Thông tư 10/2010/TT-BLĐTBXH Chương trình khung trình độ Trung cấp nhóm nghề nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 10/2010/TT-BLĐTBXH

Thông tư 10/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, Chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc nhóm nghề nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/2010/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đàm Hữu Đắc
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
12/04/2010
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 10/2010/TT-BLĐTBXH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 10/2010/TT-BLĐTBXH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 10/2010/TT-BLĐTBXH ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI
-----------

Số: 10/2010/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2010

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ - CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ - BLĐTBXH ngày 06 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Khai thác, đánh bắt hải sản; Sinh vật cảnh; Làm vườn - cây cảnh;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề trên như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng:
Thông tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là Cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại Thông tư này;
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề quy định tại Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 2. Chương trình khung quy định tại Thông tư này bao gồm:
1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “ Khai thác, đánh bắt hải sản” (Phụ lục 1);
2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “ Sinh vật cảnh” (Phụ lục 2);
3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “ Làm vườn - cây cảnh” (Phụ lục 3).
Điều 3. Trách nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề:
Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.
Điều 4. Điều khoản thi hành:
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký;
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung uơng của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo Website Chính phủ (2 b);
- Lưu Vụ Pháp chế, VP, TCDN (20 b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

PHỤ LỤC 1:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “ KHAI THÁC, ĐÁNH BẮT HẢI SẢN”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2010/TT - BLĐTBXH ngày 12 tháng 04 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 1A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

 

Tên nghề: Khai thác, đánh bắt hải sản

Mã nghề: 40620703

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

 (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 36

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Hiểu được cấu tạo và cách tính toán để thi công các dụng cụ khai thác, đánh bắt hải sản;

+ Biết được các tính năng hàng hải chủ yếu của tàu thuyền;

+ Biết được cấu tạo, tác dụng của các trang thiết bị thuộc bộ phận boong trên tàu cá;

+ Hiểu được các bước tiến hành trong quá trình khai thác, đánh bắt hải sản bằng các nghề cụ thể;

+ Hiểu được các quy định an toàn lao động trên tàu cá;

+ Biết phương pháp kiểm tra chất lượng và bảo quản sản phẩm sau khi khai thác, đánh bắt;

+ Biết được công tác vệ sinh trên các tàu khai thác, đánh bắt hải sản.

- Kỹ năng:

+ Lắp ráp được vàng lưới và các trang thiết bị;

+ Điều khiển được tàu hành trình và khai thác, đánh bắt hải sản;

+ Sử dụng được các trang thiết bị thuộc bộ phận boong trên tàu cá;

+ Thao tác đựơc các công việc trong quá trình khai thác, đánh bắt hải sản bằng các nghề cụ thể;

+ Thực hiện được các quy định an toàn lao động trên tàu cá;

+ Kiểm tra được chất lượng và bảo quản được sản phẩm sau khai thác, đánh bắt;

+ Thực hiện được công tác vệ sinh trên các tàu khai thác, đánh bắt hải sản.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Nhận thức lý luận: Nắm được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nêu được phương hướng phát triển của ngành;

+ Phẩm chất đạo đức: Có đức tính cần cù, giản dị, khiêm tốn, trung thực, có kỷ luật, tinh thần tập thể, yêu nghề, hăng hái rèn luyện và học tập, có khả năng lao động, không ngừng vươn lên.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề;

+ Nêu được kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quốc phòng phổ thông.

+ Có khả năng chiến đấu, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi học xong, học sinh tham gia vào các hoạt động đánh bắt hải sản và các dịch vụ khác có liên quan ở các cở sở sản xuất, kinh doanh nghề cá thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đảm nhiệm được chức danh thuỷ thủ, thuỷ thủ trưởng trên tàu cá.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀTHỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

 - Thời gian đào tạo: 02 năm

 - Thời gian học tập: 90 tuần

 - Thời gian thực học tối thiểu: 2690 giờ

 - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 150 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

 - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

 - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2480 giờ bao gồm:

 + Thời gian học bắt buộc: 1750 giờ; Thời gian học tự chọn: 730 giờ

 + Thời gian học lý thuyết: 680 giờ; Thời gian học thực hành: 1800 giờ

3. Thời gian học các môn văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:1200 giờ.

 (Danh mục các môn văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả )

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:

 

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo ( giờ )

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1750

500

1115

135

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

500

290

160

50

MH 07

Nguyên lý tàu thuyền

40

25

10

5

MH 08

Khí tượng thuỷ văn

30

20

5

5

MH 09

Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển

60

45

10

5

MH 10

Pháp luật chuyên ngành

30

20

5

5

MH 11

Ngư trường và ngư loại

40

30

5

5

MH 12

Nghiệp vụ thuyền viên

120

60

50

10

MH 13

Vật liệu và chế tạo ngư cụ

140

60

70

10

MH 14

An toàn lao động

40

30

5

5

II.2

Các môn học, mô đun kỹ thuật chuyên môn nghề

1250

210

955

85

 

MH 15

Máy khai thác

60

40

15

5

MH 16

Hàng hải địa văn

140

60

70

10

MH 17

Máy điện và vô tuyến điện hàng hải

90

40

40

10

MH 18

Bảo quản và sơ chế sản phẩm hải sản

50

30

15

5

MĐ 19

Điều động tàu

110

10

90

10

MĐ 20

Khai thác hải sản bằng lưới rê

50

5

40

5

MĐ 21

Khai thác hải sản bằng lưới vây

70

5

60

5

MĐ 22

Khai thác hải sản bằng lưới kéo

150

10

130

10

MĐ 23

Khai thác mực bằng lưới chụp

50

5

40

5

MĐ 24

Thực tập sản xuất tại cơ sở

480

5

455

20

 

Tổng cộng

1960

606

1202

152

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

 

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo ( giờ )

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 25

Xử lý các sự cố hàng hải

60

30

25

5

MĐ 26

Câu cá Ngừ đại dương

50

5

40

5

MH 27

Kinh tế thuỷ sản

80

50

25

5

MH 28

Luật giao thông đường thuỷ nội địa

60

30

25

5

MH 29

Môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

60

30

25

5

MĐ 30

Sử dụng máy xác định vị trí tàu bằng vệ tinh

60

5

50

5

MĐ 31

Khai thác hải sản bằng lưới đáy

60

5

50

5

MĐ 32

Khai thác tôm bằng lưới rê

60

5

50

5

MĐ 33

Khai thác hải sản bằng lưới đăng

60

5

50

5

MĐ 34

Khai thác hải sản bằng lưới rùng

60

5

50

5

MĐ 35

Khai thác cá bằng lưới rê ba lớp

60

5

50

5

MH 36

Sử dụng máy đo sâu, dò cá

60

5

50

5

MH 37

Tin học ứng dụng khai thác, đánh bắt hải sản

60

5

50

5

MĐ 39

Khai thác cua, ghẹ bằng lưới bẫy

60

5

50

5

MĐ 40

Sử dụng radar hàng hải

60

5

50

5

MĐ 41

Tiếng Anh chuyên ngành

80

25

50

5

MĐ 42

Sử dụng máy thông tin liên lạc

60

15

40

5

 

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ - BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: Lý thuyết chiếm từ 15% đến 30%, Thực hành chiếm từ 70% đến 85%;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 12 trong 17 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau :

 

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 25

Xử lý các sự cố hàng hải

60

30

25

5

MĐ 26

Câu cá Ngừ đại dương

50

5

40

5

MH 27

Kinh tế thuỷ sản

80

50

25

5

MH 28

Luật giao thông đường thuỷ nội địa

60

30

25

5

MH 29

Môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

60

30

25

5

MĐ 30

Sử dụng máy xác định vị trí tàu bằng vệ tinh

60

5

50

5

MĐ 31

Khai thác hải sản bằng lưới đáy

60

5

50

5

MĐ 32

Khai thác tôm bằng lưới rê

60

5

50

5

MĐ 33

Khai thác hải sản bằng lưới đăng

60

5

50

5

MĐ 34

Khai thác hải sản bằng lưới rùng

60

5

50

5

MĐ 35

Khai thác cá bằng lưới rê ba lớp

60

5

50

5

MĐ 36

Sử dụng máy đo sâu, dò cá

60

5

50

5

Tổng cộng

730

180

490

60

 

 

 - Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương và điều kiện của nhà trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu đề mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn đựợc thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ - BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Thi môn chính trị: Được tổ chức theo hình thức thi viết với thời gian không quá 120 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian không quá 60 phút;

- Thi kiến thức, kỹ năng nghề: gồm thi lý thuyết nghề và thi thực hành nghề:

 + Thi lý thuyết nghề được tổ chức theo hình thức thi viết, trắc nghiệm với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 học sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời;

 + Thi thực hành nghề được tổ chức theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm. Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 1 đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày.

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết tự luận

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

2

Văn hoá Trung học phổ thông thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

 

-Lý thuyết nghề

Viết, trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phú t(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

 

 

-Thực hành nghề

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành )

Bài thi thực hành

 

Bài thi lý thuyết và thực hành

Từ 1 đến 3 ngày và không quá 8 h/ ngày

Không quá 24 giờ

 

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (Được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện).

- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động Đoàn; các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, các câu lạc bộ tin học, ngoại ngữ; các phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá :

 

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

 Thể dục, thể thao

 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

 

 Văn hoá, văn nghệ:

 Qua các phương tiện thông tin đại chúng

 Sinh hoạt tập thể

 

 Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

 Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

 Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

 Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

 

 

4. Các chú ý khác:

- Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý;

- Có thể lựa chọn các mô đun đào tạo nghề có trong chương trình khung để xây dưng các chương trình dạy nghề trình độ Sơ cấp nghề tuỳ theo nhu cầu của người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học dễ dàng học liên thông lên trình độ Trung cấp nghề./.

Phụ lục 1B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

 

Tên nghề: Khai thác, đánh bắt hải sản

Mã nghề: 50620703

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 40

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

 + Hiểu được cấu tạo và cách tính toán để thi công các dụng cụ khai thác, đánh bắt hải sản;

 + Hiểu được các tính năng hàng hải chủ yếu của tàu thuyền;

 + Hiểu được cấu tạo, tác dụng của các trang thiết bị thuộc bộ phận boong trên tàu cá;

 + Hiểu được nguyên lý hoạt động cuả các máy điện, vô tuyến điện hàng hải trên tàu cá;

 + Phân tích được các bước tiến hành trong quá trình khai thác, đánh bắt hải sản bằng các nghề cụ thể;

 + Vận dụng được các quy định an toàn lao động trên tàu cá;

 + Hiểu được phương pháp kiểm tra chất lượng và bảo quản sản phẩm sau khi khai thác, đánh bắt;

 + Đánh giá được công tác vệ sinh trên các tàu khai thác, đánh bắt hải sản;

 + Hiểu được cách tổ chức sản xuất và hạch toán kinh tế trên các tàu khai thác, đánh bắt hải sản.

- Kỹ năng:

 + Lắp ráp thành thạo vàng lưới và các trang thiết bị;

 + Điều khiển tàu thuần thục khi tàu hành trình và khai thác, đánh bắt hải sản;

 + Sử dụng thành thạo các trang tiết bị thuộc bộ phận boong trên tàu cá;

 + Sử dụng thành thạo các máy điện, vô tuyến điện hàng hải trên tàu cá;

 + Thao tác thuần thục các công việc trong quá trình khai thác, đánh bắt hải sản;

 + Thực hiên đúng các quy định an toàn lao động trên tàu cá;

 + Kiểm tra chính xác được chất lượng của sản phẩm và bảo quản tốt sản phẩm sau khi khai thác, đánh bắt;

 + Thực hiện được công tác vệ sinh trên các tàu khai thác, đánh bắt hải sản;

 + Tổ chức được sản xuất và hạch toán kinh tế trên các tàu khai thác, đánh bắt hải sản.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Nhận thức lý luận: Có hiểu biết về chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Nêu được đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, phương châm đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật, phương hướng phát triển của ngành;

 + Phẩm chất đạo đức: Có đức tính cần cù, giản dị, khiêm tốn, trung thực, có kỷ luật, tinh thần tập thể, yêu nghề, hăng hái rèn luyện và học tập, có khả năng lao động sáng tạo, không ngừng vươn lên hoàn thiện nhân cách.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế để làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề và áp dụng các phương pháp rèn luyện thân thể để đảm bảo có đủ sức khỏe làm việc lâu dài trong nghề khai thác, đánh bắt hải sản;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tham gia vào các hoạt động đánh bắt hải sản và các dịch vụ khác có liên quan ở các cở sở sản xuất, kinh doanh nghề cá thuộc mọi thành phần kinh tế. Có thể đảm nhiệm được chức danh thủy thủ trưởng hoặc thuyền phó trên tàu khai thác hải sản.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

 - Thời gian đào tạo: 3 năm.

 - Thời gian học tập: 131 tuần.

 - Thời gian thực học tối thiểu: 3810 giờ

 - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tối thiểu:

 - Thời gian học môn học chung bắt buộc: 450giờ

 - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3370 giờ, trong đó:

+ Thời gian học bắt buộc: 2660 giờ; Thời gian học tự chọn: 710 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1085 giờ; Thời gian học thực hành: 2285 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung:

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

2660

865

1620

175

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

870

430

375

65

MH 07

Hình hoạ, Vẽ kỹ thuật

90

40

40

10

MH 08

Nguyên lý tàu thuyền

60

30

25

5

MH 09

Cơ sở kỹ thuật điện và vô tuyến điện

90

45

40

5

MH 10

Khí tượng thuỷ văn

60

30

25

5

MH 11

Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển

100

50

40

10

MH 12

Pháp luật chuyên ngành

60

30

25

5

MH 13

Ngư trường và ngư loại

70

35

30

5

MH 14

Nghiệp vụ thuyền viên

160

80

70

10

MH 15

Vật liệu và chế tạo ngư cụ

180

90

80

10

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1790

435

1245

110

MH 16

Máy khai thác

90

40

40

10

MH 17

Hàng hải địa văn

170

85

75

10

MH 18

An toàn lao động

60

30

25

5

MH 19

Máy điện và vô tuyến điện hàng hải

100

50

40

10

MH 20

Bảo quản và sơ chế sản phẩm hải sản

70

35

30

5

MH 21

Pháp chế hàng hải

60

30

25

5

MH 22

Kinh tế thuỷ sản

90

45

35

10

MĐ 23

Điều động tàu

100

20

70

10

MĐ 24

Khai thác hải sản bằng lưới rê

80

10

65

5

MĐ 25

Khai thác hải sản bằng lưới vây

90

20

65

5

MĐ 26

Khai thác hải sản bằng lưới kéo

150

30

110

10

MĐ 27

Khai thác mực bằng lưới chụp

80

10

65

5

MĐ 28

Câu cá Ngừ đại dương

80

10

65

5

MĐ 29

Sử dụng máy xác định vị trí tàu bằng vệ tinh

90

15

70

5

MĐ 30

Thực tập sản xuất tại cơ sở

480

5

465

10

Tổng cộng

3100

1085

1840

205

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn, thời gian, phân bố thời gian cho môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn:

 - Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền, của từng địa phương;

 - Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Cơ sở dạy nghề của mình;

 - Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun nghề tự chọn đề xuất:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 31

Xử lý các sự cố hàng hải

60

30

25

5

MH 32

Luật giao thông đường thuỷ nội địa

80

40

35

5

MH 33

Khai thác tàu

60

30

25

5

MH 34

Chức trách thuyền viên

60

30

25

5

MĐ 35

Khai thác hải sản bằng lưới đáy

70

10

55

5

MĐ 36

Khai thác hải sản bằng lồng, bẫy

70

10

55

     5

MĐ 37

Sử dụng máy đo sâu, dò cá

90

15

70

5

MĐ 38

Sử dụng máy lái tự động

70

10

55

5

MĐ 39

Sử dụng máy thông tin liên lạc

90

15

70

5

MH 40

Hàng hải thiên văn

60

10

55

5

MH 41

Tiếng Anh chuyên ngành

110

55

45

10

MH 42

Tin học ứng dụng khai thác thuỷ sản

90

45

40

5

MH 43

Môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

60

30

25

05

MĐ 44

Sử dụng radar hàng hải

90

15

70

5

MĐ 45

Sử dụng máy vô tuyến tầm phương

70

10

55

5

MĐ 46

Khai thác cá bằng chà rạo kết hợp ánh sáng

70

10

55

5

MĐ 47

Khai thác tôm bằng lưới rê

70

10

55

5

MĐ 48

Khai thác bằng lưới đăng

70

10

55

5

MĐ 49

Khai thác hải sản bằng lưới rùng

70

10

55

5

MĐ 50

Khai thác hải sản bằng lưới rê ba lớp

70

10

55

5

 

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

 - Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ - BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

 + Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

 + Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: Lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; Thực hành chiếm từ 65% đến 75%;

- Ví dụ : có thể lựa chọn 10 trong 20 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

 

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 31

Xử lý các sự cố hàng hải

60

30

25

5

MH 32

Luật giao thông đường thuỷ nội địa

80

40

35

5

MH 33

Khai thác tàu

60

30

25

5

MH 34

Chức trách thuyền viên

60

30

25

5

MĐ 35

Khai thác hải sản bằng lưới đáy

70

10

55

5

MĐ 36

Khai thác hải sản bằng lồng, bẫy

70

10

55

5

MĐ 37

Sử dụng máy đo sâu, dò cá

90

15

70

5

MĐ 38

Sử dụng máy lái tự động

70

10

55

5

MĐ 39

Sử dụng máy thông tin liên lạc

90

15

70

5

MH 40

Môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

60

30

25

5

 

Tổng cộng

710

220

440

50

 

 

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương và điều kiện của nhà trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu đề mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn đựợc thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ - BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Thi môn chính trị: Được tổ chức theo hình thức thi viết với thời gian không quá 120 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian không quá 60 phút;

- Thi kiến thức, kỹ năng nghề: gồm thi lý thuyết nghề và thi thực hành nghề:

 + Thi lý thuyết nghề được tổ chức theo hình thức thi viết, trắc nghiệm với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 học sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời;

 + Thi thực hành nghề được tổ chức theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm. Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 1 đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày.

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết tự luận

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phú t(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

 

- Thực hành nghề

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành )

Bài tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm.

Bài thi lý thuyết và thực hành

Từ 1 đến 3 ngày và không quá 8 h/ ngày

 

Không quá 24 giờ

 

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (Được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn; các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, các câu lạc bộ tin học, ngoại ngữ; các phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

 

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

 Thể dục, thể thao

 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

 Văn hoá, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

 Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

 Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

 Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

 

 

4. Các chú ý khác:

- Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý;

 - Có thể lựa chọn các mô đun đào tạo nghề có trong chương trình khung để xây dựng các chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề tùy theo nhu cầu của người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học dễ dàng học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và Cao đẳng nghề./.

PHỤ LỤC 2:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “ SINH VẬT CẢNH”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2010/TT - BLĐTBXH ngày 12 tháng 04 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 2A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

 

Tên nghề: Sinh vật cảnh

Mã nghề: 40620401

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số l­ượng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm, chức năng, nội dung, nguyên tắc sinh vật cảnh. Các phương pháp nhân giống cây trồng, điều chỉnh sinh trưởng và phát triển, các loại đất và kỹ thuật làm đất, phân bón và bón phân, phòng trừ dịch hại cho cây hoa, cây cảnh, cây xanh cây bóng mát;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong nghề sinh vật cảnh và an toàn lao động của nước ta hiện nay;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về pháp lệnh về trồng trọt nước, văn bản bảo vệ thực vật, giống cây trồng, kiểm dịch động thực vật, khai thác và quản lý tài nguyên;

+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng công dụng và qui trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thường sử dụng trong nghề Sinh vật cảnh;

+ Mô tả được các bước trong tiến trình sản xuất cây hoa, cây cảnh, cây xanh cây bóng mát, sưu tầm chế tác đá cảnh, gỗ lũa, thiết kế vườn cảnh, nuôi dưỡng chăm sóc động vật cảnh đến tiêu thụ sản phẩm Sinh vật cảnh;

+ Nêu lại được những kiến thức mỹ thuật đại cương, quy ước thẩm mỹ, sinh lý cây trồng để cắt tỉa, uốn nắn, tạo hình, đánh chuyển cho cây hoa, cây cảnh, cây cảnh nghệ thuật và cây xanh cây bóng mát;

+ Mô tả được các bước trong tiến trình tạo dựng, chế tác chậu cảnh, non bộ - tiểu cảnh, đá cảnh và gỗ lũa đáp ứng những quy ước về thẩm mỹ và văn hóa.

- Kỹ năng:

+ Tạo dựng và chế tác non bộ, tiểu cảnh, gỗ lũa, đá cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo văn hoá, giáo dục, thẩm mỹ;

+ Thực hiện được các phương pháp nhân giống, làm đất, bón phân, quản lý dịch hại cho cây hoa, cây cảnh, cây xanh cây bóng mát đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc để sản xuất cây hoa, cây cảnh, cây xanh cây bóng mát. Cũng như nuôi dưỡng chăm sóc động vật cảnh, tạo dựng và chế đá cảnh, gỗ lũa, non bộ - tiểu cảnh;

+ Thực hiện được việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho các cán bộ có chuyên môn thấp hơn, hoặc nông dân;

+ Vận hành và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, nhà xưởng trong nghề Sinh vật cảnh.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư­ tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Có ý thức về truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đ­ược giao;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn để biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

3. Cơ hội việc làm:

Ng­ười có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề sinh vật cảnh làm việc trực tiếp tại nông hộ, trang trại và các cơ sở, doanh nghiệp môi trường đô thị, công viên cây xanh.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ.

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ.

 + Thời gian học bắt buộc: 1830 giờ; Thời gian học tự chọn: 510 giờ.

