Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 216/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư dự án Nhà máy Xi măng Nghệ An
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 216/TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 216/TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 15/04/1996 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 216/TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 216/TTG NGÀY 15-4-1996 VỀ VIỆC ĐẦU TƯ DỰ ÁN NHÀ MÁY XI MĂNG NGHỆ AN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (các công văn số 263-VP/UB ngày 14 tháng 12 năm 1994; 41/VPUB ngày 6 tháng 3 năm 1996; 37-CV/UB ngày 4 tháng 3 năm 1996; 265/VPUB ngày 12 tháng 2 năm 1996; 29/VPUB ngày 12 tháng 2 năm 1996; 27/VPUB ngày 12 tháng 2 năm 1996; 45/VPUB ngày 11 tháng 3 năm 1996; 53/VPUB ngày 14 tháng 3 năm 1996) và đề nghị của Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước (công văn số 275 UB/VPTĐ ngày 27 tháng 1 năm 1995), của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 786 BKH/VPXT ngày 29 tháng 2 năm 1996, 1199 BKH/VPTĐ ngày 25 tháng 3 năm 1996); của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (công văn số 16/CV-NH8 ngày 12 tháng 1 năm 1995; 160/CV-NH14 ngày 21 tháng 3 năm 1996); của Bộ Xây dựng (công văn số 18/BXD-VLXD ngày 6 tháng 1 năm 1995; 377 BXD/VLXD ngày 22 tháng 3 năm 1996),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Đầu tư Dự án Nhà máy xi măng Nghệ An với các nội dung sau:
1- Tên dự án: Nhà máy xi măng Nghệ An.
2- Công suất thiết kế và thiết bị công nghệ:
- 4000 tấn clinker/ngày tương ứng 1,4 triệu tấn xi măng/năm;
- Sản phẩm chính PC30, PC40, PC50 (TCVN 2682-92).
Xi măng sản xuất bằng lò quay theo phương pháp khô. Công nghệ, thiết bị sản xuất, thiết bị kiểm tra đo lường vào loại tiên tiến nhất của thế giới hiện nay.
Một số chỉ tiêu cơ bản như sau:
+ Tiêu hao nhiệt năng: 730-750 Kcal/tấn clinker.
+ Tiêu hao điện năng 96 Kwh/tấn xi măng.
+ Nhiên liệu sử dụng: 100% than Antraxit Quảng Ninh.
+ Nồng độ bụi thải ra qua đầu thiết bị lọc bụi, khí thải, chất thải bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
+ Lao động: 800 người.
3- Địa điểm xây dựng: Xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
4- Chủ đầu tư: Công ty xi măng Nghệ An.
Giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức lại công ty xi măng Nghệ An theo đúng quy định của Nghị định số 388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 90/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994.
5- Nguồn nguyên liệu chính và vận tải:
- Đá vôi: Mỏ đá vôi Hoàng Mai B, trữ lượng 132 triệu tấn.
- Đất sét: Mỏ đất sét Quỳnh Vinh, trữ lượng 18 triệu tấn.
- Phụ gia đá bazan: Mỏ đá Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, trữ lượng 93,1 triệu tấn.
- Thạch cao: Lấy từ Đồng Hà, Quảng Trị.
- Xỉ pyrit: Lấy từ Nhà máy Super phốt phát Lâm Thao, Vĩnh Phú.
- Nhiên liệu: Nung clinker dùng than cám 3 và 4A Quảng Ninh.
- Điện: Từ lưới điện quốc gia tuyến 110 KV.
- Nước: Lấy từ các mỏ nước ngầm đã được khảo sát đánh giá với khả năng cấp là 4629 m3/ngày.
- Vận chuyển nguyên vật liệu bằng ôtô và tầu hoả.
- Vận chuyển than và xi măng: bằng ôtô hoặc tầu hoả đến cảng Cửa Lò và vận chuyển tiếp bằng đường biển.
6- Quy mô và kết cấu xây dựng công trình:
a) Tổng diện tích sử dụng đất của nhà máy: 332.500 m2.
Trong đó:
- Diện tích đất để xây dựng nhà xưởng: 72.000 m2.
- Diện tích đất để xây dựng đường, bãi: 38.000 m2.
b) Cấp công trình: Cấp II.
c) Bậc chịu lửa:
- Bậc I (TCVN) đối với các hạng mục công trình dễ có nguy cơ cháy nổ.
- Bậc II (TCVN) đối với các công trình còn lại.
d) Kết cấu công trình: Khung, cột bê tông cốt thép hoặc bằng thép phù hợp với tính năng sử dụng của từng hạng mục công trình.
7- Tổng mức đầu tư và nguồn vốn:
a) Tổng mức đầu tư: 231,62 triệu USD (theo dự tính của Bộ Xây dựng).
Trong đó:
- Vốn thiết bị: 102,01 triệu USD.
- Vốn xây lắp: 60,88 triệu USD.
- Chi phí khác: 28,07 triệu USD.
- Vốn dự phòng: 9,23 triệu USD.
- Lãi vay trong thời gian xây dựng: 26,43 triệu USD.
- Vốn lưu động: 5,00 triệu USD.
b) nguồn vốn đầu tư: Vay vốn 100% từ nguồn vay trong nước và nước ngoài. Việc tìm nguồn vốn vay để thực hiện dự án được thực hiện như đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong công văn số 160/CV-NH14 ngày 21 tháng 3 năm 1996. Giao Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh vốn vay nước ngoài.
8- Thời gian xây dựng và thời gian hoàn vốn đầu tư:
- Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư.
- Thời gian xây dựng: 28 tháng.
- Thời gian chạy thử: 2 tháng.
- Thời gian hoàn vốn đầu tư: 9 năm.
9- Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án:
- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, có chủ nhiệm điều hành dự án để bảo đảm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình.
- Đấu thầu quốc tế để chọn nhà thầu chính thực hiện thiết kế nhà máy (cả công nghệ và xây dựng), cung cấp thiết bị toàn bộ kể cả đào tạo, chuyển giao công nghệ.
- Đấu thầu trong nước về xây lắp, gia công chế tạo sản phẩm cơ khí trong nước.
10- Các quy định khác đối với dự án:
- Chủ đầu tư được phép thuê chuyên gia chính để cùng điều hành nhà máy một số năm đầu, được phép thuê đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật ở trong nước và nước ngoài tính trong tổng mức đầu tư để đủ khả năng tiếp thu chuyển giao công nghệ và tự vận hành nhà máy lâu dài.
- Chủ đầu tư được phép thuê tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng và nghiệm thu, nhận bàn giao công trình.
Điều 2.- Tổ chức thực hiện:
Các Bộ, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An và chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An trực tiếp chỉ đạo điều hành, triển khai đầu tư với sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương để bảo đảm tổng mức đầu tư và tiến độ xây dựng; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ việc chấp hành quyết định đầu tư dự án và thực hiện đúng các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.
Điều 3.- Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thương mại, Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại giao; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Giám đốc Công ty xi măng Nghệ An và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.