Thông tư 43/2011/TT-BGDĐT sửa đổi về việc ban hành Điều lệ trường cao đẳng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 43/2011/TT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 43/2011/TT-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Bùi Văn Ga |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 04/10/2011 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đình chỉ hoạt động trường cao đẳng sau 3 năm không tuyển sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 43/2011/TT-BGDĐT ngày 04/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/05/2009 ban hành Điều lệ trường cao đẳng và Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2008 quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học.
Điểm đáng chú ý là Thông tư có sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện thành lập trường, đình chỉ hoạt động và giải thể trường cao đẳng; cụ thể, thay vì 02 trường hợp như quy định trước đây thì với việc ban hành Thông tư này, có đến 05 trường hợp trường cao đẳng có thể bị đình chỉ hoạt động là: Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động đào tạo; không bảo đảm một trong các điều kiện đăng ký hoạt động; người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền; sau 03 năm kể từ khi có Quyết định cho phép hoạt động đào tạo, nhà trường không tuyển sinh và tổ chức đào tạo; trường vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục, bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ đình chỉ.
Sau thời hạn đình chỉ, nếu trường cao đẳng khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định cho phép nhà trường hoạt động đào tạo trở lại; trường hợp hết thời hạn đình chỉ hoạt động mà vẫn không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ, trường cao đẳng phải tiến hành thủ tục giải thể.
Cũng tại Thông tư này còn có một số sửa đổi, bổ sung khác như: Để được đăng ký hoạt động, trường cao đẳng phải đảm bảo tỷ lệ không quá 25 sinh viên/giảng viên mỗi khối kiến thức của tất cả các ngành đào tạo (thay vì tỷ lệ 30 sinh viên/giảng viên như quy định trước đây), trong đó có ít nhất 15% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên.
Việc đăng ký tên trường cao đẳng cũng được quy định cụ thể hơn, theo đó, tên trường cao đẳng đăng ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm các thành phần: Trường cao đẳng + tên lĩnh vực hoặc ngành đào tạo chính (nếu cần) + tên riêng. Tên trường cao đẳng không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của các trường cao đẳng, trường đại học đã đăng ký, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân và tổ chức khác theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Các trường cao đẳng cần đăng ký bảo hộ tên trường rút gọn bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2011.
Xem chi tiết Thông tư 43/2011/TT-BGDĐT tại đây
tải Thông tư 43/2011/TT-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ----------------------- Số: 43/2011/TT-BGDĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------------- Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2011 |
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 ban hành Điều lệ trường cao đẳng và Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 2 năm 2008 quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học
--------------------------------
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành và Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
“Điều 7. Đăng ký đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học
1. Hồ sơ đăng ký đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học gồm có:
a) Tờ trình đăng ký đào tạo liên thông. Nội dung tờ trình phải nêu rõ: ngành và trình độ đăng ký đào tạo liên thông; nhu cầu đào tạo; cơ sở đào tạo; tổ chức quá trình đào tạo; tiêu chí, hình thức và điều kiện tuyển chọn; dự kiến chỉ tiêu đào tạo; điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và những cam kết đảm bảo chất lượng;
b) Bản sao các quyết định mở ngành đối với những ngành đăng ký đào tạo liên thông;
c) Bảng đối chiếu chương trình đã được đào tạo của đối tượng tuyển sinh ở trình độ trung cấp và chương trình đào tạo để được cấp bằng tốt nghiệp ở trình độ đại học, làm căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo liên thông;
d) Chương trình đào tạo liên thông;
đ) Chương trình bổ sung kiến thức cho người học khác ngành đào tạo liên thông nhưng cùng trong một khối ngành:
e) Số bộ hồ sơ: 01 bộ.
2. Thủ tục đăng ký đào tạo liên thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo liên thông cho trường hoặc trả lời bằng văn bản về việc chưa giao nhiệm vụ đào tạo liên thông cho trường.”
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch Nước; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Sở Giáo dục và Đào tạo; - Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; - Lưu: VT, Vụ GDĐH, Vụ PC. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Bùi Văn Ga |