Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 257/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt điều lệ (sửa đổi) của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 257/QĐ-BNV
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 257/QĐ-BNV | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Hữu Thắng |
Ngày ban hành: | 19/03/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 257/QĐ-BNV
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NỘI VỤ Số: 257/QĐ-BNV |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt điều lệ (sửa đổi) của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam
__________________
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt bản Điều lệ (sửa đổi) của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2007.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI)
HỘI BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT VÀ TRẺ EM MỒ CÔI VIỆT NAM
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 257/QĐ-BNV ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam (sau đây gọi chung là Hội) là tổ chức xã hội - từ thiện. Hội vận động sự tự nguyện chia sẻ, bảo trợ cho người tàn tật, trẻ mồ côi Việt Nam nhằm giúp họ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện phát huy khả năng tham gia các hoạt động trong xã hội.
Hội hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật nước Cộng Hoà Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước và sự bảo trợ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội quan hệ, hợp tác với các tổ chức trong nước và trên thế giới theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp pháp luật của Nhà nước Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên Hội
Tên Hội: Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam.
Tên tiếng Anh: The Association for the support of Vietnamese Handicapped and Orphans.
Tên viết tắt: ASVHO.
Điều 2. Mục đích của Hội
Hội hoạt động vì quyền và lợi ích hợp pháp của người tàn tật và trẻ mồ côi... Hội tích cực vận động thu hút mọi tiềm năng của xã hội, của các nhà hảo tâm trong nước và ngoài nước, nhằm giúp đỡ để người tàn tật và trẻ mồ côi hoà nhập cộng đồng - xã hội góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Điều 3. Phạm vi hoạt động, biểu tượng, tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở của Hội
Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, có biểu tượng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, bao gồm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, có tài khoản riêng tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước. Trụ sở của Hội đặt tại Thủ đô Hà Nội và được đặt Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh ở các địa phương khác theo quy định của pháp luật.
Chương 2.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
Điều 4. Chức năng của Hội
Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao trách nhiệm xã hội, phát huy truyền thống của dân tộc "Thương người như thể thương thân", đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tàn tật và trẻ mồ côi động viên người tàn tật và trẻ mồ côi thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội
1. Tập hợp, đoàn kết, động viên người tàn tật và trẻ mồ côi khắc phục khó khăn, phát huy khả năng tham gia các hoạt động xã hội, hoà nhập cộng đồng, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Tuyên truyền, tổ chức các hoạt động và vận động các cá nhân, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp... trợ giúp cho người tàn tật và trẻ em mồ côi, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn có điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.
3. Đề xuất và kiến nghị với Nhà nước ban hành, bổ sung, sửa đổi, thực hiện cơ chế, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tàn tật và trẻ mồ côi.
4. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo, từ thiện, tranh thủ nguồn tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân ngoài nước cho người tàn tật và trẻ mồ côi.
Trao đổi kinh nghiệm về hoạt động bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi. Tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của người tàn tật và trẻ mồ côi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội
1. Tự nguyện, tự quản, tự trang trải.
2. Đoàn kết, tương trợ và hợp tác bình đẳng.
Chương 3.
HỘI VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN, TÌNH NGUYỆN VIÊN
Điều 7. Hội viên
Mọi cá nhân và tổ chức (Việt Nam) tán thành Điều lệ của Hội, tự nguyện xin vào Hội, có điều kiện hoạt động đều được Hội xem xét công nhận là hội viên.
Điều 8. Quyền của hội viên
1. Được tham gia sinh hoạt tại tổ chức của Hội.
2. Được ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội, được thảo luận và biểu quyết các công việc của Hội.
3. Được sự hỗ trợ giúp đỡ theo khả năng của Hội, được bảo vệ khi các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp bị xâm phạm.
4. Được đề xuất, góp ý kiến và đề nghị Hội kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các vấn đề mà mình quan tâm.
Điều 9. Nghĩa vụ của hội viên
1. Tham gia sinh hoạt tại một tổ chức của Hội.
2. Chấp hành Điều lệ Hội, nghị quyết của Đại hội cũng như các quyết định khác của Hội.
3. Tham gia các hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ được Hội phân công.
4. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng phấn đấu thực hiện mục đích của Hội. Tham gia đóng góp vào việc tuyên truyền và vận động phát triển Hội. Đóng hội phí cho Hội.
Điều 10. Cộng tác viên, tình nguyện viên
1. Cộng tác viên là những người không phải là hội viên, tham gia ủng hộ hoạt động Hội và vận động ủng hộ quỹ Hội.
2. Tình nguyện viên là những người không phải là hội viên, tự nguyện tham gia các hoạt động của Hội chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật và trẻ mồ côi.
3. Cộng tác viên, tình nguyện viên được Hội tạo điều kiện tham gia các hoạt động trợ giúp do Hội tổ chức.
Chương 4.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI
Điều 11. Tổ chức của Hội
1. Hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ tập trung, quyết định theo đa số, làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Tổ chức Hội gồm:
a. Đại hội;
b. Ban chấp hành;
c. Ban Thường vụ;
d. Ban Thường trực;
đ. Ban kiểm tra;
e. Chủ tịch, Phó Chủ tịch;
g. Văn phòng;
h. Các đơn vị trực thuộc.
Hội thành lập ở Trung ương Hội là Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam. ở địa phương, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ra Quyết định cho phép thành lập theo qui định của pháp luật.
Điều 12. Đại hội của Hội
1. Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội. Đại hội đại biểu toàn quốc được tổ chức 5 năm một lần. Trong trường hợp đặc biệt khi có 2/3 số Uỷ viên Ban Chấp hành, hoặc quá nửa số hội viên đề nghị, Hội sẽ tổ chức Đại hội bất thường.
2. Đại hội có các nhiệm vụ sau:
a. Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Hội;
b. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình hoạt động của Hội;
c. Thông qua báo cáo tài chính;
d. Quyết định bổ sung, sửa đổi điều lệ;
e. Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của Hội.
f. Bầu Ban chấp hành;
g. Bầu Ban kiểm tra;
h. Đại hội biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu hoặc giơ tay do Đại hội quyết định. Quyết định của Đại hội được quyết định theo đa số đại biểu có mặt theo quy định của pháp luật;
i. Biểu dương khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Hội.
Điều 13. Ban chấp hành
Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa 2 kỳ Đại hội. Ban chấp hành họp thường kỳ 6 tháng một lần, họp bất thường khi cần thiết.
Điều 14. Ban chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội;
2. Quyết định chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch tài chính hàng năm;
3. Quyết định các vấn đề tổ chức của Hội, quyết định cơ cấu, số lượng và bầu Ban thường vụ: quyết định bổ sung uỷ viên Ban chấp hành Hội (số lượng bổ sung không quá 1/3 số lượng uỷ viên Ban chấp hành do Đại hội đã quyết định); Bầu Chủ tịch, phó Chủ tịch, Tổng thư ký trong số Uỷ viên Ban Thường vụ.
4. Giám sát hoạt động của Ban thường vụ, Ban Thường trực và các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội;
5. Triệu tập Đại hội hoặc Hội nghị của Hội;
6. Xem xét, quyết định tư cách hội viên;
7. Quyết định các hình thức khen thưởng.
Điều 15. Ban Thường vụ và Ban Thường trực Hội.
1. Ban Thường vụ:
a. Ban Thường vụ Hội do Ban chấp hành Hội bầu, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký hoặc Thư ký Hội và một số uỷ viên;
b. Ban Thường vụ Hội chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội giữa 2 kỳ họp và chuẩn bị báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban chấp hành Hội; quyết định triệu tập các cuộc họp của Ban chấp hành;
c. Ban Thường vụ Hội hoạt động theo quy chế được Ban chấp hành Hội thông qua.
2. Ban Thường trực:
a. Ban Thường trực gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký hoặc thư ký Hội;
b. Ban Thường trực Hội chỉ đạo, điều hành hoạt động thường xuyên theo Nghị quyết của Ban chấp hành, Ban Thường vụ và hướng dẫn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền.
Điều 16. Chủ tịch
Chủ tịch Ban Chấp hành đồng thời là Chủ tịch Hội (gọi tắt là Chủ tịch) có quyền hạn và trách nhiệm:
1. Đại diện pháp nhân Hội trong các hoạt động đối nội và đối ngoại;
2. Chỉ đạo thực hiện công việc giữa 2 kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
3. Chủ trì các kỳ họp Đại hội toàn thể và Ban Chấp hành Hội.
Điều 17. Các Phó Chủ tịch Hội:
Do Ban chấp hành bầu theo đề nghị của Chủ tịch Hội, Phó Chủ tịch thực hiện một số nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch; phụ trách một số Ban chuyên môn.
Điều 18: Tổng thư ký hoặc Thư ký
Tổng Thư ký hoặc thư ký là thành viên Ban Chấp hành Hội và do Ban Chấp hành Hội bầu, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a. Tổ chức, điều hành hoạt động hàng ngày của Ban thường trực;
b. Xây dựng các Quy chế hoạt động của Ban Thường vụ, ban Thường trực, Quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hội;
c. Chuẩn bị báo cáo công tác 3 tháng, 6 tháng; dự thảo báo cáo công tác năm và nhiệm kỳ về hoạt động của Hội. Tổ chức hậu cần, lễ tân và thư ký các phiên họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Thường trực Hội.
Điều 19. Văn phòng, Các Ban chuyên môn, Trung tâm, Viện, Quỹ, Trường, Chi nhánh, Văn phòng đại diện... (sau đây gọi tắt là Ban, Tổ chức trực thuộc Hội).
1. Các Ban của Hội:
a. Được thành lập hoặc giải thể theo nghị quyết của Ban Thường vụ Hội và quy định của pháp luật;
b. Tổ chức, điều hành, quản lý và phân công trong Ban do Trưởng Ban thực hiện theo quy chế hoạt động của Hội. Giúp việc Trưởng Ban có các Phó Trưởng Ban.
2. Các Tổ chức trực thuộc Hội:
a. Được thành lập theo quyết định của Ban Thường vụ, quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b. Cấp trưởng, cấp phó của các Tổ chức trực thuộc do Chủ tịch Hội bổ nhiệm, miễn nhiệm và theo đề nghị của Tổng thư ký hoặc thư ký.
Điều 20. Ban kiểm tra của Hội
Ban kiểm tra do Đại hội của Hội bầu Ban kiểm tra làm việc theo chế độ tập thể. Ban kiểm tra họp thường kỳ giữa năm và kết thúc 1 năm, họp bất thường khi cần.
Nhiệm kỳ của Ban kiểm tra theo nhiệm kỳ của ban chấp hành.
Nhiệm vụ của Ban kiểm tra:
1. Giám sát việc thi hành Điều lệ của Hội, Nghị quyết của Đại hội và Ban chấp hành;
2. Kiểm tra việc thu, chi tài chính và sử dụng tài sản của Hội. Xem xét và giải quyết các khiếu nại và tố cáo của hội viên, đảm bảo quyền làm chủ của hội viên;
3. Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của các tổ chức thành viên và tổ chức trực thuộc;
4. Trường hợp kiểm tra một uỷ viên Ban chấp hành cùng cấp phải được sự uỷ nhiệm của Ban Thường vụ cấp đó;
5. Giải quyết các tố cáo đối với Hội viên, xử lý kịp thời các sai phạm (nếu có).
Chương 5.
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA HỘI
Điều 21. Tài chính của Hội
1. Các nguồn thu của Hội:
a. Đóng góp của các tổ chức trực thuộc Hội;
b. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí;
c. Hội phí do hội viên đóng;
d. Đóng góp ủng hộ của hội viên;
đ. Thu từ các hoạt động quyên góp gây quỹ hợp pháp của Hội theo quy định của pháp luật;
e. Tiền và hiện vật ủng hộ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;
g. Các khoản thu hợp pháp khác.
2. Các khoản chi của Hội:
a. Chủ yếu chi các hoạt động bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi.
b. Chi công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội;
c. Chi các hoạt động quản lý, tiền lương, phụ cấp của cán bộ Hội;
d. Chi khen thưởng;
đ. Chi khác.
Điều 22. Tài sản của Hội
Tài sản của Hội được xác định theo quy định của Pháp luật.
Điều 23. Quản lý tài chính, tài sản của Hội
Tài chính, tài sản của Hội do Hội tự quản lý và sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy định của Pháp luật, quy chế hoạt động và quy chế tài chính của Hội và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.
Chương 6.
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 24. Khen thưởng
Tổ chức Hội, cán bộ, hội viên, cộng tác viên, tình nguyện viên và các tập thể, cá nhân, có nhiều thành tích đóng góp cho Hội được Hội xét khen thưởng, nếu có thành tích xuất sắc được đề nghị Nhà nước khen thưởng. Chế độ khen thưởng thực hiện theo quy định của Pháp luật.
Điều 25. Xử lý vi phạm
Tổ chức Hội, cán bộ và hội viên vi phạm Điều lệ, nghị quyết của Hội hoặc làm tổn hại đến uy tín, danh dự, tài sản, tài chính của Hội thì tuỳ theo mức độ sai phạm có thể bị khiển trách, cảnh cáo, không công nhận là hội viên.
Chương 7.
THI HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI
Điều 26. Điều khoản thi hành
1. Điều lệ gồm 7 chương 26 điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam lần thứ III thông qua ngày 5 tháng 12 năm 2007.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ do Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội quyết định.
3. Mọi tổ chức Hội và hội viên có nghĩa vụ thực hiện Điều lệ Hội.
4. Ban chấp hành Trung ương Hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội.
5. Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Bộ Nội vụ quyết định công nhận./.