Quyết định 251/QĐ-TCGDNN 2023 Thể lệ Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 251/QĐ-TCGDNN
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 251/QĐ-TCGDNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đỗ Năng Khánh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 23/08/2023 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thể lệ Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp"
Ngày 23/8/2023, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã ra Quyết định 251/QĐ-TCGDNN về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" Startup Kite 2023.
1. Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" Startup Kite 2023 phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Các dự án khởi nghiệp tham dự thi phải là ý tưởng/sản phẩm của chính tác giả/nhóm tác giả và chưa được công bố hay tham gia vào bất kỳ cuộc thi nào có quy mô tương đương;
- Thông qua nền tảng công nghệ và mạng xã hội để lan tỏa thông điệp và toàn bộ nội dung chương trình;
- Việc tổ chức Cuộc thi phải được chuẩn bị chu đáo về mặt nội dung, hình thức cũng như tiến hành bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; các đơn vị, cá nhân tham gia Cuộc thi trên tinh thần giao lưu, đoàn kết.
2. Đối tượng tham gia Cuộc thi là học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc. Đối tượng dự thi có thể đăng ký theo hình thức một thí sinh hoặc một đội thí sinh (đội thí sinh không quá 5 người).
3. Cuộc thi được tổ chức gồm có 04 vòng, cụ thể là:
- Vòng sơ tuyển (cấp trường): tổ chức trong năm 2023 tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc;
- Vòng bán kết: tổ chức dự kiến 05 ngày trong tháng 10-11 năm 2023 tại Quảng Nam, dưới hình thức thi trực tuyến;
- Tập huấn kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên: dự kiến tổ chức tập huấn trực tuyến trong 02 ngày trong thánh 10-11 năm 2023;
- Vòng chung kết: dự kiến tổ chức 02 ngày vào tháng 11-12 năm 2023 trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2023 tại Quảng Nam.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 251/QĐ-TCGDNN tại đây
tải Quyết định 251/QĐ-TCGDNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP __________ Số: 251/QĐ-TCGDNN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” - Startup Kite 2023
__________________
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG cục GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Quyết định số 29/2017/QĐ-TTg ngày 03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-LĐTBXH ngày 29/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” năm 2023;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Thể lệ Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” - Startup Kite 2023.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi kết thúc Cuộc thi.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: -Như Điều 3; - Tổng cục trưởng (để b/c); - Website TCGDNN; - Lưu VT, HSSV |
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG
Đỗ Năng Khánh |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ________________ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ |
THỂ LỆ
Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên
giáo dục nghề nghiệp”- Startup Kite 2023
(Kèm theo Quyết định số 251/QĐ-TCGDNN ngày 23 tháng 8 năm 2023
của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)
_________
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a. Nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kích thích óc sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh.
b. Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo, trải nghiệm thực tế trong việc lập dự án kinh doanh; thúc đẩy học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống.
c. Tìm kiếm và tôn vinh những tác giả và các ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc.
2. Yêu cầu
a. Các dự án khởi nghiệp tham gia dự thi phải là ý tưởng/sản phẩm của chính tác giả/nhóm tác giả và chưa được công bố hay tham gia vào bất kỳ cuộc thi nào có quy mô tương đương.
b. Thông qua nền tảng công nghệ và mạng xã hội để lan tỏa thông điệp và toàn bộ nội dung chương trình, đồng thời kiểm soát được nội dung, thông điệp, truyền thông trên nền tảng công nghệ và mạng xã hội.
c. Việc tổ chức Cuộc thi phải được chuẩn bị chu đáo về mặt nội dung, hình thức cũng như các bước tiến hành đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; các đơn vị, cá nhân tham gia Cuộc thi trên tinh thần giao lưu, đoàn kết, văn hóa, thực hiện đúng các nội dung của Thể lệ cuộc thi và các quy định của Ban Tổ chức Cuộc thi.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
1. Là học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc.
2. Đối tượng dự thi có thể đăng ký theo hình thức một thí sinh hoặc đội thí sinh (đội thí sinh không quá 5 người).
3. Mỗi thí sinh hoặc đội thí sinh có thể đăng ký nhiều ý tưởng/dự án khởi nghiệp.
III. TÊN GỌI, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Tên gọi: Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2023. Tên gọi tắt là: Startup Kite 2023.
2. Các nội dung và hình thức tổ chức
a. Vòng sơ tuyển (cấp trường)
- Thời gian tổ chức: Tổ chức trong năm 2023, hoàn thành xong trước ngày 23/9/2023 tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc.
- Địa điểm tổ chức: Tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc.
- Hình thức tổ chức: Tổ chức trực tuyến hoặc trực tiếp do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ trì thực hiện.
- Tổ chức thực hiện: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyên truyền, phổ biến Cuộc thi đến toàn thể học sinh, sinh viên trong nhà trường; tổ chức Cuộc thi cấp trường để lựa chọn các ý tưởng/dự án khởi nghiệp xuất sắc của thí sinh/đội thí sinh; gửi hồ sơ dự thi về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (qua Vụ Công tác học sinh, sinh viên) trước ngày 30/9/2023 để tham dự vòng bán kết.
c. Vòng bán kết
- Thời gian tổ chức: dự kiến 05 ngày trong tháng 10-11 năm 2023. Thời gian thi cụ thể của từng thí sinh/đội thí sinh sẽ được Ban tổ chức thông báo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Địa điểm tổ chức: Quảng Nam (các thí sinh/đội thí sinh thi trực tuyến).
- Hình thức tổ chức: Tổ chức thi trực tuyến.
- Tổ chức thực hiện: Vụ Công tác học sinh, sinh viên chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện; lựa chọn các thí sinh/đội thí sinh có ý tưởng/dự án khởi nghiệp xuất sắc vào chung kết.
d. Tập huấn kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
- Đối tượng tập huấn: Học sinh, sinh viên các đội có ý tưởng, dự án khởi nghiệp được vào vòng chung kết Cuộc thi Startup Kite năm 2023.
- Thời gian tổ chức: Dự kiến 02 ngày trong tháng 10-11 năm 2023.
- Hình thức tổ chức: Tập huấn trực tuyến do Vụ Công tác học sinh, sinh viên chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện.
e. Vòng chung kết
- Thời gian tổ chức: dự kiến 02 ngày vào tháng 11-12 năm 2023 trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2023.
- Địa điểm tổ chức: Quảng Nam.
- Hình thức tổ chức: Tổ chức thi trực tiếp chia thành hai phần
+ Phần 1: Huy động vốn.
+ Phần 2: Xử lý tình huống (dành cho một số dự án xuất sắc nhất ở phần 1).
- Tổ chức thực hiện: Vụ Công tác học sinh, sinh viên chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện; lựa chọn các thí sinh/đội thí sinh có ý tưởng/dự án khởi nghiệp xuất sắc đạt giải.
IV. TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM
1. Tính mới, sáng tạo, giá trị khác biệt của ý tưởng/dự án so với các sản phẩm đà có trên thị trường; tính bền vững của sản phẩm/dịch vụ (20 điểm)
2. Tính khả thi, tính cạnh tranh của ý tưởng/dự án; sự hiểu biết về thị trường; kế hoạch mở rộng thị trường (20 điểm)
3. Tính chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật (20 điểm)
4. Thế thức trình bày, hình thức thuyết trình và phản biện (20 điểm)
5. Tính hiệu quả kinh tế - xã hội và ứng dụng thực tế (20 điểm)
V. KHEN THƯỞNG
1. Khen thưởng dành cho thí sinh/đội thí sinh có dự án đạt giải tại Cuộc thi
a. Cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải nhất, tối đa 02 giải nhì, tối đa 03 giải ba, tối đa 30 giải khuyến khích và giải phụ khác.
b. Hình thức khen thưởng:
- Đề xuất Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy chứng nhận của Ban tổ chức cuộc thi.
- Tiền thưởng.
- Biểu trưng/cúp khởi nghiệp (nếu có).
2. Khen thưởng dành cho tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào thành công của Cuộc thi: Đề xuất Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
VI. QUY ĐỊNH DỰ THI
1. Bài dự thi
a. Bài dự thi là ý tưởng/dự án (sau đây gọi chung là dự án) của cá nhân hoặc đội/nhóm học sinh, sinh viên được đặt tên cụ thể, ngắn gọn, đúng chủ đề, được trình bày theo đúng thể thức và có đủ hồ sơ theo quy định.
b. Thể thức, hình thực trình bày
- Hồ sơ dự thi được trình bày bằng Tiếng Việt, đánh máy và in trên khổ A4, cỡ chữ 14, phông chữ Times New Roman.
- Nội dung dự thi được trình bày thành dự án.
- Sản phẩm mẫu, mô hình, ảnh hoặc các Video minh họa (nếu có).
c. Hồ sơ dự án dự thi
- Bản thuyết minh dự án. Đối với dự án có nhiều người tham gia, bản thuyết minh cần nêu rõ các ý tưởng nào của ai và vai trò, phân công của từng thành viên trong đội/nhóm đối với dự án.
- Bài thuyết trình (không quá 5 phút) dùng để báo cáo trước các giám khảo (bao gồm cả video clip).
(Có mâu chi tiết hồ sơ kèm theo)
- Sản phẩm mẫu gửi kèm theo bằng ảnh hoặc video clip (nếu có).
- Mỗi thí sinh tham gia dự thi phải có thẻ học sinh, sinh viên do cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp phát (một bản gốc và một bản photo, sau khi kiểm tra Ban tổ chức sẽ lưu lại bản photo thẻ Học sinh, sinh viên) và 01 ảnh (3 X 4cm) để trong một phong bì ảnh riêng có ghi rõ họ và tên phía sau (đế làm thẻ dự thi).
d. Trách nhiệm của thí sinh hoặc đội thí sinh có dự án dự thi
- Các sản phẩm dự thi không phải là đối tượng tranh chấp bản quyền tác giả. Các giải pháp, ý tưởng sáng tạo muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền trước khi công bố giải. Trong thời gian diễn ra cuộc thi đến khi trao giải, không được sử dụng sản phẩm của dự án này để tham dự các cuộc thi khác. Trường hợp tranh chấp bản quyền phát sinh sau khi sản phẩm dự thi đoạt giải, đối tượng dự thi hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Phải liên hệ với Ban tổ chức để xác định hồ sơ dự án dự thi đã được gửi đến. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ dự án dự thi không đến được Ban tổ chức do bất kỳ lý do gì.
- Phải nộp mọi chi phí hay các khoản nộp thuế liên quan đến giải thưởng cuộc thi theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung thi
- Chủ dự án, ý tưởng trình bày trước Ban giám khảo về nội dung dự án, ý tưởng của mình, ý nghĩa xã hội (nếu có), các sản phẩm, phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh và trả lời các câu hỏi từ giám khảo.
- Mỗi thí sinh/đội, nhóm thí sinh có tối đa 15 phút để dự thi, trong đó có 05 phút thuyết trình dự án và 10 phút để trả lời các câu hỏi từ Ban giám khảo. Thí sinh có thể sử dụng clip hoặc trình chiếu để nâng cao hiệu quả bài thi.
3. Ban giám khảo
Ban giám khảo cuộc thi vòng nào do đơn vị tổ chức thi vòng đó quyết định thành lập. Ban giám khảo mỗi hội đồng thi có từ 3 đến 5 người là các chuyên gia, doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các nhà quản lý, nhà giáo, nhà đầu tư.
4. Quyền lợi của dự án và thí sinh/đội thí sinh dự thi Vòng chung kết
a. Được tham gia trưng bày và triển lãm dự án của đội tại các gian hàng theo các chủ đề ban tổ chức bố trí tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2023.
b. Được tham gia tập huấn về kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp theo quy định.
c. Ban tổ chức hỗ trợ kinh phí ăn, nghỉ của thí sinh/đội thí sinh tại địa điểm tổ chức Vòng chung kết theo quy định, mức hỗ trợ tối đa 03 người/đội.
VII. CƠ QUAN TỔ CHỨC CUỘC THI
1. Cơ quan tổ chức cuộc thi: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Đơn vị thường trực: Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, 67A Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trên đây là Thể lệ Cuộc thi Startup Kite năm 2023. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các thí sinh/đội thí sinh thực hiện các quy định của Thể lệ cuộc thi, đảm bảo hồ sơ, sản phẩm dự thi phải tuân thủ đúng yêu cầu và Thể lệ của Ban tổ chức. Trong quá trình tổ chức Thể lệ cuộc thi có thể được sửa đổi và bổ sung từ Ban tổ chức để phù hợp với thực tiễn và thông báo kịp thời đến các các trường và thí sinh dự thi./.
PHỤ LỤC KÈM THEO QUY CHẾ CUỘC THI STARTUP KITE
Mẫu 01-Bìa
CUỘC THI “Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
HỌC SINH, SINH VIÊN GIÁO DỤC NGHIỆP NĂM 2023”
____________
Startup Kite
(Tên dự án: 1-2 dòng)
Lĩnh vực:
Đơn vị dự thi : Trường
TÊN CÁ NHÂN/NHÓM Dự THI
Tỉnh/Thành phố, Tháng /2023
Mẫu 02
DANH MỤC
Hồ sơ dự án được đóng tập theo thứ tự:
1. Danh mục tài liệu
2. Bản tóm tắt dự án
3. Bản thuyết minh dự án
4. Hồ sơ khác: Video, hình ảnh, sản phẩm (nếu có).
(Cá nhân, tổ chức dự thi tự chịu trách nhiệm về tính bảo mật, sở hữu trí tuệ)
Tất cả hồ sơ trên cho vào 01 phong bì dán kín, ngoài ghi: Hồ sơ dự thi
Startup Kite năm______. Gửi về địa chỉ đơn vị đăng cai thuộc khu vực (thông tin sau).
Mẫu 03
BẢNG TÓM TẮT Dự ÁN
I. Tên nhóm/cá nhân dự thi
1. Họ và tên (cá nhân hoặc trưởng nhóm dự án):
2. Số điện thoại liên hệ:
3. Địa chỉ Email:
4. Danh sách thành viên trong nhóm
Họ và tên |
Năm thứ |
Chuyên ngành |
Kinh nghiệm, sở trường cho dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Tóm tắt dự án (trình bày thông tin ngắn gọn, cô đọng khoảng 1 trang) với
các thông tin sau:
1. Ý tưởng chính của dự án.
2. Mô tả sản phẩm/dịch vụ, giá trị của dự án (trả lời câu hỏi dự án đang giải quyết vấn đề gì cho khách hàng).
3. Mục tiêu của dự án (trong 1 năm, 3 năm, 5 năm).
4. Xác định thị trường mục tiêu (Khách hàng mục tiêu là ai)
5. Xác định đối thủ cạnh tranh và điểm khác biệt của Dự án (Đối thủ trực tiếp trong ngành, lĩnh vực và điểm khác biệt sáng tạo giúp dự án thành công).
6. Dự báo tài chính (Số vốn cần để triển khai dự án, dự kiến phân bổ vốn và khả năng sinh lợi nhuận từ số vốn đó như thế nào).
7. Các nội dung khác (nếu có).
Mẫu 04
BẢN THUYẾT MINH DỰ ÁN
1. Dự án thuộc giai đoạn nào dưới đây (nói rõ dự án thuộc giai đoạn nào theo gợi ý dưới đây):
- Đang là ý tưởng: ý tưởng, kế hoạch, thiết kế, bản vẽ
- Đã hình thành dự án, đã có sản phẩm mẫu, dịch vụ có thể thử nghiệm, có người dùng thử nghiệm
- Dự án phát triển, bắt đầu kinh doanh: đã có khách hàng, có doanh thu. (Trong đó cần nêu rõ tính mới, sáng tạo của ý tưởng/dự án)
2. Mô tả sản phẩm dự án, cách vận hành
- Sản phẩm (hoặc mô hình)
- Công dụng, cách vận hành
- Ưu điểm
(Trong đó cần nêu rõ tính chuyên môn, việc ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật vào sản phẩm (vận hành) của dự án)
3. Thuyết minh về mô hình kinh doanh
- Lợi ích cho khách hàng từ sản phẩm, dịch vụ
- Phân khúc khách hàng
- Các kênh phân phối đến khách hàng
- Các kênh marketing, tiếp cận đến khách hàng
- Tổ chức sản xuất/kinh doanh thế nào
- Chuẩn bị nguồn lực thế nào
- Những đối tác kinh doanh chủ yếu (đầu vào, đầu ra)
- Cơ cấu chi phí
- Dòng doanh thu
(Trong đó cần nêu bật tính khả thi của dự án; sự hiểu biết về thị trường).
4. Tự đánh giá tác động của dự án
- Quy mô tiềm năng của dự án (liên hệ với quy mô thị trường)
- Tính khả thi của dự án
- Tiềm năng lợi nhuận của dự án
- Tính sáng tạo của dự án
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường
- Lợi ích của xã hội khi triển khai dự án (tác động xã hội)
(Trong đó cần nêu rõ tính hiệu quả kinh tế - xã hội và ứng dụng thực tế của dự án.)
5. Chiến lược phát triển (năng lực cạnh tranh)
- Chiến lược
- Điểm mạnh
- Điểm cần khắc phục
- Nhìn nhận về cơ hội
- Thách thức cần vượt qua.
(Trong đó cần nêu rõ tính cạnh tranh của dự án; kế hoạch mở rộng thị trường).
Lưu ý: Để dự án rõ ràng, thuyết phục hơn, có thể bớt hoặc thêm các nội dung khác mà người thuyết minh cho là có sức thuyết phục.
Mẫu 05
NỘI DUNG TRÌNH BÀY TRONG VIDEO CLIP (NẾU CÓ)
(Tối đa 5 phút)
1. Giới thiệu về nhóm và các thành viên trong nhóm;
2. Trình bày về sản phẩm dịch vụ của nhóm, tóm tắt về mục tiêu, giá trị, tầm nhìn của sản phẩm, dịch vụ. Phân khúc khách hàng chính của sản phẩm dịch vụ. Giá trị của sản phẩm đối với cộng đồng, xã hội.
3. Giới thiệu về tính sáng tạo, giá trị khác biệt, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ.
4. Đánh giá về tính khả thi của dự án, ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật
5. Đánh giá về kết quả dự kiến và nêu vắn tắt về kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ của ý tưởng/dự án