ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới

 

 

VI. Vị trí của cơ sở đăng kiểm(1)

Nội dung kiểm tra:

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

Phải cách cơ sở giáo dục phổ thông, bệnh viện (m)

≥ 50

 

 

VII. Ghi nhận khác (nếu có)

...........................................................................................................................................

VIII. Diễn giải nội dung không đạt

...........................................................................................................................................

IX. Kết luận chung(4): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 03 bản, 01 bản lưu tại cơ sở đăng kiểm, 01 bản lưu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải.

 

Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Sở Giao thông vận tải(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn ghi:

(1) Ghi các thông số đối với kiểm tra lần đầu hoặc nếu có thay đổi với một trong các trường hợp, trường hợp khác để trống (có bản vẽ kèm theo);

(2) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”, không áp dụng ghi “/”;

(3) Trường hợp cơ sở có các dây chuyền lắp đặt tại các nhà xưởng độc lập thì ghi rõ xác định tại từng nhà xưởng một;

(4) Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng.

(5) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(6) Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký. Từng thành viên kiểm tra, đánh giá chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá về nội dung được phân công thực hiện.

Mẫu số 02. Biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...
Mã số hồ sơ: ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ VỊ

TRÍ CƠ SỞ KIỂM ĐỊNH KHÍ THẢI XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

 

Loại hình kiểm tra, đánh giá: □ Cấp mới □ Cấp lại

Ngày kiểm tra: …………………………………………………………………………..

Địa điểm kiểm tra: ………………………………………………………………………

Nội dung kiểm tra:

I. Mặt bằng đơn vị

Mục

Tiêu chí phân loại

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Khoảng cách giữa cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy với cơ sở giáo dục phổ thông, bệnh viện(2)

≥ 50 m

 

 

2.

Có khu vực chờ và trả kết quả kiểm định

 

 

3.

Thiết bị thông gió cưỡng bức

 

 

4.

Khu vực kiểm định phải được đánh dấu bằng đường viền màu vàng trên sàn với chiều rộng đường viền là 10 cm

 

 

5.

Camera giám sát khu vực kiểm định khí thải

 

 

6.

Thiết bị kiểm tra khí thải và các trang thiết bị công nghệ thông tin phải được bố trí, lắp đặt cố định trên xe ô tô chuyên dùng

Phù hợp

 

 

7.

Xe được sơn màu xanh nước biển, có dòng chữ biểu trưng “Xe chuyên dùng kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy” màu trắng trên nền màu xanh nước biển ở hai bên thành xe

 

 

8.

Đảm bảo duy trì nguồn điện để công tác kiểm định không bị gián đoạn

Đảm bảo

 

 

II. Yêu cầu hệ thống quản lý thông tin kiểm định khí thải

1. Phần mềm Quản lý kiểm định khí thải

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

Các trường thông tin của phần mềm Quản lý kiểm định khí thải

1.

Thông tin về cơ sở kiểm định

Mã số đơn vị, địa chỉ, tổ chức thành lập, người đại diện, số điện thoại, email

 

 

2.

Thông tin về nhân sự của cơ sở kiểm định khí thải

Có và đúng với thực tế

 

 

3.

Thông tin về thiết bị kiểm tra

Kiểu loại, số hiệu, năm sản xuất, ngày đưa vào sử dụng

 

 

Thông tin về bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định của thiết bị

 

 

4.

Dữ liệu kết quả kiểm định khí thải của phương tiện

Thời điểm kiểm định, thiết bị kiểm tra thực hiện kiểm định, biển số đăng ký, nhãn hiệu, số loại, của phương tiện

 

 

Hàm lượng các chất độc hại trong khí thải, kết quả đánh giá kiểm tra khí thải

 

 

Các tính năng của Phần mềm Quản lý kiểm định khí thải

5.

Kết nối trực tiếp với thiết bị kiểm tra hoặc thông qua phần mềm điều khiển thiết bị để lấy thông tin về nồng độ, thành phần khí thải

Thực hiện được

 

 

6.

Kết nối trao đổi thông tin với cơ sở dữ liệu kiểm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam

Thực hiện được

 

 

7.

Tạo lập báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm định khí thải

Thực hiện được

 

 

2. Camera giám sát

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Camera giám sát

Camera IP sử dụng riêng cho việc giám sát kiểm định khí thải

 

 

Đảm bảo quan sát, lưu trữ được clip, hình ảnh vị trí kiểm tra cho khoảng thời gian tối thiểu 30 ngày

 

 

2.

Tín hiệu hình ảnh camera giám sát

Kết nối tới Sở Giao thông vận tải địa phương, Cục Đăng kiểm Việt Nam để theo dõi, giám sát

 

 

III. Các thông tin niêm yết

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Biển hiệu

Theo mẫu ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới

 

 

2.

Các thông tin cần công khai

Theo quy định của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới

 

 

IV. Thiết bị phân tích khí thải

1. Thông tin về thiết bị

a. Nhãn hiệu/Model: ................................................./.......................................................

b. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: ................../…................./..................

c. Thiết bị kiểm tra số: ......................................................................................................

d. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất: ....................../..................../.................

đ. Số GCN/thời hạn tem: ...................................................../……………………………

e. Tiêu chuẩn đáp ứng(1): □ ISO □ OIML □ IEC □ TCVN

2. Yêu cầu kỹ thuật(2)

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Đo các thành phần khí thải của động cơ cháy cưỡng bức: CO, CO2, HC, O2

Đo và hiển thị được

 

 

2.

Hệ số Lamda (λ)

Hiển thị được

 

 

3.

Ghi nhận tốc độ và nhiệt độ dầu động cơ trong quá trình kiểm tra

Thực hiện và hiển thị được

 

 

4.

Kích thước đầu lấy mẫu

Phù hợp theo yêu cầu đo theo khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị

 

 

5.

Chiều dài đầu lấy mẫu nằm trong ống xả

≥ 300 mm

 

 

6.

Thông số dải đo, độ chính xác của thiết bị phân tích khí xả(1)

Chỉ số/ hệ số

Dải đo

Độ chính xác

 

CO (% vol)

0 - 5

± 0,03 hoặc ±5% tương đối (lấy giá trị lớn hơn)

 

 

CO2 (%vol)

0 - 16

± 0,5 hoặc ±5% tương đối (lấy giá trị lớn hơn)

 

 

HC (ppm)

0 - 10.000

± 10 hoặc ±5% tương đối (lấy giá trị lớn hơn)

 

 

O2 (% vol)

0 - 21

± 0, 1 hoặc ±5% tương đối (lấy giá trị lớn hơn)

 

 

Lamda (λ)

0,8 - 1,2

Không quy định

 

 

Tốc độ động cơ (v/p)

400 - 7.500

Không quy định

 

 

Nhiệt độ dầu động cơ (0C)

0 - 150

Không quy định

 

 

7.

Khả năng hiển thị và lưu trữ kết quả đo bằng giá trị nồng độ các thành phần khí thải, hệ số lamda, giá trị tốc độ và nhiệt độ dầu động cơ ở chế độ tốc độ không tải và chế độ tốc độ không tải có tăng tốc

Thực hiện được

 

 

3. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (3)

1.

Màn hình hiển thị

Hiển thị rõ và đầy đủ các thông tin

 

 

2.

Đầu lấy mẫu

Nguyên vẹn, không móp méo, rò rỉ, không bị tắc

 

 

3.

Hệ thống tách nước chống xâm nhập vào buồng kiểm tra

Có trang bị

 

 

4.

Cơ cấu kẹp chặt vào ống xả kèm theo đầu lấy mẫu

Có trang bị

 

 

5.

Cảm biến tốc độ quay của trục khuỷu động cơ

Lấy được tín hiệu và biến thiên theo tốc độ quay thực tế của trục khuỷu động cơ

 

 

6.

Cảm biến nhiệt độ dầu động cơ

Nhận được tín hiệu khi tiếp xúc với nguồn nhiệt

 

 

7.

Máy tính

Hoạt động bình thường và kết nối được với mạng nội bộ và truyền được số liệu

 

 

8.

Hiển thị giá trị các chỉ số HC, CO, hệ số (λ) trên màn hình ở trạng thái sẵn sàng làm việc

Không hiển thị giá trị hoặc hiển thị giá trị trong sai số cho phép của nhà sản xuất

 

 

4. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Kết nối được với thiết bị kiểm tra

Thực hiện được

 

 

2.

Hiển thị và ghi nhận được các thành phần khí thải theo phương pháp đo

Hiển thị được

 

 

3.

Lưu trữ kết quả kiểm định trong cơ sở dữ liệu

Thực hiện được

 

 

4.

Kết nối được với máy tính và in ra được kết quả kiểm định sau khi hoàn thành quá trình kiểm định

Thực hiện được

 

 

5.

Kết nối, trao đổi thông tin với phần mềm Quản lý kiểm định khí thải

Kết quả, thời gian kiểm định của phương tiện

Thực hiện được

 

 

Đảm bảo chính xác

Đảm bảo

 

 

6.

Dữ liệu kiểm định phải được lưu trữ trong thời gian

Ít nhất 36 tháng kể từ ngày phương tiện được kiểm định

 

 

5. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Chứng từ sở hữu (2):

 

 

2.

C/O (2):

 

 

3.

C/Q (2):

 

 

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng:

 

 

5.

Sổ quản lý thiết bị:

 

 

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC, TCVN (2):

 

 

V. Thiết bị đo độ khói

1. Thông tin về thiết bị

a. Nhãn hiệu/Model: .............................................../........................................................

b. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: ................../…................/...................

c. Thiết bị kiểm tra số:…………………………………………………………………

d. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất: ..................../..................../.....................

đ. Tiêu chuẩn đáp ứng(1): □ ISO □ OIML □ IEC □ TCVN

2. Yêu cầu kỹ thuật(2)

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1

Tính năng

Đo được độ khói (%HSU) hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng (m-1)

 

 

Ghi nhận được tốc độ nhỏ nhất, lớn nhất của động cơ, thời gian gia tốc và nhiệt độ dầu động cơ ở mỗi chu trình đo

 

 

Đo được các thông số ở chế độ gia tốc tự do

 

 

2.

Cơ cấu kẹp chặt vào ống xả kèm theo đầu lấy mẫu

Có trang bị

 

 

3.

Kích thước đầu lấy mẫu

Phù hợp theo yêu cầu đo theo khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị

 

 

4.

Chiều dài đầu lấy mẫu nằm trong ống xả

≥ 50 mm

 

 

5.

Thông số dải đo, độ chính xác của thiết bị phân tích khí xả(1)

Chỉ số/ hệ số

Dải đo

Độ chính xác

 

Độ khói (%HSU)

0 ÷ 99

± 2,0

 

 

Hệ số hấp thụ ánh sáng (m-1)

0 ÷ 9,99

± 0,3

 

 

Tốc độ động cơ (v/p)

400 ÷ 7500

Không quy định

 

 

Nhiệt độ dầu động cơ (oC)

0 ÷150

Không quy định

 

 

6.

Xử lý, hiển thị và lưu trữ kết quả

Có khả năng hiển thị và lưu trữ kết quả đo bằng số

Giá trị độ khói hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng

 

 

Tốc độ nhỏ nhất, lớn nhất của động cơ

 

 

Thời gian tăng tốc và nhiệt độ dầu động cơ ở mỗi chu trình đo

 

 

Ghi nhận kết quả đo

Độ khói hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng trung bình

 

 

Chiều rộng dải đo của 03 chu trình đo sau cùng

 

 

3. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Đầu lấy mẫu

Nguyên vẹn, không móp méo, không thủng lỗ, không bị tắc;

 

 

2.

Cảm biến tốc độ quay của trục khuỷu động cơ

Lấy được tín hiệu và biến thiên theo tốc độ quay thực tế của trục khuỷu động cơ

 

 

3.

Cảm biến nhiệt độ dầu động cơ

Nhận được tín hiệu khi tiếp xúc với nguồn nhiệt

 

 

4.

Chống nhiễu (tiếp đất) cho hệ thống tín hiệu thiết bị kiểm tra

Có trang bị

 

 

5.

Màn hình hiển thị

Hiển thị rõ và đầy đủ các thông tin kiểm tra

 

 

6.

Khả năng kết nối

Kết nối được với phần mềm điều khiển thiết bị

 

 

7.

Máy tính

Hoạt động bình thường và kết nối được với mạng nội bộ và truyền được số liệu

 

 

8.

Giá trị độ khói hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng hiển thị ở trạng thái sẵn sàng làm việc

Không hiển thị giá trị hoặc hiển thị giá trị trong sai số cho phép của nhà sản xuất

 

 

4. Kiểm tra độ chính xác: (Đơn vị □ m-1 □% HSU)

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

Độ chính xác

Thông số chuẩn

Sai số cho phép

Giá trị

Sai lệch

 

 

Theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá ± 0,3 (m-1) hoặc ± 2 (%HSU)

 

 

 

5. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Kết nối được với thiết bị kiểm tra

Thực hiện được

 

 

2.

Hiển thị và ghi nhận được các thành phần khí thải theo phương pháp đo

Hiển thị được

 

 

3.

Lưu trữ kết quả kiểm định trong cơ sở dữ liệu

Thực hiện được

 

 

4.

Kết nối được với máy tính và in ra được kết quả kiểm định sau khi hoàn thành quá trình kiểm định

Thực hiện được

 

 

5.

Kết nối, trao đổi thông tin với phần mềm Quản lý kiểm định khí thải

Kết quả, thời gian kiểm định của phương tiện

Thực hiện được

 

 

Đảm bảo chính xác

Đảm bảo

 

 

6.

Dữ liệu kiểm định phải được lưu trữ trong thời gian

Ít nhất 36 tháng kể từ ngày phương tiện được kiểm định

 

 

6. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Chứng từ sở hữu (2):

 

 

2.

C/O (2):

 

 

3.

C/Q (2):

 

 

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng:

 

 

5.

Sổ quản lý thiết bị:

 

 

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC, TCVN (2):

 

 

VI. Ghi nhận khác (nếu có)

...........................................................................................................................................

VII. Diễn giải nội dung không đạt

...........................................................................................................................................

VIII. Kết luận chung(4): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại cơ sở đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

 

Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đại diện Sở Giao thông vận tải(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn ghi:

(1) Đối chiếu với tài liệu của nhà sản xuất thiết bị;

(2) Chỉ áp dụng đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(3) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(4) Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(5) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(6) Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký. Từng thành viên kiểm tra, đánh giá chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá về nội dung được phân công thực hiện.

Phụ lục IX

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ KIỂM TRA,

THIẾT BỊ HỖ TRỢ KIỂM TRA, DỤNG CỤ KIỂM TRA,

DỤNG CỤ HỖ TRỢ KIỂM TRA

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Mẫu số 01. Biên bản kiểm tra, đánh giá thiết bị hỗ trợ kiểm tra, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ hỗ trợ kiểm tra

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...
Mã số hồ sơ: ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ HỖ TRỢ KIỂM TRA

DỤNG CỤ KIỂM TRA, DỤNG CỤ HỖ TRỢ KIỂM TRA

 

Loại hình kiểm tra, đánh giá: □ Cấp mới □ Cấp lại

Ngày kiểm tra: …………………………………………………………………………..

Địa điểm kiểm tra: ………………………………………………….…………………...

Dây chuyền số: ………………………………………………….………………………

I. Thông tin về thiết bị hỗ trợ kiểm tra, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ hỗ trợ kiểm tra

Mục

Tên thiết bị, dụng cụ

Nhãn hiệu

Model

Năm sản xuất

Năm sử dụng

Thông tin khác

1.

Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm

 

 

 

 

- Số serial (nếu có): …………………….

2.

Kích nâng xe

 

 

 

 

- Loại: □ Thủy lực □ Khác

3.

Thiết bị nâng (cầu nâng) xe cơ giới để thay thế hầm kiểm tra (nếu có)

 

 

 

 

- Loại: □ Thủy lực □ Khác

- Số serial/Số giấy chứng nhận kiểm định (nếu có): …………………….

4.

Thước cuộn

 

 

 

 

- Số GCN/kiểm định: ……………………..

- Số tem kiểm định: ………………..........

5.

Búa kiểm tra

 

 

 

 

 

6.

Dụng cụ kiểm tra áp suất lốp

 

 

 

 

 

7.

Đèn soi kiểm tra cầm tay

 

 

 

 

 

8.

Gương quan sát hỗ trợ kiểm tra đèn tín hiệu

 

 

 

 

 

9.

Cục chèn bánh xe

 

 

 

 

 

10.

Thanh, đòn hỗ trợ kiểm tra bánh xe

 

 

 

 

 

11.

Kích nâng di động (nếu có)

 

 

 

 

 

12.

Dụng cụ đo tốc độ (nếu có)

 

 

 

 

 

II. Nội dung kiểm tra

A. Điều kiện lắp đặt(2): (Ghi nhận kết quả theo biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

B. Yêu cầu kỹ thuật(2)

TT

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm(1)

Khả năng chịu tải trọng trục tối thiểu

2.000 kg/trục (loại I)

 

 

13.000 kg/trục (loại II)

 

 

2.

Kích nâng(1)

Nâng cả hai bánh xe trên cùng một trục

Nâng được

 

 

Khả năng chịu tải trọng trục tối thiểu

≥ 5 tấn (loại I)

 

 

≥ 15 tấn (loại II)

 

 

3.

Thiết bị nâng (cầu nâng) - dây chuyền loại I

Sức nâng(1)

≥ 5 tấn

 

 

Chiều cao nâng(1)

≥ 1,3 m

 

 

Được kiểm định an toàn

Có giấy chứng nhận

 

 

4.

Thước cuộn

Đơn vị đo

Hệ SI (mét)

 

 

Chiều dài tối thiểu

≥ 20 m

 

 

5.

Búa kiểm tra

Là búa chuyên dùng kiểm tra được chất lượng mối ghép bằng bu lông

Kiểm tra được

 

 

6.

Dụng cụ kiểm tra áp suất lốp

Đơn vị đo

Hệ SI (bar)

 

 

Dải đo

0 ÷12 (bar)

 

 

7.

Đèn soi kiểm tra cầm tay

Điện áp

≤ 36 V

 

 

Khả năng cách điện

 

 

8.

Gương quan sát

Loại

Cầu lồi

 

 

Đường kính của bề mặt phản xạ

≥ 600 mm

 

 

9.

Thanh, đòn hỗ trợ kiểm tra

Phù hợp với xe kiểm tra

 

 

10.

Cục chèn bánh xe

Vật liệu

Gỗ hoặc cao su

 

 

Chống trôi xe trong quá trình kiểm tra

Chèn được bánh xe để chặn xe dịch chuyển

 

 

11.

Kích nâng di động(1) (nếu có)

Khả năng chịu tải trọng bánh xe tối thiểu

≥ 2.5 tấn/ bánh xe (loại I)

 

 

≥ 7.5 tấn/ bánh xe (loại II)

 

 

12.

Dụng cụ đo tốc độ (1) (nếu có)

Dải đo

0 - 80 km/h

 

 

Bước đo

≤ 1 km/h

 

 

C. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm

Không bị rò rỉ môi chất công tác, các công tắc điều khiển hoạt động đúng chức năng

 

 

Đưa xe vào kiểm tra, thiết bị phải dịch chuyển đúng hướng theo công bố của nhà sản xuất, không có tiếng kêu bất thường, không bị kẹt

 

 

Phương dịch chuyển và chế độ làm việc phù hợp với công bố nhà sản xuất

 

 

Hành trình dịch chuyển (1) (2)

 

 

Tốc độ di chuyển (1) (2)

 

 

2.

Kích nâng

Không có dấu hiệu rò rỉ môi chất công tác, các công tắc điều khiển, đồng hồ chỉ báo áp suất hoạt động bình thường

 

 

Đưa xe vào kiểm tra, kích nâng phải nâng được trục xe phù hợp theo các dây chuyền kiểm định tương ứng

 

 

3.

Thiết bị nâng (cầu nâng) - dây chuyền loại I

Chiều cao nâng tối thiểu 1,3m

 

 

III. Tài liệu của thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Chứng từ sở hữu (2):

 

 

2.

C/O (2):

 

 

3.

C/Q (2):

 

 

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng (2):

 

 

5.

Sổ quản lý thiết bị:

 

 

IV. Tài liệu của thiết bị đối với thiết bị nâng (cầu nâng)

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Chứng từ sở hữu (2):

 

 

2.

C/O (2):

 

 

3.

C/Q (2):

 

 

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng (2):

 

 

5.

Sổ quản lý thiết bị:

 

 

V. Ghi nhận khác (nếu có)

...........................................................................................................................................

VI. Diễn giải nội dung không đạt

...........................................................................................................................................

VII. Kết luận chung (4): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 03 bản, 01 bản lưu tại cơ sở đăng kiểm, 01 bản lưu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải.

 

Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức

thành lập cơ sở đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Đại diện Cục Đăng

kiểm Việt Nam(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Sở Giao thông

vận tải(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn ghi:

(1) Đối chiếu với tài liệu của nhà sản xuất thiết bị;

(2) Chỉ kiểm tra lần đầu;

(3) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(4) Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(5) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(6) Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký. Từng thành viên kiểm tra, đánh giá chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá về nội dung được phân công thực hiện.

 

Mẫu số 02. Biên bản kiểm tra, đánh giá thiết bị đo độ khói

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...
Mã số hồ sơ: ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ ĐO ĐỘ KHÓI

 

Loại hình kiểm tra, đánh giá: □ Cấp mới □ Cấp lại

Ngày kiểm tra: ..................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra: ............................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: ................................................/........................................................

2. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: ................./…................/....................

3. Dây chuyền số: .............................................................................................................

4. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất: ....................../..................../...................

5. Tiêu chuẩn đáp ứng(1): □ ISO □ OIML □ IEC □ TCVN

II. Nội dung kiểm tra

A. Yêu cầu kỹ thuật (2)

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1

Tính năng

Đo được độ khói (%HSU) hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng (m-1)

 

 

Ghi nhận được tốc độ nhỏ nhất, lớn nhất của động cơ, thời gian gia tốc và nhiệt độ dầu động cơ ở mỗi chu trình đo

 

 

Đo được các thông số ở chế độ gia tốc tự do

 

 

2.

Cơ cấu kẹp chặt vào ống xả kèm theo đầu lấy mẫu

Có trang bị

 

 

3.

Kích thước đầu lấy mẫu

Phù hợp theo yêu cầu đo theo khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị

 

 

4.

Chiều dài đầu lấy mẫu nằm trong ống xả

≥ 50 mm

 

 

5.

Thông số dải đo, độ chính xác của thiết bị phân tích khí xả(1)

Chỉ số/ hệ số

Dải đo

Độ chính xác

 

Độ khói (%HSU)

0 ÷ 99

± 2,0

 

 

Hệ số hấp thụ ánh sáng (m-1)

0 ÷ 9,99

± 0,3

 

 

Tốc độ động cơ (v/p)

400 ÷ 7500

Không quy định

 

 

Nhiệt độ dầu động cơ (oC)

0 ÷150

Không quy định

 

 

6.

Xử lý, hiển thị và lưu trữ kết quả

Có khả năng hiển thị và lưu trữ kết quả đo bằng số

Giá trị độ khói hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng

 

 

Tốc độ nhỏ nhất, lớn nhất của động cơ

 

 

Thời gian tăng tốc và nhiệt độ dầu động cơ ở mỗi chu trình đo

 

 

Ghi nhận kết quả đo

Độ khói hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng trung bình

 

 

Chiều rộng dải đo của 03 chu trình đo sau cùng

 

 

B. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Đầu lấy mẫu

Nguyên vẹn, không móp méo, không thủng lỗ, không bị tắc;

 

 

2.

Cảm biến tốc độ quay của trục khuỷu động cơ

Lấy được tín hiệu và biến thiên theo tốc độ quay thực tế của trục khuỷu động cơ

 

 

3.

Cảm biến nhiệt độ dầu động cơ

Nhận được tín hiệu khi tiếp xúc với nguồn nhiệt

 

 

4.

Chống nhiễu (tiếp đất) cho hệ thống tín hiệu thiết bị kiểm tra

Có trang bị

 

 

5.

Màn hình hiển thị

Hiển thị rõ và đầy đủ các thông tin kiểm tra

 

 

6.

Khả năng kết nối

Kết nối được với phần mềm điều khiển thiết bị

 

 

7.

Máy tính

Hoạt động bình thường và kết nối được với mạng nội bộ và truyền được số liệu

 

 

8.

Giá trị độ khói hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng hiển thị ở trạng thái sẵn sàng làm việc

Không hiển thị giá trị hoặc hiển thị giá trị trong sai số cho phép của nhà sản xuất

 

 

C. Kiểm tra độ chính xác: (Đơn vị □ m-1     □% HSU)

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

Độ chính xác

Thông số chuẩn

Sai số cho phép

Giá trị

Sai lệch

 

 

Theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá ± 0,3 (m-1) hoặc ± 2 (%HSU)

 

 

 

D. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (3)

1.

Phần mềm điều khiển thiết bị

Kết nối được với các thiết bị kiểm tra

 

 

Tính năng của phần mềm điều khiển thiết bị

2.

Điều khiển các thiết bị hoạt động đúng chức năng theo quy trình kiểm tra

Thực hiện được

 

 

3.

Hiển thị các giá trị đo theo thời gian thực

Hiển thị được

 

 

4.

Đưa ra chỉ thị để người kiểm tra thực hiện các thao tác

Thực hiện được

 

 

5.

Đọc được các kết quả đo tương ứng với từng thiết bị khi kết thúc quá trình kiểm tra và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của phần mềm

Thực hiện được

 

 

6.

Kết nối, trao đổi thông tin với phần mềm Quản lý kiểm định

Phương tiện chờ kiểm tra

Thực hiện được

 

 

Kết quả kiểm tra của phương tiện đã hoàn thành kiểm tra kèm theo số nhận dạng hoặc số serial của thiết bị, thời gian kiểm tra và ký hiệu của phiên bản phần mềm

Thực hiện được

 

 

Kết nối, trao đổi thông tin

Chính xác

 

 

Dữ liệu kết quả kiểm tra

Được mã hoá

 

 

7.

Truy xuất dữ liệu để hiển thị và in ra kết quả của các lần kiểm tra được lưu trữ

Thực hiện được

 

 

8.

Truy xuất được mã nhận dạng hoặc số serial của thiết bị

Thực hiện được

 

 

9.

Dữ liệu của phần mềm điều khiển thiết bị

Được mã hoá trên máy chủ của đơn vị

Được mã hoá

 

 

Được sao lưu, lưu trữ trong thời gian trên máy chủ của đơn vị

Tối thiểu 36 tháng

 

 

             

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Chứng từ sở hữu (2):

 

 

2.

C/O (2):

 

 

3.

C/Q (2):

 

 

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng:

 

 

5.

Sổ quản lý thiết bị:

 

 

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC, TCVN (2):

 

 

IV. Diễn giải nội dung không đạt

...........................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

...........................................................................................................................................

V. Kết luận chung (4): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 03 bản, 01 bản lưu tại cơ sở đăng kiểm, 01 bản lưu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải.

 

Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Sở Giao thông vận tải(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn ghi:

(1) Đối chiếu với tài liệu của nhà sản xuất thiết bị;

(2) Chỉ kiểm tra lần đầu;

(3) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(4) Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(5) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(6) Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký. Từng thành viên kiểm tra, đánh giá chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá về nội dung được phân công thực hiện.

 

Mẫu số 03. Biên bản kiểm tra, đánh giá thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...
Mã số hồ sơ: ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THIẾT BỊ ĐO ĐỘ TRƯỢT NGANG CỦA BÁNH XE

 

Loại hình kiểm tra, đánh giá: □ Cấp mới □ Cấp lại

Ngày kiểm tra: ..................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra: ............................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: ................................................/........................................................

2. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: ................./…................/....................

3. Dây chuyền số: .............................................................................................................

4. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất: ....................../..................../...................

5. Tiêu chuẩn đáp ứng(1): □ ISO □ OIML □ IEC □ TCVN

II. Nội dung kiểm tra

A. Điều kiện lắp đặt(2): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

(Ghi nhận kết quả theo biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật)

B. Yêu cầu kỹ thuật(2)

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Chức năng tự động đo và ghi nhận giá trị trượt ngang khi bánh xe lăn qua tấm trượt ngang

Thực hiện được

 

 

2.

Có cảm biến nhận biết tín hiệu đầu vào và đầu ra

 

 

3.

Giới hạn tải trọng kiểm tra tối đa(1)

≥ 2.000 kg/trục hoặc 1000 kg/bánh xe (loại I)

 

 

≥ 13.000 kg/trục hoặc 6.500 kg/bánh xe (loại II)

 

 

4.

Dải đo về hai phía(1)

≥ 10 (mm/m hoặc m/km)

 

 

5.

Bước đo(1)

≤ 0,1 (mm/m hoặc m/km)

 

 

6.

Sai số kết quả đo không quá(1)

± 0,2 (mm/m hoặc m/km)

 

 

C. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Bề mặt tấm trượt ngang

Đảm bảo cứng vững

 

 

2.

Hành trình tối đa của tấm trượt khi di chuyển về hai phía

≥ 10 mm

 

 

3.

Kết nối và hiển thị

Kết nối được với phần mềm điều khiển thiết bị và hiển thị rõ ràng, đầy đủ các thông tin

 

 

Máy tính hoạt động bình thường, kết nối được với mạng nội bộ và truyền được số liệu, hiển thị rõ ràng, đầy đủ các thông tin

 

 

4.

Tình trạng hoạt động

Các chi tiết, bộ phận hoạt động bình thường (không bị kẹt, lắp đặt không chắc chắn)

 

 

5.

Ở trạng thái sẵn sàng làm việc

Không hiển thị giá trị hoặc hiển thị giá trị trong sai số cho phép của nhà sản xuất

 

 

D. Kiểm tra độ chính xác

Mục

Hạng mục

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra (mm/m)

Đánh giá(3)

1.

Độ chính xác

Thông số chuẩn (mm/m)

Thông số chuẩn theo nhà sản xuất (mm/m)

Sai số cho phép theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá ±0,2 mm/m

Dịch trái

Dịch phải

 

Giá trị

Sai lệch

Giá trị

Sai lệch

3

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

E. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (3)

1.

Phần mềm điều khiển thiết bị

Kết nối được với các thiết bị kiểm tra

 

 

Tính năng của phần mềm điều khiển thiết bị

2.

Điều khiển các thiết bị hoạt động đúng chức năng theo quy trình kiểm tra

Thực hiện được

 

 

3.

Hiển thị các giá trị đo theo thời gian thực

Hiển thị được

 

 

4.

Đưa ra chỉ thị để người kiểm tra thực hiện các thao tác

Thực hiện được

 

 

5.

Đọc được các kết quả đo tương ứng với từng thiết bị khi kết thúc quá trình kiểm tra và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của phần mềm

Thực hiện được

 

 

6.

Kết nối, trao đổi thông tin với phần mềm Quản lý kiểm định

Phương tiện chờ kiểm tra

Thực hiện được

 

 

Kết quả kiểm tra của phương tiện đã hoàn thành kiểm tra kèm theo số nhận dạng hoặc số serial của thiết bị, thời gian kiểm tra và ký hiệu của phiên bản phần mềm

Thực hiện được

 

 

Kết nối, trao đổi thông tin

Chính xác

 

 

Dữ liệu kết quả kiểm tra

Được mã hoá

 

 

7.

Truy xuất dữ liệu để hiển thị và in ra kết quả của các lần kiểm tra được lưu trữ

Thực hiện được

 

 

8.

Truy xuất được mã nhận dạng hoặc số serial của thiết bị

Thực hiện được

 

 

9.

Dữ liệu của phần mềm điều khiển thiết bị

Được mã hoá trên máy chủ của đơn vị

Được mã hoá

 

 

Được sao lưu, lưu trữ trong thời gian trên máy chủ của đơn vị

Tối thiểu 36 tháng

 

 

             

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Chứng từ sở hữu (2):

 

 

2.

C/O (2):

 

 

3.

C/Q (2):

 

 

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng:

 

 

5.

Sổ quản lý thiết bị:

 

 

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC, TCVN (2):

 

 

IV. Diễn giải nội dung không đạt

...........................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

...........................................................................................................................................

VI. Kết luận chung(4): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 03 bản, 01 bản lưu tại cơ sở đăng kiểm, 01 bản lưu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải

 

Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Sở Giao thông vận tải(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Hướng dẫn ghi:

(1) Đối chiếu với tài liệu của nhà sản xuất thiết bị;

(2) Chỉ kiểm tra lần đầu;

(3) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(4) Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(5) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(6) Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký. Từng thành viên kiểm tra, đánh giá chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá về nội dung được phân công thực hiện.

 

Mẫu số 04. Biên bản kiểm tra, đánh giá thiết bị đo âm lượng

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...
Mã số hồ sơ: ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

THIẾT BỊ ĐO ÂM LƯỢNG

 

Loại hình kiểm tra, đánh giá: □ Cấp mới □ Cấp lại

Ngày kiểm tra: ..................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra: ............................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: ................................................./.......................................................

2. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: ................/…................./....................

3. Dây chuyền số: .............................................................................................................

4. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất: ....................../.................../....................

5. Số GCN/thời hạn tem: ...................................................../……………………………

6. Tiêu chuẩn đáp ứng(1): □ ISO □ OIML □ IEC □ TCVN

II. Nội dung kiểm tra

A. Yêu cầu kỹ thuật(2)

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Giữ giá trị âm thanh lớn nhất khi đo

Thực hiện được

 

 

2.

Màn hình hiển thị bằng số

 

 

3.

Kết nối và truyền số liệu sang máy tính

Thực hiện được

 

 

4.

Khả năng phản hồi kết quả đo

Thực hiện được ở cả mức nhanh (F) và mức chậm (S)

 

 

5.

Bộ phận chắn gió trùm lên Micro

 

 

6.

Chiều rộng dải đo(1)

Từ 30 dB(A) đến 130dB(A)

 

 

7.

Cấp chính xác(1)

Class/Type 2

 

 

B. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Hoạt động

Ổn định

 

 

2.

Màn hình

Hiển thị rõ ràng các thông số

 

 

3.

Bộ phận chắn gió trùm lên Micro

Không bị hỏng, rách

 

 

4.

Kết nối và truyền số liệu sang máy tính

Thực hiện được

 

 

5.

Khả năng làm việc

Chỉ số về âm lượng phải hiển thị tương ứng với sự thay đổi của cường độ âm thanh

 

 

C. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (3)

1.

Phần mềm điều khiển thiết bị

Kết nối được với các thiết bị kiểm tra

 

 

Tính năng của phần mềm điều khiển thiết bị

2.

Điều khiển các thiết bị hoạt động đúng chức năng theo quy trình kiểm tra

Thực hiện được

 

 

3.

Hiển thị các giá trị đo theo thời gian thực

Hiển thị được

 

 

4.

Đưa ra chỉ thị để người kiểm tra thực hiện các thao tác

Thực hiện được

 

 

5.

Đọc được các kết quả đo tương ứng với từng thiết bị khi kết thúc quá trình kiểm tra và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của phần mềm

Thực hiện được

 

 

6.

Kết nối, trao đổi thông tin với phần mềm Quản lý kiểm định

Phương tiện chờ kiểm tra

Thực hiện được

 

 

Kết quả kiểm tra của phương tiện đã hoàn thành kiểm tra kèm theo số nhận dạng hoặc số serial của thiết bị, thời gian kiểm tra và ký hiệu của phiên bản phần mềm

Thực hiện được

 

 

Kết nối, trao đổi thông tin

Chính xác

 

 

Dữ liệu kết quả kiểm tra

Được mã hoá

 

 

7.

Truy xuất dữ liệu để hiển thị và in ra kết quả của các lần kiểm tra được lưu trữ

Thực hiện được

 

 

8.

Truy xuất được mã nhận dạng hoặc số serial của thiết bị

Thực hiện được

 

 

9.

Dữ liệu của phần mềm điều khiển thiết bị

Được mã hoá trên máy chủ của đơn vị

Được mã hoá

 

 

Được sao lưu, lưu trữ trong thời gian trên máy chủ của đơn vị

Tối thiểu 36 tháng

 

 

             

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Chứng từ sở hữu (2):

 

 

2.

C/O (2):

 

 

3.

C/Q (2):

 

 

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng:

 

 

5.

Sổ quản lý thiết bị:

 

 

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC, TCVN (2):

 

 

IV. Diễn giải nội dung không đạt

...........................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

...........................................................................................................................................

VI. Kết luận chung(4): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 03 bản, 01 bản lưu tại cơ sở đăng kiểm, 01 bản lưu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải.

 

Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Sở Giao thông vận tải(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Hướng dẫn ghi:

(1) Đối chiếu với tài liệu của nhà sản xuất thiết bị;

(2) Chỉ kiểm tra lần đầu;

(3) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(4) Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(5) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(6) Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký. Từng thành viên kiểm tra, đánh giá chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá về nội dung được phân công thực hiện.

 

Mẫu số 05. Biên bản kiểm tra, đánh giá thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...
Mã số hồ sơ: ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

THIẾT BỊ KIỂM TRA ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC

 

Loại hình kiểm tra, đánh giá: □ Cấp mới □ Cấp lại

Ngày kiểm tra: ..................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra: ............................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: ................................................./.......................................................

2. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: ................../…................/...................

3. Dây chuyền số: .............................................................................................................

4. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất: ..................../..................../.....................

5. Tiêu chuẩn đáp ứng(1): □ ISO □ OIML □ IEC □ TCVN

II. Nội dung kiểm tra

A. Điều kiện lắp đặt(2): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

(Ghi nhận kết quả theo biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật)

B. Yêu cầu kỹ thuật(2):

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Đo được cường độ sáng tại tâm quang học của đèn và tại điểm sáng lớn nhất của chùm sáng đèn chiếu xa

Thực hiện được

 

 

2.

Đo được độ lệch chùm sáng của đèn chiếu xa

Thực hiện được

 

 

3.

Xác định được giao điểm của đường sáng tối, phần hình nêm nhô lên của chùm sáng (điểm gãy của đường cut-off) của đèn chiếu gần

Thực hiện được

 

 

4.

Đo được độ lệch chùm sáng của đèn chiếu gần

Thực hiện được

 

 

5.

Có khả năng di chuyển buồng đo lên, xuống và xoay một góc nhất định quanh trục đỡ buồng đo; di chuyển được sang hai bên

Thực hiện được

 

 

6.

Chiều cao tâm buồng đo

Điều chỉnh được trong phạm vi tối thiểu từ 250 mm đến 1300 mm so với mặt sàn vị trí kiểm tra.

 

 

7.

Có chức năng hỗ trợ xác định và định vị vị trí đo

Thực hiện được

 

 

8.

Dải đo cường độ (cd)(1)

0 - 125000

 

 

Độ lệch dải đo cm/10m (%)(1)

Trên

0-60 (0-6)

 

 

Dưới

0-60 (0-6)

 

 

Trái

0-100 (0-10)

 

 

Phải

0-100 (0-10)

 

 

9.

Độ chính xác của dải đo cường độ (cd) (1)

± 10 (%)

 

 

Độ chính xác của dải đo độ lệch cm/10m (%)(1)

± 2 (± 0,2)

 

 

10.

Hiển thị cường độ, độ lệch chùm sáng của đèn chiếu xa; độ lệch chùm sáng của đèn chiếu gần

Thực hiện được

 

 

C. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Trụ đỡ buồng đo

Theo phương thẳng đứng

 

 

2.

Buồng đo

Được lắp đặt chắc với trụ đỡ buồng đo và đảm bảo cân bằng ở vị trí kiểm tra theo cả phương dọc và phương ngang

 

 

Có khả năng di chuyển lên, xuống và xoay một góc nhất định quanh trục đỡ buồng đo

 

 

Di chuyển được sang hai bên

 

 

3.

Sự di chuyển của bánh xe

Bánh xe di chuyển dễ dàng, không rơ rão

 

 

4.

Màn hình

Hiển thị đầy đủ, rõ ràng các thông tin

 

 

5.

Phím điều khiển

Hoạt động đúng chức năng

 

 

6.

Thời gian làm việc tối thiểu khi ngắt nguồn điện đầu vào

Tối thiểu 3 phút

 

 

7.

Kết nối và truyền được dữ liệu

Thực hiện được

 

 

D. Kiểm tra độ chính xác

Hạng mục

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1. Kiểm tra độ lệch: (đơn vị: □ cm/10 m; □ %)

Độ chính xác

Thông số chuẩn

Sai số cho phép theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá ± 2 cm/10m (± 0,2 %)

Trên

Dưới

Trái

Phải

 

Giá trị

Sai lệch

Giá trị

Sai lệch

Giá trị

Sai lệch

Giá trị

Sai lệch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kiểm tra cường độ sáng:

Độ chính xác

Thông số chuẩn (cd)

Sai số cho phép theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá ± 10%

Giá trị (cd)

Sai lệch (%)

 

8000

 

 

 

 

10000

 

 

 

 

20000

 

 

 

 

30000

 

 

 

 

40000

 

 

 

 

                         

E. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (3)

1.

Phần mềm điều khiển thiết bị

Kết nối được với các thiết bị kiểm tra

 

 

Tính năng của phần mềm điều khiển thiết bị

2.

Điều khiển các thiết bị hoạt động đúng chức năng theo quy trình kiểm tra

Thực hiện được

 

 

3.

Hiển thị các giá trị đo theo thời gian thực

Hiển thị được

 

 

4.

Đưa ra chỉ thị để người kiểm tra thực hiện các thao tác

Thực hiện được

 

 

5.

Đọc được các kết quả đo tương ứng với từng thiết bị khi kết thúc quá trình kiểm tra và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của phần mềm

Thực hiện được

 

 

6.

Kết nối, trao đổi thông tin với phần mềm Quản lý kiểm định

Phương tiện chờ kiểm tra

Thực hiện được

 

 

Kết quả kiểm tra của phương tiện đã hoàn thành kiểm tra kèm theo số nhận dạng hoặc số serial của thiết bị, thời gian kiểm tra và ký hiệu của phiên bản phần mềm

Thực hiện được

 

 

Kết nối, trao đổi thông tin

Chính xác

 

 

Dữ liệu kết quả kiểm tra

Được mã hoá

 

 

7.

Truy xuất dữ liệu để hiển thị và in ra kết quả của các lần kiểm tra được lưu trữ

Thực hiện được

 

 

8.

Truy xuất được mã nhận dạng hoặc số serial của thiết bị

Thực hiện được

 

 

9.

Dữ liệu của phần mềm điều khiển thiết bị

Được mã hoá trên máy chủ của đơn vị

Được mã hoá

 

 

Được sao lưu, lưu trữ trong thời gian trên máy chủ của đơn vị

Tối thiểu 36 tháng

 

 

             

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Chứng từ sở hữu (2):

 

 

2.

C/O (2):

 

 

3.

C/Q (2):

 

 

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng:

 

 

5.

Sổ quản lý thiết bị:

 

 

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC, TCVN (2):

 

 

IV. Diễn giải nội dung không đạt

...........................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

...........................................................................................................................................

VI. Kết luận chung(4): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 03 bản, 01 bản lưu tại cơ sở đăng kiểm, 01 bản lưu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải.

 

Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đại diện Cục Đăng

kiểm Việt Nam(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Sở Giao thông

vận tải(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Hướng dẫn ghi:

(1) Đối chiếu với tài liệu của nhà sản xuất thiết bị;

(2) Chỉ kiểm tra lần đầu;

(3) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(4) Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(5) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(6) Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký. Từng thành viên kiểm tra, đánh giá chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá về nội dung được phân công thực hiện.

 

Mẫu số 06. Biên bản kiểm tra, đánh giá thiết bị phân tích khí xả

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...
Mã số hồ sơ: ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ PHÂN TÍCH KHÍ XẢ

 

Loại hình kiểm tra, đánh giá: □ Cấp mới □ Cấp lại

Ngày kiểm tra: ..................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra: ............................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: .............................................../.........................................................

2. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: ................/…................./....................

3. Dây chuyền số: .............................................................................................................

4. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất: ..................../..................../.....................

5. Số GCN/thời hạn tem: ..................................................../…………………………….

6. Tiêu chuẩn đáp ứng(1): □ ISO □ OIML □ IEC □ TCVN

II. Nội dung kiểm tra

A. Yêu cầu kỹ thuật(2)

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Đo các thành phần khí thải của động cơ cháy cưỡng bức: CO, CO2, HC, O2

Đo và hiển thị được

 

 

2.

Hệ số Lamda (λ)

Hiển thị được

 

 

3.

Ghi nhận tốc độ và nhiệt độ dầu động cơ trong quá trình kiểm tra

Thực hiện và hiển thị được

 

 

4.

Kích thước đầu lấy mẫu

Phù hợp theo yêu cầu đo theo khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị

 

 

5.

Chiều dài đầu lấy mẫu nằm trong ống xả

≥ 300 mm

 

 

6.

Thông số dải đo, độ chính xác của thiết bị phân tích khí xả(1)

Chỉ số/ hệ số

Dải đo

Độ chính xác

 

 

CO (% vol)

0 - 5

± 0,03 hoặc ±5% tương đối (lấy giá trị lớn hơn)

CO2 (%vol)

0 - 16

± 0,5 hoặc ±5% tương đối (lấy giá trị lớn hơn)

 

 

HC (ppm)

0 - 10000

± 10 hoặc ±5% tương đối (lấy giá trị lớn hơn)

 

 

O2 (% vol)

0 - 21

± 0, 1 hoặc ±5% tương đối (lấy giá trị lớn hơn)

 

 

Lamda (λ)

0,8 - 1,2

Không quy định

 

 

Tốc độ động cơ (v/p)

400 - 7.500

Không quy định

 

 

Nhiệt độ dầu động cơ (0C)

0 - 150

Không quy định

 

 

7.

Khả năng hiển thị và lưu trữ kết quả đo bằng giá trị nồng độ các thành phần khí thải, hệ số lamda, giá trị tốc độ và nhiệt độ dầu động cơ ở chế độ tốc độ không tải và chế độ tốc độ không tải có tăng tốc

Thực hiện được

 

 

B. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (3)

1.

Màn hình hiển thị

Hiển thị rõ và đầy đủ các thông tin

 

 

2.

Đầu lấy mẫu

Nguyên vẹn, không móp méo, rò rỉ, không bị tắc

 

 

3.

Hệ thống tách nước chống xâm nhập vào buồng kiểm tra

Có trang bị

 

 

4.

Cơ cấu kẹp chặt vào ống xả kèm theo đầu lấy mẫu

Có trang bị

 

 

5.

Cảm biến tốc độ quay của trục khuỷu động cơ

Lấy được tín hiệu và biến thiên theo tốc độ quay thực tế của trục khuỷu động cơ

 

 

6.

Cảm biến nhiệt độ dầu động cơ

Nhận được tín hiệu khi tiếp xúc với nguồn nhiệt

 

 

7.

Máy tính

Hoạt động bình thường và kết nối được với mạng nội bộ và truyền được số liệu

 

 

8.

Hiển thị giá trị các chỉ số HC, CO, hệ số (λ) trên màn hình ở trạng thái sẵn sàng làm việc

Không hiển thị giá trị hoặc hiển thị giá trị trong sai số cho phép của nhà sản xuất

 

 

C. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (3)

1.

Phần mềm điều khiển thiết bị

Kết nối được với các thiết bị kiểm tra

 

 

Tính năng của phần mềm điều khiển thiết bị

2.

Điều khiển các thiết bị hoạt động đúng chức năng theo quy trình kiểm tra

Thực hiện được

 

 

3.

Hiển thị các giá trị đo theo thời gian thực

Hiển thị được

 

 

4.

Đưa ra chỉ thị để người kiểm tra thực hiện các thao tác

Thực hiện được

 

 

5.

Đọc được các kết quả đo tương ứng với từng thiết bị khi kết thúc quá trình kiểm tra và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của phần mềm

Thực hiện được

 

 

6.

Kết nối, trao đổi thông tin với phần mềm Quản lý kiểm định

Phương tiện chờ kiểm tra

Thực hiện được

 

 

Kết quả kiểm tra của phương tiện đã hoàn thành kiểm tra kèm theo số nhận dạng hoặc số serial của thiết bị, thời gian kiểm tra và ký hiệu của phiên bản phần mềm

Thực hiện được

 

 

Kết nối, trao đổi thông tin

Chính xác

 

 

Dữ liệu kết quả kiểm tra

Được mã hoá

 

 

7.

Truy xuất dữ liệu để hiển thị và in ra kết quả của các lần kiểm tra được lưu trữ

Thực hiện được

 

 

8.

Truy xuất được mã nhận dạng hoặc số serial của thiết bị

Thực hiện được

 

 

9.

Dữ liệu của phần mềm điều khiển thiết bị

Được mã hoá trên máy chủ của đơn vị

Được mã hoá

 

 

Được sao lưu, lưu trữ trong thời gian trên máy chủ của đơn vị

Tối thiểu 36 tháng

 

 

             

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Chứng từ sở hữu (2):

 

 

2.

C/O (2):

 

 

3.

C/Q (2):

 

 

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng:

 

 

5.

Sổ quản lý thiết bị:

 

 

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC, TCVN (2):

 

 

IV. Diễn giải nội dung không đạt

...........................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

...........................................................................................................................................

VI. Kết luận chung(4): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 03 bản, 01 bản lưu tại cơ sở đăng kiểm, 01 bản lưu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải.

 

Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Sở Giao thông vận tải(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn ghi:

(1) Đối chiếu với tài liệu của nhà sản xuất thiết bị;

(2) Chỉ kiểm tra lần đầu;

(3) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(4) Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(5) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(6) Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký. Từng thành viên kiểm tra, đánh giá chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá về nội dung được phân công thực hiện.

Mẫu số 07. Biên bản kiểm tra, đánh giá thiết bị kiểm tra phanh

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...
Mã số hồ sơ: …
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ KIỂM TRA PHANH

 

Loại hình kiểm tra, đánh giá: □ Cấp mới □ Cấp lại

Ngày kiểm tra: ..................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra: ............................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: .............................................../.........................................................

2. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: ................/…................./....................

3. Dây chuyền số: .............................................................................................................

4. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất: ..................../.................../......................

5. Tiêu chuẩn đáp ứng(1): □ ISO □ OIML □ IEC □ TCVN

II. Nội dung kiểm tra

A. Điều kiện lắp đặt(2): (Ghi nhận kết quả theo biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

B. Yêu cầu kỹ thuật(2)

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Loại thiết bị kiểm tra phanh

Loại con lăn, có chức năng kiểm tra lực phanh trên mỗi trục bánh xe và có tích hợp kiểm tra khối lượng cầu xe khi kiểm tra phanh

 

 

2.

Giới hạn kiểm tra tải trọng trục tối đa theo công bố của nhà sản xuất thiết bị(1)

≥ 2.000 kg (loại I)

 

 

≥ 13.000 kg (loại II)

3.

Kích thước lắp đặt(1)

Khoảng cách giữa mép trong của 2 con lăn (tính đến bề mặt làm việc) ≤ 850 mm (loại I)

 

 

Khoảng cách giữa mép ngoài của 2 con lăn (tính đến bề mặt làm việc) ≥ 2750 mm (loại II)

 

 

4.

Tự động dừng khi có hiện tượng trượt giữa bánh xe và con lăn trong quá trình kiểm tra

Thực hiện được

 

 

5.

Hiển thị và ghi nhận giá trị lực phanh ở từng bánh xe trên mỗi trục

Thực hiện được

 

 

6.

Kiểm tra hệ thống phanh đỗ và hệ thống phanh chính

Thực hiện được

 

 

7.

Tính năng rà oval

Thực hiện được

 

 

8.

Hệ số bám con lăn (μ) (đối với thiết bị chưa qua sử dụng) (1)

≥ 0,5

 

 

9.

Chiều dài con lăn (mm) (tính đến bề mặt làm việc)

≥ 650 mm (loại I)

 

 

≥ 900 mm (loại II)

10.

Đường kính con lăn (tính đến bề mặt làm việc) (chỉ áp dụng đối với thiết bị chưa qua sử dụng)

≥ 150 mm (loại I)

 

 

≥ 200 mm ( loại II)

11.

Số lượng cảm biến khối lượng

≥ 4 ( loại I)

 

 

≥ 8 ( loại II)

 

 

12.

Dung sai khi kiểm tra lực thẳng đứng (tải trọng trục) (1)

±300 N ở mức dưới 10.000 N

 

 

± 3% ở mức từ 10.000 N

13.

Thiết bị điều khiển từ xa và điều khiển trực tiếp tại vị trí tủ điều khiển

Có trang bị

 

 

14.

Độ chính xác của phép đo lực phanh(1)

± 100 N ở mức dưới 2.000 N

 

 

± 3 % ở mức từ 2.000 N trở lên

 

 

15.

Sai lệch lực phanh tối đa ở cùng điểm đo giống nhau giữa bên trái và bên phải của bệ thử phanh(1)

± 100 N ở mức dưới 2.000 N

 

 

± 5 % ở mức từ 2.000 N trở lên

16.

Dải đo của thiết bị trên mỗi bánh xe(1)

Tối thiểu 0 ÷ 7.500 N (loại I)

 

 

Tối thiểu 0 ÷ 30.000 N (loại II)

 

 

17.

Bước đo của dải đo(1)

≤ 200 N (đối với thang đo < 5.000 N)

 

 

≤ 500 N (đối với thang đo ≥ 5.000 N)

 

 

18.

Kiểm tra thực tế được loại xe có kiểu dẫn động bốn bánh toàn thời gian (AWD)

Thực hiện được

 

 

19.

Hiển thị giá trị lực phanh riêng ở từng bánh xe trên mỗi trục

Hiển thị được

 

 

20.

Hiển thị hiệu quả phanh trên trục và hiệu quả phanh toàn bộ được tính theo công thức:

Hiển thị được

 

 

21.

Hiển thị hiệu quả phanh toàn bộ được tính theo công thức:

Hiển thị được

 

 

22.

Hiển thị sai lệch lực phanh giữa hai bên bánh xe trên cùng một trục theo công thức:

Hiển thị được

 

 

C. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Con lăn ma sát

Không bị bong tróc lớp ma sát đến khung xương

 

 

2.

Tình trạng làm việc

Quay trơn không bị biến dạng, cong vênh

 

 

Các chi tiết, tổng thành hoạt động bình thường, không bị kẹt, không có các tiếng kêu hoặc rung giật bất thường

 

 

3.

Kết nối và hiển thị

Kết nối được với phần mềm điều khiển thiết bị và hiển thị rõ ràng, đầy đủ các thông tin

 

 

Máy tính hoạt động bình thường kết nối được với mạng nội bộ và truyền được số liệu, hiển thị rõ ràng, đầy đủ các thông tin

 

 

4.

Giá trị lực phanh và khối lượng hiển thị ở trạng thái cân bằng, sẵn sàng làm việc

Không hiển thị giá trị hoặc hiển thị giá trị trong sai số cho phép của nhà sản xuất

 

 

5.

Hệ số bám con lăn (μ) (trong điều kiện làm việc với bề mặt tiếp xúc giữa lốp xe và con lăn là khô và lốp xe ở trạng thái hoạt động bình thường) tính toán theo công thức:

≥ 0,5

 

 

D. Kiểm tra độ chính xác

1. Kiểm tra độ chính xác lực phanh

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

Thông số chuẩn

Sai số cho phép theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá các giá trị sau:

Bên trái

Bên phải

Độ lệch trái/phải (%)

 

Lực phanh

Độ lệch trái/phải

Giá trị (N)

Sai số

Giá trị (N)

Sai số

 

 

(Theo nhà sản xuất)

≤ 2000 N là ± 100 N

≤ 2000 N là ± 100 N

> 2000 N là ± 3,0%

> 2000 N là ± 5,0%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kiểm tra độ chính xác cảm biến khối lượng (đo lực thẳng đứng)

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

Thông số chuẩn (theo nhà sản xuất)

Sai số theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá các giá trị sau:

Kết quả kiểm tra

 

 

< 10 kN là ± 300N

Giá trị (N)

Độ lệch (%)

 

≥ 10kN là ± 3%

 

 

 

 

 

E. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (3)

1.

Phần mềm điều khiển thiết bị

Kết nối được với các thiết bị kiểm tra

 

 

Tính năng của phần mềm điều khiển thiết bị

2.

Điều khiển các thiết bị hoạt động đúng chức năng theo quy trình kiểm tra

Thực hiện được

 

 

3.

Hiển thị các giá trị đo theo thời gian thực

Hiển thị được

 

 

4.

Đưa ra chỉ thị để người kiểm tra thực hiện các thao tác

Thực hiện được

 

 

5.

Đọc được các kết quả đo tương ứng với từng thiết bị khi kết thúc quá trình kiểm tra và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của phần mềm

Thực hiện được

 

 

6.

Kết nối, trao đổi thông tin với phần mềm Quản lý kiểm định

Phương tiện chờ kiểm tra

Thực hiện được

 

 

Kết quả kiểm tra của phương tiện đã hoàn thành kiểm tra kèm theo số nhận dạng hoặc số serial của thiết bị, thời gian kiểm tra và ký hiệu của phiên bản phần mềm

Thực hiện được

 

 

Kết nối, trao đổi thông tin

Chính xác

 

 

Dữ liệu kết quả kiểm tra

Được mã hoá

 

 

7.

Truy xuất dữ liệu để hiển thị và in ra kết quả của các lần kiểm tra được lưu trữ

Thực hiện được

 

 

8.

Truy xuất được mã nhận dạng hoặc số serial của thiết bị

Thực hiện được

 

 

9.

Dữ liệu của phần mềm điều khiển thiết bị

Được mã hoá trên máy chủ của đơn vị

Được mã hoá

 

 

Được sao lưu, lưu trữ trong thời gian trên máy chủ của đơn vị

Tối thiểu 36 tháng

 

 

             

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(3)

1.

Chứng từ sở hữu (2):

 

 

2.

C/O (2):

 

 

3.

C/Q (2):

 

 

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng:

 

 

5.

Sổ quản lý thiết bị:

 

 

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC, TCVN (2):

 

 

IV. Diễn giải nội dung không đạt

...........................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

...........................................................................................................................................

VI. Kết luận chung(4): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 03 bản, 01 bản lưu tại cơ sở đăng kiểm, 01 bản lưu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải.

 

Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Sở Giao thông vận tải(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn ghi:

(1) Đối chiếu với tài liệu của nhà sản xuất thiết bị;

(2) Chỉ kiểm tra lần đầu;

(3) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(4) Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(5) Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(6) Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký. Từng thành viên kiểm tra, đánh giá chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá về nội dung được phân công thực hiện.

 

Phụ lục X

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ

SỞ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI, CƠ SỞ KIỂM ĐỊNH KHÍ THẢI

XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Mẫu số 01. Biên bản kiểm tra, đánh giá điều kiện hoạt động của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...
Mã số hồ sơ: ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG

CỦA CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI

 

Căn cứ …………(1)…………

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại …(2) …, Đoàn kiểm tra, đánh giá gồm các thành viên sau:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

đã thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng kiểm xe cơ giới …(3) … và kết luận như sau:

I. Kết quả kiểm tra, đánh giá theo các quy định tại Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới (ghi nhận theo Biên bản kiểm tra, đánh giá điều kiện chung, cơ cấu tổ chức, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng):

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

II. Kết quả kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy (4):

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

III. Các nội dung khác (nếu có)

...........................................................................................................................................

IV. Kết luận

□ Cơ sở đăng kiểm được đánh giá đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.

Các loại phương tiện được kiểm định

□ Cơ sở đăng kiểm được đánh giá không đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

Lý do:

Biên bản đã được thông qua và lập thành 03 bản có giá trị như nhau, 01 bản lưu tại cơ sở đăng kiểm (hoặc Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm), 01 bản lưu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải./.

 

Cơ sở đăng kiểm/Tổ chức thành lập cơ sở đăng kiểm
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Trưởng Đoàn kiểm tra, đánh giá
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

Các thành viên Đoàn kiểm tra, đánh giá
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Hướng dẫn ghi:

(1) Các căn cứ để lập biên bản;

(2) Địa chỉ cơ sở được đánh giá;

(3) Đối với trường hợp kiểm tra, đánh giá cấp mới giấy chứng nhận thì ghi tên tổ chức thành lập; đối với kiểm tra, đánh giá cấp lại giấy chứng nhận thì ghi mã số của cơ sở đăng kiểm;

(4) Ghi nhận kết quả kiểm tra, đánh giá của Tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc các biên bản kiểm tra, đánh giá của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

 

Mẫu số 02. Biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở kiểm định khí thải

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...
Mã số hồ sơ: ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ KIỂM ĐỊNH KHÍ THẢI

 

Căn cứ …………(1)…………

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại ……(2) ……, Đoàn kiểm tra, đánh giá gồm các thành viên sau:

…………………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………...

đã thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá cơ sở kiểm định khí thải …(3)… và kết luận như sau:

I. Kết quả kiểm tra, đánh giá theo các quy định tại Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới

Nội dung đánh giá

Yêu cầu

Kết quả đánh giá(5)

1. Cơ cấu tổ chức, hồ sơ nhân lực

Có tối thiểu 01 lãnh đạo ký giấy chứng nhận kiểm định khí thải

 

Có tối thiểu 01 đăng kiểm viên kiểm định khí thải

 

Có nhân viên nghiệp vụ

 

2. Hệ thống quản lý chất lượng

Xây dựng, ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ của cơ sở kiểm định khí thải nhằm thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm tra theo quy định về kiểm định khí thải

 

3. Diện tích mặt bằng cơ sở kiểm định khí thải (m2)

Cơ sở chỉ lắp đặt 01 phương tiện đo khí thải

≥ 15

 

Cơ sở lắp đặt …n…. phương tiện đo khí thải

≥ 15 x n

 

II. Kết quả kiểm tra, đánh giá cơ sở kiểm định khí thải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy(4)

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

III. Các nội dung khác (nếu có)

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Kết luận

□ Cơ sở đăng kiểm được đánh giá đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

Các loại xe mô tô, xe gắn máy được kiểm định khí thải:………………………………….

□ Cơ sở đăng kiểm được đánh giá không đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

Lý do: ……………………………………………………………………………………

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 lưu tại cơ sở kiểm định khí thải (hoặc Tổ chức thành lập cơ sở kiểm định khí thải) và 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải./.

 

Cơ sở kiểm định khí thải/Tổ chức thành lập cơ sở kiểm định khí thải
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Trưởng Đoàn kiểm tra, đánh giá
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

Các thành viên Đoàn kiểm tra, đánh giá
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Hướng dẫn ghi:

(1) Các căn cứ để lập biên bản;

(2) Địa chỉ cơ sở được đánh giá;

(3) Đối với trường hợp kiểm tra, đánh giá cấp mới giấy chứng nhận thì ghi tên tổ chức thành lập. Đối với kiểm tra, đánh giá cấp lại giấy chứng nhận thì ghi mã số của cơ sở đăng kiểm;

(4) Ghi kết quả kiểm tra, đánh giá;

(5) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”.

 

Phụ lục XI

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Mẫu số 01. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

ỦY BAN NHÂN DÂN……
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI

Số: ……(1)……

 

Căn cứ (2)…………………………………………………………………………………

Căn cứ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới số(3) … ngày … tháng … năm

Căn cứ Biên bản kiểm tra, đánh giá điều kiện hoạt động của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới số(4)………,ngày …… tháng …… năm ……

 

CHỨNG NHẬN

 

Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới... (5)...

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

Số lượng dây chuyền kiểm định: …………………………………….…………………

- Dây chuyền số ... Dây chuyền kiểm định loại …

- Dây chuyền số ... Dây chuyền kiểm định loại …

……………………………………………………………………………………………

Loại phương tiện xe cơ giới được kiểm định(6): ………………………………………...

Loại phương tiện xe mô tô, xe gắn máy được kiểm định khí thải(6): ……………………

Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới có trách nhiệm duy trì các nội dung đã được kiểm tra, đánh giá và chứng nhận./.

 

 

………, ngày …… tháng …… năm ……
……………………(7)
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

Hướng dẫn ghi:

(1) Ghi theo mã số hồ sơ của Phiếu kiểm soát quá trình;

(2) Các căn cứ để cấp giấy chứng nhận;

(3) Số hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận;

(4) Số biên bản kiểm tra, đánh giá;

(5) Mã số cơ sở đăng kiểm được cấp giấy chứng nhận;

(6) Phương tiện được kiểm định: ghi đặc trưng của phương tiện mà cơ sở đăng kiểm được thực hiện kiểm định (xe cơ giới; xe mô tô, xe gắn máy - ghi rõ loại động cơ). Chỉ ghi nội dung được chứng nhận;

(7) Chức vụ, họ và tên của người ký giấy chứng nhận.

 

Mẫu số 02. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy

ỦY BAN NHÂN DÂN……
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG

KIỂM ĐỊNH KHÍ THẢI XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

Số: …(1)

 

Căn cứ (2)…………………………………………………………………………………

Căn cứ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy số(3) … ngày … tháng … năm;

Căn cứ Biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở kiểm định khí thải số(4)………, ngày …… tháng …… năm ……

 

CHỨNG NHẬN

 

Cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy…(5)

Địa chỉ(6): ………………………………………………………………………………

Loại phương tiện xe mô tô, xe gắn máy được kiểm định khí thải(7):

□ Xe mô tô, xe gắn máy sử dụng động cơ cháy cưỡng bức (động cơ xăng)

Số lượng thiết bị kiểm tra: ………..

□ Xe mô tô, xe gắn máy sử dụng động cơ cháy do nén (động cơ diesel)

Số lượng thiết bị kiểm tra: ………..

Cơ sở kiểm định khí thải có trách nhiệm duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật đã được kiểm tra, đánh giá và chứng nhận theo quy định./.

 

 

………, ngày …… tháng …… năm ……
……………………(8)
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

Hướng dẫn ghi:

(1) Ghi theo mã số hồ sơ của Phiếu kiểm soát quá trình;

(2) Các căn cứ để cấp giấy chứng nhận;

(3) Số hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận;

(4) Số biên bản đánh giá;

(5) Mã số cơ sở được cấp giấy chứng nhận;

(6) Địa chỉ của cơ sở kiểm định khí thải;

(7) Chỉ ghi các nội dung được chứng nhận;

(8) Chức danh, họ tên của người ký giấy chứng nhận.

 

Phụ lục XII

MÃ SỐ CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Mã số cơ sở đăng kiểm bao gồm 3 thành phần chính, nối giữa thành phần thứ nhất và thứ hai là nét vạch ngang (-) theo cấu trúc:

- XX-YYZ (đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới được cấp mã số trước ngày

Thông tư này có hiệu lực)

- XX-YYY (đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới được cấp mã số kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực)

- XX-YYYYXM (đối với cơ sở kiểm định khí thải)

Trong đó:

1. PHẦN THỨ NHẤT - XX: gồm 2 ký tự bằng số chỉ mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở đăng kiểm đặt địa chỉ chi tiết tại Bảng dưới đây:

STT

Cơ sở đăng kiểm đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Mã tỉnh, thành phố

1

Cao Bằng

11

2

Lạng Sơn

12

3

Quảng Ninh

14

4

Hải Phòng

15

5

Thái Bình

17

6

Nam Định

18

7

Phú Thọ

19

8

Thái Nguyên

20

9

Yên Bái

21

10

Tuyên Quang

22

11

Hà Giang

23

12

Lào Cai

24

13

Lai Châu

25

14

Sơn La

26

15

Điện Biên

27

16

Hòa Bình

28

17

Hà Nội

29

18

Hải Dương

34

19

Ninh Bình

35

20

Thanh Hóa

36

21

Nghệ An

37

22

Hà Tĩnh

38

23

Đà Nẵng

43

24

Đắk Lắk

47

25

Đắk Nông

48

26

Lâm Đồng

49

27

TP. Hồ Chí Minh

50

28

Đồng Nai

60

29

Bình Dương

61

30

Long An

62

31

Tiền Giang

63

32

Vĩnh Long

64

33

Cần Thơ

65

34

Đồng Tháp

66

35

An Giang

67

36

Kiên Giang

68

37

Cà Mau

69

38

Tây Ninh

70

39

Bến Tre

71

40

Bà Rịa Vũng Tàu

72

41

Quảng Bình

73

42

Quảng Trị

74

43

Thừa Thiên - Huế

75

44

Quảng Ngãi

76

45

Bình Định

77

46

Phú Yên

78

47

Khánh Hòa

79

48

Gia Lai

81

49

Kon Tum

82

50

Sóc Trăng

83

51

Trà Vinh

84

52

Ninh Thuận

85

53

Bình Thuận

86

54

Vĩnh Phúc

88

55

Hưng Yên

89

56

Hà Nam

90

57

Quảng Nam

92

58

Bình Phước

93

59

Bạc Liêu

94

60

Hậu Giang

95

61

Bắc Kạn

97

62

Bắc Giang

98

63

Bắc Ninh

99

Trường hợp chia tách, hợp nhất, sáp nhập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Mã số cơ sở đăng kiểm được lấy theo mã của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới tương ứng.