 + Thời gian học lý thuyết: 545 giờ; Thời gian học thực hành: 1285 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

( Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm nhằm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun bắt buộc

1830

519

1189

122

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

525

321

169

35

MH 07

Đại cương sinh vật cảnh

150

96

44

10

MH 08

An toàn lao động

30

14

14

2

MH 09

Mỹ thuật đại cương

60

40

16

4

MH 10

Bảo vệ môi trường

45

26

16

3

MH 11

Cơ khí nông nghiệp

45

19

23

3

MH 12

Pháp luật chuyên ngành

30

20

8

2

MH 13

Quản trị doanh nghiệp

60

40

16

4

MH 14

Khí tượng nông nghiệp

45

26

16

3

MH 15

Đại cương khoáng vật và đá

60

40

16

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1305

198

1020

87

MĐ 16

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

30

6

22

2

MĐ 17

Sản xuất giống hoa - cây cảnh

60

12

44

4

MĐ 18

Sản xuất cây hoa

90

16

68

6

MĐ 19

Sản xuất hoa công nghệ cao

45

10

32

3

MĐ 20

Sản xuất cây cảnh

75

14

56

5

MĐ 21

Sản xuất cây cảnh nghệ thuật

90

16

68

6

MĐ 22

Trồng, chăm sóc cây bóng mát

45

10

32

3

MĐ 23

Sưu tầm, chế tác đá cảnh

75

18

52

5

MĐ 24

Sưu tầm, chế tác gỗ lũa

75

18

52

5

MĐ 25

Nuôi dưỡng, chăm sóc động vật cảnh

45

10

32

3

MĐ 26

Thiết kế vườn cảnh

60

16

40

4

MĐ 27

Tạo dựng non bộ - tiểu cảnh

60

8

48

4

MĐ 28

Sản xuất chậu cảnh xi măng

60

8

48

4

MH 29

Tiêu thụ sản phẩm

30

8

20

2

MĐ 30

Bảo trì dụng cụ, trang thiết bị

60

8

48

4

MĐ 31

Ngoại khóa chuyên môn

60

8

48

4

MĐ 32

Thực tập tại cơ sở

345

12

310

23

 

 Tổng cộng

2040

625

1276

139

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNGCẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1.Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

 

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 33

Du lịch sinh thái sinh vật cảnh

60

28

28

4

MH 34

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

60

28

28

4

MH 35

Tổ chức hội thi hoa - cây cảnh

60

28

28

4

MĐ 36

Trồng và chăm sóc cây cảnh trong nhà

90

16

68

6

MĐ 37

Dịch vụ chăm sóc, duy trì cây cảnh, vườn cảnh

90

16

68

6

MĐ 38

Dịch vụ bảo vệ thực vật cây cảnh

90

16

68

6

MĐ 39

Sản xuất chậu bằng khuôn đúc

90

16

68

6

MĐ 40

Kinh doanh vật tư trong lĩnh vực sinh vật cảnh

90

16

68

6

 

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn trong chương trình khung trình độ trung cấp nghề Sinh vật cảnh là 510 giờ, chiếm 20% tổng thời gian thực học tối thiểu;

- Vì vậy, ngoài nội dung chi tiết của các mô đun, môn học tự chọn mà chương trình khung đã biên soạn, tùy theo yêu cầu đặc thù của vùng miền, các Cơ sở dạy nghề có thể chọn các mô đun, môn học mà chương trình đã giới thiệu; hoặc xây dựng thêm các môn học, mô đun mới phù hợp đưa vào giảng dạy; hoặc có thể chỉ chọn 1 hoặc 2 mô đun chuyên sâu rồi bổ sung thêm nội dung, thời lượng sao cho tối thiểu là 660 giờ (trong đó thực hành ít nhất là 65%) để giảng dạy cho phù hợp với các vùng, miền;

- Ví dụ: Thời gian dành cho các môn học tự chọn là 510 giờ có thể lựa chọn 5 mô đun và 01 môn học theo bảng sau:

 

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 33

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

60

28

28

4

MĐ 34

Trồng và chăm sóc cây cảnh trong nhà

90

16

68

6

MĐ 35

Dịch vụ chăm sóc, duy trì cây cảnh, vườn cảnh

90

16

68

6

MĐ 36

Dịch vụ bảo vệ thực vật cây cảnh

90

16

68

6

MĐ 37

Sản xuất chậu bằng khuôn đúc

90

16

68

6

MĐ 38

Kinh doanh vật tư trong lĩnh vực sinh vật cảnh

90

16

68

6

 

Tổng cộng

510

108

368

34

 

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ - BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Thi môn chính trị: Được tổ chức theo hình thức thi viết với thời gian không quá 120 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian không quá 60 phút;

- Thi kiến thức, kỹ năng nghề: gồm thi lý thuyết nghề và thi thực hành nghề:

+ Thi lý thuyết nghề được tổ chức theo hình thức thi viết, trắc nghiệm

với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 học sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời;

+ Thi thực hành nghề được tổ chức theo hình thức thực hành bài tập

kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm. Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 4 đến 8 ngày giờ/ học sinh:

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

2

Văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Thi lý thuyết nghề

 

- Thi thực hành nghề

 

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

 

Viết, trắc nghiệm

 

Thi vấn đáp

 

 

Bài tập thực hành kỹ năng tổng hợp của nghề

Bài thi lý thuyết và thực hành

 

Không quá 180 phút

 

Không quá 60 phút

(Thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 4 đến 8 giờ/ học sinh

Không quá 24h/ học sinh

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (Được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

 - Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, ngoài giờ học chính khóa cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao; văn hóa văn nghệ; các sinh hoạt giao lưu giữa các tập thể lớp với nhau hoặc giao lưu với các đơn vị ngoài trường, giao lưu với các doanh nghiệp. Ngoài ra học sinh có thể đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo tại thư viện, tham gia các đợt tham quan dã ngoại do trường hoặc lớp tự tổ chức;

 - Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

 Thể dục, thể thao

 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

 Văn hoá, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

 Sinh hoạt tập thể

 

 Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

 Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

 Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

 Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

 

4. Các chú ý khác:

 Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.

Phụ lục 2B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

 

Tên nghề: Sinh vật cảnh

Mã nghề: 50620401

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc t­ương đ­ương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 45

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Giải thích được khái niệm, chức năng, nội dung, nguyên tắc sinh vật cảnh. Các phương pháp nhân giống cây trồng, điều chỉnh sinh trưởng và phát triển, các loại đất và kỹ thuật làm đất, phân bón và bón phân, phòng trừ dịch hại cho cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát.

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong nghề sinh vật cảnh và an toàn lao động của nước ta hiện nay;

+ Phân tích được những nội dung về mỹ thuật đại cương, quy ước thẩm mỹ, sinh lý cây trồng để cắt tỉa, uốn nắn, tạo hình, đánh chuyển cho cây hoa, cây cảnh, cây cảnh nghệ thuật và cây bóng mát;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về pháp lệnh về trồng trọt, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, kiểm dịch động thực vật, khai thác và quản lý tài nguyên;

+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng công dụng và qui trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thường sử dụng trong nghề sinh vật cảnh;

+ Phân tích được đặc điểm cơ bản của các loại khoáng vật, đá để vận dụng trong quá trình sưu tầm, chế tác đá cảnh;

+ Áp dụng được kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị doanh nghiệp để thực hiện tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh các sản phẩm sinh vật cảnh;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về công nghệ sinh học và ứng dụng trong quá trình nhân giống nuôi cấy mô tế bào thực vật;

+ Áp dụng thông tin nghiên cứu chiều hướng thị trường để lập phương án sản xuất kinh doanh các sản phẩm sinh vật cảnh;

+ Áp dụng được các nguyên tắc, quy trình để sản xuất cây hoa, cây hoa công nghệ cao và cây cảnh, cây cảnh nghệ thuật đáp ứng quy ước thẩm mỹ, văn hóa, tạo dựng, chế tác chậu cảnh, non bộ - tiểu cảnh, đá cảnh và gỗ lũa đáp ứng những quy ước về thẩm mỹ và văn hóa;

+ Mô tả các bước, lưu ý trong từng bước thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng động vật cảnh.

- Kỹ năng:

+ Vẽ được bố cục vườn ươm, hình dạng cây cảnh, non bộ tiểu cảnh, đá cảnh, gỗ lũa, chậu cảnh để thực hiện lập kế hoạch sản xuất, tạo dựng và chế tác;

+ Thực hiện thành thạo các thao tác trong nhân giống, làm đất, bón phân, quản lý dịch hại cho cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường;

+ Lập được kế hoach và tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ trong nghề sinh vật cảnh;

+ Sử dụng được phần mềm chuyên dụng để thiết kế mẫu, mô hình, phân tích, thống kê các kết quả nghiên cứu thị trường, quản lý cây cảnh, cây bóng mát trong cơ sở sản xuất;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc để sản xuất cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát. Cũng như nuôi dưỡng chăm sóc động vật cảnh, tạo dựng và chế đá cảnh, gỗ lũa, non bộ - tiểu cảnh;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho công nhân có trình độ sơ cấp, trung cấp nghề hoặc nông dân;

+ Phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh theo kỳ sản xuất kinh doanh, từ đó đề xuất được các giải pháp áp dụng hiệu quả cho kỳ sản xuất kinh doanh sau;

+ Vận hành và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, nhà xưởng trong nghề sinh vật cảnh.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Vận dụng được những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư­ tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Có kiến thức về truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đ­ược giao;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

 + Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;

+ Tổ chức thi đấu, làm trọng tài các môn thể thao đã được học;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thành thạo một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn để vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở;

+ Hình thành tác phong khẩn trương, ngăn nắp và có tính kỷ luật cao trong công tác, sinh hoạt hàng ngày.

3. Cơ hội việc làm:

Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề Sinh vật cảnh có thể quản lý đội sản xuất hoặc làm việc trực tiếp tại nông hộ, trang trại và các cơ sở, doanh nghiệp môi trường đô thị, công viên cây xanh.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ.

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ.

 + Thời gian học bắt buộc: 2640 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ.

 + Thời gian học lý thuyết: 822 giờ; Thời gian học thực hành: 1818 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

  2640

779

1684

177

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

750

455

245

50

MH 07

Đại cương sinh vật cảnh

150

96

44

10

MH 08

An toàn lao động

30

14

14

2

MH 09

Mỹ thuật đại cương

60

40

16

4

MH 10

Bảo vệ môi trường

45

26

16

3

MH 11

Cơ khí nông nghiệp

45

19

23

3

MH 12

Pháp luật chuyên ngành

30

20

8

2

MH 13

Nghiên cứu thị trường

60

28

28

4

MH 14

Công nghệ sinh học đại cương

60

40

16

4

MH 15

Quản trị doanh nghiệp

60

40

16

4

MH 16

Tin học ứng dụng

45

26

16

3

MH 17

Khí tượng nông nghiệp

45

26

16

3

MH 18

Đại cương về khoáng vật và đá

60

40

16

4

MH 19

Khảo sát thiết kế công trình

60

40

16

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1890

324

1439

127

MĐ 20

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

60

20

35

5

MĐ 21

Sản xuất giống hoa - cây cảnh

90

24

60

6

MĐ 22

Vi nhân giống hoa

60

16

40

4

MĐ 23

Sản xuất cây hoa

120

24

88

8

MĐ 24

Sản xuất hoa công nghệ cao

60

16

40

4

MĐ 25

Sản xuất cây cảnh

120

24

88

8

MĐ 26

Sản xuất cây cảnh nghệ thuật

120

16

96

8

MĐ 27

Trồng, chăm sóc cây bóng mát

60

16

40

4

MĐ 28

Sưu tầm, chế tác đá cảnh

90

20

64

6

MĐ 29

Sưu tầm, chế tác gỗ lũa

90

20

64

6

MĐ 30

Nuôi dưỡng, chăm sóc động vật cảnh

60

16

40

4

MĐ 31

Thiết kế vườn cảnh

120

24

88

8

MĐ 32

Tạo dựng non bộ - tiểu cảnh

90

16

68

6

MĐ 33

Sản xuất chậu cảnh xi măng

90

16

68

6

MĐ 34

Tiêu thụ sản phẩm

60

20

36

4

MĐ 35

Bảo trì dụng cụ, trang thiết bị

60

8

48

4

MĐ 36

Ngoại khóa chuyên môn

60

8

48

4

MĐ 37

Thực tập tại cơ sở

480

20

428

32

 

 Tổng cộng

3090

999

1884

207

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

 

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 38

Du lịch sinh thái sinh vật cảnh

60

28

28

4

MH 39

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

60

28

28

4

MH 40

Tổ chức hội hoa xuân - cây cảnh

60

28

28

4

MH 41

Tiếng Anh chuyên ngành

60

28

28

4

MĐ 42

Kỹ thuật cắm hoa nghệ thuật

90

16

68

6

MĐ 43

Trồng và chăm sóc cây cảnh trong nhà

90

16

68

6

MĐ 44

Kỹ thuật trồng cây cảnh thủy sinh

90

16

68

6

MĐ 45

Dịch vụ chăm sóc, duy trì cây cảnh, vườn cảnh

90

16

68

6

MĐ 46

Dịch vụ bảo vệ thực vật cây cảnh

90

16

68

6

MĐ 47

Sản xuất chậu bằng khuôn đúc

90

16

68

6

MĐ 48

Nuôi dưỡng và chăm sóc chó, mèo cảnh

90

16

68

6

MĐ 49

Kinh doanh vật tư trong lĩnh vực sinh vật cảnh

90

16

68

6

 

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

 - Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn trong chương trình khung trình độ cao đẳng nghề Sinh vật cảnh là 660 giờ, chiếm 20% tổng thời gian thực học tối thiểu;

 - Vì vậy, ngoài nội dung chi tiết của các mô đun, môn học tự chọn mà chương trình khung đã biên soạn, tùy theo yêu cầu đặc thù của vùng miền, các Cơ sở dạy nghề có thể chọn các mô đun, môn học mà chương trình đã giới thiệu; hoặc xây dựng thêm các môn học, mô đun mới phù hợp đưa vào giảng dạy; hoặc có thể chỉ chọn 1 hoặc 2 mô đun chuyên sâu rồi bổ sung thêm nội dung, thời lượng sao cho tối thiểu là 660 giờ (trong đó thực hành ít nhất là 65%) để giảng dạy cho phù hợp với các vùng, miền.

- Ví dụ: Thời gian dành cho các môn học tự chọn là 660 giờ, ta có thể lựa chọn 6 mô đun và 02 môn học theo bảng sau:

 

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 38

Du lịch sinh thái sinh vật cảnh

60

28

28

4

MH 39

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

60

28

28

4

MĐ 40

Trồng và chăm sóc cây cảnh trong nhà

90

16

68

6

MĐ 41

Dịch vụ chăm sóc, duy trì cây cảnh, vườn cảnh

90

16

68

6

MĐ 42

Dịch vụ bảo vệ thực vật cây cảnh

90

16

68

6

MĐ 43

Sản xuất chậu bằng khuôn đúc

90

16

68

6

MĐ 44

Nuôi dưỡng và chăm sóc chó, mèo cảnh

90

16

68

6

MĐ 45

Kinh doanh vật tư trong lĩnh vực sinh vật cảnh

90

16

68

6

 

Tổng cộng

660

152

464

44

 

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ - BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Thi môn chính trị: Được tổ chức theo hình thức thi viết với thời gian không quá 120 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian không quá 60 phút;

- Thi kiến thức, kỹ năng nghề: gồm thi lý thuyết nghề và thi thực hành nghề:

+ Thi lý thuyết nghề được tổ chức theo hình thức thi viết, trắc nghiệm

với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 sinh viên là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời;

+ Thi thực hành nghề được tổ chức theo hình thức thực hành bài tập

kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm. Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 4 đến 8 ngày giờ/sinh viên.

 

Stt

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

 

- Thi lý thuyết nghề

Viết, trắc nghiệm

 

Vấn đáp

Không quá 180 phút

 

Không quá 60 phút

(Thời gian cho 1 sinh viên là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

 

- Thi thực hành nghề

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp nghề

Bài thi lý thuyết và thực hành

Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 4 đến 8 giờ/ sinh viên

Không quá 24 giờ/sinh viên

 

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (Được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

 - Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, ngoài giờ học chính khóa cần tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao; văn hóa văn nghệ; các sinh hoạt giao lưu giữa các tập thể lớp với nhau hoặc giao lưu với các đơn vị ngoài trường, giao lưu với các doanh nghiệp. Ngoài ra sinh viên có thể đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo tại thư viện, tham gia các đợt tham quan dã ngoại do trường hoặc lớp tự tổ chức;

 - Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:

 

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa , văn nghệ

Các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

 Vào ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động tại thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại, vui chơi, giải trí

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần.

6

Tự tổ chức các cuộc thi thiết kế non bộ - tiểu cảnh, vườn cảnh.

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần.

 

 

4. Các chú ý khác:

 - Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý;

- Đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề từ chọn: căn cứ vào những nội dung phần tự chọn mà sinh viên đã học ở chương trình trung cấp nghề và căn cứ vào chương trình đào tạo cao đẳng nghề của Cơ sở dạy nghề, sinh viên có thể học một phần hoặc toàn bộ các môn học, mô đun tự chọn./.

PHỤ LỤC 3:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “ LÀM VƯỜN - CÂY CẢNH”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10 /2010/TT - BLĐTBXH ngày 12 tháng 4 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 3A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

 

Tên nghề: Làm vườn - cây cảnh

Mã nghề: 40620201

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

 (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì bổ sung phần văn hoá Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 32

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày kỹ thuật nhân giống cây trồng, điều chỉnh sinh trưởng và phát triển, các loại đất và kỹ thuật làm đất, phân bón và bón phân, phòng trừ dịch hại cho cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, nấm hoa - thảm cỏ, cây xanh, cây bóng mát;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong nghề làm vườn cây cảnh và an toàn lao động của nước ta hiện nay;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về pháp lệnh về trồng trọt, văn bản bảo vệ thực vật, giống cây trồng, kiểm dịch thực vật, khai thác và quản lý tài nguyên;

Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng công dụng và qui trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thường sử dụng trong nghề Làm vườn - cây cảnh;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị doanh nghiệp để thực hiện tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh các sản phẩm làm vườn - cây cảnh;

+ Trình bày được nguyên tắc và các bước trong tiến trình thực hiện sản xuất giống cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây cảnh nghệ thuật, cây bóng mát, nấm hoa, thảm cỏ;

+ Trình bày được các bước trong tiến trình sản xuất cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây cảnh nghệ thuật, cây bóng mát, nấm hoa, thảm cỏ;

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các phương pháp nhân giống, làm đất, bón phân, quản lý dịch hại cho cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây cảnh nghệ thuật, cây bóng mát, nấm hoa, thảm cỏ đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường;

+ Sử dụng được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc để sản xuất cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây cảnh nghệ thuật, cây bóng mát;

+ Thực hiện được việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho các công nhân có trình độ sơ cấp hoặc nông dân;

+ Vận hành và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, nhà xưởng trong nghề Làm vườn - cây cảnh;

+ Thực hiện kinh doanh sản phẩm làm vườn - cây cảnh;

+ Lựa chọn và nhân giống cây trồng phù hợp với vùng sinh thái của vùng và nhu cầu thị trường;

+ Tính toán được hiệu quả kinh tế khi sản xuất các loại cây trồng;

+ Thực hiện được toàn bộ các công đoạn trong việc xây dựng và thực hiện quy trình trồng và chăm sóc các loại cây.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

Chính trị, đạo đức :

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước và Luật lao động;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;

+ Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ sản xuất;

+ Có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, sống và làm việc theo Pháp luật;

- Thể chất và quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số bài thể dục, các môn thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập;

+ Có thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn, biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, học sinh có đủ năng lực chuyên môn để làm việc tại:

+ Các cơ sở, cơ quan chuyên ngành Nông nghiệp;

+ Các hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình;

+ Cửa hàng sản phẩm nghề vườn và cây cảnh.

II. THỜI GIAN KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU :

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ.

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

 + Thời gian học bắt buộc: 1650 giờ; Thời gian học tự chọn: 690 giờ

 + Thời gian học lý thuyết: 604 giờ; Thời gian học thực hành: 1046 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1650

558

1000

92

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

360

223

118

19

MH 07

Sinh lý thực vật

60

37

20

3

MH 08

Giống cây trồng

60

37

20

3

MH 09

Đât và phân bón

60

37

20

3

MH 10

Bảo vệ thực vật đại cương

60

37

20

3

MH 11

Cơ sở văn hoá Việt Nam

60

37

20

3

MH 12

An toàn lao động

30

18

10

2

MH 13

Bảo vệ môi trường

30

20

8

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1290

335

882

73

MĐ 14

Thiết kế vườn cảnh

150

66

76

8

MĐ 15

Sản xuất giống cây hoa, cây cảnh

90

24

60

6

MĐ 16

Trồng cây hoa

120

46

66

8

MĐ 17

Trồng cây cảnh

90

39

45

6

MĐ 18

Trồng nấm hoa và thảm cỏ

90

24

60

6

MĐ 19

Sản xuất cây cảnh nghệ thuật

120

16

96

8

MĐ 20

Trồng cây trang trí

90

24

60

6

MĐ 21

Trồng cây bóng mát

75

22

48

5

MĐ 22

Duy trì và chăm sóc vườn cảnh

120

40

72

8

MĐ 23

Quản lý và khai thác vườn cảnh

60

20

36

4

MĐ 24

Ngoại khoá chuyên môn

45

5

37

3

MĐ 25

Thực tập tại cơ sở

240

9

226

5

 

 Tổng cộng

1860

664

1087

109

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

 

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 26

Khí tượng nông nghiệp

30

14

14

2

MH 27

Công nghệ sinh học đại cương

30

14

14

2

MH 28

Thuỷ nông

30

15

13

2

MH 29

Hệ canh tác

30

15

13

2

MH 30

Quản trị doanh nghiệp

45

14

29

2

MH 31

Cơ khí nông nghiệp

30

14

14

2

MH 32

Thuốc Bảo vệ thực vật

90

24

60

6

MĐ 33

Non bộ - tiểu cảnh

60

8

48

4

MĐ 34

Sản xuất chậu cảnh xi măng

90

16

68

6

MĐ 35

Trồng cây công nghiệp

120

32

80

8

MĐ 36

Trồng cây thực phẩm

120

36

76

8

MĐ 37

Trồng cây dược liệu

120

36

76

8

MĐ 38

Trồng nấm

90

24

60

6

MĐ 39

Bảo quản chế biến

45

15

27

3

MĐ 40

Trồng cây ăn quả

120

32

80

8

MH 41

Mỹ thuật đại cương

60

28

29

3

 

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn trong chương trình khung trình độ trung cấp nghề Làm vườn - cây cảnh là 690 giờ, chiếm 30% tổng thời gian thực học tối thiểu;

- Vì vậy, ngoài nội dung chi tiết của các mô đun, môn học tự chọn mà chương trình khung đã biên soạn, tùy theo yêu cầu đặc thù của vùng, miền; các Cơ sở dạy nghề có thể chọn các mô đun, môn học mà chương trình đã giới thiệu; hoặc xây dựng thêm các môn học, mô đun mới phù hợp đưa vào giảng dạy; hoặc có thể chỉ chọn 1 hoặc 2 mô đun chuyên sâu rồi bổ sung thêm nội dung, thời lượng sao cho tối thiểu là 510 giờ (trong đó thực hành ít nhất là 65%) để giảng dạy cho phù hợp với các vùng, miền. 

- Ví dụ đối với vùng núi phía Bắc có thể lựa chọn như sau:

 

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 26

Sản xuất nấm

90

24

60

6

MĐ 27

Sản xuất chậu cảnh xi măng

90

24

60

6

MĐ 28

Trồng cây công nghiệp

120

32

80

8

MĐ 29

Trồng cây dược liệu

120

32

80

8

MĐ 30

Trồng cây ăn quả

120

32

80

8

MĐ 31

Non bộ - tiểu cảnh

60

8

48

4

MĐ 32

Thuốc Bảo vệ thực vật

90

24

60

6

 

Tổng

690

176

468

46

 

 

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ - BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Thi môn chính trị: Được tổ chức theo hình thức thi viết với thời gian không quá 120 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian không quá 60 phút;

- Thi kiến thức, kỹ năng nghề: gồm thi lý thuyết nghề và thi thực hành nghề:

+ Thi lý thuyết nghề được tổ chức theo hình thức thi viết, trắc nghiệm

với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 học sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời;

+ Thi thực hành nghề được tổ chức theo hình thức thực hành bài tập

kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm. Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 4 đến 8 giờ/ học sinh.

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

 

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Thi lý thuyết nghề

Viết, trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút

(Thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lờ)

 

- Thi thực hành nghề

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp nghề

 Bài thi lý thuyết và thực hành

Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 4 đến 8 giờ /học sinh

Không quá 24 giờ/ học sinh

 

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (Được bố trí ngoaì thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, ngoài giờ học chính khóa cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao; văn hóa văn nghệ; các sinh hoạt giao lưu giữa các tập thể lớp với nhau hoặc giao lưu với các đơn vị ngoài trường, giao lưu với các doanh nghiệp. Ngoài ra học sinh có thể đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo tại thư viện, tham gia các đợt thăm quan dã ngoại do trường hoặc lớp tự tổ chức tại các điểm văn hoá du lịch, các công ty công viên cây xanh, các khu sinh thái;

 - Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:

 

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

 Thể dục, thể thao

 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

 Văn hoá, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

 Sinh hoạt tập thể

 

 Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

 Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

 Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

 Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

6

 Tổ chức hội thi các sản phẩm nghề vườn

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần

 

 

4. Các chú ý khác:

 Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho hoạt động thực hành, thực tập:

 - Thực hành Làm vườn - cây cảnh: Thời gian và nội dung theo đề cương chương trình khung;

 - Thực tập nghề nghiệp:

 + Thời gian và nội dung theo đề cương chương trình khung;

 + Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, xây dựng đề cương báo cáo thực tập.

 - Thực tập tốt nghiệp cuối khoá:

 + Thời gian và nội dung theo đề cương chương trình khung;

 + Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, xây dựng đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp cuối khoá.

 Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.

Phụ lục 3B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

 

Tên nghề: Làm vườn - cây cảnh

Mã nghề: 50620201

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 41

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Liệt kê được các bước trong tiến trình nghiên cứu chiều hướng thị trường, lập phương án và tổ chức sản xuất kinh doanh, sản xuất một số loại cây trồng, đến tiêu thụ sản phẩm của nghề Làm vườn - cây cảnh;

Trình bày được khái niệm, chức năng, nội dung, các phương pháp nhân giống cây trồng, sinh lý của cây trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, các loại đất và kỹ thuật làm đấtphân bón và kỹ thuật bón phân, quản lý dịch hại cho cây hoa, cây cảnh, nấm hoa - thảm cỏ, cây trang trí, cây hàng rào;

Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng công dụng và quy trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thường sử dụng trong nghề Làm vườn - cây cảnh;

+ Phân tích được những kiến thức cơ sở và chuyên môn của nghề Làm vườn cây cảnh từ đó vận dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm của nghề Làm vườn - cây cảnh;

+ Mô tả được các bước thực hiện sản xuất, kinh doanh cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây bóng mát, cây cảnh nghệ thuật và nấm hoa thảm cỏ.

- Kỹ năng:

+ Lập được kế hoach và tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ trong nghề Làm vườn - cây cảnh;

+ Lựa chọn và nhân giống cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và nhu cầu thị trường;

+ Thiết kế, xây dựng vườn cảnh, nấm hoa - thảm cỏ đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo tính ứng dụng và thẩm mỹ;

+ Thực hiện được toàn bộ các công đoạn trong quy trình trồng, chăm sóc và duy trì cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát, nấm hoa thảm cỏ, cây trang trí, cây hàng rào;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các khâu trong qui trình kỹ thuật canh tác: cung cấp nước, phun thuốc, làm đất, điều chỉnh sinh trưởng cho cây trồng;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc để sản xuất cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây cảnh nghệ thuật, cây bóng mát;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho công nhân có trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề hoặc nông dân;

+ Quản lý quá trình sản xuất, kinh doanh trong nghề làm vườn cây cảnh đảm bảo hiệu quả, an toàn, vệ sinh môi trường.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước và Luật lao động;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, về thành tựu và định hướng phát triển của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;

+ Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ sản xuất;

+ Có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, sống và làm việc theo Pháp luật;

+ Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Hiểu biết một số phương pháp tập luyện phù hợp với nghề, có thói quen rèn luyện thân thể;

+ Đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của nghề đào tạo;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Tham gia, làm trọng tài các môn thể thao đã được học.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ làm việc tại:

+ Các cơ sở, cơ quan chuyên ngành nông nghiệp;

+ Các hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình;

+ Cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm nghề vườn, cây cảnh ở qui mô hợp lý;

+ Quản lý các đội sản xuất

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ.

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ.

 + Thời gian học bắt buộc: 2310 giờ; Thời gian học tự chọn: 990 giờ

 + Thời gian học lý thuyết: 731 giờ; Thời gian học thực hành: 1579 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2310

669

1517

124

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

465

282

158

25

MH 07

Sinh lý thực vật

60

37

20

3

MH 08

Giống cây trồng

60

37

20

3

MH 09

Đất và phân bón

60

37

20

3

MH 10

Bảo vệ thực vật đại cương

60

37

20

3

MH 11

Cơ sở văn hóa Việt Nam

60

37

20

3

MH 12

Bảo vệ môi trường

45

27

16

2

MH 13

Pháp luật chuyên ngành

30

20

8

2

MH 14

An toàn lao động

30

14

14

2

MH 15

Nghiên cứu thị trường

60

36

20

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1845

387

1359

99

MĐ 16

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

60

20

35

5

MĐ 17

Thiết kế vườn cảnh

180

54

118

8

MĐ 18

Sản xuất giống cây hoa, cây cảnh

90

24

60

6

MĐ 19

Trồng cây cảnh

150

28

112

10

MĐ 20

Trồng cây bóng mát

90

24

60

6

MĐ 21

Trồng cây hoa

150

25

115

10

MĐ 22

Trồng hoa công nghệ cao

90

28

56

6

MĐ 23

Trồng nấm hoa và thảm cỏ

120

40

72

8

MĐ 24

Sản xuất cây cảnh nghệ thuật

120

16

96

8

MĐ 25

Trồng cây trang trí

120

40

72

8

MĐ 26

Duy trì và chăm sóc vườn cảnh

120

40

72

8

MĐ 27

Quản lý và khai thác vườn cảnh

60

20

36

4

MĐ 28

Bảo trì dụng cụ, trang thiết bị

60

8

48

4

MĐ 29

Ngoại khoá chuyên môn

60

5

52

3

MĐ 30

Thực tập tại cơ sở

375

15

355

5

Tổng cộng

2760

889

1717

154

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

 

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 31

Tin học ứng dụng

60

28

29

3

MH 32

Kinh tế Làm vườn - cây cảnh

60

28

29

3

MH 33

Quản trị doanh nghiệp

60

28

29

3

MH 34

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

60

28

29

3

MH 35

Tiếng Anh chuyên ngành

 60

28

29

3

MH 36

Mỹ thuật đại cương

60

28

29

3

MĐ 37

Cắm hoa nghệ thuật

90

24

60

6

MĐ 38

Kỹ thuật trồng cây thuỷ sinh

90

24

60

6

MĐ 39

Non bộ - tiểu cảnh

90

24

60

6

MĐ 40

Vi nhân giống hoa

90

24

60

6

MĐ 41

Thuốc bảo vệ thực vật

90

24

60

6

MĐ 42

Sản xuất chậu cảnh xi măng

90

24

60

6

MĐ 43

Trồng cây dược liệu

120

40

72

8

MĐ 44

Trồng cây ăn quả

120

40

72

8

MĐ 45

Trồng cây công nghiệp

120

40

72

8

MĐ 46

Trồng cây thực phẩm

120

40

72

8

MĐ 47

Trồng nấm

120

40

72

8

MH 48

Công nghệ sinh học đại cương

60

40

16

4

MH 49

Cơ khí nông nghiệp

45

19

23

3

 

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

 - Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn trong chương trình khung trình độ cao đẳng nghề Làm vườn cây cảnh là 990 giờ, chiếm 30% tổng thời gian thực học tối thiểu;

 - Vì vậy, ngoài nội dung chi tiết của các mô đun, môn học tự chọn mà chương trình khung đã biên soạn, tùy theo yêu cầu đặc thù của vùng, miền; các Cơ sở dạy nghề có thể chọn các mô đun, môn học mà chương trình đã giới thiệu; hoặc xây dựng thêm các môn học, mô đun mới phù hợp đưa vào giảng dạy; hoặc có thể chỉ chọn 1 hoặc 2 mô đun chuyên sâu rồi bổ sung thêm nội dung, thời lượng sao cho tối thiểu là 660 giờ (trong đó thực hành ít nhất là 65%) để giảng dạy cho phù hợp với các vùng, miền.

 - Ví dụ đối với vùng núi phía Bắc:

 

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 31

Tin học ứng dụng

60

28

29

3

MH 32

Quản trị doanh nghiệp

60

28

29

3

MH 33

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

60

28

29

3

MH 34

Mỹ thuật đại cương

60

28

29

3

MĐ 35

Cắm hoa nghệ thuật

90

24

60

6

MĐ 36

Non bộ - tiểu cảnh

90

24

60

6

MĐ 37

Sản xuất chậu cảnh xi măng

90

24

60

6

MĐ 38

Trồng cây dược liệu

120

40

72

8

MĐ 39

Trồng cây ăn quả

120

40

72

8

MĐ 40

Trồng cây thực phẩm

120

40

72

8

MĐ 41

Trồng nấm

120

40

72

8

Tổng cộng

990

344

584

62

 

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ - BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Thi môn chính trị: Được tổ chức theo hình thức thi viết với thời gian không quá 120 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian không quá 60 phút;

- Thi kiến thức, kỹ năng nghề: gồm thi lý thuyết nghề và thi thực hành nghề:

 + Thi lý thuyết nghề được tổ chức theo hình thức thi viết, trắc nghiệm với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 sinh viên là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời;

 + Thi thực hành nghề được tổ chức theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm. Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 4 đến 8 giờ/sinh viên.

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Thi lý thuyết nghề

Viết, trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút

(Thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lờ)

 

- Thi thực hành nghề

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp nghề

 Bài thi lý thuyết và thực hành

Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 4 đến 8 giờ/sinh viên

Không quá 24h/sinh viên

 

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (Được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, ngoài giờ học chính khóa cần tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao; văn hóa văn nghệ; các sinh hoạt giao lưu giữa các tập thể lớp với nhau hoặc giao lưu với các đơn vị ngoài trường, giao lưu với các doanh nghiệp. Ngoài ra sinh viên có thể đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo tại thư viện, tham gia các đợt thăm quan dã ngoại do trường hoặc lớp tự tổ chức tại các điểm văn hoá du lịch, các công ty công viên cây xanh, các khu sinh thái;

 - Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:

 

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

 Thể dục, thể thao

 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

 Văn hoá, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

 Sinh hoạt tập thể

 

 Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

 Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viêncó thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

 Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

 Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

6

 Tổ chức tạo dựng non bộ - tiểu cảnh

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần

 

 

4. Các chú ý khác:

 Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho hoạt động thực hành, thực tập:

 - Thực hành Làm vườn - cây cảnh: Thời gian và nội dung theo đề cương chương trình khung;

 - Thực tập nghề nghiệp:

 + Thời gian và nội dung theo đề cương chương trình khung;

 + Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, xây dựng đề cương báo cáo thực tập.

 - Thực tập tốt nghiệp cuối khoá:

 + Thời gian và nội dung theo đề cương chương trình khung;

 + Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, xây dựng đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp cuối khoá.

 Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý;

 Đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn: căn cứ vào những nội dung phần tự chọn mà sinh viên đã học ở chương trình trung cấp nghề và căn cứ vào chương trình đào tạo cao đẳng nghề của Cơ sở dạy nghề, sinh viên có thể học một phần hoặc toàn bộ các môn học, mô đun tự chọn./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi