Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 37/2010/TT-BGDĐT Bộ Chương trình khung giáo dục ĐH khối ngành Sư phạm
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 37/2010/TT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 37/2010/TT-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Bùi Văn Ga |
Ngày ban hành: | 21/12/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Chương trình khung giáo dục đại học Ngành Sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật, Mầm non
Ngày 21/12/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 37/2010/TT-BGDĐT ban hành Bộ Chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Sư phạm, trình độ đại học gồm 03 chương trình khung của 03 ngành sau: Ngành Sư phạm Âm nhạc, Ngành Sư phạm Mỹ thuật, Ngành Giáo dục Mầm non.
Theo đó, Chương trình ngành sư phạm Âm nhạc được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc theo kiểu đơn ngành, với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng). Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá từ hai phần: điểm kiểm tra, điểm xêmine, điểm bài tập và bài tập lớn với trọng số 30%, điểm thi học phần với trọng số 70%.
Nội dung chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Sư phạm Mỹ thuật được xây dựng theo hướng cơ bản và hiện đại. Chương trình được cấu trúc theo hướng tăng cường tính tích cực chủ động của người học, tăng cường việc ứng dụng các thành tựu của các ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là của công nghệ thông tin vào dạy học. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế 210 đơn vị học trình (đvht) chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết). Thời gian đào tạo: 4 năm.
Chương trình khung trình độ đại học ngành giáo dục mầm non gồm 02 phần: kiến thức tự chọn và kiến thức bổ trợ được cấu trúc theo hướng tăng cường tính tích cực độc lập của người học; tăng cường việc ứng dụng các thành tựu của các khoa học khác, đặc biệt là của công nghệ thông tin vào dạy học với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể nội dung giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng).
Thông tư này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày 07 tháng 02 năm 2011
Từ ngày 01/11/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 30/2020/TT-BGDĐT.
Xem chi tiết Thông tư 37/2010/TT-BGDĐT tại đây
tải Thông tư 37/2010/TT-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ----------------------- Số: 37/2010/TT-BGDĐT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------------------- Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2010 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH BỘ CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ kết quả thẩm định ngày 23 tháng 4 năm 2008 của Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Sư phạm;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Ngành Sư phạm Âm nhạc
Ngành Sư phạm Mỹ thuật
Ngành Giáo dục Mầm non.
Nơi nhận: |
KT.BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Âm nhạc (Music Education)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37 /2010/TT-BGĐT ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc, có trình độ lý luận và thực hành để giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm âm nhạc của các trường nghệ thuật và văn hoá - nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh, sinh viên.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về phẩm chất đạo đức
Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
2.2. Về kiến thức
Nắm vững kiến thức khoa học có hệ thống ở trình độ đại học sư phạm về giảng dạy âm nhạc, bao gồm các kiến thức khoa học xã hội - nhân văn, tâm lý học, giáo dục học, ngoại ngữ và âm nhạc.
Có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục âm nhạc và khả năng quản lý công tác dạy học âm nhạc ở các cơ quan quản lý giáo dục.
2.3. Về kỹ năng
- Biết xây dựng kế hoạch giảng dạy âm nhạc.
- Có năng lực tổ chức các hoạt động về dạy và học âm nhạc.
- Có khả năng thể hiện các ca khúc nghệ thuật, diễn tấu được các bản nhac soạn cho đàn Electric Keyboard.
- Có nghiệp vụ dạy học âm nhạc ở các cấp học phổ thông và trình độ cao đẳng, đại học.
- Nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục âm nhạc.
- Có năng lực tuyên truyền, giáo dục âm nhạc.
- Biết tổ chức, vận động cha mẹ học sinh, sinh viên, các tổ chức xã hội phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ.
- Biết theo dõi và xử lý kịp thời các thông tin về chuyên ngành bậc học nhằm không ngừng nâng cao trình độ.
- Trợ giúp cho các cơ quan quản lý giáo dục về công tác dạy học âm nhạc.
- Có khả năng đóng góp vào phong trào âm nhạc chung.
- Biết phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc
II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:
210 đơn vị học trình (đvht) không kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm.
2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng) |
80 |
2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: |
130 |
- Kiến thức cơ sở ngành |
5 |
- Kiến thức ngành |
50 |
- Kiến thức bổ trợ |
|
- Thực tập sư phạm |
10 |
- Thực tập, thực tế chuyên môn |
|
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) |
10 |
3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 53 đvht*
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin |
5 tín chỉ* |
2 |
Tư tưởng Hồ Chí minh |
2 tín chỉ* |
3 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
3 tín chỉ* |
4 |
Ngoại ngữ |
10 |
5 |
Giáo dục thể chất |
5 |
6 |
Giáo dục quốc phòng |
165 tiết |
7 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
8 |
Tin học |
4 |
9 |
Tâm lý học |
5 |
10 |
Giáo dục học |
6 |
11 |
Quản lý hành chính Nhà nước và QL ngành GD và ĐT |
2 |
12 |
Nghệ thuật học đại cương |
5 |
13 |
Cơ sở văn hoá Việt Nam |
4 |
(*) Không kể học phần 5 và 6.
(**) 1 tín chỉ tương đương 1,5 đvht.
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 65 đvht
|
a. Kiến thức cơ sở ngành: |
5 |
1 |
Lý thuyết âm nhạc 1 |
3 |
2 |
Lý thuyết âm nhạc 2 |
2 |
|
b. Kiến thức ngành: |
46 |
3 |
Ký Xướng âm 1 |
4 |
4 |
Ký Xướng âm 2 |
4 |
5 |
Ký Xướng âm 3 |
4 |
6 |
Ký Xướng âm 4 |
4 |
7 |
Hoà âm 1 |
3 |
8 |
Hoà âm 2 |
2 |
9 |
Hoà âm 3 |
2 |
10 |
Thanh nhạc 1 |
2 |
11 |
Thanh nhạc 2 |
2 |
14 |
Nhạc cụ (đàn phím điện tử) 1 |
2 |
15 |
Nhạc cụ (đàn phím điện tử) 2 |
2 |
18 |
Lý luận dạy học Âm nhạc |
4 |
19 |
Hát đồng ca, hợp xướng |
3 |
20 |
Phân tích tác phẩm âm nhạc 1 |
4 |
21 |
Phân tích tác phẩm âm nhạc 2 |
4 |
|
c. Thực tập sư phạm: |
10 |
22 |
Thực tập sư phạm 1 |
5 |
23 |
Thực tập sư phạm 2 |
5 |
3.2. Mô tả nội dung các học phần bát buộc
1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 5 tín chỉ
Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 tín chỉ
Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 tín chỉ
Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Ngoại ngữ 10 đvht
Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông
5. Giáo dục thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT ngày 12/9/1995 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục thể chất (giai đoạn II) các trường đại học, cao đẳng (không chuyên Thể dục thể thao).
6. Giáo dục Quốc phòng – an ninh 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Giáo dục quốc phòng – an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
7. Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 đvht
Nội dung bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lô gic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở trình độ đại học.
8. Tin học 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lí thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và khai thác các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
9. Tâm lý học 5 đvht
Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về tâm lý học đại cương; tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Tâmlý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.
10. Giáo dục học 6 đvht
Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong học phần Tâm lý học.
Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về khoa học giáo dục bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (những vấn đề về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.
11. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo 2 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo.
12. Nghệ thuật học đại cương 5 đvht
Học phần bao gồm những nội dung: Giới thiệu những vấn đề về nguồn gốc lịch sử, sự hình thành và những đặc trưng của các loại hình nghệ thuật.
13. Cơ sở văn hóa Việt nam 4 đvht
Học phần bao gồm những nội dung: các kiến thức về văn hóa học và văn hóa Việt nam, về hệ thống các thành tố văn hóa Việt Nam và những đặc trưng của chúng; những kỹ năng, phương pháp tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề về văn hóa Việt Nam.
14. Lý thuyết âm nhạc 1 3 đvht
Học phần bao gồm các nội dung: Nghiên cứu các vấn đề của lý thuyết âm nhạc từ khái niệm về Âm thanh - Âm nhạc đến Quãng ở các giọng trưởng và thứ.
15. Lý thuyết âm nhạc 2 2 đvht
Học phần bao gồm các nội dung: Đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề của lý thuyết âm nhạc từ Hợp âm đến Ký hiệu một số thủ pháp biểu diễn.
16. Ký xướng âm 1 4 đvht
Hướng dẫn phương pháp đọc cao độ, trường độ của các bài tập âm nhạc một bè âm gam đô trưởng, gam la thứ; ký âm gam trưởng có một dấu hoá; ký âm gam thứ có một dấu hoá.
17. Ký xướng âm 2 4 đvht
Rèn luyện kỹ năng nghe để ký âm được những bài tập âm nhạc một bè. Ký xướng âm gam trưởng có hai dấu hoá; ký xướng âm gam thứ có hai dấu hoá.
18. Ký xướng âm 3 4 đvht
Ký xướng âm gam trưởng có ba dấu hoá; ký xướng âm gam thứ có ba dấu hoá. Rèn luyện kỹ năng nghe để ký âm được những bài tập âm nhạc, những tác phẩm âm nhạc hai bè.
19. Ký xướng âm 4 4 đvht
Ký xướng âm gam trưởng có bốn, năm dấu hoá; ký xướng âm gam thứ có bốn, năm dấu hoá. Rèn luyện kỹ năng nghe để ký âm được những bài tập âm nhạc, những tác phẩm âm nhạc hai bè.
20. Hoà âm 1 3 đvht
Học phần bao gồm các nội dung: Giới thiệu từ những khái niệm ban đầu về hợp âm đến nối tiếp thể đảo.
21. Hoà âm 2 2 đvht
Tiếp theo cho đến hết Nối tiếp các Hợp âm
22. Hoà âm 3 2 đvht
Giới thiệu Ly điệu và Chuyển điệu cấp I.
23. Phân tích tác phẩm âm nhạc 1 4 đvht
Các phương tiện biểu hiện âm nhạc và khái niệm về phân tích tác phẩm âm nhạc; hình thức các loại đoạn đơn và đoạn phức; hình thức Biến tấu, Rondo, Sonate.
24. Phân tích tác phẩm âm nhạc 2 4 đvht
Những kiến thức cơ bản để phân tích tác phẩm âm nhạc cụ thể; phương pháp và quy trình phân tích tác phẩm âm nhạc.
25. Thanh nhạc 1 2 đvht
Giới thiệu từ khái niệm thanh nhạc đến phương pháp hát cộng minh. Luyện tập các mẫu âm (luyện thanh), các bài dân ca (trong nước và ngoài nước), các ca khúc thể một đoạn đơn đến hai đoạn đơn, âm vực dưới 2 quãng 8; Luyện tập các mẫu âm (luyện thanh), các bài dân ca (trong nước và ngoài nước), các ca khúc thể một đoạn đơn, hai đoạn đơn, ba đoạn đơn âm vực dưới 2 quãng 8.
26. Thanh nhạc 2 2 đvht
Giới thiệu khái niệm hát liền giọng. Luyện tập các mẫu âm (luyện thanh), các bài dân ca (trong nước và ngoài nước), các ca khúc về hát liền giọng, thể hai đoạn đơn, ba đoạn đơn âm vực trong khoảng 2 quãng 8; Giới thiệu khái niệm hát nhanh, hát nẩy. Luyện tập các mẫu âm (luyện thanh), các bài dân ca (trong nước và ngoài nước), các ca khúc về hát nhanh, hát nẩy thể hai đoạn đơn, ba đoạn đơn âm vực trong 2 quãng 8. và trên 2 quãng 8.
27. Nhạc cụ 1 2 đvht
Luyện ngón các gam trưởng, thứ hoà thanh từ 1 đến 2 dấu hoá với các tiết tấu: liền tiếng, ngắt tiếng, móc đơn và móc kép (C, G, D, Am, Em): hợp âm rải ngắn, dài; hợp âm 3 nốt;
Luyện ngón các gam trưởng, thứ hoà thanh từ 1 đến 2 dấu hoá với các tiết tấu khác nhau: liền tiếng, ngắt tiếng, rời tiếng, móc đơn và móc kép (C, G, D, Am, Em): Hợp âm rải ngắn, dài; hợp âm 3 nốt; Tempo cần đạt nốt đen từ 60-80 khi luyện chơi nốt móc kép.
28. Nhạc cụ 2 2 đvht
Nâng cao sự điêu luyện trong kỹ thuật: biết phân câu nhạc, ý nhạc, đáp ứng được yêu cầu những chỗ ngắt, nghỉ, ngân, luyến láy, đặc biệt về cường độ mạnh nhẹ, sắc thái to nhỏ; sử dụng âm sắc các loại nhạc cụ trong đàn phím điện tử, để ứng dụng phù hợp cho mỗi đoạn nhạc ở từng tác phẩm cụ thể.
Sử dụng âm sắc các loại nhạc cụ trong đàn phím điện tử, để ứng dụng phù hợp cho mỗi đoạn nhạc ở từng tác phẩm cụ thể. Sử dụng bộ nhớ để phối hợp với phần thu hoà thanh tự động cho các bài Piano cổ điển hoặc các phong cách âm nhạc khác.
29. Hát đồng ca, hợp xướng 3 đvht
- Học phần giới thiệu các hình thức hát đồng ca, hợp xướng, giới thiệu vị trí, chức năng của các bè trong hát đồng ca, hợp xướng.
- Luyện tập kỹ năng về hát liền giọng, hát nảy và sử lý sắc thái, tình cảm một tác phẩm thuộc thể loại đồng ca, hợp xướng.
30. Lý luận dạy học âm nhạc 4 đvht
Học phần trình bày từ khái niệm về phương pháp đến các phương pháp dạy học và giáo dục âm nhạc.
31. Thực tập sư phạm 1 5 đvht
Điều kiện tiên quyết: đã học xong các môn Tâm lý học và Giáo dục học.
Sinh viên thực tập tại trường phổ thông 5 tuần tìm hiểu tình hình giáo dục ở địa phương, cơ cấu tổ chức của một trường học; làm công tác giáo dục ở một lớp Chủ nhiệm; thực tập giảng dạy (day 02 tiết để giáo viên hướng dẫn đánh giá).
32. Thực tập sư phạm 2 5 đvht
Điều kiện tiên quyết: Sau khi hoàn thành thực tập đợt 1.
Sinh viên thực tập tại trường phổ thông 05 tuần để củng cố những hiểu biết về thực tế giáo dục ở địa phương, chức năng nhiệm vụ của Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp; thực tập làm công tác giáo dục ở lớp chủ nhiệm; nghiên cứu quy chế chuyên môn: kiểm tra, cho điểm, đánh giá xếp loại học lực của học sinh. Mỗi sinh viên phải giảng dạy 06 tiết với số giáo án phải soạn tối thiểu là 05.
IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CỤ THỂ
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung giáo dục đại học ngành Sư phạm Âm nhạc thuộc khối ngành sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc theo kiểu đơn ngành. Danh mục các học phần và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường đại học bổ sung những học phần cần thiết và có thể cấu trúc lại thành các học phần thích hợp để tạo nên các chương trình giáo dục cụ thể của trường mình, với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức tự chọn có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên ngành hẹp như Thanh nhạc, Nhạc cụ…, tuỳ theo nhu cầu và điều kiện của từng trường, từng địa phương.
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế như sau:
Bố trí các nội dung lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi cho việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
4.4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Sư phạm Âm nhạc
4.4.1 Về nội dung đào tạo
Ngoài học phần bắt buộc qui định tại mục 3.1.2. các học phần sau đây (với gợi ý về thời lượng tối thiểu) là cần có trong chương trình của ngành Sư phạm Âm nhạc thuộc khối ngành sư phạm của các trường đại học: Lịch sử âm nhạc phương Tây (7 đvht), Lịch sử âm nhạc phương Đông (2 đvht), Lịch sử âm nhạc Việt Nam (3 đvht), Âm nhạc cổ truyền (7 đvht), Phương pháp dàn dựng chương trình tổng hợp (5 đvht).
Khối kiến thức lý luận và phương pháp dạy học phải đạt tối thiểu 10 đvht, trong đó 4 đvht bắt buộc về lý luận dạy học Âm nhạc, các trường chủ động thiết kế tối thiểu 6 đvht còn lại về phương pháp dạy học bộ môn.
4.4.2. Về phương pháp, tổ chức đào tạo
Phương pháp tổ chức đào tạo phải hướng vào việc tổ chức cho sinh viên học tập một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Vì vậy, cần lưu ý một số nội dung như sau:
Tận dụng những tiết học có hướng dẫn, nhưng không phải tiết lý thuyết như thực hành, chữa bài tập, xêmine để làm cho sinh viên chủ động hoạt động tích luỹ kiến thức. Cần bố trí thời gian theo tỷ lệ số giờ lý thuyết /số giờ bài tập, bài tập lớn, xêmine, thảo luận khoảng 30% / 70 %.
Thông qua việc dạy học các kiến thức khoa học, cần chú ý đến việc giúp sinh viên biết cách học môn học và tập dượt tự tìm hiểu các kiến thức có liên quan. Việc làm bài tập nghiên cứu, tập dượt nghiên cứu khoa học là cách tốt nhất để phát triển khả năng tự học.
Trong khi dạy các học phần chuyên môn, chú ý dùng các kiến thức mới làm rõ hơn một số vấn đề về nội dung hoặc phương pháp dạy học âm nhạc ở trường phổ thông. Cần tổ chức một số buổi xêmine về những vấn đề có liên quan đến âm nhạc ở cấp học phổ thông.
Tận dụng các phương tiện kỹ thuật như thiết bị nghe nhìn, máy tính để buổi học sinh động và có hiệu quả hơn.
Tổ chức tốt việc thực hành trong các giờ học Ký xướng âm, Thanh nhạc, Nhạc cụ rất cần thiết để giúp sinh viên thành thạo kỹ năng thực hành âm nhạc.
4.4.3. Đánh giá kết quả đào tạo
Cùng với cách đánh giá truyền thống bằng bài thi tự luận, nên phát triển hình thức thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan (trên giấy hoặc trên máy tính). Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá từ hai phần: điểm kiểm tra, điểm xêmine, điểm bài tập và bài tập lớn với trọng số 30 %, điểm thi học phần với trọng số 70 %.
4.5. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.
4.6. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Mỹ thuật (Art Education)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37 /2010/TT-BGĐT ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân sư phạm Mỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Mỹ thuật tại các trường ở cấp học phổ thông và các trường trung cấp chuyên nghiệp. Có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục và sáng tạo tác phẩm, tham gia tổ chức các hoạt động Mỹ thuật đồng thời có thể học tiếp ở trình độ hơn.
2.Mục tiêu cụ thể
2.1 Về phẩm chất đạo đức
Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
2.2 Về kiến thức
Nắm vững kiến thức cơ bản về những môn học chuyên môn (Hình hoạ, Trang trí, Bố cục ...) và nghiệp vụ sư phạm cũng như những kiến thức khoa học về giáo dục đại cương.
2.3 Về kỹ năng
Có kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, kỹ năng dạy học và tổ chức các hoạt động Mỹ thuật, kỹ năng nghiên cứu các vấn đề của giáo dục Mỹ thuật và vận dụng các thành tựu đó vào thực tiễn xã hội.
Biết vận dụng các kiến thức được đào tạo vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học về sư phạm Mỹ thuật tại các cơ sở giáo dục đào tạo.
II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht) chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm
2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.1 Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng) |
80 |
2.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: |
130 |
- Kiến thức cơ sở của ngành |
07 |
- Kiến thức ngành |
53 |
- Kiến thức bổ trợ |
|
- Thực tập sư phạm |
10 |
- Thực tập, thực tế chuyên môn |
10 |
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) |
10 |
III. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC
1 Danh mục các học phần bắt buộc
1.1 Kiến thức giáo dục đại cương 60 đvht*
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin |
5 tín chỉ** |
2 |
Tư tưởng Hồ Chí minh |
2 tín chỉ** |
3 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
3 tín chỉ** |
4 |
Ngoại ngữ |
10 |
5 |
Giáo dục thể chất |
5 |
6 |
Giáo dục Quốc phòng |
165 tiết |
7 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
8 |
Tin học |
4 |
9 |
Tâm lý học |
5 |
10 |
Giáo dục học |
6 |
11 |
Quản lý hành chính Nhà nước và QL ngành GD và ĐT |
2 |
12 |
Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam |
4 |
13 |
Lịch sử Mỹ thuật thế giới |
6 |
14 |
Cơ sở văn hoá Việt Nam |
3 |
15 |
Mỹ học đại cương |
3 |
(*) Không tính các học phần 5 và 6.
(**) 1 tín chỉ tương đương 1,5 đvht
1.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 75 đvht
|
a. Kiến thức cơ sở của ngành: |
07 |
1 |
Giải phẫu tạo hình |
4 |
2 |
Luật xa gần |
3 |
|
b. Kiến thức ngành: |
53 |
3 |
Lý luận dạy học Mỹ thuật |
4 |
4 |
Hình hoạ 1 |
3 |
5 |
Hình hoạ 2 |
3 |
6 |
Hình hoạ 3 |
3 |
7 |
Hình hoạ 4 |
4 |
8 |
Hình hoạ 5 |
4 |
9 |
Hình hoạ 6 |
4 |
10 |
Trang trí 1 |
2 |
11 |
Trang trí 2 |
2 |
12 |
Trang trí 3 |
2 |
13 |
Bố cục 1 |
2 |
14 |
Bố cục 2 |
2 |
15 |
Bố cục 3 |
3 |
16 |
Bố cục 4 |
3 |
17 |
Bố cục 5 |
3 |
18 |
Bố cục 6 |
3 |
19 |
Bố cục 7 |
4 |
20 |
Điêu khắc |
2 |
|
b. Thực tập sư phạm: |
10 |
21 |
Thực tập sư phạm 1 |
5 |
22 |
Thực tập sư phạm 2 |
5 |
2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
2.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 5 tín chỉ
Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 tín chỉ
Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 tín chỉ
Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.4. Ngoại ngữ 10 đvht
Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông
2.5. Giáo dục thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT ngày 12/9/1995 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục thể chất (giai đoạn II) các trường đại học, cao đẳng (không chuyên Thể dục thể thao).
2.6. Giáo dục Quốc phòng – an ninh 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng – an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
2.7. Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 đvht
Nội dung bao gồm: Những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.
2.8. Tin học 4 đvht
Nội dung môn học bao gồm: Các khái niệm cơ bản xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ cộng tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
2.9. Tâm lý học 5 đvht
Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về tâm lý học đại cương; tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người: Nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.
2.10. Giáo dục học 6 đvht
Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong phần tâm lý học.
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về giáo dục học bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (Những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.
2.11. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo 2 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo.
2.12. Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 4 đvht
Điều kiện tiên quyết: Không
Môn học trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam qua các công trình và tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu (trong quá khứ và hiện tại). Khơi dậy năng lực cảm thụ, niềm tự hào về truyền thống Mỹ thuật dân tộc để từ đó vận dụng trong học tập và sáng tạo Mỹ thuật.
2.13. Lịch sử Mỹ thuật thế giới 6 đvht
Điều kiện tiên quyết: Không
Sinh viên có kiến thức về thành tựu và đặc điểm của Mỹ thuật cổ đại, Mỹ thuật phục hưng, những trường phái Mỹ thuật lớn góp phần làm thay đổi diện mạo của Mỹ thuật. Giới thiệu những trung tâm Mỹ thuật tiêu biểu của châu Á như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, tạo điều kiện để sinh viên có cái nhìn tổng quát về Mỹ thuật thế giới.
2.14. Cơ sở văn hoá Việt Nam 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Không
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về văn hoá Việt Nam như: Khái niệm về văn hoá Việt Nam, tiến trình phát triển của văn hoá Việt Nam; các yếu tố tạo nên văn hoá Việt Nam. Thông qua những kiến thức đã học, sinh viên có ý thức tôn trọng và ham hiểu biết về nền văn hoá Việt Nam.
2.15. Mỹ học đại cương 3 đvht
Học phần trình bày những vấn đề cơ bản như: Lịch sử hình thành, bản chất, đối tượng nghiên cứu, các đặc tính của mối quan hệ thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ, các phạm trù cơ bản của mỹ học và nghệ thuật. Qua đó bồi dưỡng thị hiếu, năng lực cảm thụ và đánh giá thẩm mỹ của sinh viên.
2.16. Lý luận dạy học Mỹ thuật 4 đvht
Học phần này trang bị những kiến thức về lý luận dạy học Mỹ thuật bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ của môn học trong từng bậc học.Từ đó sinh viên có khả năng nghiên cứu và vận dụng các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục.
2.17. Giải phẫu tạo hình 4 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đã học một số bài vẽ nghiên cứu hình hoạ về người.
Trang bị kiến thức cơ bản về giải phẫu cơ thể người, cấu trúc, tỷ lệ, cấu tạo của cơ, xương và sự thay đổi khi con người vận động. Thông qua những hiểu biết về giải phẫu người, sinh viên có điều kiện để học tập tốt hơn môn Hình hoạ cũng như các môn học khác.
2.18. Luật xa gần 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Không
Trang bị kiến thức cơ bản về luật xa gần và phương pháp biểu hiện không gian trên mặt phẳng. Thông qua đó sinh viên có cách nhìn chính xác, khoa học hơn trong không gian tự nhiên cũng như không gian của các tác phẩm, tạo điều kiện để học tốt hơn môn học sáng tác cũng như các môn học khác.
2.19. Hình hoạ 1 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần này nghiên cứu hệ thống bài tập về tượng xương sọ đến tượng bán thân người. Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về: Phương pháp xây dựng hình, tỷ lệ, đường trục, hình khối của tượng chân dung. Sử dụng được chất liệu chì để nghiên cứu hình khối trong không gian
2.20. Hình hoạ 2 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Học phần Hình hoạ 1.
Học phần này vẽ nghiên cứu chân dung và bán thân mẫu nam, mẫu nữ để củng cố kiến thức về phương pháp xây dựng hình khối và không gian. Rèn luyện kỹ năng và phương pháp sử dụng chất liệu
2.21. Hình hoạ 3 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần Hình hoạ 1 và 2.
Học phần này nghiên cứu mẫu nam, nữ cả người khoả thân, bằng chất liệu than vẽ. Sinh viên hiểu biết và củng cố phương pháp xây dựng hình khối và vẽ được toàn bộ con người với những dáng khác nhau. Bước đầu dùng chất liệu than vẽ để diễn tả được sự phong phú của chất và của không gian.
2.22. Hình hoạ 4 4 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần hình hoạ 1, 2 và 3.
Học phần này nghiên cứu tĩnh vật, chân dung, bán thân mẫu nam, mẫu nữ khoả thân và mặc quần áo bằng chất liệu sơn dầu hoặc bột màu. Sinh viên được trang bị kiến thức về màu sắc và phương pháp sử dụng chất liệu thông qua vẽ tĩnh vật và mẫu người.
2.23. Hình hoạ 5 4 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần hình hoạ 1, 2, 3 và 4.
Học phần này nghiên cứu mẫu nam, nữ cả người khỏa thân và mặc quần áo bằng chất liệu than vẽ. Nghiên cứu sâu cơ thể con người với nhiều dáng khác nhau (Đứng, ngồi, nằm....). Chú ý diễn tả ánh sáng, không gian và các chất khác nhau của cơ thể con người (da, thịt, tóc, đầu, xương...). Sử dụng thành thạo chất liệu than vẽ.
2.24. Hình hoạ 6 4 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần hình hoạ 1, 2, 3, 4 và 5.
Học phần này nghiên cứu mẫu nam, nữ cả người khỏa thân và mặc quần áo bằng chất liệu bột màu, sơn dầu. Diễn tả đặc điểm cơ thể và tình cảm của người mẫu. Nghiên cứu kỹ các bộ phận của cơ thể người (chú ý: tỉ lệ, đậm nhạt, ánh sáng và không gian). Sử dụng thành thạo chất liệu bột màu, sơn dầu.
2.25. Trang trí 1 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về trang trí, các nguyên tắc về bố cục những hiểu biết khoa học về mầu sắc làm cơ sở cho phần trang trí ứng dụng và sáng tác.
2.26. Trang trí 2 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Trang trí 1.
Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức về trang trí ứng dụng; Có kỹ năng để thực hiện các bài trang trí mang tính ứng dụng.
2.27. Trang trí 3 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Trang trí 1 và 2.
Học phần này củng cố kiến thức và kỹ năng vẽ trang trí ứng dụng ở mức độ cao hơn, nhằm đáp ứng cho việc dạy học và hoạt động Mỹ thuật ở các trường phổ thông và chuyên nghiệp.
2.28. Bố cục 1 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Không.
Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về bố cục, kỹ năng xây dựng bố cục và vẽ màu. Trên cơ sở đó sinh viên thực hiện các bài tập sáng tác cơ bản.
2.29. Bố cục 2 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Bố cục 1.
Nâng cao kiến thức về bố cục về màu sắc, bước đầu làm quen với việc lấy tài liệu thực tế, trên cơ sở đó xây dựng bố cục theo chủ đề.
2.30. Bố cục 3 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Bố cục 1 và 2.
Học phần này nghiên cứu và tập sáng tác tranh khắc gỗ; cung cấp cho sinh viên kiến thức về thể loại tranh khắc gỗ và kỹ thuật khắc gỗ. Trên cơ sở những tài liệu ký hoạ thực tế để xây dựng bố cục tranh.
2.31. Bố cục 4 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Bố cục 1 và 2.
Học phần này nghiên cứu và tập sáng tác tranh với chất liệu lụa để cung cấp cho sinh viên kiến thức về thể loại tranh lụa và kỹ thuật vẽ tranh lụa. Từ những tài liệu thực tế sinh viên có khả năng xây dựng được bố cục tranh.
2.32. Bố cục 5 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Bố cục 1 và 2.
Học phần này nghiên cứu và tập sáng tác tranh với chất liệu sơn dầu, cung cấp cho sinh viên kiến thức về thể loại tranh sơn dầu và kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu. Từ những tài liệu thực tế xây dựng được bố cục tranh và thể hiện bằng chất liệu sơn dầu.
2.33. Bố cục 6 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Bố cục 1 và 2.
Học phần này nghiên cứu và tập sáng tác tranh với chất liệu sơn mài, cung cấp cho sinh viên kiến thức về thể loại tranh sơn mài và kỹ thuật vẽ tranh sơn mài. Từ những tài liệu thực tế sinh viên có khả năng xây dựng được bố cục tranh và thể hiện bằng chất liệu sơn mài.
2.34. Bố cục 7 4 đvht
Điều kiện tiên quyết: Bố cục 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
Học phần này củng cố hệ thống kiến thức về xây dựng bố cục và sử dụng chất liệu để sáng tác tranh. Sinh viên có thể tự lựa chọn chất liệu phù hợp cho bài học. Đây là bài chuẩn bị cho bài sáng tác tốt nghiệp.
2.35. Điêu khắc 2 đvht
Học phần này giới thiệu một số kiến thức cơ bản về điêu khắc, bổ sung cho sinh viên các kiến thức về hình khối và không gian. Người học có thể thực hiện được bài phù điêu và tượng tròn (nên bố trí học sau các học phần hình hoạ 1 hoặc hình hoạ 2).
2.36. Thực tập sư phạm 1 5 đvht
Điều kiện tiên quyết: đã học xong các môn Tâm lý học và Giáo dục học.
Sinh viên thực tập tại trường phổ thông 5 tuần tìm hiểu tình hình giáo dục ở địa phương, cơ cấu tổ chức của một trường học; làm công tác giáo dục ở một lớp Chủ nhiệm; thực tập giảng dạy (dạy 02 tiết để giáo viên hướng dẫn đánh giá).
2.37. Thực tập sư phạm 2 5 đvht
Điều kiện tiên quyết: Sau khi hoàn thành thực tập đợt 1.
Sinh viên thực tập tại trường phổ thông 05 tuần để củng cố những hiểu biết về thực tế giáo dục ở địa phương, chức năng nhiệm vụ của Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp; thực tập làm công tác giáo dục ở lớp chủ nhiệm; nghiên cứu quy chế chuyên môn: kiểm tra, cho điểm, đánh giá xếp loại học lực của học sinh. Mỗi sinh viên phải giảng dạy 06 tiết với số giáo án phải soạn tối thiểu là 05.
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CỤ THỂ
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Sư phạm Mỹ thuật thuộc khối ngành sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (single Major) diện rộng. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định tối thiểu bắt buộc. Cần căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những nội dung cần thiết và có thể cấu trúc lại thành các học phần thích hợp để tạo nên các chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)
4.2 Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Kiến thức giáo dục đại cương được quy định tối thiểu là 80 đvht, trong đó có 60 đvht thuộc kiến thức bắt buộc, phần còn lại: tối thiểu 20 đvht do các trường tự thiết kế. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm tối thiểu 130 đvht, được cấu trúc thành các kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành); kiến thức bổ trợ; tham quan học tập tại các di tích lịch sử văn hóa; ký họa thực tế tốt nghiệp, khoá luận tốt nghiệp. Phần kiến thức cơ sở của ngành, kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành) và kiến thức bổ trợ tối thiểu là 85 đvht, trong đó có 60 đvht thuộc kiến thức bắt buộc, tối thiểu 25 đvht còn lại do các trường tự thiết kế.
Khối kiến thức lý luận và phương pháp dạy học phải đạt tối thiểu 10 đvht trong đó 4 đvht bắt buộc về lý luận dạy học Mỹ thuật. Các trường chủ động thiết kế tối thiểu 6 đvht còn lại về phương pháp dạy học các phân môn (vẽ theo mẫu, trang trí, vẽ tranh …) theo đặc điểm đào tạo của mình.
Khối kiến thức thực tập sư phạm thực tập chuyên môn và khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) được quy định bắt buộc 30 đvht, các trường chủ động bố trí thời điểm thích hợp để thực hiện các nội dung này.
4.3 Phần kiến thức bổ trợ
Phần kiến thức bổ trợ hoàn toàn do các trường tự chọn theo hướng mở rộng khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức ngành (kể cả chuyên ngành) hoặc theo hướng ngành chính - ngành phụ, song ngành.
4.4 Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Sư phạm Mỹ thuật
4.4.1 Về nội dung
Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng cơ bản và hiện đại. Trong đó tăng tỷ trọng các hoạt động của người học, tăng các kiến thức thực tiễn và được cấu trúc theo hướng mở, dành nhiều học phần tự chọn để các trường chủ động quyết định chương trình cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của mình, trên cơ sở đảm bảo khối lượng kiến thức chung tối thiểu.
4.4.2 Về phương pháp, phương tiện và tổ chức đào tạo
Chương trình được cấu trúc theo hướng tăng cường tính tích cực chủ động của người học, tăng cường việc ứng dụng các thành tựu của các ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là của công nghệ thông tin vào dạy học.
Đơn vị học trình của Đại học sư phạm Mỹ thuật được tính như sau:
- Các môn giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp (giảng lý thuyết) 1 đơn vị học trình được tính là 15 tiết.
- Các môn chuyên ngành (Hình hoạ, Bố cục, Trang trí) 1 đơn vị học trình được tính là 45 tiết.
- Thực tập Mỹ thuật, thực tập sư phạm, bài tốt nghiệp, khoá luận, 1 đơn vị học trình được tính là 60 tiết.
Đối với các môn Hình hoạ, Trang trí, Bố cục giảng viên lên lớp kết hợp dạy lý thuyết với thực hành.
Điều kiện cơ sở vật chất: Lớp học chuyên môn cần rộng rãi đủ ánh sáng... Số lượng từ 15 đến 20 sinh viên.
4.5 Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Giáo dục mầm non (Early Childhood Education)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37 /2010/TT-BGĐT ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành giáo dục mầm non có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực hiện công tác giáo dục trẻ và có khả năng học ở trình độ cao hơn.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1 Về phẩm chất đạo đức
Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
2.2 Về kiến thức
Nắm vững hệ thống kiến thức giáo dục đại cương (tâm lý học, giáo dục học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, ...) cần thiết cho việc hình thành năng lực nghề nghiệp.
Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học giáo dục mầm non, cập nhật những thành tựu nghiên cứu mới của lĩnh vực khoa học giáo dục mầm non.
2.3 Về kỹ năng
Có kỹ năng nghiên cứu và đánh giá sự phát triển của trẻ em.
Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ.
Có các kỹ năng chuyên biệt đáp ứng được yêu cầu đặc thù của giáo dục mầm non.
Có kỹ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
Có kỹ năng vận dụng các thành tựu khoa học giáo dục mới vào thực tiễn giáo dục trẻ.
II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm.
2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.1 Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng) |
80 |
2.2 Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: |
130 |
Kiến thức cơ sở ngành |
29 |
Kiến thức ngành |
65 |
Kiến thức bổ trợ |
|
Thực tập sư phạm |
10 |
Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) |
10 |
III. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC
1 Danh mục các học phần bắt buộc
1.1 Kiến thức giáo dục đại cương 33 đvht*
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin |
5 tín chỉ** |
2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 tín chỉ** |
3 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
3 tín chỉ** |
4 |
Ngoại ngữ |
10 |
5 |
Giáo dục thể chất |
5 |
6 |
Giáo dục Quốc phòng |
165 tiết |
7 |
Tin học |
4 |
8 |
Quản lý hành chính Nhà nước và QL ngành GD và ĐT |
2 |
9 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
(*) Không kể học phần 5 và 6.
(**) 1 tín chỉ tương đương 1,5 đvht
1.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 69 đvht
|
a. Kiến thức cơ sở ngành: |
29 |
1 |
Tâm lý học trẻ em 1 |
3 |
2 |
Tâm lý học trẻ em 2 |
3 |
3 |
Giáo dục học mầm non 1 |
4 |
4 |
Giáo dục học mầm non 2 |
4 |
5 |
Sinh lý trẻ em |
4 |
6 |
Vệ sinh và dinh dưỡng trẻ em |
4 |
7 |
Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ |
3 |
8 |
Văn học trẻ em |
4 |
|
b. Kiến thức ngành: |
30 |
9 |
Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em |
4 |
10 |
Lý luận và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ em |
4 |
11 |
Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen môi trường xung quanh |
4 |
12 |
Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em |
5 |
13 |
Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ em |
4 |
14 |
Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ em |
4 |
15 |
Giáo dục hoà nhập |
3 |
16 |
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non |
2 |
|
c. Thực tập sư phạm: |
10 |
17 |
Thực tập sư phạm 1 |
5 |
18 |
Thực tập sư phạm 2 |
5 |
2 Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
2.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 5 tín chỉ
Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 tín chỉ
Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 tín chỉ
Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.4. Ngoại ngữ 10 đvht
Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông
2.5. Giáo dục thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT ngày 12/9/1995 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục thể chất (giai đoạn II) các trường đại học, cao đẳng (không chuyên Thể dục thể thao).
2.6. Giáo dục Quốc phòng – an ninh 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng – an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
2.7. Tin học 4 đvht
Nội dung tin học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
2.8. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo 2 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành GD&ĐT.
2.9. Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 đvht
Nội dung bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lô gic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở trình độ đại học.
2.10. Tâm lý học trẻ em 1 3 đvht
Học phần trang bị cho sinh viên những vấn đề lí luận chung về tâm lí học trẻ em và những đặc điểm phát triển tâm lý trẻ em từ lọt lòng đến 3 tuổi.
2.11. Tâm lý học trẻ em 2 3 đvht
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (3- 6 tuổi), những kiến thức về tâm lý học sư phạm và nhân cách người giáo viên mầm non.
2.12. Giáo dục học mầm non 1 4 đvht
Học phần trang bị cho sinh viên:
- Những vấn đề chung của giáo dục học mầm non.
- Một số quan điểm về giáo dục mầm non trên thế giới và trong nước.
- Chương trình giáo dục mầm non
- Các nhiệm vụ giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non (giáo dục sức khỏe, giáo dục trí tuệ, giáo dục tình cảm - đạo đức xã hội cho trẻ) và vai trò của giáo viên mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
2.13. Giáo dục học mầm non 2 4 đvht
Học phần này trang bị cho sinh viên lý luận và kỹ năng về:
- Tổ chức các hoạt động (hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi, học tập, lao động...) và chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường Mầm non theo hướng tích hợp.
- Tổ chức ngày hội, lễ ở trường Mầm non
- Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
- Đánh giá các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường Mầm non.
2.14. Sinh lý trẻ em 4 đvht
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức năng hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể trẻ. Trên cơ sở đó có những biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ một cách phù hợp.
2.15. Vệ sinh và dinh dưỡng trẻ em 4 đvht
Học phần trang bị những kiến thức cơ bản bao gồm:
- Về đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của vệ sinh trẻ em; hệ thống hoá các kiến thức chung về vệ sinh học, sự phát triển trẻ em và mối liên hệ giữa chúng với nhau. Từ đó xác định các phương pháp chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ hợp lý thông qua việc tổ chức các hoạt động, sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non và hướng dẫn sinh viên đánh giá quá trình này.
- Về đối tượng nghiên cứu của dinh dưỡng trẻ em; làm rõ vai trò, nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với trẻ em, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và vệ sinh thực phẩm. Từ đó nắm được cách tổ chức dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non và quản lý được quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
2.16. Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ 3 đvht
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một số bệnh và các cách cấp cứu tai nạn thường gặp ở trẻ em. Trên cơ sở đó có những biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ một cách phù hợp.
2.17. Văn học trẻ em 4 đvht
Học phần trang bị cho sinh viên về những nội dung cơ bản của văn học trẻ em trong và ngoài nước. Cụ thể là:
- Văn học dân gian cho trẻ em: ý nghĩa của văn học dân gian trong đời sống tinh thần của trẻ thơ; giới thiệu các thể loại truyện kể dân gian và thơ ca dân gian; phân tích những tác phẩm tiêu biểu phù hợp với trẻ mầm non.
- Văn học trẻ em Việt nam: giới thiệu các giai đoạn phát triển của văn học trẻ em Việt Nam; những tác giả tiêu biểu sáng tác cho trẻ mầm non và các tác phẩm phù hợp với các em.
- Văn học trẻ em nước ngoài: giới thiệu tình hình sáng tác cho các em ở nhiều nước trên thế giới ; một số tác giả tiêu biểu viết cho trẻ em.
2.18. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non 2 đvht
Học phần trang bị cho sinh viên những quan điểm sư phạm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, kiến thức và kỹ năng thực hành các phần mềm tiện ích trong giảng dạy và quản lý Giáo dục mầm non: Phần mềm Kidsmart – học mà chơi, chơi mà học của Edmark, phần mềm quản lý dinh dưỡng Nutrikids, phần mềm Happykids, phần mềm Powerpoint.
2.19. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em 4 đvht
Học phần này trang bị cho sinh viên 2 nội dung:
- Những vấn đề lý luận giáo dục thể chất, bao gồm: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của lý luận giáo dục thể chất; mối quan hệ giữa lý luận giáo dục thể chất với các khoa học khác; sơ lược lịch sử giáo dục thể chất trên thế giới và ở Việt Nam; cơ sở khoa học của lý luận giáo dục thể chất.
- Quá trình giáo dục thể chất cho trẻ em, bao gồm: Mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và đánh giá hoạt động giáo dục thể chất của trẻ ở trường mầm non. Quá trình này luôn được cập nhật với xu thế đổi mới của ngành học như: “ tiếp cận tích hợp”, “dạy học hướng vào người học”.
2.20. Lý luận và phương pháp hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ em 4 đvht
Học phần cung cấp cho sinh viên:
Những vấn đề chung của quá trình hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non; đặc điểm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mầm non; phương pháp, hình thức, phương tiện hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non.
2.21. Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh 4 đvht
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của môn học; những vấn đề lý luận chung của môn học (vai trò của tri thức đối với sự phát triển trẻ em, bản chất và đặc điểm quá trình lĩnh hội tri thức ở trẻ em). Từ đó, xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tổ chức và các phương tiện cho trẻ làm quen môi trường xung quanh cũng như lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả tổ chức quá trình này cho trẻ mầm non.
2.22. Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em 5 đvht
Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp phát triển lời nói trẻ em với tư cách là một lĩnh vực khoa học (có đối tượng và phương pháp nghiên cứu). Trên cơ sở nắm vững những đặc điểm phát triển của trẻ có liên quan đến sự phát triển lời nói, sinh viên được cung cấp các kiến thức về nhiệm vụ, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục chuẩn mực ngữ âm, hình thành và phát triển vốn từ, dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt, phát triển lời nói mạch lạc và lời nói nghệ thuật qua thơ, truyện dành cho trẻ nhỏ, chuẩn bị cho trẻ học tiếng Việt ở lớp 1 và giáo dục trẻ văn hoá giao tiếp ngôn ngữ. Các giờ thực hành ở trường mầm non giúp sinh viên có được những kiến thức từ thực tiễn để hiểu thêm lý thuyết đã học và cách thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn giảng dạy.
2.23. Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ em 4 đvht
Học phần cung cấp cho sinh viên những nội dung sau:
Cơ sở lý luận về vai trò giáo dục của âm nhạc, đặc điểm lứa tuổi trẻ có liên quan đến hoạt động âm nhạc; Hệ thống các phương pháp dạy học âm nhạc trong trường mầm non.
Tổ chức vận dụng và thực hành phương pháp dạy trẻ các hoạt động âm nhạc: dạy hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc.
Nắm vững các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non. Lồng ghép hoạt động âm nhạc với các hoạt động khác như tạo hình, thơ truyện, môi trường xung quanh, thể dục, vui chơi, lễ hội,.v.v…
2.24. Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ em 4 đvht
Học phần này cung cấp cho sinh viên những nội dung sau:
Những vấn đề tâm lý cơ bản về sự hình thành và phát triển hoạt động tạo hình của trẻ em; mục đích, nhiệm vụ, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo các độ tuổi.
Lý luận và thực hành của chương trình bộ môn hướng tới việc cung cấp và rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động và đánh giá khả năng hoạt động của trẻ em bằng hệ thống các phương pháp, hình thức phù hợp với xu hướng phát huy tính tích cực của trẻ, đảm bảo nguyên tắc tiếp cận tích hợp.
Các yêu cầu cơ bản về việc lựa chọn tác phẩm và cách thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình; Sử dụng tác phẩm nghệ thuật tạo hình khi tổ chức các hoạt động giáo dục mang tính tích hợp.
2.25. Giáo dục hoà nhập 3 đvht
Học phần này trang bị cho sinh viên các vấn đề:
Trẻ khuyết tật, phân loại các dạng tật; các hình thức giáo dục cho trẻ khuyết tật; các vấn đề về giáo dục hoà nhập, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật với trẻ bình thường và trẻ có những khả năng đặc biệt, can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật; nhận biết và chẩn đoán một số tật; cách tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non.
2.26. Thực tập sư phạm 1 5 đvht
Sinh viên được tham quan, kiến tập ở trường mầm non và tập dượt tổ chức một số hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
2.27. Thực tập sư phạm 2 5 đvht
Điều kiện tiên quyết: Sau khi hoàn thành thực tập đợt 1.
Sinh viên thực tập tổ chức tất cả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Vận dụng lí luận đã học vào thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ. Sinh viên có kĩ năng đánh giá và điều chỉnh các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CỤ THỂ
Chương trình khung Giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.
4.1 Chương trình khung trình độ đại học ngành giáo dục mầm non
Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định tối thiểu bắt buộc. Cần căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những nội dung cần thiết và có thể cấu trúc lại thành các học phần thích hợp để tạo nên các chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể nội dung giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng).
- Phần kiến thức tự chọn
Khối kiến thức giáo dục đại cương được quy định tối thiểu là 80 đvht. Trong đó 33 đvht thuộc kiến thức tối thiểu bắt buộc, phần còn lại: 47 đvht do các trường tự thiết kế.
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm tối thiểu là 130 đvht được cấu trúc thành các khối kiến thức: kiến thức cơ sở của ngành; kiến thức ngành (kể các kiến thức chuyên ngành); kiến thức bổ trợ; thực tập tốt nghiệp, khoá luận tốt nghiệp. Phần kiến thức cơ sở của ngành, kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành) và kiến thức bổ trợ tối thiểu là 100 đvht, trong đó có 59 đvht thuộc kiến thức bắt buộc, còn lại tối thiểu 44 đvht do các trường tự thiết kế. Khi thiết kế xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cần giành thời lượng từ 20 – 30 % cho thực hành.
Khối kiến thức thực tế, thực tập và khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) được quy định bắt buộc là 20 đvht, các trường chủ động bố trí thời điểm thích hợp để thực hiện các nội dung này.
- Phần kiến thức bổ trợ
Phần kiến thức bổ trợ hoàn toàn do các trường tự chọn theo hướng mở rộng khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức ngành (kể cả chuyên ngành) hoặc thực tế, thực tập.
- Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Giáo dục Mầm non
- Về nội dung
Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng cơ bản và hiện đại. Trong đó tăng tỉ trọng các hoạt động của người học, tăng các kiến thức thực tiễn và được cấu trúc theo hướng mở, dành nhiều học phần tự chọn để các trường chủ động quyết định chương trình cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của mình, trên cơ sở đảm bảo khối lượng kiến thức chung, tối thiểu.
- Về phương pháp, phương tiện và tổ chức đào tạo
Chương trình được cấu trúc theo hướng tăng cường tính tích cực độc lập của người học; tăng cường việc ứng dụng các thành tựu của các khoa học khác, đặc biệt là của công nghệ thông tin vào dạy học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành các chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.