Thông tư 29/2017/TT-BGTVT đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 29/2017/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 29/2017/TT-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trương Quang Nghĩa |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 01/09/2017 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Danh sách thẩm tra viên được cấp chứng chỉ sẽ được công khai
Ngày 01/09/2017, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành quy định về đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ tại Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT.
Theo đó, Hồ sơ đăng ký tham gia đào tạo thẩm tra viên gồm: Đơn đăng ký học theo mẫu; 02 ảnh màu cỡ (4x6) cm; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học; Bản khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp theo mẫu. Học viên được dự thi cấp chứng chỉ nếu đã tham dự trên 80% thời lượng của khóa học; được công nhận kết quả thi đạt yêu cầu nếu có kết quả thi từ 60/100 điểm trở lên.
Cơ sở kinh doanh đào tạo lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ, gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày thi. Danh sách thẩm tra viên được cấp chứng chỉ sẽ được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2017; thay thế Thông tư số 16/2012/TT-BGTVT ngày 25/05/2012.
Xem chi tiết Thông tư 29/2017/TT-BGTVT tại đây
tải Thông tư 29/2017/TT-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 29/2017/TT-BGTVT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2017 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THẨM TRA VIÊN VÀ QUẢN LÝ CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định về đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
ĐÀO TẠO THẨM TRA VIÊN VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Khóa học có kế hoạch đào tạo đã được thông báo cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam và học viên trước ngày Thông tư này có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 16/2012/TT-BGTVT ngày 25 tháng 5 năm 2012.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO THẨM TRA VIÊN
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Thời gian đào tạo: bao gồm 70 tiết (07 ngày), trong đó:
1. Giảng dạy lý thuyết: 55 tiết.
2. Bài tập tình huống, đi thăm hiện trường, giải đáp thắc mắc và tổ chức thi: 15 tiết.
II. Chương trình khung:
STT |
Nội dung |
Số tiết |
|
Học phần I - Giới thiệu về chương trình và cơ sở kinh doanh đào tạo |
|||
1 |
Chuyên đề 1 |
Giới thiệu 1.1. Khái quát. 1.2. Giới thiệu chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. 1.2.1. Mục đích - yêu cầu. 1.2.2. Nội dung chương trình đào tạo. 1.3. Giới thiệu cơ sở kinh doanh đào tạo. |
02 |
Học phần II - Khái quát về an toàn giao thông và thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ |
|||
2 |
Chuyên đề 2 |
Sự cần thiết và mục đích của thẩm định an toàn giao thông đường bộ 2.1. Khái quát về tai nạn giao thông đường bộ, an toàn giao thông đường bộ. 2.2. Khái niệm về thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ. 2.3. Sự cần thiết và mục đích của thẩm định an toàn giao thông đường bộ. 2.4. Sự cần thiết đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. |
03 |
3 |
Chuyên đề 3 |
Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thẩm định an toàn giao thông đường bộ 3.1. Danh mục các văn bản. 3.2. Nội dung cơ bản của một số văn bản quan trọng. |
02 |
4 |
Chuyên đề 4 |
Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật trong thẩm tra an toàn giao thông đường bộ 4.1. Danh mục các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật. 4.2. Nội dung cơ bản một số quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng. |
02 |
5 |
Chuyên đề 5 |
Yêu cầu đối với Thẩm tra viên, Chủ nhiệm thẩm tra và Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đường bộ 5.1. Yêu cầu về năng lực của cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông đường bộ. 5.2. Yêu cầu về năng lực của Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ. 5.3. Yêu cầu đối với Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông. |
01 |
Học phần III - Kỹ thuật đường bộ và các yếu tố liên quan đến an toàn giao thông |
|||
6 |
Chuyên đề 6 |
Yêu cầu về chất lượng đường và các yếu tố liên quan đến an toàn giao thông đường bộ 6.1. Yêu cầu của phương tiện đối với kỹ thuật đường bộ và các yêu cầu chung của đường bộ. 6.2. Chất lượng khai thác - giao thông của đường bộ. 6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ. 6.4. Khái quát về quan hệ “Phương tiện - Người lái - Đường - Môi trường xung quanh”. |
02 |
7 |
Chuyên đề 7 |
Yếu tố phương tiện trong bảo đảm an toàn giao thông đường bộ (Người học tự tìm hiểu: so sánh giữa các thế hệ xe và loại xe; sự cố phương tiện và khả năng đảm bảo an toàn khi vận hành trên đường giao thông). |
00 |
8 |
Chuyên đề 8 |
Người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ 8.1. Khái quát về người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông trên đường bộ. 8.2. Con người - Yếu tố chính ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ. 8.3. Người tham gia giao thông trong quan hệ “Phương tiện - Người điều khiển phương tiện - Đường bộ - Môi trường xung quanh”. |
01 |
9 |
Chuyên đề 9 |
Bảo đảm an toàn giao thông trong quy hoạch giao thông đường bộ 9.1. Khái quát về quy hoạch giao thông. 9.1.1. Khái niệm, mục đích và phương pháp tiếp cận. 9.1.2. Sự gắn kết quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông. 9.2. Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ trong quy hoạch. 9.2.1. Tác dụng của quy hoạch trong ngăn ngừa tai nạn giao thông. 9.2.2. Một số giải pháp quy hoạch cụ thể hướng đến an toàn giao thông. |
02 |
10 |
Chuyên đề 10 |
Ảnh hưởng của quy hoạch các yếu tố hình học tuyến đến an toàn giao thông đường bộ 10.1. Yếu tố hình học trong bảo đảm an toàn giao thông. 10.2. Phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông trong yếu tố hình học của tuyến. 10.3. Một số vấn đề liên quan giữa tầm nhìn và đảm bảo an toàn giao thông. |
04 |
11 |
Chuyên đề 11 |
Ảnh hưởng của chiều cao mặt đường và quy mô mặt cắt ngang đường đến an toàn giao thông 11.1. Ảnh hưởng của chiều cao mặt đường đến an toàn giao thông. 11.2. Ảnh hưởng của chiều rộng làn xe và nền đường đến an toàn giao thông. 11.3. Ảnh hưởng của hành lang đường bộ đến an toàn giao thông. 11.4. Ảnh hưởng của chiều cao tĩnh không đường đến an toàn giao thông. |
02 |
12 |
Chuyên đề 12 |
An toàn giao thông trong nút giao 12.1. Khái quát về nút giao thông. 12.1.1. Khái niệm và phân loại nút giao thông. 12.1.2. Tai nạn giao thông tại nút giao và các phương pháp đánh giá tai nạn giao thông - tiềm ẩn xung đột giao thông trong nút giao. 12.2. Bảo đảm an toàn giao thông trong nút giao cùng mức. 12.3. Bảo đảm an toàn giao thông trong nút giao vòng xuyến. 12.4. Bảo đảm an toàn giao thông trong nút giao khác mức. 12.5. Bảo đảm an toàn giao thông trong nút giao với đường sắt. (Giải pháp cấu tạo nút giao; giải pháp tổ chức giao thông an toàn trong nút giao) |
03 |
13 |
Chuyên đề 13 |
Ảnh hưởng của chất lượng mặt đường và các công trình trên đường đến an toàn giao thông đường bộ 13.1. Ảnh hưởng của chất lượng mặt đường đến an toàn giao thông. 13.2. Ảnh hưởng của chất lượng các công trình cầu và cống đến an toàn giao thông. 13.3. Đảm bảo an toàn giao thông trong hầm đường bộ. 13.4. Ảnh hưởng của công trình phòng hộ đến an toàn giao thông. |
03 |
14 |
Chuyên đề 14 |
Ảnh hưởng của tổ chức giao thông đến an toàn giao thông đường bộ 14.1. Sự tường minh của tổ chức giao thông trên đường bộ. 14.2. Sự không phù hợp của biển báo hiệu đường bộ. 14.3. Sự không phù hợp của sơn kẻ vạch trên mặt đường. 14.4. Sự không phù hợp của các hạng mục tổ chức giao thông khác. |
03 |
Học phần IV - Kỹ thuật an toàn giao thông và thẩm tra an toàn giao thông đường bộ |
|||
15 |
Chuyên đề 15 |
Dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ - phương pháp phân tích và đánh giá 15.1. Đặc điểm, tính chất và phân loại tai nạn giao thông đường bộ. 15.2. Thống kê tai nạn giao thông đường bộ. 15.3. Phân tích và đánh giá dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ. |
05 |
16 |
Chuyên đề 16 |
Kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ - phương pháp tiếp cận 16.1. Khái quát về kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ. 16.2. Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu an toàn giao thông đường bộ. 16.3. Các phương pháp và chỉ số đánh giá mức độ an toàn giao thông đường bộ. |
05 |
17 |
Chuyên đề 17 |
Xác suất sự cố giao thông đường bộ do đường và môi trường gây ra (Phương pháp hệ số sự cố tổng hợp) 17.1. Khái quát chung. 17.2. Xác định các hệ số sự cố tai nạn riêng. 17.3. Xác định hệ số sự cố tổng hợp và mức độ nguy hiểm của đường bộ. |
01 |
18 |
Chuyên đề 18 |
Vận dụng kỹ thuật an toàn giao thông trong thẩm tra an toàn giao thông đường bộ 18.1. Khái quát chung. 18.2. Phương pháp thẩm tra an toàn giao thông đường bộ. 18.2. Một số nguyên tắc thiết kế trong đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. 18.3. Vận dụng kỹ thuật an toàn giao thông trong thẩm tra an toàn giao thông đường bộ. |
02 |
19 |
Chuyên đề 19 |
Phát hiện và xử lý điểm đen tai nạn giao thông 19.1. Khái niệm điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông và điểm đen. 19.2. Phát hiện điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (trên hồ sơ thiết kế và trên đường đang khai thác). 19.3. Xác định điểm đen tai nạn giao thông trên đường đang khai thác. 19.4. Các biện pháp xử lý điểm đen. |
02 |
Học phần V - Tổ chức thẩm tra an toàn giao thông đường bộ |
|||
20 |
Chuyên đề 20 |
Xác định dự án thẩm định an toàn giao thông đường bộ 20.1. Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông. 20.2. Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông. 20.3. Căn cứ làm cơ sở thẩm định an toàn giao thông. 20.4. Trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông. |
01 |
21 |
Chuyên đề 21 |
Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình 21.1. Giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. 21.2. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ. 21.3. Danh mục các hạng mục thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ. |
01 |
22 |
Chuyên đề 22 |
Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 bước và 2 bước) và trong quá trình xây dựng 22.1. Giai đoạn thiết kế kỹ thuật, giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công và trong quá trình xây dựng. 22.2. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ. 22.3. Danh mục các hạng mục thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ. |
02 |
23 |
Chuyên đề 23 |
Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa công trình đường bộ vào khai thác 23.1. Điều kiện của công trình đường bộ trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác. 23.2. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ. 23.3. Danh mục các hạng mục thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ. |
01 |
24 |
Chuyên đề 24 |
Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác 24.1. Công trình đường bộ đang khai thác. 24.2. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ. 24.3. Danh mục các hạng mục thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ. |
02 |
25 |
Chuyên đề 25 |
Lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông đường bộ. Thí dụ về thẩm tra ATGT đường bộ |
03 |
26 |
Chuyên đề 26 |
Đi thực tế hiện trường - Bài tập tình huống |
05 |
27 |
Chuyên đề 27 |
Bảo vệ bài tập tình huống. Giải đáp thắc mắc và thảo luận. |
05 |
Tổ chức thi |
05 |
||
TỔNG CỘNG |
70 tiết |
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC
THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Ảnh màu
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……….., ngày …… tháng ….. năm …… |
ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC
THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Kính gửi (Cơ sở kinh doanh đào tạo)
1. Họ và tên: .......................................................................................................................
2. Sinh ngày: …………tháng………. năm ..........................................................................
3. Nơi sinh: .........................................................................................................................
4. Quốc tịch: .......................................................................................................................
5. Số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước (hoặc số hộ chiếu): ........................................
Ngày cấp: …………………………………………….Nơi cấp: ...............................................
6. Địa chỉ thường trú: ..........................................................................................................
7. Trình độ chuyên môn: ......................................................................................................
Văn bằng, chứng chỉ đã được cấp:......................................................................................
.............................................................................................................................................
8. Chức vụ: .......................................................................................................................... ;
địa chỉ cơ quan, đơn vị công tác: ........................................................................................ ;
khi cần liên hệ: số điện thoại cá nhân, …………………………….Email..............................
9. Kinh nghiệm nghề nghiệp:
- Số công trình đường bộ đã chủ trì thiết kế: .................................................. công trình.
- Thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ: ............................................. năm.
- Tổng thời gian công tác, làm việc về quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ: ……………………………năm; trong đó:
+ Thời gian công tác, làm việc về quản lý giao thông: ............................................. năm;
+ Thời gian công tác, làm việc về vận tải đường bộ: ............................................... năm;
+ Thời gian công tác, làm việc về xây dựng đường bộ: ........................................... năm;
+ Thời gian công tác, làm việc về bảo trì đường bộ: ................................................ năm.
10. Tình trạng sức khỏe (có đủ sức khỏe để học tập, làm việc hay không):......................
...........................................................................................................................................
Tôi đề nghị được tham gia khóa học cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung khai trên và cam kết chấp hành mọi quy định của khóa học./.
|
Người làm đơn |
Ghi chú:
Ảnh dán tại Đơn này cũng là ảnh nộp trong Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
PHỤ LỤC III
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
MẪU BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC
TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ
BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC
TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ
1. Họ và tên: ...................................................................................................................... ;
Chức vụ: ............................................................................................................................ ;
Khi cần liên hệ: điện thoại cá nhân ………………………………..; Email ...........................
2. Quá trình hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đường bộ (khai rõ thời gian, đơn vị công tác, công việc đã thực hiện):
STT |
Thời gian |
Đơn vị công tác |
Nội dung công việc hoạt động (thiết kế công trình đường bộ; quản lý giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản tự khai này.
|
………, ngày …..tháng ……năm.... |