2. Phần thứ hai - YY hoặc YYY hoặc YYYY: chỉ thứ tự lần lượt của cơ sở đăng kiểm được cấp giấy chứng nhận trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới gồm 3 ký tự bằng số.

- Đối với cơ sở kiểm định khí thải gồm 4 ký tự bằng số.

3. Phần thứ ba - Z: gồm 01 ký tự bằng chữ in hoa thể hiện loại hình cơ sở đăng kiểm:

- Chữ S: Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới thuộc Sở Giao thông vận tải;

- Chữ V: Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam;

- Chữ D: ơ sở đăng kiểm xe cơ giới thuộc loại hình Doanh nghiệp.

4. Ví dụ:

a) Đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới được cấp mã số trước ngày Thông tư này có hiệu lực:

50-01S

50: cơ sở đăng kiểm xe cơ giới tại Thành phố Hồ Chí Minh;

01: cơ sở đăng kiểm xe cơ giới thứ nhất;

S: cơ sở đăng kiểm xe cơ giới thuộc Sở Giao thông vận tải.

b) Đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới được cấp mã số kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực:

50-020

50: cơ sở đăng kiểm xe cơ giới tại Thành phố Hồ Chí Minh;

020: cơ sở đăng kiểm xe cơ giới thứ 20;

c) Đối với cơ sở kiểm định khí thải:

50-0001XM

50: cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy tại Thành phố Hồ Chí Minh;

0001: cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy thứ nhất;

XM: cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

 

Phụ lục XIII

MẪU QUYẾT ĐỊNH TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

ỦY BAN NHÂN DÂN……
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/ ……

...…, ngày …… tháng …… năm ………

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Tạm đình chỉ hoạt động kiểm định

GIÁM ĐỐC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy;

Theo đề nghị của……………………………(1)……………………………………;

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Tạm đình chỉ hoạt động kiểm định đối với …(2)…. trong thời gian từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...

Lý do tạm đình chỉ hoạt động: …………………………………………………………

Điều 2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ hoạt động kiểm định, yêu cầu …(2)…. phải ngừng hoạt động kiểm định, phải duy trì bộ phận giải quyết các công việc liên quan đến hồ sơ về kiểm định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. …(2)… và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- …;
- Lưu…

……………..(3)
(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:

(1) Cơ sở đề nghị tạm đình chỉ hoạt động cơ sở đăng kiểm;

(2) Tên cơ sở đăng kiểm bị tạm đình chỉ hoạt động;

(3) Chức vụ, họ và tên của người có thẩm quyền.

Phụ lục XIV

MẪU BÁO CÁO TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Cơ sở đăng kiểm
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/…..

……, ngày …… tháng …… năm ………

 

 

BÁO CÁO

V/v Tạm đình chỉ hoạt động kiểm định

Kính gửi:

- Sở Giao thông vận tải……….
- Cục Đăng kiểm Việt Nam.

 

Căn cứ Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Căn cứ ……………………………………………………………………………

(1)… xin được báo cáo Sở giao thông vận tải …., Cục Đăng kiểm Việt Nam các nội dung sau:

1. Nguyên nhân vi phạm

……………………………………………………………………………………

2. Biện pháp khắc phục vi phạm

……………………………………………………………………………………

3. Hành động phòng ngừa

……………………………………………………………………………………

4. Thời gian tạm ngừng hoạt động từ ngày …. tháng … năm …. đến ngày …. tháng … năm ….

5. Kiến nghị, đề xuất (nếu có)

……………………………………………………………………………………

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- …;
- Lưu…

 

Cơ sở đăng kiểm …
(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:

(1) Cơ sở đăng kiểm bị tạm đình chỉ hoạt động kiểm định.

 

Phụ lục XV

MẪU QUYẾT ĐỊNH THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

ỦY BAN NHÂN DÂN……
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/ …..

……, ngày …… tháng …… năm ………

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của cơ sở đăng kiểm

GIÁM ĐỐC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ Nghị định số .../2024/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2024 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới;

Căn cứ Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy;

Theo đề nghị của ……………………………(1)……………………………………;

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Thu hồi Giấy chứng nhận …(2)…. số ….. ngày …/…/… cấp cho ………(3)………

Lý do thu hồi giấy chứng nhận: ……………….

Điều 2.(3)…. có trách nhiệm nộp lại bản chính giấy chứng nhận nêu tại Điều 1 trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Điều 3.(3)…. có trách nhiệm bàn giao hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm định …… đến …(4)….. trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Điều 4. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. …(1)… và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- …;
- Lưu…

 

………...……(5)
(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:

(1) Đơn vị đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cơ sở đăng kiểm;

(2) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới/Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy;

(3) Cơ sở đăng kiểm bị thu hồi giấy chứng nhận;

(4) Cơ sở đăng kiểm tiếp nhận bàn giao hồ sơ;

(5) Chức vụ, họ và tên của người có thẩm quyền.

Phụ lục XVI

MẪU THÔNG BÁO TIẾP NHẬN BÀN GIAO HỒ SƠ

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

ỦY BAN NHÂN DÂN……
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/…..

……, ngày …… tháng …… năm ………

 

 

THÔNG BÁO

V/v tiếp nhận bàn giao hồ sơ

Kính gửi:

- ……………………(1)…………………..…
- ……………………(2)…………………..…

 

Căn cứ Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận …(3)… số …… ngày ……

1. Sở Giao thông vận tải ....... chỉ định … (1) … bàn giao hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm định và ấn chỉ cho … (2)

Lý do: ……………….……………….……………….……………….…………

2. … (1) … và … (2) …có trách nhiệm kiểm kê toàn bộ hồ sơ về hoạt động kiểm định, ấn chỉ được bàn giao. … (2) … có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý các hồ sơ, ấn chỉ đã tiếp nhận theo quy định của pháp luật.

3. Việc bàn giao hồ sơ, ấn chỉ phải hoàn thành trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định số …. có hiệu lực./.

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- …;
- Lưu…

 

………...……(4)
(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:

(1) Cơ sở đăng kiểm bị thu hồi giấy chứng nhận.

(2) Cơ sở đăng kiểm tiếp nhận bàn giao hồ sơ, ấn chỉ.

(3) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới/Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

(4) Chức vụ, họ và tên của người có thẩm quyền.

 

Phụ lục XVII

MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO HỒ SƠ, PHÔI GIẤY CHỨNG NHẬN, TEM

KIỂM ĐỊNH

(Kèm theo Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

BIÊN BẢN BÀN GIAO HỒ SƠ, PHÔI
GIẤY CHỨNG NHẬN, TEM KIỂM ĐỊNH

 

Căn cứ Thông tư số 46/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận …(1)… số …… ngày …… của Sở Giao thông vận tải …

Căn cứ Thông báo tiếp nhận bàn giao hồ sơ số … ngày …… của Sở Giao thông vận tải …

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại ……(2) ……, chúng tôi gồm:

- Đại diện bên giao: ……………(3)…………… Chức vụ:………………………

- Đại diện bên nhận: ……………(4)…………… Chức vụ:……………………… Thực hiện bàn giao và tiếp nhận hồ sơ, phôi, ấn chỉ liên quan đến hoạt động kiểm định theo biểu thống kê sau:

1. Phôi, ấn chỉ liên quan đến hoạt động kiểm định.

STT

Loại phôi

Số lượng

Từ seri

Đến seri

Ghi chú

1

Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định xe cơ giới

 

 

 

 

2

Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định xe máy chuyên dùng

 

 

 

 

2. Hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm định

STT

Loại hồ sơ

Số lượng

Từ số

Đến số

Ghi chú

Hồ sơ kiểm định

1

Hồ sơ kiểm định xe cơ giới

 

 

 

 

2

Hồ sơ kiểm định xe máy chuyên dùng

 

 

 

 

3

Hồ sơ kiểm định xe mô tô, xe gắn máy

 

 

 

 

Hồ sơ Chứng nhận cải tạo

4

Hồ sơ Chứng nhận cải tạo xe cơ giới

 

 

 

 

5

Hồ sơ Chứng nhận cải tạo xe máy chuyên dùng

 

 

 

 

6

Hồ sơ chứng nhận cải tạo xe mô tô, xe gắn máy

 

 

 

 

Hồ sơ phương tiện

7

Hồ sơ phương tiện xe cơ giới

 

 

 

 

8

Hồ sơ phương tiện xe máy chuyên dùng

 

 

 

 

Biên bản này được lập thành 04 bản, trong đó các bên tham gia mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản gửi Sở Giao thông vận tải, 01 bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam./.

 

Bên giao
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Bên nhận
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:

(1) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới/Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy;

(2) Cơ sở đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ;

(3) Đại diện cơ sở đăng kiểm bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động;

(4) Đại diện cơ sở đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ.

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi