Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT

Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020” được phê duyệt tại Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:35/2012/TT-BGDĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Bùi Văn Ga
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
12/10/2012
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều kiện đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911
Ngày 12/10/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 911).
Theo đó, giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các đại học, học viện có đào tạo đại học, trường đại học, cao đẳng hoặc người có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường nêu trên (bao gồm người mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển); nghiên cứu viên đang làm việc tại các Viện nghiên cứu khoa học; những người có năng lực và chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường) muốn dự tuyển đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911 ngoài việc có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe để học tập và không quá 45 tuổi tính theo năm đăng ký dự tuyển còn phải đáp ứng một số điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Cụ thể như: Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi trở lên đồng thời có bằng tốt nghiệp thạc sĩ với kết quả học tập đạt 8,0 trở lên (theo thang điểm 10); đăng ký ngành học phù hợp với ngành tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ; được một trường ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp; có công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ứng viên công tác hoặc nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/11/2012.

Xem chi tiết Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT tại đây

tải Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------------------------

Số: 35/2012/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 10  năm 2012

THÔNG TƯ

Ban hành Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ

---------------------------

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ”Đào tạo giảng viên có  trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ,

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 11 năm 2012.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng bí thư;
-
 Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;    
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội; 
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVB QPPL);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Kiểm toán Nhà nước; 
- Công báo;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG 

Đã ký

 

 

Bùi Văn Ga

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

------------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

QUY ĐỊNH

Đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 35 /2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối t­ượng áp dụng
1. Văn bản này quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Đề án 911) bao gồm: đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài; đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước; đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp; đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và kiến thức, kỹ năng nghiên cứu (sau đây gọi tắt là đào tạo tiền tiến sĩ). 
2. Văn bản này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học), các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Đối tượng tuyển sinh
1. Giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các đại học, học viện có đào tạo đại học, trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là trường).
 2. Người có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường bao gồm:
a) Người mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển);
b) Nghiên cứu viên đang làm việc tại các Viện nghiên cứu khoa học;
c) Những người có năng lực và chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường;
3. Không quá 45 tuổi tính theo năm đăng ký dự tuyển.
Điều 3. Thời gian thực hiện, phương thức đào tạo
1. Thời gian thực hiện: Thực hiện tuyển sinh đến hết năm 2020.
2. Phương thức đào tạo:
a) Đào tạo ở nước ngoài: Nghiên cứu sinh (NCS) được gửi đi đào tạo toàn thời gian tại cơ sở đào tạo ở nước ngoài;
b) Đào tạo ở trong nước: NCS được đào tạo chủ yếu ở trong nước, trong đó có thời gian đi thực tập ở nước ngoài.
c) Đào tạo theo phương thức phối hợp: NCS được đào tạo một phần thời gian ở trong nước và một phần thời gian ở nước ngoài với sự phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước và cơ sở đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài.
Điều 4. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của nghiên cứu sinh
1. Trách nhiệm của nghiên cứu sinh:
a) Hoàn thành chương trình đào tạo đã đăng ký;
b) Thực hiện các nhiệm vụ của NCS theo quy định của cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài nơi NCS theo học;
c) Thực hiện đúng cam kết đã ký với trường cử NCS đi học;
d) Đối với NCS đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, NCS đào tạo theo phương thức phối hợp đang trong thời gian đào tạo ở nước ngoài và NCS đào tạo trong nước đang trong thời gian thực tập ở nước ngoài: phải tuân thủ các quy định về lưu học sinh trong Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài hiện hành; định kỳ 6 tháng và khi kết thúc thời gian đào tạo tại nước ngoài có báo cáo về tình hình, kết quả học tập và nghiên cứu, gửi qua đường bưu điện, email hoặc nộp trực tiếp cho Cục Đào tạo với nước ngoài (ĐTVNN) và Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài. Mẫu báo cáo tại Phụ lục I kèm theo;
đ) Đối với NCS đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài: sau khi tốt nghiệp phải hoàn thành các thủ tục được quy định tại Quy định thủ tục cử người đi học đại học và sau đại học ở nước ngoài, thủ tục gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài và thủ tục tiếp nhận lưu học sinh về nước ban hành kèm theo Quyết định số 740/QĐ-BGDĐT ngày 21/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
e) Trong thời hạn tối đa 3 tháng kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, NCS phải quay trở lại trường cử đi học để làm thủ tục tiếp nhận lại (đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này) hoặc làm các thủ tục tuyển dụng (đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này).
g) Chi trả kinh phí đào tạo trong thời gian gia hạn học tập (nếu có).
2. Quyền của nghiên cứu sinh:
a) Được cấp học bổng và chi phí đào tạo trong thời gian khóa đào tạo;
b) Được trường cử đi đào tạo tạo điều kiện, bố trí thời gian để thực hiện chương trình đào tạo theo quy định;
c) Được trường cử đi đào tạo tiếp nhận trở lại làm việc hoặc tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp theo đúng chuyên môn được đào tạo.
d) Trong thời hạn không quá 9 tháng kể từ ngày NCS hoàn thành chương trình đào tạo, nếu trường cử NCS đi học không tiếp nhận trở lại làm việc hoặc không tuyển dụng chính thức làm giảng viên và phân công công việc cho NCS thì NCS không phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.
3. Nghĩa vụ của nghiên cứu sinh:
a) Sau khi tốt nghiệp phải trở về phục vụ tại trường đã cử đi đào tạo. Thời gian tối thiểu phục vụ tại trường đã cử đi đào tạo thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước;
b) Bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo nếu không hoàn thành chương trình đào tạo (trừ lý do bất khả kháng khiến cho NCS không thể tiếp tục học tập như: bệnh nặng, thiên tai, chiến tranh, tai nạn, qua đời...), hoặc đã tốt nghiệp nhưng không phục vụ đủ thời gian làm việc quy định tại điểm a khoản này. Việc bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 5. Trách nhiệm của các trường cử giảng viên đi đào tạo
1. Xác định nhu cầu tuyển dụng, xây dựng kế hoạch đào tạo giảng viên theo Đề án 911 theo từng năm và từng giai đoạn, bao gồm cả kế hoạch đào tạo theo từng chuyên ngành, nhóm các ngành, lĩnh vực chuyên môn cần tập trung phát triển của trường.
2. Lập báo cáo kế hoạch và số lượng giảng viên cử đi đào tạo theo từng chuyên ngành, từng phương thức đào tạo, kèm theo tên cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước hoặc nước ngoài mà các giảng viên dự kiến đăng ký dự tuyển, số lượng giảng viên cử đi đào tạo tiền tiến sĩ theo từng phương thức đào tạo, gửi  đến Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 3 hằng năm. Mẫu báo cáo tại Phụ lục II kèm theo.
3. Các trường có nhu cầu tuyển dụng những đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này để làm giảng viên sau khi được đào tạo có trách nhiệm:
a) Ký hợp đồng cam kết tuyển dụng những đối tượng này làm giảng viên sau khi tốt nghiệp; cử những đối tượng này đi đào tạo theo Đề án 911;
b) Có biện pháp đảm bảo để NCS thực hiện các nghĩa vụ nêu tại khoản 3 Điều 4 của Quy định này.
4. Chi trả 50% kinh phí đào tạo tiền tiến sĩ cho các giảng viên của trường, chuyển trả các cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ) nơi giảng viên đến học.
  5. Tạo điều kiện cho giảng viên được đi đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911; tiếp nhận lại (đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này) hoặc tuyển dụng làm giảng viên (đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này) và bố trí công việc cho những đối tượng này trong thời hạn không quá 6 tháng sau khi những đối tượng này đã hoàn thành các thủ tục sau tốt nghiệp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 4 của Quy định này. Quá thời hạn này, nếu trường không ra quyết định tiếp nhận hoặc tuyển dụng làm giảng viên và không bố trí công việc cho giảng viên thì nhà trường có trách nhiệm hoàn trả học bổng và chi phí đào tạo giảng viên đó cho ngân sách Nhà nước.
Chương II
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 6. Đối tượng dự tuyển đi đào tạo ở nước ngoài
Ứng viên dự tuyển đi đào tạo ở nước ngoài là các đối tượng quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này.
Điều 7. Điều kiện dự tuyển
1. Về văn bằng:
a) Ứng viên là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này: có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ;
b) Ứng viên là đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này:
- Mới tốt nghiệp thạc sĩ (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển): có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi trở lên đồng thời có bằng tốt nghiệp thạc sĩ với kết quả học tập đạt 8,0 trở lên (theo thang điểm 10). Trường hợp được đào tạo ở nước ngoài thì đánh giá loại tốt nghiệp, kết quả học tập theo quy định về đánh giá và thang điểm của cơ sở đào tạo nước sở tại hoặc xét tương đương theo đánh giá xếp loại của Việt Nam.
2. Đăng ký ngành học phù hợp với ngành tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ.
3. Được một trường ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp.
4. Có công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ứng viên công tác (đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này) hoặc nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này).
5. Ứng viên, bố/mẹ hoặc người bảo lãnh của ứng viên (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này) có cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ với trường cử ứng viên dự tuyển quy định tại khoản 1, 3 Điều 4 và khoản 5 Điều 5 của Quy định này.
6. Về trình độ ngoại ngữ: Có một trong các chứng chỉ, văn bằng sau:
a) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ do một cơ sở quốc tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 2 năm tính đến khi dự tuyển, phù hợp với yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ ở nước ngoài nay trở lại nước đó học tập hoặc ngôn ngữ đã sử dụng trong học tập ở nước ngoài phù hợp với ngôn ngữ sẽ sử dụng để thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ;
7. Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe để học tập, cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của NCS quy định tại khoản 1 và 3 Điều 4 của Quy định này.
Điều 8. Thời gian và hình thức đào tạo
1. Thời gian đào tạo: theo yêu cầu của chương trình đào tạo nhưng không quá 4 năm.
2. Hình thức đào tạo: tập trung (NCS dành toàn bộ thời gian học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo).
Điều 9. Cơ sở đào tạo ở nước ngoài
1. Cơ sở đào tạo nước ngoài được lựa chọn để gửi NCS đi đào tạo toàn thời gian hoặc theo phương thức phối hợp là các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ có uy tín trên thế giới, được kiểm định bởi các hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức kiểm định giáo dục có uy tín quốc gia hoặc quốc tế.
2. Danh mục định hướng các cơ sở đào tạo tiến sĩ tại từng nước được đăng tải công khai hàng năm trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo (địa chỉ www.moet.gov.vn) và Cục ĐTVNN – Bộ Giáo dục và Đào tạo (địa chỉ www.vied.vn).
Điều 10. Thông báo tuyển sinh
1. Căn cứ các quy định của văn bản này, hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh, trong đó nêu cụ thể chỉ tiêu, thời hạn tuyển sinh; nước gửi đi đào tạo; điều kiện dự tuyển đối với từng chương trình đào tạo của từng nước; điều kiện trúng tuyển; điều kiện để có quyết định đi học ở nước ngoài;
2. Thông báo tuyển sinh được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo (www.moet.gov.vn) và Cục ĐTVNN (www.vied. vn). 
Điều 11. Lập danh sách ứng viên của trường để cử đi dự tuyển.
Hằng năm, trên cơ sở thông báo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường tổ chức xét chọn theo các điều kiện quy định tại Điều 7 của Quy định này và theo kế hoạch đào tạo giảng viên của trường nêu tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này; lập danh sách ứng viên cử đi dự tuyển theo nhóm hoặc theo thứ tự ưu tiên, đối với từng chương trình đào tạo (nếu có);
Điều 12. Hồ sơ dự tuyển và đăng ký dự tuyển trực tuyến 
1. Hồ sơ dự tuyển: Người dự tuyển đi học tại nước ngoài nộp cho Cục ĐTVNN 01 bộ hồ sơ giấy bằng tiếng Việt gồm các loại giấy tờ sau đây:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển có xác nhận của trường cử đi dự tuyển (mẫu tại Phụ lục IV);
b) Công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ứng viên công tác (đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này) hoặc nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này).
c) Bản sao hợp lệ các hợp đồng làm việc, quyết định tuyển dụng và đồng ý cho chuyển công tác (nếu có); hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên của trường cử đi học;
 d) Văn bản cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ giữa nghiên cứu sinh, bố, mẹ hoặc người bảo lãnh và trường cử nghiên cứu sinh đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911. Mẫu cam kết tại Phụ lục III(a) kèm theo.
đ) Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ (nếu có) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với trường hợp đang chờ cấp bằng (bổ sung bản sao bằng tốt nghiệp chính thức sau khi trúng tuyển);
e) Bản sao hợp lệ bảng điểm đại học, thạc sĩ;
g) Bản sao văn bản tiếp nhận đào tạo, văn bản đồng ý cấp học bổng toàn phần hoặc bán phần do cơ sở đào tạo, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài cấp (nếu có);
h) Bản sao hợp lệ chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn theo quy định;
i) Danh mục và bản sao công trình nghiên cứu khoa học (nếu có);
k) Giấy tờ khác nếu có (bằng khen, giấy tờ ưu tiên...);
l) Bản sao hóa đơn, chứng từ về việc nộp lệ phí dự tuyển.
2. Đăng ký dự tuyển trực tuyến (đăng ký dự tuyển online)
Đồng thời với việc nộp hồ sơ giấy, các ứng viên phải quét (scan) các giấy tờ trong hồ sơ dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều này thành từng file định dạng pdf và đăng ký dự tuyển trực tuyến tại địa chỉ http://tuyensinh.vied.vn/.
Điều 13. Quy trình tuyển chọn và cử NCS đi đào tạo ở nước ngoài
1. Hết thời hạn nhận hồ sơ dự tuyển, Cục ĐTVNN chủ trì lập danh sách trích ngang ứng viên theo đối tượng và điều kiện xét tuyển; dự kiến danh sách ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển; phối hợp và thống nhất với Vụ Giáo dục Đại học duyệt danh sách ứng viên trúng tuyển trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định;
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định danh sách ứng viên trúng tuyển NCS đi học ở nước ngoài. Trước khi có quyết định đi học ở nước ngoài NCS phải đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trừ trường hợp cơ sở đào tạo nước ngoài có yêu cầu khác;
3. Kết quả trúng tuyển có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký quyết định phê duyệt trúng tuyển đối với đối tượng đã đủ điều kiện ngoại ngữ và có hiệu lực trong vòng 18 tháng đối với đối tượng chưa đủ điều kiện ngoại ngữ quy định tại điểm b khoản này;
4. Liên hệ cơ sở đào tạo cho ứng viên được thực hiện theo các cách sau:
a) Cục ĐTVNN tiến hành các thủ tục liên hệ đăng ký học với các cơ sở đào tạo nước ngoài cho các ứng viên.
b) Các trường có ứng viên liên hệ với các trường đại học đối tác nước ngoài để gửi giảng viên của trường đi đào tạo theo nhóm giảng viên, theo ngành cần tập trung phát triển của trường;
c) Ứng viên có thể tự liên hệ, nhưng không được thông qua các trung tâm tư vấn du học với cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ nước ngoài theo quy định tại Điều 9 của Quy định này để được tiếp nhận;
5. Khi ứng viên có giấy tiếp nhận của cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài và đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, Cục trưởng Cục ĐTVNN có trách nhiệm ra quyết định cử giảng viên đi đào tạo và tiến hành các thủ tục cho giảng viên đi học ở nước ngoài. 
Chương III
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Ở TRONG NƯỚC
Điều 14. Điều kiện dự tuyển
1. Điều kiện dự tuyển đào tạo ở trong nước đối với đối tượng dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này thực hiện theo quy định tại Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.
2. Điều kiện dự tuyển đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này:
a) Về văn bằng: đáp ứng một trong các trường hợp sau
- Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ và bằng tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại khá trở lên;
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại giỏi trở lên. Sinh viên tốt nghiệp chương trình tiên tiến, kỹ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên.
Trường hợp tốt nghiệp đại học ở nước ngoài thì việc đánh giá loại tốt nghiệp, kết quả học tập theo quy định về đánh giá và thang điểm của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc xét tương đương theo đánh giá xếp loại của Việt Nam;
b) Được một trường ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp,
c) Có công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này).
d) Các điều kiện dự tuyển khác theo quy định tại Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.
3. Các đối tượng dự tuyển quy định tại Điều 2 của Quy định này phải có cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ giữa NCS, bố, mẹ hoặc người bảo lãnh của ứng viên (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này) và trường cử ứng viên dự tuyển quy định tại khoản 1, 3 Điều 4 của Quy định này khi ứng viên trúng tuyển NCS. Mẫu cam kết tại Phụ lục III(b) kèm theo.
Điều 15. Thời gian và hình thức đào tạo
1. Thời gian đào tạo: theo yêu cầu của chương trình đào tạo nhưng không quá 4 năm, trong đó có tối đa 6 tháng đi thực tập ở nước ngoài.
2. Hình thức đào tạo: tập trung (NCS dành toàn bộ thời gian học tập và nghiên cứu của khóa học tại cơ sở đào tạo, không kể thời gian đi thực tập tại nước ngoài).
Đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này có thể theo học hình thức không tập trung nếu được trường cử đi học có công văn đề nghị. Trong trường hợp này, NCS phải có ít nhất 1,5 năm học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo.
Điều 16. Điều kiện và đề án đăng ký nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước theo Đề án 911
1. Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911:
a) Là cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước, có kinh nghiệm đào tạo ít nhất 5 năm với quy mô đào tạo ổn định;
b) Có đội ngũ các nhà khoa học và cơ sở vật chất, thư viện đảm bảo đào tạo NCS trong nước đáp ứng các yêu cầu của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và yêu cầu của Đề án 911;
c) Có đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 được xây dựng đảm bảo những nội dung và yêu cầu chính như sau:
a) Giới thiệu về cơ sở đào tạo, kinh nghiệm đào tạo;
b) Đăng ký chương trình đào tạo; số lượng tuyển sinh hằng năm; kế hoạch đào tạo; phương thức tổ chức đào tạo;
c) Điều kiện dự tuyển; học phí và kinh phí triển khai;
d) Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để thực hiện chương trình đào tạo trong nước bao gồm: đội ngũ cán bộ khoa học; cơ sở vật chất; kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học; kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong đào tạo tiến sĩ;
đ) Kế hoạch tổ chức đào tạo: phù hợp, đảm bảo hỗ trợ cho NCS thực hiện nghiên cứu khoa học tại các cơ sở thí nghiệm, thực hành có chất lượng; đi thực tập ở nước ngoài; tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế; đăng bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín của Việt Nam và quốc tế;
e) Nhiệm vụ và trách nhiệm của giảng viên, người hướng dẫn, NCS trong quá trình đào tạo bao gồm việc hỗ trợ NCS tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế, thực hiện thực nghiệm, thí nghiệm, khảo sát, đăng bài báo quốc tế và các hoạt động khoa học khác;
g) Cam kết trong việc tổ chức quản lý NCS, đảm bảo quá trình đào tạo có hiệu quả và NCS tốt nghiệp có chất lượng cao thể hiện ở một trong các trường hợp sau:
- Có ít nhất 03 bài báo khoa học công bố trong nước trong tạp chí chuyên ngành tính đến 1 điểm của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định hoặc trong tạp chí hàng đầu, có uy tín của mỗi ngành/lĩnh vực do trường quy định;
- Có ít nhất 01 báo cáo liên quan đến đề tài luận án đăng toàn văn tại hội nghị khoa học cấp quốc gia và tại hội thảo/hội nghị quốc tế .
- Có ít nhất 01 bài báo khoa học công bố ngoài nước (tạp chí quốc tế ISI hoặc tạp chí có uy tín).
Mẫu đề cương đề án tại Phụ lục V kèm theo.
Điều 17. Hồ sơ, quy trình giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước theo Đề án 911
1. Hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911;
b) Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911;
c) Biên bản thông qua đề án của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở đào tạo;
d) Quyết định đã được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ quan có thẩm quyền.
2. Quy trình xem xét giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận 01 bộ hồ sơ do cơ sở đào tạo gửi đến qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành thẩm định hồ sơ.
- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện, đạt yêu cầu theo quy định và đáp ứng nhu cầu đào tạo NCS theo Đề án 911, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 cho cơ sở đào tạo;
- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện theo quy định, nhưng vẫn còn một số nội dung cần phải hoàn thiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kết quả thẩm định và những nội dung cần hoàn thiện;
- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo chưa đáp ứng các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở đào tạo cần tiếp tục chuẩn bị các điều kiện;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở đào tạo (đối với những hồ sơ đã đảm bảo các điều kiện theo quy định được thông báo cần hoàn thiện), nếu hồ sơ đạt yêu cầu theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 cho cơ sở đào tạo.
Điều 18. Tuyển sinh và tổ chức đào tạo
1.     Tuyển sinh
Hằng năm, Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra thông báo tuyển sinh, hồ sơ dự tuyển, tổ chức tuyển sinh và triệu tập NCS trúng tuyển theo quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và quy định, yêu cầu nêu trong Đề án nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước của cơ sở đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
2. Tổ chức đào tạo
a) Tổ chức đào tạo NCS trong nước thực hiện theo quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành; NCS đào tạo theo Đề án 911 sẽ được tổ chức học các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan chung với NCS của cơ sở đào tạo;
b) Trong quá trình NCS thực hiện và bảo vệ đề tài luận án, cơ sở đào tạo hỗ trợ NCS tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế; tiến hành các nghiên cứu, thí nghiệm; đăng bài báo quốc tế; mời các nhà khoa học nước ngoài tham gia đồng hướng dẫn, phản biện luận án và Hội đồng đánh giá luận án các cấp;
c) Cơ sở đào tạo có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.
3. Cử NCS đi thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài:
a) Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định cử NCS đi thực tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài để thực hiện một phần đề tài luận án; tham gia và có báo cáo tại hội nghị, hội thảo khoa học về vấn đề liên quan đến đề tài luận án; phối hợp với giảng viên của cơ sở đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài để đăng bài báo trên tạp chí quốc tế có uy tín;
b) Trước khi đi thực tập ở nước ngoài NCS phải đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trừ trường hợp cơ sở đào tạo nước ngoài có yêu cầu khác;
c) Cơ sở đào tạo ở nước ngoài nhận NCS đến thực tập phải là các cơ sở đang đào tạo, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án của NCS, có đội ngũ các nhà khoa học, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, điều kiện thực hiện nghiên cứu tốt để NCS có thể tiến hành thực hiện phần đề tài luận án theo dự kiến nhằm nâng cao chất lượng luận án; hoặc để hoàn thiện báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị khoa học quốc tế, đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có uy tín;
d) Sau khi kết thúc thời gian thực tập ở nước ngoài, NCS phải có báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu với cơ sở đào tạo NCS ở trong nước. Mẫu báo cáo tại Phụ lục I kèm theo.
Điều 19. Trách nhiệm, quyền của giảng viên tham gia giảng dạy chương trình tiến sĩ, người hướng dẫn nghiên cứu sinh đào tạo trong nước theo Đề án 911
1. Giảng viên giảng dạy chương trình tiến sĩ theo Đề án 911 và người hướng dẫn có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm và nhiệm vụ của giảng viên, người hướng dẫn nêu trong Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và quy định, yêu cầu nêu trong Đề án nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước theo Đề án 911 của cơ sở đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
2. Quyền của giảng viên tham gia giảng dạy chương trình tiến sĩ và của người hướng dẫn nghiên cứu sinh theo Đề án 911.
Ngoài các quyền của giảng viên, người hướng dẫn quy định tại Điều lệ trường đại học hiện hành, Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành, giảng viên và người hướng dẫn NCS theo Đề án 911 còn được:
a) Được hưởng các chế độ ưu đãi về tài chính, về điều kiện giảng dạy, nghiên cứu khi tham gia đào tạo theo Đề án 911;
b) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của đơn vị chuyên môn và cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước
1. Tháng 4 hàng năm, cơ sở đào tạo trong nước báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kế hoạch chỉ tiêu đào tạo theo các chuyên ngành được giao nhiệm vụ đào tạo và kế hoạch cử NCS đi thực tập ở nước ngoài của năm tiếp theo.
2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm cấp phát và quản lý kinh phí trong thời gian NCS đi thực tập ở nước ngoài.
3. Đơn vị chuyên môn và cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911 có trách nhiệm được quy định trong Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và quy định, yêu cầu nêu trong Đề án nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước theo Đề án 911 của cơ sở đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
Chương IV
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ THEO PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP
Điều 21. Điều kiện dự tuyển
Điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Quy định này.
Điều 22. Thời gian và hình thức đào tạo
1. Thời gian đào tạo từ 3 đến 4 năm, theo thỏa thuận giữa cơ sở đào tạo trong nước và cơ sở đào tạo nước ngoài nhưng tổng thời gian đào tạo ở nước ngoài không quá 50% tổng thời gian đào tạo toàn khóa.
 2. Hình thức đào tạo: tập trung.
Điều 23. Điều kiện và đề án đăng ký nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp
1. Điều kiện để các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp:
a) Là cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm đào tạo ít nhất 5 năm với quy mô và kết quả đào tạo ổn định.
b) Có đội ngũ các nhà khoa học đáp ứng các quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và đủ năng lực ngoại ngữ tham gia đào tạo tiến sĩ theo phương thức phối hợp.
c) Có chương trình đào tạo được hai bên xây dựng và thống nhất, phù hợp với điều kiện của cả hai bên;
d) Có thỏa thuận hợp tác đào tạo tiến sĩ với cơ sở đào tạo nước ngoài đã được ký kết giữa hai bên đảm bảo thực hiện những nội dung cơ bản nêu trong Đề án nhận nhiệm vụ của cơ sở đào tạo quy định tại khoản 2 Điều này.
đ) Có cơ sở vật chất, thư viện đảm bảo để thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ theo phương thức phối hợp đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài;
e) Cơ sở đào tạo trong nước chỉ được phối hợp đào tạo trình độ tiến sĩ với cơ sở đào tạo nước ngoài quy định tại Điều 9 của Quy định này;
g) Có đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đề án đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp được xây dựng theo những nội dung và yêu cầu chính như sau:
a) Giới thiệu về trường đối tác nước ngoài; kinh nghiệm hợp tác đào tạo tiến sĩ.
b) Ngành đào tạo, chương trình đào tạo, quy mô đào tạo;
c) Đối tượng, điều kiện dự tuyển;
d) Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để thực hiện chương trình đào tạo phối hợp bao gồm: đội ngũ cán bộ khoa học; cơ sở vật chất; kinh nghiệm đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học của cả hai bên; kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong đào tạo tiến sĩ với các trường đối tác; cam kết đầu ra của NCS như quy định tại điểm h khoản này;
đ) Các quy định của cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước và cơ sở đào tạo tiến sĩ nước ngoài về đào tạo theo phương thức phối hợp, trong đó nêu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong tổ chức đào tạo, hướng dẫn luận án, bảo vệ luận án, hỗ trợ NCS đăng bài báo quốc tế, tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế; áp dụng các quy định về tổ chức đào tạo tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài vào cơ sở đào tạo Việt Nam;
e) Kế hoạch đào tạo nêu rõ thời gian, lộ trình đào tạo tại Việt Nam và tại cơ sở đào tạo nước ngoài; trách nhiệm của cả hai bên trong suốt quá trình đào tạo NCS; đồng hướng dẫn NCS;
g) Tổ chức hoạt động đào tạo: áp dụng quy chế và yêu cầu đào tạo NCS của cơ sở đào tạo nước ngoài trong đào tạo NCS theo phương thức phối hợp; tổ chức nghiên cứu khoa học, hội thảo chuyên ngành... tại cơ sở đào tạo Việt Nam có sự tham gia của các giáo sư của cơ sở đào tạo nước ngoài; tổ chức bảo vệ luận án tại cơ sở đào tạo Việt Nam có sự tham gia của các giáo sư nước ngoài; luận án được viết và bảo vệ bằng tiếng nước ngoài;
h) Cam kết của cơ sở đào tạo: ngoài cam kết quy định tại điểm g khoản 2 Điều 16, NCS khi bảo vệ luận án có ít nhất 01 báo cáo được đăng trong kỷ yếu hội thảo hoặc hội nghị quốc tế hoặc 01 bài báo khoa học công bố ngoài nước (tạp chí quốc tế ISI hoặc tạp chí có uy tín);
i) Cơ cấu tổ chức thực hiện đề án, các biện pháp xử lý rủi ro;
k) Trách nhiệm của các bên trong việc phối hợp tuyển chọn NCS, đào tạo và đánh giá luận án tốt nghiệp; giảng viên Việt Nam, giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy và hướng dẫn; nơi bảo vệ luận án, cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm cấp bằng; các nội dung liên quan khác;
l) Dự toán kinh phí chi tiết.
Mẫu đề cương đề án tại Phụ lục VI kèm theo.
Điều 24. Hồ sơ và quy trình giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp
1. Hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp:
a) Tờ trình đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp;
b) Biên bản thỏa thuận phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước và cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ nước ngoài;
c) Đề án nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp;
d) Biên bản thông qua đề án của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở đào tạo;
đ) Văn bản chứng minh cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài đã được kiểm định chất lượng đào tạo;
2. Quy trình xem xét giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp.
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận 02 bộ hồ sơ do cơ sở đào tạo gửi đến qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại bộ phận Một cửa thuộc Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 30 ngày, Vụ Giáo dục Đại học chủ trì, phối hợp với Cục ĐTVNN thẩm định hồ sơ.
- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện, đạt yêu cầu theo quy định và đáp ứng nhu cầu đào tạo NCS theo Đề án 911, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp cho cơ sở đào tạo;
- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện theo quy định, nhưng vẫn còn một số nội dung cần phải hoàn thiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kết quả thẩm định và những nội dung cần hoàn thiện;
- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo chưa đáp ứng các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở đào tạo cần tiếp tục hoàn thiện các điều kiện;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở đào tạo (đối với những hồ sơ đã đảm bảo các điều kiện theo quy định được thông báo cần hoàn thiện), nếu hồ sơ đạt yêu cầu theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp cho cơ sở đào tạo.
Điều 25. Tuyển sinh và tổ chức đào tạo
1. Hàng năm các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp ra thông báo tuyển sinh, trong đó nêu cụ thể về chỉ tiêu, chuyên ngành đào tạo, đối tượng, điều kiện dự tuyển; hồ sơ và lệ phí tuyển sinh, thời gian tuyển chọn; tổ chức tuyển sinh và ra quyết định công nhận NCS trúng tuyển.
2. Việc tổ chức đào tạo thực hiện theo các quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành, các quy định của cơ sở nước ngoài và kế hoạch đào tạo nêu trong Đề án nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
3. Cơ sở đào tạo trong nước có trách nhiệm chủ trì xác định kế hoạch cử NCS đi đào tạo tại cơ sở đào tạo nước ngoài theo chương trình đào tạo được thống nhất giữa hai bên; Cục ĐTVNN có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ sở đào tạo trong nước để ra quyết định và giải quyết thủ tục cử NCS đi đào tạo ở nước ngoài theo đúng kế hoạch. Trước khi đi học ở nước ngoài, NCS phải đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trừ trường hợp cơ sở đào tạo nước ngoài có yêu cầu khác.
4. Định kỳ 6 tháng và cuối thời gian đào tạo tại nước ngoài, NCS phải có báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu cho Cục ĐTVNN và cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước của NCS. Mẫu báo cáo tại Phụ lục I kèm theo.
Điều 26. Trách nhiệm và quyền của giảng viên giảng dạy chương trình tiến sĩ và người hướng dẫn NCS theo phương thức phối hợp
1. Trong thời gian NCS được đào tạo trong nước, giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo tiến sĩ và người hướng dẫn (kể cả giảng viên và người hướng dẫn nước ngoài) có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về nhiệm vụ và trách nhiệm của giảng viên và người hướng dẫn được quy định tại Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và quy định tại Đề án đào tạo phối hợp của cơ sở đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
2. Trong thời gian NCS được đào tạo tại cơ sở đào tạo nước ngoài, người hướng dẫn (kể cả người hướng dẫn của cơ sở đào tạo trong nước) có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về nhiệm vụ và trách nhiệm người hướng dẫn của cơ sở đào tạo nước ngoài và các quy định trong đề án đào tạo phối hợp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
3. Quyền của giảng viên tham gia giảng dạy chương trình tiến sĩ và của người hướng dẫn nghiên cứu sinh theo phương thức phối hợp thực hiện theo khoản 2 Điều 19 của Quy định này.
Chương V
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGOẠI NGỮ VÀ KIẾN THỨC,
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU
Điều 27. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và kiến thức, kỹ năng nghiên cứu.
1. Những ứng viên trúng tuyển đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài hoặc NCS đào tạo theo phương thức phối hợp trước khi đi đào tạo ở nước ngoài chưa đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ.
2. Những người chuẩn bị dự tuyển chương trình đào tạo trong nước, đào tạo phối hợp, có trình độ ngoại ngữ đạt cấp độ A2 hoặc bậc 2/6 trở lên nhưng chưa đạt trình độ cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ.
3. Những người chuẩn bị đi học nước ngoài chưa dự các lớp bồi dưỡng kiến thức định hướng.
Điều 28. Thời gian, hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng
1. Thời gian và hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo tiền tiến sĩ được thực hiện trong thời gian tối đa 9 tháng theo hình thức tập trung.
2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
a) Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ từ trình độ B2 lên trình độ C1 cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 27; từ trình độ A2 lên trình độ B1 cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 27 của Quy định này;
b) Bồi dưỡng các  kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho các đối tượng nêu tại khoản 1, 2 Điều 27 của Quy định này;
c) Bồi dưỡng kiến thức định hướng dành cho các đối tượng nêu tại khoản 3 Điều 27 của Quy định này.
Điều 29. Nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ
1. Nhiệm vụ của cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ:
a) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh, Nga, Trung, Đức, Pháp) cho các ứng viên đạt yêu cầu đi học NCS ở trong và ngoài nước;
b) Bồi dưỡng cho học viên các kiến thức và kỹ năng chuyên môn; lập danh mục địa chỉ trang thông tin điện tử, đường dẫn kết nối với các chương trình đào tạo tiến sĩ theo ngành của các cơ sở đào tạo tiến sĩ trong và ngoài nước để học viên tìm hiểu;
c) Bồi dưỡng kiến thức định hướng cho NCS trước khi đi học nước ngoài.
2. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ:
a) Đảm bảo các điều kiện về chương trình đào tạo, bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; cơ sở vật chất để tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ và kiến thức, kĩ năng chuyên môn; cấp chứng chỉ cho các học viên hoàn thành các nội dung đào tạo, bồi dưỡng;
b) Cam kết đào tạo ngoại ngữ cho học viên  đạt yêu cầu đầu ra (cấp độ B1 cho NCS trong nước và cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ cho NCS đi học nước ngoài) theo đúng hợp đồng ký kết với các bên liên quan;
c) Thực hiện và thanh lý các hợp đồng đã ký kết trên cơ sở quy định của Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng tài chính đối với kinh phí thực hiện Đề án 911 hiện hành.
d) Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện sau mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 30. Điều kiện và đề án đăng ký nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ
1. Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ:
a) Là cơ sở giáo dục đại học đã được giao đào tạo ngành ngoại ngữ trình độ đại học, có kinh nghiệm hợp tác với các trường đại học, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng cần thiết cho học viên chuẩn bị làm NCS;
b) Có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo chương trình đào tạo tiền tiến sĩ, cụ thể:
- Đội ngũ giảng viên ngoại ngữ bao gồm cả giảng viên bản ngữ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ, đã được đào tạo trình độ sau đại học về ngoại ngữ tại các trường đại học ở nước ngoài;
- Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên giảng dạy bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng là những người có trình độ tiến sĩ về quản lý giáo dục, giáo dục học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học; có kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm trong bồi dưỡng kiến thức định hướng cho NCS trước khi đi học nước ngoài;
c) Có chương trình đào tạo tiền tiến sĩ phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 30 của Quy định này;
d) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo tiền tiến sĩ, cụ thể:
- Có đủ phòng học với trang thiết bị hiện đại, phù hợp cho giảng dạy ngoại ngữ với mỗi lớp từ 15-20 học viên, bao gồm máy chiếu, đầu máy DVD, máy tính kết nối Internet, trang thiết bị đa phương tiện, phòng học tiếng.
- Thư viện có trung tâm tư liệu và tự học, nguồn thông tin tư liệu, tài liệu học tập, băng đĩa và các phần mềm học ngoại ngữ đa dạng, đủ trang thiết bị, phương tiện (máy tính kết nối Internet, máy cassette, thiết bị nghe nhìn đa phương tiện…);
đ) Đảm bảo quy mô học viên phù hợp, hiệu quả;
e) Có đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ được xây dựng gồm những nội dung sau:
a) Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của cơ sở giáo dục trong đào tạo ngoại ngữ; quy mô, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn; cách thức tổ chức các khóa học;
b) Quy định về điều kiện tham gia, cam kết của học viên; điều kiện của cơ sở đảm bảo thực hiện cam kết đối với học viên; giám sát quá trình đào tạo, bồi dưỡng; cam kết thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận;
c) Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để thực hiện chương trình đào tạo tiền tiến sĩ: Đội ngũ giảng viên (bao gồm giảng viên Việt Nam và giảng viên bản ngữ giảng dạy ngoại ngữ; giảng viên, báo cáo viên giảng dạy bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kiến thức định hướng); cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện; chương trình đào tạo, bồi dưỡng; khả năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; kinh nghiệm hợp tác với các trường, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng cần thiết cho học viên chuẩn bị làm NCS;
d) Cam kết trình độ ngoại ngữ đầu ra của học viên đối với từng phương thức đào tạo trình độ tiến sĩ và những nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kiến thức định hướng.
Mẫu đề cương đề án tại Phụ lục VII.
Điều 31. Hồ sơ và quy trình giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ
1. Hồ sơ đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ
a) Tờ trình đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ;
b) Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ;
2. Quy trình xem xét giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận 01 bộ hồ sơ do cơ sở giáo dục đại học gửi đến qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 30 ngày, Vụ Giáo dục Đại học tiến hành thẩm định hồ sơ;
- Nếu hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học bảo đảm các điều kiện điều kiện, đạt yêu cầu theo quy định và đáp ứng yêu cầu đào tạo tiền tiến sĩ theo Đề án 911, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ cho cơ sở giáo dục đại học;
- Nếu hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học bảo đảm các điều kiện theo quy định, nhưng vẫn còn một số nội dung cần phải hoàn thiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục đại học kết quả thẩm định và những nội dung cần hoàn thiện;
- Nếu hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học chưa đáp ứng các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở giáo dục đại học cần tiếp tục hoàn thiện các điều kiện;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở giáo dục đại học (đối với những hồ sơ được thông báo cần hoàn thiện), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ cho cơ sở giáo dục đại học.
Điều 32. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng
1. Các cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ cần thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo về kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng: đối tượng, thời gian đào tạo, bồi dưỡng của từng lớp ngoại ngữ, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; học phí và chế độ tài chính; việc cấp chứng chỉ và các nội dung cần thiết khác.
2. Đăng ký danh sách học viên với các cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ:
a) Đối với ứng viên đã trúng tuyển đi học nước ngoài nhưng cần học thêm ngoại ngữ: do Cục ĐTVNN thực hiện;
b) Đối với NCS các chương trình đào tạo phối hợp: do các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước thực hiện;
c) Đối với các đối tượng chuẩn bị dự tuyển đào tạo NCS trong nước hoặc chương trình đào tạo phối hợp: cá nhân đăng ký trực tiếp với cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ.
3. Căn cứ danh sách học viên được đăng ký bởi các tổ chức hoặc cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này, các cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ sắp xếp các lớp học, lập dự trù kinh phí theo đối tượng và các bên có trách nhiệm chi trả căn cứ quy định hiện hành về quản lý và sử dụng tài chính đối với kinh phí thực hiện Đề án 911.
4. Trên cơ sở số lượng học viên đăng ký quy định tại khoản 2 Điều này, các cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ tiến hành các thủ tục ký hợp đồng đào tạo với Bộ Giáo dục và Đào tạo để nhận kinh phí đào tạo và thực hiện thanh lý hợp đồng sau mỗi khóa đào tạo. 
5. Kết thúc mỗi khóa đào tạo, các cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ báo cáo Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình kết quả đào tạo, quyết toán tài chính của các lớp học thuộc khóa đào tạo đó.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 33. Trách nhiệm của Vụ Giáo dục Đại học
 1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo chất lượng và hiệu quả; xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và từng giai đoạn; theo dõi, tổng hợp và tổ chức đánh giá kết quả đào tạo và chất lượng của các phương thức đào tạo; tổ chức sơ kết và tổng kết tình hình triển khai thực hiện Đề án; tổng hợp và đánh giá tình hình sử dụng những người đã được đào tạo theo Đề án.
2. Chủ trì quản lý, chỉ đạo hoạt động đào tạo tiến sĩ ở trong nước, đào tạo tiến sĩ theo phương thức phối hợp và đào tạo tiền tiến sĩ.
3. Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và Cục ĐTVNN xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch hằng năm và dự toán ngân sách để thực hiện Đề án.
4. Phối hợp với Cục ĐTVNN trong việc ra thông báo tuyển NCS đi học nước ngoài, xét duyệt danh sách ứng viên trúng tuyển đi học nước ngoài trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Điều 34. Trách nhiệm của Cục Đào tạo với nước ngoài
1. Chủ trì quản lý, theo dõi, đánh giá tình hình triển khai, kết quả đào tạo và chất lượng của phương thức đào tạo ở nước ngoài; tổng hợp và đánh giá tình hình sử dụng những người đã được đào tạo ở nước ngoài theo Đề án;
2. Chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học trong việc ra thông báo tuyển sinh, xét tuyển và cử NCS đi đào tạo ở nước ngoài.
3. Phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học và Vụ Kế hoạch – Tài chính xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch hằng năm và dự toán ngân sách để thực hiện Đề án;
4. Xây dựng văn bản và hướng dẫn NCS thực hiện các thủ tục liên quan đến việc nhập học, gia hạn học tập với cam kết tự chi trả tài chính trong thời gian gia hạn, các thủ tục tiếp nhận sau khi NCS tốt nghiệp trở về nước; liên hệ với các cơ sở đào tạo nước ngoài để sắp xếp NCS đi đào tạo; liên hệ với các cơ quan đầu mối của nước ngoài quản lý việc học tập của NCS; tổng hợp tình hình NCS đào tạo ở nước ngoài và định kỳ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Đầu mối phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài để bảo vệ chính trị nội bộ; hỗ trợ các thủ tục xuất nhập cảnh cho lưu học sinh đi đào tạo ở nước ngoài, cho giáo sư là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các chương trình đào tạo phối hợp.
Điều 35. Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch – Tài chính
1. Chủ trì xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm để tổ chức thực hiện Đề án.
2. Đầu mối phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng nguồn tài chính; xây dựng định mức chi tiêu, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm và bố trí ngân sách để thực hiện Đề án.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Bùi Văn Ga

Phụ lục I

Mẫu báo cáo kết quả học tập của nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài theo Đề án 911

 (kèm theo Thông tư số 35  /2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐI ĐÀO TẠO
 Ở NƯỚC NGOÀI THEO ĐỀ ÁN 911


Kính gửi:    Bộ Giáo dục và Đào tạo                                   

 

Họ và tên: ................................................................... Ngày sinh: ......................................  

Trường đại học/cao đẳng nơi cử đi đào tạo:: .......................................................................

Quyết định cử đi học số ........................... ngày …………. của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Với thời gian học tập tại nước ngoài: từ ngày............... đến ngày...........

Thời gian gia hạn học tập tại nước ngoài: …......từ tháng …/ 20... đến tháng …/20…

Ngày kết thúc khóa học: ..............................................  Ngày về nước: ..............................

Kết quả học tập ([1]): .............................................................................................................

- Văn bằng được cấp: .............................................................................................................

- Kết quả học tập : ..................................................................................................................

Cơ sở đào tạo ở nước ngoài: ..................................................................................................

Tên đề tài luận án tiến sĩ, vấn đề thực tập:.................................................................................

Họ, tên và học hàm, học vị của người hướng dẫn.....................................................................

Đánh giá của cơ sở đào tạo hoặc Giáo sư hướng dẫn (nếu có, viết tóm tắt):..............................

Tự đánh giá kết quả:................................................................................................................

Điều bổ ích nhất đã tiếp thu được trong quá trình học tập: ........................................................

Trường đại học/cao đẳng sẽ tiếp nhận/tuyển dụng sau khi tốt nghiệp: ...................

Nguyện vọng, đề nghị [2] : ..........................................................................................................

     Góp ý kiến cho các cơ quan quản lý : .................................................................................

Địa chỉ cơ quan, nhà riêng, số điện thoại, email sau khi trở lại công tác hoặc được phân công, tuyển dụng (bắt buộc phải cung cấp thông tin này): ..........................................

Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo là đúng sự thật. Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

…………, ngày ……… tháng …… năm 20.…

Người báo cáo

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

[1] Ghi rõ văn bằng được cấp (thông tin này bắt buộc phải có), nếu chưa có bằng tốt nghiệp thì phải trình bày rõ lý do; ghi rõ kết quả xếp loại học tập (nếu có); hoặc số môn đạt điểm A, điểm B, C… hoặc theo cách cho điểm của cơ sở đào tạo (đối với báo cáo kết thúc khóa học); Kết quả học tập các môn học (đối với báo cáo định kỳ 6 tháng);

[2]  Ghi rõ: đề nghị với trường đại học/cao đẳng nơi cử đi đào tạo về nguyện vọng được phân công nhiệm vụ gì; nêu rõ vấn đề hoặc công trình kiến nghị được ứng dụng, khả năng ứng dụng, yêu cầu được học tập bồi dưỡng thêm.

Phụ lục II

Mẫu báo cáo kế hoạch của các trường cử nghiên cứu sinh đi đào tạo trình độ tiên sĩ theo Đề án 911 đại học

 (kèm theo Thông tư số          /2012/TT-BGDĐT ngày      tháng    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

Tên trường              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     --------------------------

BÁO CÁO KẾ HOẠCH CỦA CÁC TRƯỜNG

CỬ NGHIÊN CỨU SINH ĐI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ THEO ĐỀ ÁN 911

  • Kế hoạch đào tạo theo từng giai đoạn:

- Giai đoạn 2012-2015:

TT

Năm

Số lượng

Phương thức đào tạo

Ghi chú

1

2012

 

 

 

2

2013

 

 

 

3

2014

 

 

 

4

2015

 

 

 

- Giai đoạn 2016-2020:

TT

Năm

Số lượng

Phương thức đào tạo

Ghi chú

1

2016

 

 

 

2

2017

 

 

 

3

2018

 

 

 

4

2019

 

 

 

5

2020

 

 

 

  • Kế hoạch đào tạo hàng năm :

Năm 20...:

TT

Tên ngành/chuyên ngành đào tạo

Số lượng

Phương thức
đào tạo

Dự kiến cơ sở
đào tạo tiến sĩ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

                                                                                             Thủ trưởng

                                                                                     (ký tên và đóng dấu)

Phụ lục III(a)

Mẫu cam kết đối với  nghiên cứu sinh đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911

 (kèm theo Thông tư số           /2012/TT-BGDĐT ngày      tháng    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ GIỮA NGHIÊN CỨU SINH, BỐ (MẸ HOẶC NGƯỜI BẢO LÃNH) VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG CỬ NGHIÊN CỨU SINH ĐI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Ở NƯỚC NGOÀI THEO ĐỀ ÁN 911

I. PHẦN CAM KẾT CỦA NGHIÊN CỨU SINH

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tên tôi là: ................................................................................................................................

Sinh ngày: ……………………………. Số CMND hoặc hộ chiếu  ..................................................

Hiện là : ..................................................................................................................................

Được Nhà nước cử đi học tiến sĩ tại (tên trường và nước).......... theo Đề án 911. Tôi xin cam kết thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Chấp hành nghiêm túc Quy chế quản lý lưu học sinh ở nước ngoài, Quy định đào tạo tiến sĩ theo phương thức phối hợp (đối với NCS đi đào tạo theo phương thức phối hợp), quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tuân thủ mọi quy định hiện hành của Nhà nước, của trường cử đi học về việc được nhận học bổng nhà nước đi học ở nước ngoài theo Đề án 911..
2. Không xin chuyển trường/chuyển nước hoặc thay đổi khoá học, chương trình học (đối với NCS đi học toàn thời gian ở nước ngoài). Cam kết tích cực học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn được cho phép. Nếu phải gia hạn sẽ tự túc kinh phí trong thời gian gia hạn.
3. Trong thời gian 3 tháng kể từ khi kết thúc khoá học phải trở về trường đại học/cao đẳng cử đi đào tạo để thực hiện thủ tục báo cáo tốt nghiệp, quyết toán kinh phí liên quan và các thủ tục về nước của lưu học sinh tại Cục Đào tạo với nước ngoài- Bộ Giáo dục và Đào tạo và thủ tục đối với trường cử đi học.
4. Tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi học (đối với đối tượng đang là giảng viên/trong biên chế hoặc hợp đồng)
5. Sau khi tốt nghiệp, cam kết làm việc lâu dài (ít nhất gấp đôi thời gian đào tạo) cho trường cử đi học.
6. Nếu không thực hiện đúng các điều đã cam kết trên, tôi xin bồi hoàn toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo theo quy định của Nhà nước và chịu xử lý kỷ luật theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của trường đại học hoặc cao đẳng cử đi học.

........................, ngày ...... tháng ......... năm .............

Người cam kết (ký và ghi rõ họ tên)

 

II. BẢO LÃNH CỦA BỐ (MẸ HOẶC NGƯỜI BẢO LÃNH)
(cho đối tượng là người học vừa tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ)

Họ và tên bố (mẹ)/ người bảo lãnh: ..............................................

Công tác tại: ........................................................

Địa chỉ: ...............................................................

đại diện cho gia đình NCS có tên trên, chúng tôi cam kết :

  • Chịu trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo đã được Nhà nước cấp cho con chúng tôi nếu con chúng tôi không thực hiện đúng, đầy đủ những nghĩa vụ đã nêu trong bản cam kết.
  • Nhắc nhở, động viên con chúng tôi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã được quy định đối với NCS.

Xác nhận của cơ quan bố( mẹ)/người bảo lãnh

hoặc của chính quyền địa phương                      ..................., ngày ...... tháng ... năm .

                                                               Bố (mẹ)/ người bảo lãnh NCS

                                                                       (ký và ghi rõ họ tên)

                    III. BẢO LÃNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG CỬ ĐI HỌC

Xác nhận anh/chị ......................................................... là giảng viên của trường (hoặc đã được trường chúng tôi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp trình độ tiến sĩ theo Đề án 911). Trường chúng tôi cam kết thực hiện trách nhiệm:

1) Tạo điều kiện về mọi mặt cho anh/chị......... được đi đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911, tiếp nhận lại/ tuyển dụng và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn và trình độ đào tạo sau khi anh/chị ....tốt nghiệp về nước.

2) Giúp đỡ, tạo điều kiện để anh/chị có tên trên được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi đào tạo.

3) Phối hợp với gia đình và các cơ quan liên quan yêu cầu anh/chị có tên trên thực hiện đúng, đầy đủ những nghĩa vụ đã nêu trong bản cam kết.

4) Bồi thường toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo cho Nhà nước nếu không ra quyết định tiếp nhận/tuyển dụng và bố trí công việc cho anh/chị có tên trên sau thời hạn 6 tháng kể từ ngày anh/chị có tên trên hoàn tất thủ tục qui định tại mục 3, phần I của văn bản cam kết này.

........................, ngày ...... tháng ......... năm .............

Hiệu trưởng

(ký tên, đóng dấu)

Phụ lục III (b)

Mẫu cam kết đối với nghiên cứu sinh đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911

 (kèm theo Thông tư số        /2012/TT-BGDĐT ngày      tháng    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ GIỮA NGHIÊN CỨU SINH,

BỐ (MẸ HOẶC NGƯỜI BẢO LÃNH) VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG CỬ NGHIÊN CỨU SINH ĐI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Ở TRONG NƯỚC THEO ĐỀ ÁN 911

I. PHẦN CAM KẾT CỦA NGHIÊN CỨU SINH

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tên tôi là: ..............................................................................................................................

Sinh ngày: ……………………………. Số CMND hoặc hộ chiếu  ................................................

Hiện là : .................................................................................................................................

Được Nhà nước cử đi học tiến sĩ tại .......... theo Đề án 911. Tôi xin cam kết thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Chấp hành nghiêm túc Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ GD&ĐT và của cơ sở đào tạo. Tuân thủ mọi quy định hiện hành của Nhà nước, của trường cử đi học đối với việc được nhận học bổng nhà nước đi đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911.

2. Cam kết tích cực học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn được cho phép. Nếu phải gia hạn sẽ tự túc kinh phí trong thời gian gia hạn.

3. Trong thời gian 3 tháng kể từ khi kết thúc khoá học phải trở về trường đại học/cao đẳng cử đi đào tạo để hoàn thành thủ tục báo cáo tốt nghiệp và thủ tục tiếp nhận lại/tuyển dụng đối với trường cử đi học; quyết toán kinh phí liên quan.

4. Tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi học (đối với đối tượng đang là giảng viên/cán bộ biên chế hoặc hợp đồng)

5. Sau khi tốt nghiệp, cam kết làm việc lâu dài (ít nhất gấp đôi thời gian đào tạo) cho trường cử đi học.

6. Nếu không thực hiện đúng các điều đã cam kết trên, tôi xin bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo theo các quy định hiện hành của Nhà nước và chịu xử lý kỷ luật theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của trường đại học, cao đẳng cử đi đào tạo.

........................, ngày ...... tháng ......... năm .............

Người cam kết

(ký và ghi rõ họ tên)

 

II. CAM KẾT CỦA BỐ (MẸ HOẶC NGƯỜI BẢO LÃNH

(cho đối tượng là người học vừa tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ)

Họ và tên bố (mẹ)/người bảo lãnh: ..............................................

Công tác tại: ........................................................

Địa chỉ: ...............................................................

đại diện cho gia đình NCS có tên trên, chúng tôi cam kết:

  • Nhắc nhở, động viên con chúng tôi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã được quy định đối với NCS.
  • Có trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo đã được Nhà nước cấp cho con chúng tôi nếu con chúng tôi không thực hiện đúng cam kết.

                                  ..................., ngày ...... tháng ... năm .

                                               Bố (hoặc mẹ)/người bảo lãnh

                                                   (ký và ghi rõ họ tên)

                    III. BẢO LÃNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG CỬ ĐI HỌC

Xác nhận anh/chị ......................................................... là giảng viên của (hoặc đã được trường chúng tôi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp trình độ tiến sĩ theo Đề án 911) . Trường chúng tôi cam kết thực hiện trách nhiệm:

1) Tạo điều kiện về mọi mặt cho anh/chị......... được đi đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911, tiếp nhận lại/ tuyển dụng và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn và trình độ đào tạo sau khi tốt nghiệp về nước.

2) Giúp đỡ, tạo điều kiện để anh/chị có tên trên được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi đào tạo.

3) Phối hợp với gia đình và các cơ quan liên quan yêu cầu anh/chị có tên trên thực hiện đúng, đầy đủ những nghĩa vụ đã nêu trong bản cam kết.

4) Bồi thường toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo cho Nhà nước nếu không ra quyết định tiếp nhận/tuyển dụng và bố trí công việc cho anh/chị có tên trên sau thời hạn 6 tháng kể từ ngày anh/chị có tên trên hoàn tất thủ tục qui định tại mục 3, phần I của văn bản cam kết này..

........................, ngày ...... tháng ......... năm .............

Hiệu trưởng

(ký tên, đóng dấu)

Phụ lục IV

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911

 (kèm theo Thông tư số          /2012/TT-BGDĐT ngày      tháng    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập  -  Tự do  -  Hạnh phúc
----------------------

 

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN ĐI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ Ở NƯỚC NGOÀI

THEO ĐỀ ÁN 911 NĂM 20...

(Theo Thông báo số ......./TB-BGDĐT ngày ........  của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Nước đăng ký dự tuyển (chỉ đăng ký 01 nước):..................

Ngành học đăng ký dự tuyển:..............................................................................

Ngoại ngữ sẽ sử dụng khi đi học ở nước ngoài: ......................................................

  1. Họ và tên:..................................................................... Giới tính: □ Nam   □ Nữ. 

 Dân tộc:.................

  1. Ngày, tháng, năm sinh:...................................................................
  2. Chức vụ và cơ quan đang công tác:...............................................    

.....................................................................................................

      Thuộc Bộ, Ngành, Tỉnh:..................................................................

  1. Hiện nay là cán bộ:      □ Biên chế            □ Hợp đồng, từ ngày/tháng/năm...........

      □ Sẽ được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp      □ Học viên cao học/sinh viên đại học mới tốt nghiệp, chưa đi làm.       Năm tốt nghiệp:................................. 

  1. Địa chỉ gửi thư:..............................................................................

      .....................................................................................................

      Điện thoại: Cơ quan.................................... Nhà riêng.................................. DĐ ..........

      E-mail:...........................................................................................

  1. Quá trình đào tạo:

      6.1. Đại học

      Thời gian đào tạo:.......................... năm.                   Từ....................... đến...........................

      Trường:...................................................................................

Nước:............................................................................................

      Hệ đào tạo:    □ Chính quy            □ Tại chức      □ Khác (ghi rõ):.............

                        □ Đào tạo phối hợp: 

                         Cơ sở đào tạo trong nước: Thời gian: từ............... .....đến..............

                          Cơ sở đào tạo nước ngoài: Thời gian: từ.............. .....đến..............

Ngành đào tạo:...........................................................................

Điểm trung bình học tập toàn khóa: ……………….Điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp:.......................................

Loại tốt nghiệp (nếu có):...............................................

(Nếu không phải là thang điểm 10 thì cần ghi rõ điểm học tập /thang điểm của nơi học và tính quy đổi tương đương sang thang điểm 10, kèm theo bản sao thông tin chính thức về thang điểm, xếp loại của nơi học).

6.2. Thạc sĩ:

      Thời gian đào tạo:.......................... năm.                   Từ....................... đến...........................

      Trường:...................................................................................

Nước:............................................................................................

      Hệ đào tạo:    □ Chính quy            □ Tại chức      □ Khác (ghi rõ):.............

                        □ Đào tạo phối hợp: 

                         Cơ sở đào tạo trong nước: Thời gian: từ............... .....đến..............

                          Cơ sở đào tạo nước ngoài: Thời gian: từ.............. .....đến..............

Chuyên ngành:...............................................................................

Điểm trung bình học tập toàn khóa: ……………….Điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp:.......................................

Loại tốt nghiệp (nếu có):...............................................

(Nếu không phải là thang điểm 10 thì cần ghi rõ điểm học tập /thang điểm của nơi học và tính quy đổi tương đương sang thang điểm 10, kèm theo bản sao thông tin chính thức về thang điểm, xếp loại của nơi học).

Nếu người dự tuyển đã từng học tại nước ngoài thì đề nghị cung cấp rõ thông tin các học bổng/nguồn tài trợ đã được hưởng để đi học nước ngoài:

□ ĐH, loại học bổng (chọn 1, 2,…theo danh mục liệt kê phía dưới):

□ ThS, loại học bổng (chọn 1, 2,…theo danh mục liệt kê phía dưới):

(1) Học bổng do ngân sách Nhà nước Việt Nam cấp (Bộ GDĐT cử đi học)

(2) Học bổng theo các đề án đào tạo phối hợp được Bộ GDĐT cấp kinh phí

(3) Học bổng diện Hiệp định (Bộ GDĐT cử đi học)

(4) Học bổng do cơ sở đào tạo nước ngoài/ cơ quan, tổ chức quốc tế cấp (ghi rõ tên nơi cấp học bổng):

.....................................................................................................

(5) Nguồn tài trợ khác hoặc tự túc kinh phí (xin ghi rõ):..............................  

7. Trình độ ngoại ngữ:               □ Có chứng chỉ □ Chưa có chứng chỉ

Tiếng Anh: ……  IELTS ………TOEFL.                            Ngày cấp: ……….. Nơi cấp:.. 

Tiếng ………: ………… …….                                          Ngày cấp: ……….. Nơi cấp:.. Tiếng ………: ………… …….                                                                             Ngày cấp: ……….. Nơi cấp: ..

 

XÁC NHẬN  CỦA TRƯỜNG CỬ DỰ TUYỂN

Ngày           /          /20

(Thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

....................., ngày         /        /20

Người dự tuyển ký và ghi rõ họ tên

Phụ lục V

Mẫu đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911

(Thông tư số         /2012/TT-BGDĐT ngày     tháng     năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ NHẬN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Ở TRONG NƯỚC THEO ĐỀ ÁN 911

------------------------

Tên cơ sở đào tạo:

Phần I. Thông tin chung

1.1. Giới thiệu về cơ sở đào tạo:

Giới thiệu khái quát về cơ sở đào tạo: Lịch sử phát triển, năm thành lập, năm bắt đầu đào tạo tiến sĩ; số lượng các chuyên ngành được giao đào tạo tiến sĩ; thành tích nghiên cứu khoa học đạt được trong 5 năm trở lại đây; những chuyên ngành thuộc thế mạnh của cơ sở đào tạo.

1.2. Kết quả đào tạo tiến sĩ

Bảng 1.2. Kết quả đào tạo tiến sĩ trong những 5 năm gần đây

                                                                                               

Năm...

Năm....

Năm....

Năm...

Năm...

Chỉ tiêu tuyển mới

 

 

 

 

 

Số NCS tuyển mới

 

 

 

 

 

Quy mô đào tạo

 

 

 

 

 

Số tốt nghiệp và  được cấp bằng TS

 

 

 

 

 

Số NCS quá hạn (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

Số NCS thôi học (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

1.3. Tổ chức và quản lý đào tạo

- Tên đơn vị quản lý đào tạo:

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý NCS

Bảng 1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ

TT

Họ và tên

Chức danh KH, học vị

Chuyên ngành

Nhiệm vụ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4. Tạp chí khoa học do cơ sở đào tạo xuất bản (nếu có): tên, năm bắt đầu ấn hành, số kỳ xuất bản mỗi năm, tổ chức và hoạt động, cơ chế biên tập và phản biện, uy tín và chất lượng…

1.5. Trang web của cơ sở đào tạo: địa chỉ website, đường dẫn của chuyên mục đào tạo tiến sĩ trong website; mô tả chuyên mục đào tạo tiến sĩ: các thông tin cơ bản của chuyên mục, kế hoạch đào tạo, bảo vệ luận án; cơ sở dữ liệu đào tạo tiến sĩ,…

Phần II. Điều kiện và năng lực đào tạo của từng chuyên ngành

      Căn cứ các qui định tại Điều 14 của Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số           /BGDĐT-GDĐH ngày      tháng         năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để xây dựng phần này của đề án theo từng chuyên ngành.

2.1. Chuyên ngành đào tạo: …………

2.1.1. Thông tin về chuyên ngành đào tạo NCS:

-  Năm được giao đào tạochuyên ngành này:

- Đơn vị quản lý chuyên môn (khoa, bộ môn, phòng chuyên môn):

2.1.2 Kết quả đào tạo trong 5 năm trở lại đây

Bảng 2.1.2. Kết quả đào tạo của chuyên ngành

Thông tin chung

Năm.....

Năm .....

Năm .....

Năm....

Năm....

Quy mô đào tạo

 

 

 

 

 

Số NCS tuyển mới

 

 

 

 

 

Số tốt nghiệp và  cấp bằng TS

 

 

 

 

 

Số NCS quá hạn so với quy định (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

Số NCS thôi học (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

2.1.3. Đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu tham gia đào tạo chuyên ngành

Bảng 2.1.3. Danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia đào tạo chuyên ngành

TT

Họ và tên, năm sinh

Chức danh KH, năm công nhận

Học vị, năm công nhận

Số NCS hướng dẫn đã bảo vệ

Số NCS đang hướng dẫn

Số bài báo công bố trong nước 5 năm trở lại đây

Số bài báo công bố ngoài nước 5 năm trở lại đây

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2.1.4. Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng

a) Thư viện: Giới thiệu, mô tả về nguồn tài liệu chuyên môn phục vụ chuyên ngành đào tạo, chia ra:

- Về sách chuyên khảo phục vụ chuyên ngành đào tạo:

- Về tài liệu, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước của trường và của khoa;

- Về thư viện điện tử, khả năng kết nối, khai thác, sử dụng tài liệu của thư viện khoa học trong và ngoài nước; với cơ sở nước ngoài có hợp tác nghiên cứu, đào tạo với trường..

Bảng 2.1.4a Danh sách các thư viện, mạng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học trong nước, ngoài nước có khả năng kết nối và khai thác:

TT

Tên thư viện, mạng CSDL, thông tin khoa học

Tên nước

Đường dẫn, địa chỉ website

1

 

 

 

2

 

 

 

b) Phòng làm việc

- Chỗ làm việc cho người hướng dẫn NCS: bình quân số m2/ 1 người HD

- Chỗ làm việc cho NCS tại CSĐT: bình quân số m2/1 NCS

c) Phòng thí nghiệm phục vụ chuyên ngành đào tạo

Bảng 2.1.4b. Danh sách phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm… chuyên ngành

STT

Tên phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm

Tình trạng trang thiết bị và hiệu suất hoạt động hiện tại

1

 

 

2

 

 

2.1.5. Hợp tác quốc tế

a) Hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước  

Bảng 2.1.5a. Danh sách hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến chuyên ngành này trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên hội nghị, hội thảo quốc tế

Thời gian, địa điểm

Đơn vị đồng

tổ chức  

Thông tin trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

b) Chương trình, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài

Bảng 2.1.5b. Kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học về chuyên ngành này trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên chương trình, đề tài

Cơ quan, tổ chức hợp tác

Năm bắt đầu/ Năm  kết thúc  

Số NCS tham gia 

Kết quả NC trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

- Khả năng hỗ trợ NCS công bố bài báo quốc tế: về chuyên môn, thủ tục, tài chính…

- Tên các chương trình (hay NCS) được đào tạo theo hình thức phối hợp, đồng hướng dẫn với nước ngoài.

2.1.6. Kế hoạch tuyển sinh: Số NCS/năm của chuyên ngành

2.2. Chuyên ngành: ………

(các nội dung tương tự nêu trên)

2.3. Chuyên ngành: ………

(các nội dung tương tự nêu trên)

Ghi chú: Trường hợp có nheieuf chuyên ngành cùng nhóm ngành thì từ phần 2.1.4 trở đi có thể viết chung

           Phần III. Tổ chức triển khai

3.1. Tuyển sinh 

+ Tuyển sinh (đảm bảo đúng đối tượng, đúng yêu cầu của Quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành, cách thức quảng bá, tổ chức tuyển sinh...):

3.2. Tổ chức đào tạo: nêu cụ thể quy trình tổ chức đào tạo, cách thức triển khai như:

- Đào tạo tập trung NCS toàn thời gian;

- Đào tạo không tập trung theo qui định tại khoản 2 Điều 12;

- Cách thức biên chế NCS về khoa chuyên ngành hoặc tổ bộ môn để sinh hoạt chuyên môn theo Quy chế;

- Về hướng dẫn khoa học, lề lối làm việc giữa NCS và người hướng dẫn…

- Cách thức tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm, hội thảo…

- Việc gửi NCS đi thực tập ở nước ngoài;

- Việc duyệt báo cáo, bài báo khoa học;

- Việc hỗ trợ NCS đăng bài quốc tế (về chuyên môn, thủ tục, tài chính…);

- Tổ chức phản biện độc lập, duyệt luận án…

- Các nội dung trọng tâm trong tổ chức, quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo.

3.3. Cam kết về kết quả đầu ra của NCS (nếu có khác nhau đối với từng chuyên ngành đề nghị ghi rõ)

- Số lượng bài báo khoa học công bố trong nước (tạp chí chuyên ngành tính đến 1 điểm của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định):

- Số lượng bài báo khoa học công bố ngoài nước (tạp chí quốc tế có uy tín):

- Số lượng hội thảo khoa học (trong nước, nước ngoài) tham gia có báo cáo:

           3.4. Dự toán kinh phí đào tạo 1 NCS ở trong nước (tính theo ngành (nhóm chuyên ngành) nếu có sự khác nhau giữa các ngành).

Bảng 3.4. Dự toán kinh phí đào tạo 1 NCS ở trong nước

(các nội dung ghi trong Mục chi ở đây có tính gợi ý)

TT

Nội dung chi

Mục chi

Mức chi

Thành tiền

Ghi chú

1

Chi đào tạo các học phần trong CTĐT

- Số tín chỉ:

- Số chuyên đề:

 

 

 

2

Chi người hướng dẫn

- Người hướng dẫn chính:

  +

  +

- Người hướng dẫn phụ:

  +

  +

 

 

 

3

Chi Hội đồng chấm chuyên đề, luận án

- Số chuyên đề, số người trong hội đồng,…

 

 

 

4

Chi cho tiến hành nghiên cứu, viết luận án

- Khảo sát thực tiễn

- Khảo cứu tư liệu

- Dự HN/hội thảo quốc tế

- Thực hiện thí nghiệm

- Viết luận án

- Đăng bài báo quốc tế

- Văn phòng phẩm

- Hỗ trợ sinh hoạt phí

- …

 

 

 

5

Chi thực tập, NC ngoài nước

- Sinh hoạt phí:

- Vé đi lại:

- Trả cho cơ sở thực tập…

 

 

 

6

Chi phản biện độc lập

- Số người:

 

 

 

7

Chi Hội đồng đơn vị chuyên môn

- Tính theo số thành viên, chức trách trong hội đồng:

 

 

 

8

Chi Hội đồng cấp trường

- Tính theo số thành viên, chức trách trong hội đồng:

 

 

 

9

Nội dung khác…

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

Nơi nhận:
-……………………………….
-………………………………
- Lưu: ………………………..

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

                                                       

Phụ lục VI

Mẫu đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ
theo phương thức phối hợp theo Đề án 911

(Kèm theo Thông tư số            /2012/TT-BGDĐT ngày       tháng       năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

ĐỀ ÁN

ĐĂNG KÝ NHẬN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ THEO PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP THEO ĐỀ ÁN 911

--------------------------

Tên cơ sở đào tạo:

Phần I. Thông tin chung

1.1. Giới thiệu về cơ sở đào tạo:

Giới thiệu khái quát về cơ sở đào tạo: Lịch sử phát triển, năm thành lập, năm bắt đầu đào tạo tiến sĩ; số lượng các chuyên ngành được giao đào tạo tiến sĩ; thành tích nghiên cứu khoa học đạt được trong 10 năm trở lại đây; những chuyên ngành thuộc thế mạnh của cơ sở đào tạo. Tình hình hợp tác quốc tế trong đào tạo, các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài, đặc biệt liên kết đào tạo ở trình độ tiến sĩ cho đến nay.

1.2. Kết quả đào tạo tiến sĩ trong nước

Bảng 1.2. Kết quả đào tạo tiến sĩ trong 5 năm gần đây

Năm

Năm ...

Năm....

Năm ....

Năm ....

Năm.....

Chỉ tiêu tuyển mới

 

 

 

 

 

Số NCS tuyển mới

 

 

 

 

 

Quy mô đào tạo

 

 

 

 

 

Số tốt nghiệp và  được cấp bằng TS

 

 

 

 

 

Số NCS quá hạn (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

Số NCS thôi học (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

1.3. Kết quả hợp tác NCKH, phối hợp đào tạo tiến sĩ với nước ngoài đã có (số đè tài hợp tác nghiên cứu, số lượng bài báo công bố, số chương trình phối hợp đào tạo, số lượng NCS đã và đang đào tạo phối hợp...)

1.4. Tổ chức và quản lý đào tạo

- Tên đơn vị quản lý đào tạo:

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý NCS

Bảng 1.4. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ

TT

Họ và tên

Chức danh KH, học vị

Chuyên ngành

Nhiệm vụ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4. Tạp chí khoa học do cơ sở đào tạo xuất bản: tên, năm bắt đầu ấn hành, số kỳ xuất bản mỗi năm, tổ chức và hoạt động, cơ chế biên tập và phản biện, uy tín và chất lượng…

1.5. Trang web của cơ sở đào tạo: địa chỉ website, đường dẫn của chuyên mục đào tạo tiến sĩ trong website; mô tả chuyên mục đào tạo tiến sĩ; các thông tin cơ bản của chuyên mục (kế hoạch đào tạo, bảo vệ luận án; cơ sở dữ liệu đào tạo tiến sĩ,…), đặc biệt các thông tin và kết quả liên quan đến hợp tác quốc tế trong NCKH và đào tạo sau đại học, các chương trình đào tạo liên kết, kết quả đào tạo phối hợp trình độ tiến sĩ đã có.

Phần II. Điều kiện và năng lực của từng chuyên ngành đăng ký đào tạo phối hợp

      Căn cứ các qui định tại Điều 21 của Qui định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số           /2012/TT/BGDĐT  ngày       tháng         năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để xây dựng phần này của đề án theo từng chuyên ngành.

2.1. Chuyên ngành/Chương trình đào tạo phối hợp: …….

2.1.1. Giới thiệu tóm tắt về cơ sở đào tạo phối hợp ở nước ngoài

+ Tên trường, tên nước, địa chỉ, website:

+ Vị trí và uy tín của cơ sở ĐT nước ngoài tại nước sở tại và trên thế giới:

+ Quá trình hình thành và phát triển quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo trình độ tiến sĩ:

+ Giới thiệu những nét chính của văn bản thoả thuận hoặc Hợp đồng phối hợp đào tạo đã có:

+ Kết quả đào tạo phối hợp đã triển khai (nếu có):

2.1.2. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo phối hợp

Bảng 2.1.2. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo phối hợp

TT

Họ và tên, năm sinh

CDKH, năm công nhận

Học vị, năm công nhận

Năng lực ngoại ngũ

Số NCS hướng dẫn đã bảo vệ

Số NCS đang hướng dẫn

Số bài báo công bố trong nước trong 5 năm gần nhất

Số bài báo công bố ngoài nước trong 5 năm gần nhất

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2.1.3. Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng

a) Thư viện: về nguồn tài liệu chuyên môn phục vụ chuyên ngành đào tạo:

- Sách chuyên khảo phục vụ chuyên ngành đào tạo:

- Tài liệu, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước của trường và của khoa;

- Thư viện điện tử, khả năng kết nối với thư viện của cơ sở phối hợp và các thư viện khoa học trong và ngoài nước khác:......

- Sự hỗ trợ của cơ sở đào tạo phối hợp nước ngoài về tài liệu, sách báo khoa học.

Bảng 2.1.3a. Danh sách các thư viện, mạng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học trong nước, ngoài nước có khả năng kết nối và khai thác sử dụng tài liệu:

TT

Tên thư viện, mạng CSDL, thông tin khoa học

Tên nước

Đường dẫn, địa chỉ website

1

 

 

 

2

 

 

 

b) Phòng làm việc

- Chỗ làm việc cho người hướng dẫn NCS: bình quân số m2/ 1 người HD

- Chỗ làm việc cho NCS tại CSĐT: bình quân số m2/1 NCS

c) Phòng thí nghiệm phục vụ chuyên ngành đào tạo

Bảng 2.1.3c. Danh sách phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm… chuyên ngành

STT

Tên phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm

Tình trạng trang thiết bị, hiệu suất hoạt động hiện tại

1

 

 

2

 

 

2.1.4. Hợp tác quốc tế

a) Hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành 

Bảng 2.1.4a. Danh sách hội nghị, hội thảo quốc tế trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên hội nghị, hội thảo quốc tế

Thời gian, địa điểm

Đơn vị đồng

tổ chức  

Thông tin trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

b) Chương trình, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài

Bảng 2.1.4b. Kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên chương trình, đề tài

Cơ quan, tổ chức hợp tác

Năm bắt đầu/ Năm  kết thúc  

Số NCS tham gia 

Kết quả NC trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

- Khả năng hỗ trợ NCS công bố bài báo quốc tế: về chuyên môn, thủ tục, tài chính…

- Tên các chương trình (hay NCS) được đào tạo theo hình thức phối hợp, đồng hướng dẫn với nước ngoài đã hoặc đang triern khai thực hiện.

2.1.5. Tuyển sinh và tổ chức, quản lý đào tạo

a) Trình bày, mô tả cụ thể, trong đó nhấn mạnh những yếu tố mới, tiên tiến của cơ sở đào tạo nước ngoài áp dụng tại cơ sở đào tạo Việt Nam.

b) Kế hoạch tuyển sinh: số lượng mỗi năm,

c) Phương thức tuyển sinh, cách thức quảng bá, tổ chức tuyển sinh...:

d) Hình thức tổ chức đào tạo: thời gian đào tạo trong nước, thời gian đào tạo ở nước ngoài, kế hoạch nội dung đào tạo dự kiến ở trong nước và nước ngoài theo từng thời điểm .

đ) Tổ chức đào tạo trong nước:

+ Biên chế NCS về khoa chuyên ngành hoặc tổ bộ môn để sinh hoạt chuyên môn theo Quy chế;

+ Hướng dẫn khoa học trong nước; phối hợp với người hướng dẫn ở nước ngoài;

+ Cách thức tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm, hội thảo…

+ Việc duyệt báo cáo, bài báo khoa học; công bố kết quả nghiên cứu

+ Việc hỗ trợ NCS đăng bài quốc tế (về chuyên môn, thủ tục, tài chính…);

e) Tổ chức đào tạo ở nước ngoài

+ Hướng dẫn khoa học ở nước ngoài; phối hợp với người hướng dẫn trong nước;

+ …

g) Tổ chức duyệt luận án, đánh giá và bảo vệ luận án

h) Trách nhiệm cấp bằng…

i) Cam kết về vai trò và trách nhiệm của mỗi bên trong chương trình

k)  Cam kết về kết quả đầu ra của NCS của chuyên ngành:

+ Số lượng bài báo khoa học công bố trong nước (tạp chí chuyên ngành tính đến 1 điểm của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định):

+ Số lượng bài báo khoa học công bố ngoài nước (tạp chí quốc tế có uy tín):

+ Số lượng hội thảo khoa học (trong nước, nước ngoài) tham gia có báo cáo:

+ ….

3.2. Chuyên ngành/Chương trình đào tạo phối hợp: …….

…… (Các nội dung tương tự nêu trên)

3.3. Chuyên ngành/Chương trình đào tạo phối hợp: …….

…… (Các nội dung tương tự nêu trên)

Ghi chú: Trường hợp có nheieuf chuyên ngành cùng nhóm ngành thì từ phần 2.1.3 trở đi có thể viết chung.

  Phần III. Dự toán kinh phí đào tạo 1 NCS theo phương thức phối hợp (tính theo ngành)

    Bảng 3. Dự toán kinh phí đào tạo 1 NCS theo phương thức phối hợp

(các nội dung ghi trong Mục chi ở đây có tính gợi ý)

TT

Nội dung chi

Mục chi

Mức chi

Thành tiền

Ghi chú

1

Chi đào tạo các học phần trong CTĐT

- Số tín chỉ/số chuyên đề:

- Chi GV nước ngoài tham gia tuyển chọn NCS, đánh giá các môn học

 

 

 

2

Chi người hướng dẫn

- Người hướng dẫn chính:

  + …

- Người hướng dẫn phụ:

  + …

 

 

 

3

Chi Hội đồng chấm chuyên đề, luận án

- Số chuyên đề, số người trong hội đồng,…

 

 

 

4

Chi hỗ trợ GV nước ngoài tham gia hướng dẫn, giảng dạy, đánh giá luận án…

- Đi lại:

- Chỗ ở:

- Sinh hoạt phí:

- …

 

 

 

5

Chi cho tiến hành nghiên cứu luận án

- Khảo sát thực tiễn

- Khảo cứu tư liệu 

- Dự HN/hội thảo quốc tế

- Thực hiện thí nghiệm

- Viết luận án

- Đăng bài báo quốc tế

- Văn phòng phẩm

- Hỗ trợ sinh hoạt phí

- ...

 

 

 

6

Chi đào tạo tại nước ngoài

- Sinh hoạt phí:

- Vé đi lại:

- Trả học phí cho cơ sở đào tạo.

- Trả phí tham dự hội nghị, hội thảo, đăng bài báo quốc tế

- Mua sách, tài liệu…

 

 

 

7

Chi phản biện độc lập

- Số người:

 

 

 

8

Chi Hội đồng đơn vị chuyên môn

- Tính theo số thành viên, chức trách trong hội đồng:

 

 

 

9

Chi Hội đồng cấp trường

- Bảo vệ trong nước: số thành viên, chức trách trong hội đồng, hỗ trợ GV nước ngoài (đi lại, ăn ở…)

- Bảo vệ tại nước ngoài: số thành viên, đi lại, sinh hoạt phí

- …

 

 

 

10

Nội dung khác…

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

Nơi nhận:
-……………………………….
-………………………………
- Lưu: ………………………..

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

                                                       

Phụ lục VII

Mẫu đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ theo Đề án 911

(Kèm theo Thông tư số       /2012/TT-BGDĐT ngày       tháng     năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

ĐỀ ÁN

ĐĂNG KÝ NHẬN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO TIỀN TIẾN SĨ THEO ĐỀ ÁN 911

-------------------------

Tên cơ sở đào tạo của cơ sở đào tạo:

 I. Thông tin chung

1. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo ngoại ngữ: năm thành lập, năm bắt đầu đào tạo trình độ đại học của từng ngành ngoại ngữ; kinh nghiệm hợp tác quốc tế; chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn; cách thức tổ chức các khóa học.

2. Xác định quy mô, khả năng tiếp nhận người học của cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ:

3. Đối tượng học viên (trong nước, đào tạo phối hợp, ngoài nước; NCS của bản thân cơ sở đào tạo hay của cơ sở đào tạo khác):

4. Điều kiện tham gia đào tạo tiền tiến sĩ; cam kết thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận.

5. Thời gian đào tạo cần thiết cho từng nhóm trình độ để đạt yêu cầu đối với từng phương thức đào tạo:  

 II. Nội dung đề án

- Căn cứ các qui định tại Điều 30 của Qui định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số           /2012/TT/BGDĐT  ngày       tháng         năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để xây dựng đề án.

-  Những ngoại ngữ đăng ký đào tạo, bồi dưỡng:

 2.1. Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ

2.1.1. Tiếng Anh

a) Giới thiệu về chương trình đào tạo, bồi dưỡng

- Năm được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học ngành Tiếng Anh:

- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng Tiếng Anh của cơ sở đào tạo đến nay:

Bảng 2.1a Đội ngũ giảng viên trong nước tham gia giảng dạy Tiếng Anh

TT

Họ và tên, năm sinh

Ngoại ngữ đã giảng dạy

Trình độ được đào tạo

Nước đào tạo

Thời gian đã giảng dạy

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

Bảng 2..b Đội ngũ giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy Tiếng Anh

TT

Họ và tên, năm sinh

Trình độ được đào tạo

Nước

Thời gian tham gia giảng dạy

1

 

 

 

 

2

 

 

 

- Giáo trình chính:

- Tài liệu tham khảo:

b) Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng

* Thư viện: giới thiệu, mô tả về nguồn tài nguyên phục vụ rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực Tiếng Anh:

 Nguồn thông tin tư liệu, tài liệu học tập, băng đĩa và các phần mềm học ngoại ngữ, trang thiết bị, phương tiện (máy tính kết nối Internet, máy cassette…); các thiết bị đa phương tiện khác.

 * Phòng tự học ngoại ngữ cho NCS tại CSĐT: bình quân số m2/1 NCS

* Chỗ học tập cho người học trong phòng luyện âm: bình quân số m2/ người học

c) Hợp tác quốc tế

  * Kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong giảng dạy Tiếng Anh và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiên cứu với các trường, tổ chức, trung tâm quốc tế

d).Tổ chức lớp đào tạo

- Thời gian cho mỗi khóa theo trình độ đầu vào:

- Số lượng khóa học Tiếng Anh có thể tổ chức mỗi năm:

- Số lượng học viên mỗi khóa có thể tiếp nhận:

- Cách thức tổ chức đào tạo: cách thức chia lớp, quy định rõ đầu vào của từng ngoại ngữ trên cơ sở quy định tại khoản 1, 2 Điều 22 của Qui định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020”.

- Cam kết trình độ của học viên khi kết thúc khóa học:

2.1.2. Tiếng....

(trình bày theo các nội dung tại mục 2.1.1)

2.1.3. Tiếng....

(trình bày theo các nội dung tại mục 2.1.1)

2.2. Bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng khác

2.2.1. Đối với NCS đi học nước ngoài

a) Nội dung bồi dưỡng        

   - Phương pháp nghiên cứu, chuẩn bị đề cương nghiên cứu, hồ sơ xin học, tìm hiểu về văn hóa, môi trường, và kinh nghiệm học tập nghiên cứu ở nước ngoài.

- Tìm hiểu về văn hóa, môi trường kinh nghiệm học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; về chính trị tư tưởng, quy chế lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước 

b) Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên:

c) Tài liệu, tư liệu phục vụ bồi dưỡng:

d) Cách thức bồi dưỡng:

đ) Kế hoạch bồi dưỡng:

2.2.2.  Đối với NCS đào tạo trong nước:

a) Nội dung bồi dưỡng        

- Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký dự tuyển trong nước:

- Những nội dung chuẩn bị cho NCS trước khi vào chính khóa: Phương pháp tổ chức, triển khai nghiên cứu khoa học: chọn hướng, đề tài nghiên cứu; cách viết tiểu luận tổng quan; lựa chọn phương pháp nghiên cứu; trình bày nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu; cách viết thảo luận và kết luận của luận án tiến sĩ; cách viết và đăng bài trên các tạp chí khoa học;chia sẻ kinh nghiệm về quá trình học tiến sĩ.

b) Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên:

c) Tài liệu, tư liệu phục vụ bồi dưỡng:

d) Cách thức bồi dưỡng:

đ) Kế hoạch bồi dưỡng:

2.3. Dự toán kinh phí đào tạo tiền tiến sĩ

(các nội dung ghi trong Mục chi ở đây có tính gợi ý)

TT

Nội dung chi

Mục chi

 

Mức chi

Thành tiền

Ghi chú

1

Chi hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ

Hợp đồng trọn gói bao gồm:

- Chi giờ dạy, ra đề thi, chấm thi, cấp chứng chỉ; cung cấp học liệu cho học viên

- Khác nhau theo độ dài khóa học để đầu ra đạt 500 TOEFL/5.0 IELTS…

 

 

 

2

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn

- Nội dung: ghi tại mục 2.2

- Chi biên soạn tài liệu

- Chi  giảng dạy  (số tiết)

- Đi lại, sinh hoạt phí GV nước ngoài (nếu có)

- Chi hỗ trợ người học: tài liệu, trang thiết bị học tập...

 

 

 

3

 

 

 

 

Bồi dưỡng kiến thức

Định hướng

- Nội dung:

- Chi biên soạn tài liệu

- Chi báo cáo (số giờ)

- Chi hỗ trợ người học: tài liệu

 

 

 

 

Nơi nhận:
-……………………………….
-………………………………
- Lưu: ………………………..

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

                                                       

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi