Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 17/2008/QĐ-UBND cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 17/2008/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 17/2008/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Thế Thảo |
Ngày ban hành: | 29/09/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Giao thông |
tải Quyết định 17/2008/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 17/2008/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 93/TTLT ngày 29 tháng 3 năm 1997 của liên Bộ: Giao thông vận tải - Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước giao thông vận tải tại địa phương;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2008/NQ-HĐND ngày 02 tháng 8 năm 2008 của HĐND thành phố Hà Nội về việc phê chuẩn cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Đề án số 242/ĐA-GTVT-TCCB ngày 04 tháng 9 năm 2008 về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội như sau:
1. Vị trí, chức năng
Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch, hoạt động theo quy định của pháp luật; Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải.
Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về giao thông vận tải, bao gồm: đường bộ, đường thủy, đường sắt đô thị, vận tải, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội;
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a. Trình UBND thành phố:
a.1. Các quyết định, chỉ thị, các văn bản quy định về việc phân công, phân cấp và ủy quyền quản lý nhà nước các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải trong phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của UBND thành phố;
a.2. Các quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, chương trình, dự án công trình quan trọng thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch vùng, các quy hoạch phát triển ngành, chuyên ngành của thành phố;
a.3. Chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn thành phố, đảm bảo phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của UBND thành phố.
a.4. Các văn bản quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó của các đơn vị trực thuộc Sở trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước và thành phố;
b. Trình Chủ tịch UBND thành phố:
b.1. Các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thành phố liên quan tới các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;
b.2. Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
b.3. Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch phát triển, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;
c. Thực hiện các văn bản pháp luật:
c.1. Chủ trì soạn thảo hoặc phối hợp với các ngành, các cấp soạn thảo các văn bản pháp quy mới hoặc bổ sung, sửa đổi các văn bản liên quan đến các lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật để trình UBND thành phố xem xét ban hành hoặc ủy quyền cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải ban hành;
Nghiên cứu trình UBND thành phố ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, phí, giá dịch vụ chuyên ngành giao thông vận tải.
c.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Sở phù hợp với chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải.
c.3. Tham mưu giúp UBND thành phố chỉ đạo, hướng dẫn UBND quận, huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo phân cấp thuộc chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố;
c.4. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;
d. Quản lý về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa:
d.1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố được cấp thẩm quyền phê duyệt;
d.2. Thực hiện chức năng chủ đầu tư hoặc được ủy quyền chủ đầu tư xây dựng, duy trì, bảo dưỡng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình chuyên ngành giao thông vận tải thuộc vốn của thành phố, của Trung ương hoặc nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật;
d.3. Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành giao thông vận tải theo phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố và theo quy định của pháp luật;
d.4. Thực hiện chức năng quản lý giám sát kỹ thuật, chất lượng xây dựng các công trình chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;
d.5. Giúp UBND thành phố tổ chức đấu thầu, giao thầu hoặc đặt hàng, kiểm tra, thanh quyết toán tài chính cho các nhà thầu về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông;
d.6. Tổ chức quản lý hệ thống mạng lưới hạ tầng giao thông của thành phố, gồm: cầu đường bộ, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ sang đường, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ sang đường, tuynel kỹ thuật;
d.7. Thỏa thuận cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về đấu nối các công trình giao thông, cải tạo sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông;
đ. Quản lý về vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị, vận tải đa phương thức:
đ.1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải, cơ chế chính sách phát triển vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định của pháp luật;
đ.2. Thực hiện cấp giấy phép vận chuyển liên vận quốc tế cho các phương tiện; cấp giấy chấp thuận khai thác vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định; cấp phù hiệu cho xe taxi;
đ.3. Thỏa thuận quảng cáo trên phương tiện, nhà chờ xe buýt;
đ.4. Đăng ký, đăng kiểm các phương tiện thi công công trình giao thông, các phương tiện đường bộ, đường thủy nội địa, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, phương tiện vui chơi trên sông, hồ;
đ.5. Thẩm định việc cải tạo, sửa đổi, phục hồi, đóng mới phương tiện, thiết bị phụ tùng giao thông vận tải; đánh giá chất lượng phương tiện phục vụ cho việc thanh lý, sửa chữa và thi hành án của thành phố;
e. Thực hiện công tác về an toàn giao thông:
e.1. Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện các đề án về đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thuộc phạm vi chức năng của Sở; là cơ quan Thường trực của Ban An toàn giao thông thành phố;
e.2. Tham mưu giúp UBND thành phố về các giải pháp chống ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông, điều tiết giao thông, phân luồng giao thông; phát triển hệ thống giao thông tĩnh; cải tạo hạ tầng giao thông để tổ chức giao thông;
e.3. Thẩm định các điều kiện để cấp phép hoặc thu hồi Giấy phép trông giữ xe ôtô, xe máy, xe đạp trên địa bàn thành phố theo quy định và theo phân cấp của thành phố;
e.4. Cấp phép cho công tác đào đường, hè và thỏa thuận các vị trí quảng cáo trên hè, đường;
g. Thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải:
g.1. Tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố;
g.2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động giao thông vận tải;
h. Thanh tra, kiểm tra:
h.1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý, giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;
h.2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý chuyên ngành giao thông vận tải, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;
i. Quản lý, khai thác thông tin, ứng dụng tiến độ khoa học kỹ thuật:
i.1. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng, lưu trữ, cập nhật và chỉnh lý các hồ sơ tài liệu có liên quan đến hệ thống công trình giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa) do UBND thành phố giao cho Sở quản lý;
i.2. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới trong ngành giao thông vận tải;
i.3. Trình UBND thành phố chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
i.4. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và sự phân công, ủy quyền của UBND thành phố;
k. Công tác quản lý tài chính:
k.1. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố;
k.2. Thu và sử dụng các loại phí, lệ phí thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Giao thông vận tải Hà Nội theo đúng quy định của pháp luật;
l. Công tác quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ:
l.1. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của thành phố;
l.2. Quy hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng (kể cả trong và ngoài nước) đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định;
m. Thực hiện các nhiệm vụ khác:
m.1. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức dịch vụ công; quản lý và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở;
m.2. Giúp UBND thành phố quản lý nhà nước đối với các công ty, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật
m.3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND thành phố;
3. Cơ cấu tổ chức
a. Lãnh đạo Sở:
Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội có Giám đốc và các Phó Giám đốc.
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở.
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải do Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Giao thông vận tải ban hành và theo các quy định của Nhà nước về quản lý cán bộ.
Việc luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải thực hiện theo quy định của pháp luật.
b. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương:
b.1. Văn phòng;
b.2. Thanh tra Sở;
b.3. Phòng Tổ chức cán bộ;
b.4. Phòng Thẩm định;
b.5. Phòng Kế hoạch - Đầu tư;
b.6. Phòng Quản lý giao thông đô thị;
b.7. Phòng Quản lý giao thông ngoại thành;
b.8. Phòng Quản lý vận tải;
b.9. Phòng Quản lý phương tiện giao thông;
b.10. Phòng Quản lý kỹ thuật và giám định chất lượng;
b.11. Phòng Quản lý kinh tế;
b.12. Văn phòng Ban An toàn giao thông;
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở và trách nhiệm người đứng đầu do Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội quyết định theo quy định của pháp luật
c. Các đơn vị sự nghiệp:
c.1. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo;
c.2. Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giao thông vận tải;
c.3. Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị;
c.4. Trung tâm Sát hạch để cấp giấy phép lái xe thành phố Hà Nội;
c.5. Ban Quản lý dự án giao thông đô thị;
c.6. Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội;
c.7. Ban Quản lý dự án giao thông 1;
c.8. Ban Quản lý dự án giao thông 2;
c.9. Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Hà Nội;
c.10. Trung tâm Quản lý bến xe Hà Nội.
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải do UBND thành phố quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch, hoạt động theo quy định của pháp luật
4. Biên chế
Biên chế của Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội được UBND thành phố giao hàng năm. Giám đốc Sở Giao thông vận tải căn cứ vào số lượng biên chế được giao, có trách nhiệm bố trí cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng của Sở theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố.
Cho phép Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội được bổ sung 10 chỉ tiêu biên chế (để Sở ký hợp đồng lao động theo Nghị định 68/CP đối với bảo vệ, tạp vụ, công nhân kỹ thuật cơ quan).
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ các Quyết định trước đây của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và UBND thành phố Hà Nội (cũ) ban hành trái với Quyết định này.
Điều 3.Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giao thông vận tải, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |