Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT

Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:23/2014/TT-BGDĐTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Bùi Văn Ga
Ngày ban hành:18/07/2014Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

 Trình độ ngoại ngữ của sinh viên chương trình Chất lượng cao phải đạt bậc 4/6
Theo Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 18/07/2014 quy định về đào tạo chất lượng cao (CLC) trình độ đại học, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo CLC phải cao hơn chương trình đào tạo đại trà tương ứng về năng lực chuyên môn; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm; khả năng thích ứng với môi trường công tác và đặc biệt, năng lực ngoại ngữ tối thiểu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Giảng viên của chương trình đào tạo CLC phải có trình độ thạc sĩ trở lên; riêng giảng viên dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành phải có trình độ tiến sĩ hoặc chức danh giáo sư, phó giáo sư, hoặc trình độ thạc sĩ tốt nghiệp các trường đại học các nước phát triển; có kinh nghiệm giảng dạy liên quan đến ngành của chương trình đào tạo CLC từ 3 năm trở lên; giảng viên dạy các học phần chuyên môn bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ bậc 5/6 trở lên…
Trong cả khóa học, mỗi sinh viên chương trình CLC được tham gia nghiên cứu khoa học theo nhóm do các giảng viên hướng dẫn hoặc tham gia đề tài cùng với giảng viên; hàng năm, sinh viên và giảng viên phải có ít nhất 01 đề tài phối hợp nghiên cứu với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất liên quan đến ngành của chương trình đào tạo CLC.
Phòng học riêng của lớp đào tạo CLC được trang bị máy tính kết nối internet; mỗi sinh viên có nơi tự học ở trường, được sử dụng mạng internet không dây; có phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở thực tập; có các phần mềm mô phỏng cần thiêt phục vụ giảng dạy và học tập…
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định sinh viên chương trình CLC không đủ điều kiện tiếp tục học tập theo chương trình này thì phải chuyển sang học chương trình đại trà hoặc thôi học theo quy định của cơ sở đào tạo; sinh viên đang học chương trình đại trà nếu có nhu cầu và đủ điều kiện, được xem xét tiếp nhận vào học chương trình CLC.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2014.

Xem chi tiết Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT tại đây

tải Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-----------------

Số: 23/2014/TT-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------------

Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2014

              Căn cứ Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;  

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Đại học Quốc gia, Giám đốc Đại học vùng, Giám đốc học viện; Hiệu trưởng trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Uỷ ban VHGD TNTN&NĐ của QH; (Để báo cáo);
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, ngành liên quan;
- Các UBND tỉnh, TP trực thuộc TW (Để thực hiện) ;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;

- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 



Bùi Văn Ga

QUY ĐỊNH  VỀ ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số  23  /2014/TT-BGDĐT
ngày 18 tháng 07 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học (sau đây gọi là đào tạo chất lượng cao, viết tắt là ĐTCLC) bao gồm: tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học; điều kiện đào tạo chất lượng cao, thủ tục xác nhận đề án ĐTCLC, đình chỉ tuyển sinh chương trình chất lượng cao.
2. Quy định này áp dụng đối với các đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, trường đại học (bao gồm cả các trường đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng) trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo), các tổ chức và cá nhân có liên quan.
3. Quy định này không áp dụng đối với các cơ sở đào tạo có 100% vốn đầu tư nước ngoài và chương trình đào tạo liên kết với cơ sở đào tạo nước ngoài, do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chương trình đào tạo đại trà là chương trình đào tạo (viết tắt là CTĐT) trình độ đại học đang được thực hiện hợp pháp tại cơ sở đào tạo, có mức trần học phí theo quy định hiện hành của Chính phủ (đối với cơ sở đào tạo công lập).
2. Chương trình đào tạo nước ngoài là CTĐT đang được áp dụng ở một trường đại học trong khu vực hoặc trên thế giới đã được công nhận đạt chất lượng bởi tổ chức kiểm định chất lượng có uy tín hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thực hiện và cấp văn bằng, được tham khảo để xây dựng và phát triển CTĐT chất lượng cao của cơ sở đào tạo.
3. Chương trình chất lượng cao (viết tắt là CTCLC) là CTĐT có các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn CTĐT đại trà tương ứng, đồng thời đáp ứng các tiêu chí và điều kiện tại Quy định này.
4. Tiêu chí xác định CTCLC gồm những quy định về CTĐT, tuyển sinh, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, tổ chức và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học (viết tắt là NCKH), hợp tác quốc tế, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thực hiện CTCLC.
Điều 3. Mục đích đào tạo chất lượng cao
Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở những cơ sở đào tạo có đủ điều kiện nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở đào tạo
1. Ban hành quy định chi tiết về ĐTCLC áp dụng tại cơ sở đào tạo với các tiêu chí, điều kiện không thấp hơn Quy định này; trong đó bao gồm cả nhiệm vụ và quyền của giảng viên, sinh viên; quyền hạn của cơ sở đào tạo trong việc kiểm tra, thanh tra nội bộ, xử lý vi phạm nội bộ đối với cá nhân, đơn vị, cơ sở đào tạo thành viên không thực hiện đúng các tiêu chí, điều kiện đã được quy định.
2. Triển khai thực hiện ĐTCLC theo Quy định này và quy định chi tiết của cơ sở đào tạo.
3. Xác định mức học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo cho toàn khóa học; xây dựng lộ trình điều chỉnh mức học phí cho những khóa học tiếp theo (nếu cần thiết); xây dựng phương án thu, chi và quản lý kinh phí để đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chí của CTCLC (bao gồm cả miễn, giảm học phí cho sinh viên thuộc diện chính sách được nhận hỗ trợ tài chính của Nhà nước); thực hiện trích lập các quỹ theo quy định hiện hành đối với phần chênh lệch thu chi còn lại.
4. Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo các quy định tại khoản 1 Điều này và mức học phí quy định tại khoản 3 Điều này trước mỗi kì tuyển sinh.
Chương II
TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
Điều 5. Chương trình đào tạo
1. Chương trình đào tạo chất lượng cao được xây dựng và phát triển trên nền của CTĐT đại trà của cơ sở đào tạo có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy định này; có tham khảo CTĐT nước ngoài.
2. Chuẩn đầu ra của CTĐTchất lượng cao phải cao hơn của CTĐT đại trà tương ứng về năng lực chuyên môn; năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm; khả năng thích nghi với môi trường công tác; riêng năng lực ngoại ngữ tối thiểu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương).
3. Việc xây dựng đề cương chi tiết các học phần của CTĐTchất lượng cao  phải có sự tham gia của đội ngũ giảng viên thực hiện CTĐTchất lượng cao , bộ phận đảm bảo chất lượng và lấy ý kiến đóng góp của cựu sinh viên, đại diện của các đơn vị sử dụng lao động. Đề cương chi tiết các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành của CTCLC phải có ý kiến thẩm định của 2 chuyên gia ngoài cơ sở đào tạo (trong nước hoặc quốc tế) am hiểu lĩnh vực chuyên môn.
4. Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành CTĐTchất lượng cao được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 6. Giảng viên, trợ giảng
1. Giảng viên
a) Có trình độ thạc sĩ trở lên. Riêng giảng viên dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành phải có trình độ tiến sĩ hoặc chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ thạc sĩ tốt nghiệp ở các trường đại học của các nước phát triển đúng ngành hoặc thuộc ngành gần (đối với các ngành đặc thù);
b) Có năng lực chuyên môn, NCKH đáp ứng yêu cầu của CTĐT chất lượng cao; có kinh nghiệm giảng dạy liên quan đến ngành CTĐT chất lượng cao từ 3 năm trở lên; có phương pháp giảng dạy hiệu quả; áp dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy và NCKH;
c) Giảng viên dạy các học phần chuyên môn bằng ngoại ngữ, ngoài các tiêu chuẩn nêu tại điểm a, b khoản này, phải có trình độ ngoại ngữ bậc 5/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương tương) hoặc được đào tạo trình độ đại học trở lên toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ đó;
d) Có giảng viên uy tín của các trường đại học nước ngoài (bao gồm cả giảng viên Việt Nam có quốc tịch nước ngoài) hoặc giảng viên Việt Nam đã tham gia giảng dạy trình độ đại học trở lên ở nước ngoài hoặc giảng viên đã được đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của CTCLC tham gia giảng dạy các học phần được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 12 của Quy định này;
đ) Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy CTCLC do thủ trưởng cơ sở đào tạo phê duyệt theo đề nghị của trưởng đơn vị chuyên môn hoặc hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo, được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường.
2. Trợ giảng
a) Trợ giảng phải có đủ năng lực chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của học phần; sử dụng tốt các thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy để hỗ trợ giảng viên trong hướng dẫn sinh viên thực hiện bài tập, hướng dẫn thực hành, thảo luận, seminar, làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp;
b) Cơ sở đào tạo được phép sử dụng nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên giỏi tốt nghiệp các CTĐT cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao, chương trình tiên tiến, CTCLC tham gia hoạt động trợ giảng.
Điều 7. Cán bộ quản lý và cố vấn học tập
1. Cán bộ quản lý CTCLC phải có đủ năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong quản lý đào tạo; sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý liên quan; có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.
2. Cố vấn học tập phải nắm vững CTĐT, quy định về ĐTCLC và có khả năng hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên trong quá trình học tập; có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.
Điều 8. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
1. Có phòng học riêng cho lớp ĐTCLC được trang bị máy tính kết nối mạng internet và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, học tập; mỗi sinh viên CTCLC có nơi tự học ở trường, được sử dụng mạng internet không dây.
2. Có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo trong, ngoài nước và được cập nhật thường xuyên; có thư viện và thư viện điện tử cho giảng viên và sinh viên tra cứu và sử dụng trong giảng dạy, học tập và NCKH.
3. Có đủ các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở thực tập; có các phần mềm mô phỏng cần thiết phục vụ giảng dạy thực nghiệm cho sinh viên CTCLC và các cơ sở vật chất cần thiết khác theo yêu cầu của CTĐT.
Điều 9. Nghiên cứu khoa học
1. Hàng năm, mỗi giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy học phần lý thuyết ngành và chuyên ngành của CTCLC phải có tối thiểu 01 công trình NCKH được công bố hoặc được nghiệm thu có nội dung liên quan đến ngành ĐTCLC.
2. Trong cả khoá học, mỗi sinh viên CTCLC phải được tham gia NCKH theo nhóm nghiên cứu do các giảng viên hướng dẫn hoặc tham gia đề tài NCKH với giảng viên.
3. Hàng năm, giảng viên và sinh viên CTCLC phải có ít nhất 01 đề tài phối hợp nghiên cứu với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất liên quan đến CTCLC.
Điều 10. Hợp tác quốc tế
Cơ sở đào tạo thực hiện một số hoặc tất cả các hình thức hợp tác quốc tế sau để hỗ trợ phát triển CTCLC: bồi dưỡng, trao đổi giảng viên và sinh viên; tổ chức hợp tác NCKH, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, giao lưu học thuật; liên kết thư viện, trao đổi kinh nghiệm, thông tin, tài liệu, ấn phẩm khoa học; tham gia các tổ chức khoa học, nghề nghiệp quốc tế liên quan đến CTCLC.
Điều 11. Tuyển sinh
1. Chỉ tiêu đào tạo CTCLC nằm trong tổng chỉ tiêu đào tạo đã xác định hàng năm của cơ sở đào tạo theo quy định.
2. Điều kiện tuyển sinh
a) Thí sinh là người Việt Nam đã trúng tuyển vào cơ sở đào tạo trong kỳ tuyển sinh đại học chính quy; thí sinh là người nước ngoài phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của Việt Nam, có năng lực Tiếng Việt đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo do thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định;
b) Đáp ứng các điều kiện khác về tuyển sinh do cơ sở đào tạo quy định; tự nguyện tham gia học, cam kết đóng học phí theo quy định của cơ sở đào tạo.
3. Phương thức tuyển sinh CTCLC do Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định.
Điều 12. Tổ chức và quản lý đào tạo
Ngoài việc tuân theo các quy định chung về tổ chức, quản lý đào tạo trình độ đại học hiện hành, cơ sở đào tạo phải thực hiện thêm các yêu cầu sau:
1. Tổ chức đào tạo CTCLC phải đảm bảo:
a) Thực hiện theo học chế tín chỉ, sử dụng triệt để phương pháp giảng dạy mới theo hướng phát huy năng lực cá nhân của sinh viên, tăng cường rèn luyện kĩ năng mềm, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại và các phần mềm chuyên dụng để giải quyết các nội dung chuyên môn;
b) Có ít nhất 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành được dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nước ngoài hoặc Tiếng Anh, trong đó có ít nhất 1/2 số tín chỉ nêu trên do giảng viên được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 6 của Quy định này đảm nhiệm (trừ những ngành chỉ đào tạo ở Việt Nam);
c) Tổ chức cho sinh viên tham quan, thực hành, thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất trong hoặc ngoài nước theo kế hoạch; mời các giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân, nghệ nhân đến từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trong nước hoặc nước ngoài tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, phát triển nghề nghiệp; hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp liên quan để mời tham gia, hỗ trợ hoạt động đào tạo và NCKH;
d) Áp dụng các phương pháp đánh giá hiện đại theo hướng chú trọng phát triển năng lực phân tích, thực hành, sáng tạo, tự cập nhật kiến thức; năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trên nguyên tắc khách quan, minh bạch, linh hoạt, bám sát mục tiêu của mỗi học phần và của CTĐT;
đ) Bố trí đủ trợ giảng cho mỗi học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành;
e) Bố trí đủ người hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm, thực tập; đảm bảo mỗi nhóm thảo luận không quá 30 sinh viên, nhóm thực hành không quá 15 sinh viên, nhóm làm thí nghiệm tại phòng thí nghiệm không quá 5 sinh viên.
2. Quản lý đào tạo
a) Áp dụng tối đa các quy định quản lý học vụ, giảng viên và sinh viên của CTĐT tham khảo;
b) Có bộ phận hoặc cán bộ quản lý chuyên trách theo dõi, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện CTCLC;
c) Cố vấn học tập, giảng viên ngoài giờ lên lớp phải bố trí thời gian trả lời, giải quyết các vấn đề vướng mắc của sinh viên về nội dung học tập;
d) Tổ chức lấy ý kiến của sinh viên tối thiểu một lần sau mỗi học kỳ về nội dung, phương pháp giảng dạy của giảng viên; công tác quản lý, phục vụ; điều kiện cơ sở vật chất và tổ chức trả lời những ý kiến phản ánh của sinh viên.
3. Thay đổi trong quá trình đào tạo
a) Sinh viên CTCLC không đủ điều kiện để tiếp tục học tập CTCLC theo quy định của cơ sở đào tạo thì phải chuyển sang học CTĐT đại trà hoặc thôi học theo quy định của cơ sở đào tạo;
b) Sinh viên đang học CTĐT đại trà nếu có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của cơ sở đào tạo có thể được xem xét tiếp nhận vào học CTCLC;        
c) Cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, thời điểm tiếp nhận sinh viên đang học chương trình đại trà chuyển sang học CTCLC, sinh viên CTCLC chuyển sang học CTĐT đại trà và phải thông báo công khai cho người học trước mỗi khóa tuyển sinh.
4. Kiểm định chương trình đào tạo chất lượng cao
a) Cơ sở đào tạo phải tự đánh giá chất lượng của CTCLC và có kế hoạch chuẩn bị các điều kiện cho kiểm định CTCLC;
b) Đăng ký kiểm định CTCLC sau 2 khoá tốt nghiệp, theo quy định về kiểm định CTĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Có kế hoạch, lộ trình và thực hiện đăng ký kiểm định CTCLC bởi tổ chức kiểm định của nước có CTĐT tham khảo hoặc tổ chức kiểm định có uy tín trong khu vực hoặc quốc tế.
Chương III
ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO, THỦ TỤC XÁC NHẬN ĐỀ ÁN
 ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO, ĐÌNH CHỈ TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO
Điều 13. Điều kiện được đào tạo chất lượng cao
1. Cơ sở đào tạo đã có kinh nghiệm trong đào tạo, NCKH và hợp tác quốc tế, bao gồm:
a) Có ít nhất 3 khóa sinh viên đại học tốt nghiệp và đã công bố chuẩn đầu ra của CTĐT đại trà. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định;
b) Có chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên với các trường đại học nước ngoài;
c) Có hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất liên quan đến CTCLC; có các giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên đến từ tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất;
d) Trong 05 năm, tính đến thời điểm đề án ĐTCLC được hội đồng khoa học và đào tạo thông qua, cơ sở đào tạo phải có ít nhất 05 công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến ngành ĐTCLC được nghiệm thu hoặc được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
2. Có kế hoạch phát triển các CTCLC trong kế hoạch phát triển tổng thể theo từng giai đoạn của cơ sở đào tạo đã được hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị quyết nghị thông qua.
3. Có đề án ĐTCLC bao gồm những nội dung theo Điều 14 của Quy định này do đơn vị chuyên môn chủ trì, đơn vị quản lý đào tạo, tài chính và các đơn vị có liên quan khác tham gia xây dựng, được hội đồng khoa học và đào tạo thông qua và thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định phê duyệt.
4. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đề án ĐTCLC của cơ sở đào tạo đáp ứng các quy định về ĐTCLC.
5. Có chứng nhận cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục hoặc có xác nhận đã đăng kí và đang chờ kiểm định chất lượng giáo dục của một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Điều kiện này được áp dụng kể từ khi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam bắt đầu thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
Điều 14. Đề án đào tạo chất lượng cao
Đề án ĐTCLC cho mỗi CTCLC (theo mẫu tại Phụ lục I) gồm những nội dung chính sau:
1. Sự cần thiết và mục tiêu đào tạo của CTĐT chất lượng cao.
2. Chuẩn đầu ra của CTĐT chất lượng cao và chuẩn đầu ra của CTĐT đại trà tương ứng.
3. Điều kiện và cách thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.
4. Minh chứng các điều kiện đảm bảo chất lượng ĐTCLC, bao gồm:
a) Chương trình đào tạo (theo mẫu tại Phụ lục II, mẫu này không áp dụng đối với đại học quốc gia); phân tích, đối chiếu so sánh mục tiêu, chuẩn đầu ra, cấu trúc, nội dung của CTĐT chất lượng cao với CTĐT đại trà và CTĐT nước ngoài; ý kiến nhận xét của 02 chuyên gia ngoài cơ sở đào tạo (trong nước hoặc quốc tế);
b) Danh sách giảng viên cơ hữu, lý lịch khoa học của giảng viên (Phụ lục III), trợ giảng và cán bộ quản lý; giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên, trong đó có người đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất;
c) Danh mục cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, trong đó cần ghi rõ thiết bị; danh mục học liệu, tài liệu thư viện và liên kết thư viện đã được đầu tư ở mức cao hơn so với mức đầu tư của CTĐT đại trà để đáp ứng yêu cầu ĐTCLC;
d) Danh mục các công trình NCKH (đã công bố và đang triển khai);
đ) Các hình thức hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ phát triển CTCLC;
e) Hoạt động hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất liên quan đến CTCLC;
g) CTĐT nước ngoài và minh chứng CTĐT đó đã được kiểm định hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cho phép thực hiện và cấp văn bằng;
h) Giấy chứng nhận hoặc xác nhận quy định tại khoản 5 Điều 13.
4. Kế hoạch triển khai tổ chức và quản lý đào tạo.
5. Văn bản quy định chi tiết về ĐTCLC của cơ sở đào tạo được xây dựng trên cơ sở của bản Quy định này.
6. Các nội dung liên quan đến chi phí đào tạo, học phí và quản lý học phí, kinh phí của cơ sở đào tạo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy định này; so sánh định mức đầu tư cho mỗi sinh viên CTCLC với định mức đầu tư cho mỗi sinh viên của chương trình đại trà.
Điều 15. Đăng ký, xác nhận đề án ĐTCLC
1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Công văn của cơ sở đào tạo đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận đề án ĐTCLC;
b) Đề án ĐTCLC theo Điều 14 của Quy định này; biên bản thông qua đề án của hội đồng khoa học và đào tạo; quyết định phê duyệt đề án ĐTCLC của thủ trưởng cơ sở đào tạo;
c) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép đào tạo trình độ đại học chính quy của ngành đăng ký ĐTCLC.
2. Thẩm quyền xác nhận đề án ĐTCLC
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận đề án ĐTCLC của các cơ sở đào tạo trừ các cơ sở đào tạo quy định tại điểm b, khoản này;
b) Đại học quốc gia xác nhận đề án ĐTCLC của trường đại học thành viên, khoa trực thuộc đại học quốc gia trên cơ sở quy định điều kiện ĐTCLC tại Điều 13 của Quy định này và quy định cụ thể của đại học quốc gia.
3. Quy trình xác nhận đề án ĐTCLC
a) Cơ sở đào tạo có đề án ĐTCLC thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều này gửi 02 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị xác nhận đề án ĐTCLC;
b) Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản xác nhận đề án đáp ứng các quy định về ĐTCLC và công bố công khai đề án ĐTCLC trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo chưa đạt yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do đề án không được xác nhận;
c) Đại học quốc gia quy định quy trình xác nhận đề án ĐTCLC, thẩm định hồ sơ, xác nhận đề án ĐTCLC trong phạm vi đại học quốc gia; công bố công khai đề án ĐTCLC trên trang thông tin điện tử của đại học quốc gia và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (kèm theo đề án) để công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Điều 16. Đình chỉ tuyển sinh chương trình chất lượng cao
1. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh CTCLC khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm một trong các tiêu chí xác định CTCLC được quy định tại Chương II của Quy định này;
b) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
c) Không đạt tiêu chuẩn tại kỳ kiểm định chất lượng giáo dục được quy định tại khoản 5 Điều 13 của Quy định này;
d) Không đạt tiêu chuẩn tại kỳ kiểm định CTCLC được quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 12 của Quy định này;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đình chỉ tuyển sinh CTCLC phải xác định rõ lý do đình chỉ tuyển sinh, thời hạn đình chỉ tuyển sinh, các biện pháp cụ thể đảm bảo quyền lợi của sinh viên, giảng viên.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định đình chỉ tuyển sinh CTCLC.
4. Sau thời hạn đình chỉ tuyển sinh, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh được khắc phục thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép cơ sở đào tạo được tuyển sinh CTCLC trở lại.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Đối với các cơ sở đào tạo đang triển khai ĐTCLC, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, phải bổ sung đề án ĐTCLC theo Điều 14 của Quy định này, gửi đề án đến Bộ Giáo dục và Đào tạo để công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tổ chức thực hiện ĐTCLC theo Quy định này.
2. Hàng năm, sau mỗi kì tuyển sinh, cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả tuyển sinh CTCLC. Việc điều chỉnh mức học phí (nếu có) so với mức học phí ghi trong đề án ĐTCLC đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận được thực hiện theo quy trình tại Khoản 3 Điều 15 của Quy định này (chỉ áp dụng đối với các cơ sở đào tạo công lập).
3. Sau mỗi khoá tốt nghiệp, cơ sở đào tạo có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh, bổ sung CTCLC.
4. Định kì hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra việc thực hiện ĐTCLC của các cơ sở đào tạo./.

 

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Bùi Văn Ga

Phụ lục I

Mẫu đề án đào tạo chất lượng cao trình độ đại học

(Kèm theo Thông tư số  23   /2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 07 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tên cơ sở đào tạo

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

 

  • Tên chương trình đào tạo :
  • Ngành đào tạo:
  • Mã số:

 

Phần I. Thông tin về ngành đào tạo, sự cần thiết và mục tiêu đào tạo CLC

1. Thông tin về ngành đào tạo chất lượng cao

1.1. Năm được giao nhiệm vụ đào tạo

1.2. Đơn vị quản lý đào tạo (khoa, bộ môn, phòng chuyên môn…)

1.3. Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý sinh viên

1.4. Kết quả đào tạo trong 5 năm gần nhất

            Bảng 1.1. Kết quả đào tạo của ngành đào tạo trong 5 năm gần nhất

Thông tin chung

Năm.....

Năm .....

Năm .....

Năm....

Năm....

Quy mô đào tạo

 

 

 

 

 

Số thí sinh đăng ký dự thi

 

 

 

 

 

Số sinh viên tuyển mới

 

 

 

 

 

Điểm trúng tuyển

 

 

 

 

 

Số tốt nghiệp và được cấp bằng

 

 

 

 

 

Số sinh viên thôi học (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

 

2. Sự cần thiết, mục tiêu đào tạo chất lượng cao

- Trình bày kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ đại học của ngành đăng ký đào tạo đối với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, thành phố, vùng hoặc toàn quốc; chủ trương của Đảng, quy hoạch ngành nghề và trình độ đào tạo, quy hoạch phát triển nhân lực của ngành, vùng, quốc gia;

- Mục tiêu đào tạo chất lượng cao

 - Chuẩn đầu ra của CTĐT chất lượng cao

Phần II. Điều kiện và năng lực đào tạo CTCLC của cơ sở đào tạo

Căn cứ các điều kiện ở Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 của Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học để tự đánh giá năng lực về:

1. Chương trình đào tạo

- Chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo yêu cầu theo quy định tại Điều 5 của Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học (Phụ lục II, mẫu này không áp dụng đối với các đại học quốc gia).

- Phân tích, đối chiếu so sánh mục tiêu, chuẩn đầu ra, cấu trúc, nội dung của CTCLC với CTĐT đại trà và CTĐT nước ngoài.

2. Đội ngũ giảng viên, trợ giảng, cán bộ quản lí, cán bộ phục vụ thực hành, thí nghiệm

2.1. Đội ngũ giảng viên

2.1.1. Giảng viên cơ hữu đúng ngành đăng kí đào tạo (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, đại học).

            Bảng 2.1.1. Danh sách giảng viên cơ hữu đúng ngành đào tạo CLC

TT

Họ và tên, năm sinh

Chức danh KH, năm công nhận

Học vị, năm công nhận

Số bài báo công bố trong nước 5 năm gần nhất

Số bài báo công bố ngoài nước 5 năm gần nhất

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Bảng 2.1.2. Danh sách giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy các học phần của ngành đào tạo CLC

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Ngành, chuyên ngành

Học phần dự kiến đảm nhiệm

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Bảng 2.1.3. Danh sách giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy các học phần của ngành đào tạo CLC.

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Ngành, chuyên ngành

Học phần dự kiến đảm nhiệm

Cơ quan công tác hiện tại

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Chỉ phân công mỗi giảng viên đảm nhiệm tối đa 2 học phần

2.2. Đội ngũ trợ giảng

            Bảng 2.2. Danh sách trợ giảng tham gia trợ giảng các học phần của CTCLC

Số

TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Đơn vị công tác

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Ngành, chuyên ngành đào tạo

Học phần/số tín chỉ dự kiến đảm nhiệm

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3. Đội ngũ cán bộ quản lí, cố vấn học tập

2.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lí

            Bảng 2.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lý chương trình chất lượng cao

TT

Họ và tên

Chức danh KH, học vị

Ngành,

chuyên ngành

Vị trí công tác

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.2. Đội ngũ cố vấn học tập

Bảng 2.3.2. Đội ngũ cố vấn học tập chương trình chất lượng cao

TT

Họ và tên

Chức danh KH, học vị

Ngành,

chuyên ngành

vị trí công tác

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4. Đội ngũ cán bộ cơ hữu phục vụ thực hành, thí nghiệm

            Bảng 2.3.3. Danh sách kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu phục vụ ngành đăng ký đào tạo

Số TT

Họ và tên, năm sinh

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năm tốt nghiệp

Phụ trách PTN, thực hành

Phòng thí nghiệm, thực hành phục vụ học phần nào trong CTĐT

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo[1]

3.1. Phòng học, phòng thí nghiệm, trang thiết bị

            Bảng 3.1.1. Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy 

Số TT

Loại phòng học

(Phòng học, giảng đường, phòng học đa phương tiện, phòng học chuyên dụng)

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính

hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ học phần

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Bảng 3.1.2. Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành

Số TT

Tên phòng thí nghiệm, xưởng, trạm trại, cơ sở thực hành

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính

hỗ trợ thí nghiệm, thực hành

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ

học phần

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Thư viện, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo

3.2.1. Thư viện

- Tổng diện tích thư viện: ….. mtrong đó diện tích phòng đọc: …… m2

- Số chỗ ngồi: …                          ;        Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: …

- Phần mềm quản lý thư viện:  .....                    

- Thư viện điện tử (có/không; đã kết nối được với CSĐT nào trong nước, ngoài nước;             Số lượng sách, giáo trình điện tử:…

3.2.2. Danh mục giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí của ngành đào tạo

            Bảng 3.2.2a. Danh mục giáo trình của ngành đào tạo

Số TT

Tên giáo trình

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho học phần

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

            Bảng 3.2.2b. Danh mục sách chuyên khảo, tạp chí của ngành đào tạo

 TT

Tên sách chuyên khảo/tạp chí

Tên tác giả

 

Nhà xuất bản số, tập, năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho học phần

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

4. Hợp tác quốc tế

4.1. Hội nghị, hội thảo khoa học ngành, chuyên ngành trong và ngoài nước 

Bảng 4.1. Danh sách hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến ngành đăng kí trong 5 năm gần nhất

TT

Tên hội nghị, hội thảo quốc tế

Thời gian, địa điểm

Đơn vị đồng tổ chức 

Thông tin trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2. Chương trình, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài đã và đang triển khai

Bảng 4.2. Chương trình, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài trong 5 năm gần nhất liên quan đến ngành đăng kí đào tạo đã và đang triển khai.

TT

Tên chương trình, đề tài

Cơ quan, tổ chức, nước hợp tác

Năm bắt đầu/ Năm kết thúc 

Số SV tham gia

Kết quả NC trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.3. Các hình thức hợp tác quốc tế khác

5. Nghiên cứu khoa học

            Bảng 5.1. Kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành đăng kí đào tạo trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên chương trình, đề tài

Cơ quan, tổ chức hợp tác

Năm bắt đầu/ Năm kết thúc 

Số SV tham gia

Kết quả NC trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. CTĐT nước ngoài và chứng nhận CTĐT nước ngoài đã được kiểm định hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thực hiện và cấp văn bằng.

7. Chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục hoặc xác nhận đã đăng ký và đang trong thời gian kiểm định.

Phần III: Các điều kiện khác

1. Tuyển sinh

- Điều kiện, phương thức tuyển sinh: nêu cụ thể đảm bảo đúng đối tượng, yêu cầu tại Điều 11 của Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.

 - Kế hoạch tuyển sinh: Số sinh viên/năm của ngành đăng kí đào tạo.

2. Tổ chức và quản lí đào tạo

Nêu cụ thể quy trình tổ chức và quản lí đào tạo, cách thức triển khai theo quy định tại Điều 12 của Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.

3. Văn bản quy định chi tiết của cơ sở đào tạo về ĐTCLC trình độ đại học được xây dựng trên cơ sở của bản Quy định này.

4. Chính sách hỗ trợ, ưu tiên cho giảng viên và sinh viên CTCLC.

6. Dự toán chi phí đào tạo, dự tính mức học phí theo tín chỉ, theo năm học và cho toàn khoá học và và lộ trình tăng học phí cho các khoá tiếp theo kèm theo minh chứng cho việc tăng học phí (nếu có); phương án thu, chi, sử dụng và quản lý học phí, kinh phí của cơ sở đào tạo theo khoản 3, Điều 4 của Quy định này; so sánh định suất đầu tư/1 sinh viên CTCLC với định suất đầu tư/1 sinh viên của chương trình đại trà để chứng minh mức thu học phí CTCLC tương đương với mức đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo.

7. Ý kiến của Hội đồng khoa học và Đào tạo

(Có Biên bản và Quyết nghị kèm theo)

Nơi nhận:

-…………………;

- Lưu: ……………

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO

(Ký tên, đóng dấu)

                                                       

 
 

[1] Có ghi chú rõ trang thiết bị; danh mục học liệu, tài liệu thư viện và liên kết thư viện mới được đầu tư ở mức cao hơn sau khi mở ngành đào tạo để chuẩn bị đào tạo CTCLC

Phụ lục II

(Mẫu này không áp dụng đối với đại học quốc gia)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(kèm theo Thông tư : 23 /2014/TT- BGDĐT ngày 18  tháng 07 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số …  ngày …tháng…năm… của Hiệu trưởng/ Giám đốc ………………………)

 

Tên cơ sở đào tạo:

Tên chương trình đào tạo: .........................................

Ngành đào tạo: ............................................    Mã số: ............................

Hình thức đào tạo: Chính quy

1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

            - Mục tiêu:

          - Chuẩn đầu ra: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực Ngoại ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực chuyên môn, năng lực dẫn dắt (leadership) và làm việc nhóm, khả năng thích nghi với môi trường công tác, vị trí làm việc sau tốt nghiệp.

2. Thời gian đào tạo:

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá (tính bằng tín chỉ)

4. Điều kiện tốt nghiệp

5. Thang điểm

6. Cấu trúc chương trình

6.1. Kiến thức giáo dục đại cương

  • Tự chọn
  • Bắt buộc

(bao gồm cả các học phần/môn Lí luận chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng- an ninh)

6.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

  1. Kiến thức cơ sở (của khối ngành, nhóm ngành và ngành)
  2. Kiến thức ngành, chuyên ngành
  • Bắt buộc
  • Tự chọn
    1. Kiến thức bổ trợ tự do (nếu có)
    2. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm (chỉ bắt buộc đối với các chương trình đào tạo giáo viên)
  • Bắt buộc
  • Tự chọn
    1. Thực tập cuối khóa, làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp

7. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)

8. Hướng dẫn thực hiện chương trình

II. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Mỗi học phần được liệt kê ở bảng danh mục các học phần trong chương trình đào tạo, các học phần đều phải có đề cương học phần trình bày theo trình tự sau:

- Tên học phần, tổng tín chỉ tín chỉ (số tín chỉ lý thuyết, số tín chỉ thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận)

- Bộ môn phụ trách giảng dạy.

- Mô tả học phần: trình bày ngắn gọn vai trò, vị trí học phần, kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên, quan hệ với các học phần khác trong chương trình đào tạo.

- Mục tiêu học phần: nêu mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học học phần đó (về mặt lý thuyết, thực hành). Cách thức xây dựng như chuẩn đầu ra.

- Nội dung học phần: trình bày các chương, mục trong chương và nội dung khái quát. Trong từng chương ghi số tiết giảng lý thuyết, bài tập, thực hành (hoặc thí nghiệm, thảo luận). Để sinh viên có thể tự học được, cần chỉ rõ để học chương này cần phải đọc những tài liệu tham khảo nào, ở đâu.

- Phần tài liệu tham khảo: ghi rõ những sách, tạp chí và tư liệu thông tin liên quan đến học phần.

- Phương pháp đánh giá học phần, trong đó quy định số lần kiểm tra, bài tập hoặc tiểu luận, thi, số bài thực hành, trọng số của mỗi lần đánh giá.

 

Thủ trưởng cơ sở đào tạo

(ký tên, đóng dấu)

Phụ lục III

LÝ LỊCH KHOA HỌC

(kèm theo Thông tư:  23 /2014/TT-BGDĐT ngày 18  tháng 07  năm 2014 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 

 

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên:                                                                     Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh:                                     Nơi sinh:         

Quê quán:                                                                    Dân tộc:

Học vị cao nhất:                                                            Năm, nước nhận học vị:

Chức danh khoa học cao nhất:                          Năm bổ nhiệm:

Chức vụ:

Đơn vị công tác:

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc:                                  

Điện thoại liên hệ:  CQ:                          NR:                           DĐ:        

Fax:                                                                      Email:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

  1. Đại học:

Hệ đào tạo:      

Nơi đào tạo:

Ngành học:                  

Nước đào tạo:                                                  Năm tốt nghiệp:

Bằng đại học 2:                                                 Năm tốt nghiệp:

  1. Sau đại học
  • Thạc sĩ chuyên ngành:                                                              Năm cấp bằng:

Nơi đào tạo:

  • Tiến sĩ chuyên ngành:                                                               Năm cấp bằng:

Nơi đào tạo:

  • Tên luận án:

3. Ngoại ngữ:

1.

2.

Mức độ sử dụng:

Mức độ sử dụng:

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

 

 

 

 

 

 

 

IV. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

  1. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia:

TT

Tên đề tài nghiên cứu

Năm bắt đầu/Năm hoàn thành

Đề tài cấp (NN, Bộ, ngành, trường)

Trách nhiệm tham gia trong đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Các công trình khoa học đã công bố:

TT

Tên công trình

Năm công bố

Tên tạp chí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận của cơ quan

………., ngày        tháng       năm

Người khai kí tên

(Ghi rõ chức danh, học vị)

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Cán bộ-Công chức-Viên chức

Quyết định 2685/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng về việc đính chính Thông tư 24/2014/TT-BQP ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương về giáo dục quốc phòng và an ninh; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh trong quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư 39/2014/TT-BQP ngày 03/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh cho người học trong trường của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Quyết định 2685/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng về việc đính chính Thông tư 24/2014/TT-BQP ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương về giáo dục quốc phòng và an ninh; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh trong quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư 39/2014/TT-BQP ngày 03/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh cho người học trong trường của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, An ninh trật tự

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi