Quyết định 958/QĐ-BTP 2018 chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 958/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 958/QĐ-BTP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 26/04/2018 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chức năng của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính
Ngày 26/04/2018, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 958/QĐ- BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
Theo đó, chức năng chính của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính trong Bộ Tư pháp là giúp Bộ trưởng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực hình sự, hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước.
Một trong những nhiệm vụ quyền hạn nổi bật của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính là rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiêm vụ của Vụ.
Về cơ cấu tổ chức: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 01 Vụ trưởng và tối đa 03 Phó Vụ trưởng, các tổ chức trực thuộc Vụ bao gồm phòng Pháp luật hình sự, phòng Pháp luật hành chính và tổng hợp, phòng Pháp luật tổ chức bộ máy nhà nước.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 958/QĐ-BTP tại đây
tải Quyết định 958/QĐ-BTP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TƯ PHÁP Số: 958/QĐ-BTP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ - HÀNH CHÍNH
----------------
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chức năng
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hình sự, hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính (sau đây gọi tắt là Vụ) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm và hàng năm của Vụ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
2. Nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược và các dự án, giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc lĩnh vực hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước.
3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng và thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án trong lĩnh vực hình sự, hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước (theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này) và các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng giao.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai công tác thi hành Hiến pháp.
5. Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ.
6. Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
7. Theo dõi việc thi hành pháp luật, đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc mang tính hệ thống, liên ngành trong thi hành pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ.
8. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc giúp Bộ trưởng cho ý kiến về việc áp dụng pháp luật và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp luật hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước.
9. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân công của Bộ trưởng.
10. Các nhiệm vụ khác
a) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và có ý kiến về việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ theo quy định;
b) Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý trong việc cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ;
c) Tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định;
d) Thực hiện kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
đ) Tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ;
e) Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng, quản lý đội ngũ công chức và tài sản của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
g) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi, chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá ba (03) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Vụ:
- Phòng Pháp luật hình sự;
- Phòng Pháp luật hành chính và Tổng hợp;
- Phòng Pháp luật tổ chức bộ máy nhà nước.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
2. Biên chế công chức của Vụ thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
Điều 4. Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Vụ với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và các quy định cụ thể sau:
1. Vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng được phân công phụ trách; có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
2. Vụ là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ với bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác thuộc Bộ thì Vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ thì Vụ có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Vụ với các đơn vị khác thuộc Bộ, Vụ trưởng có trách nhiệm phối hợp với Chánh Văn phòng Bộ đề xuất, báo cáo Thứ trưởng phụ trách hoặc Bộ trưởng và thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
4. Quan hệ công tác giữa Vụ và một số đơn vị thuộc Bộ có liên quan:
a) Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trong việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực hình sự - hành chính theo quy định;
b) Phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật quốc tế và các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ;
c) Phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật trong việc cho ý kiến về thủ tục hành chính trong quá trình góp ý, thẩm định các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ;
d) Phối hợp với Văn phòng Bộ rà soát, đánh giá, xử lý kết quả rà soát, đề xuất sáng kiến và xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
đ) Phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ;
e) Phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Cục Bồi thường nhà nước, Cục Con nuôi và các đơn vị khác thuộc Bộ trong xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị nêu trên nhưng có liên quan đến lĩnh vực pháp luật hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ;
g) Phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ;
h) Phối hợp với Viện Khoa học pháp lý trong công tác nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước;
i) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 246/QĐ-BTP ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
2. Vụ Pháp luật hình sự - hành chính tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được giao. Việc phân công xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực trong Phụ lục kèm theo sẽ được thực hiện kể từ ngày ký ban hành Quyết định này.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
CÁC ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, DỰ ÁN, DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT HÌNH SỰ, HÀNH CHÍNH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY THUỘC NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VỤ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ- HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 958/QĐ-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung cơ bản trong các lĩnh vực sau:
1. Tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp;
2. Pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, đặc xá, tái hòa nhập cộng đồng;
3. Pháp luật về phòng, chống tội phạm;
4. Pháp luật về phòng, chống các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, mua bán người, xâm hại tình dục;
5. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng, rửa tiền;
6. Pháp luật về tổ chức Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra hình sự;
7. Pháp luật về tư pháp người chưa thành niên;
8. Pháp luật về tố tụng hành chính, thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo;
9. Pháp luật về phòng, chống buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại;
10. Pháp luật về an ninh, quốc phòng, cơ yếu (trừ vấn đề về biên giới, lãnh thổ, biển, hải đảo);
11. Pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội, bao gồm: cư trú, căn cước công dân; phòng cháy, chữa cháy; quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp);
12. Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước các cấp; thành lập, điều chỉnh, giải thể các đơn vị hành chính; đo đạc và bản đồ; cơ chế tự chủ về tài chính của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp (trừ pháp luật về quỹ tài chính);
13. Pháp luật về tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công; tổ chức thực hiện dịch vụ công và xã hội hóa các dịch vụ công;
14. Pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ yếu và chế độ, chính sách, tiêu chuẩn ưu tiên, ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ yếu (trừ chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, bồi dưỡng, sinh hoạt phí);
15. Pháp luật về hội, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội;
16. Pháp luật về công đoàn, thanh niên;
17. Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc;
18. Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin, biểu tình, trưng cầu dân ý; bầu cử, giám sát;
19. Pháp luật về dân chủ trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và ở cơ sở;
20. Pháp luật về quyết định hành chính;
21. Pháp luật về giáo dục, đào tạo;
22. Pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ, thư viện, thống kê;
23. Pháp luật về công tác thi đua - khen thưởng;
24. Pháp luật về tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ;
25. Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình;
26. Pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em;
27. Pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật (trừ các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách gắn với tài chính đối với người cao tuổi, khuyết tật);
28. Pháp luật về văn hóa, thể dục thể thao, điện ảnh, di sản văn hóa (trừ các vấn đề liên quan đến dân sự, thương mại, đầu tư);
29. Pháp luật về y tế, y tế dự phòng, dược, quản lý khám chữa bệnh, phòng chống HIV-AIDS, dân số (trừ các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế và các vấn đề liên quan đến dân sự, thương mại, đầu tư);
30. Pháp luật về báo chí, xuất bản và hoạt động in ấn; quản lý, cung cấp thông tin đối ngoại (trừ các vấn đề liên quan đến dân sự, thương mại, đầu tư);
31. Pháp luật về giao thông và an toàn giao thông (trừ giao thông hàng hải, hàng không và các vấn đề liên quan đến dân sự, thương mại, đầu tư)./.