Quyết định 130-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc cho phép thành lập Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 130-CT

Quyết định 130-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc cho phép thành lập Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:130-CTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đồng Sĩ Nguyên
Ngày ban hành:20/04/1991Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 130-CT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 130-CT NGÀY 20-4-1991

VỀ VIỆC THÀNH LẬP CỤC BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Căn cứ Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước ngày 25 tháng 4 năm 1989 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ của Chính phủ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.- Nay thành lập Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, trực thuộc Bộ Thuỷ sản, với điều kiện sử dụng cán bộ hiện có, không được tăng biên chế bằng cách sắp xếp lại tổ chức và biên chế sẵn có của Chi Cục đăng kiểm tầu cá và bộ phận nguồn lợi Vụ Quản lý nghề cá, thuộc Bộ Thuỷ sản hiện nay. Cục là một đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng. Trụ sở của Cục đóng tại Hà Nội.
Điều 2.- Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản:
1. Nghiên cứu, xây dựng các chế độ, chính sách về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
2. Phối hợp với các ngành, các cấp, các lực lượng vũ trang trong việc tổ chức chỉ đạo, thực hiện pháp lệnh và các văn bản pháp quy khác về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vụ vi phạm pháp lệnh theo luật pháp hiện hành.
3. Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài ngành có liên quan để trao đổi kỹ thuật, nghiệp vụ, tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong mọi tầng lớp nhân dân, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và đăng kiểm tàu cá.
4. Quản lý và cấp các loại giấy phép về hoạt động nghề cá và đăng kiểm tàu cá đối với các tổ chức trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.
Quản lý và cấp các loại giấy phép về hoạt động nghề cá đối với các tổ chức ngoài nước theo luật pháp hiện hành.
Điều 3.- Trong khi làm nhiệm vụ, cán bộ, nhân viên của Cục chuyên trách làm nhiệm vụ kiểm tra, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phải gắn thẻ nhân viên vào túi áo trước ngực. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quy định mầu sắc và nội dung ghi trên thẻ này.
Điều 4.- Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có các đơn vị trực thuộc đóng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, thị xã Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) và một số vùng có nghề cá trọng điểm khác, trên cơ sở sắp xếp lại các Chi nhánh đăng kiểm tàu cá hiện có.
Cục có 1 Cục trưởng và từ 1 đến 2 Phó cục trưởng giúp việc, do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản bổ nhiệm.
Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quy định cụ thể cơ cấu tổ chức, biên chế, nhiệm vụ; quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản với các cơ quan trong và ngoài ngành, đảm bảo hoạt động thông suốt, có hiệu quả.
Điều 5.- Về kinh phí hoạt động, Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm hạch toán rõ ràng, đầy đủ các khoản thu, thu đúng, thu đủ theo chế độ. Soát xét chặt chẽ về biên chế và các khoản chi cần thiết, trên cơ sở đó Bộ Tài chính quyết định cấp bổ sung kinh phí hoặc thu lại phần chênh lệch hàng năm.
Điều 6.- Các đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYếT địNH

CủA CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 130-CT NGàY 20-4-1991

Về VIệC THàNH LậP CụC BảO Vệ NGUồN LợI THUỷ SảN.

 

CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG

 

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Căn cứ Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước ngày 25 tháng 4 năm 1989 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ của Chính phủ.

 

QUYếT địNH:

 

Điều 1.- Nay thành lập Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, trực thuộc Bộ Thuỷ sản, với điều kiện sử dụng cán bộ hiện có, không được tăng biên chế bằng cách sắp xếp lại tổ chức và biên chế sẵn có của Chi Cục đăng kiểm tầu cá và bộ phận nguồn lợi Vụ Quản lý nghề cá, thuộc Bộ Thuỷ sản hiện nay. Cục là một đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng. Trụ sở của Cục đóng tại Hà Nội.

 

Điều 2.- Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản:

1. Nghiên cứu, xây dựng các chế độ, chính sách về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

2. Phối hợp với các ngành, các cấp, các lực lượng vũ trang trong việc tổ chức chỉ đạo, thực hiện pháp lệnh và các văn bản pháp quy khác về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vụ vi phạm pháp lệnh theo luật pháp hiện hành.

3. Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài ngành có liên quan để trao đổi kỹ thuật, nghiệp vụ, tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong mọi tầng lớp nhân dân, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và đăng kiểm tàu cá.

4. Quản lý và cấp các loại giấy phép về hoạt động nghề cá và đăng kiểm tàu cá đối với các tổ chức trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

Quản lý và cấp các loại giấy phép về hoạt động nghề cá đối với các tổ chức ngoài nước theo luật pháp hiện hành.

 

Điều 3.- Trong khi làm nhiệm vụ, cán bộ, nhân viên của Cục chuyên trách làm nhiệm vụ kiểm tra, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phải gắn thẻ nhân viên vào túi áo trước ngực. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quy định mầu sắc và nội dung ghi trên thẻ này.

Điều 4.- Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có các đơn vị trực thuộc đóng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, thị xã Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) và một số vùng có nghề cá trọng điểm khác, trên cơ sở sắp xếp lại các Chi nhánh đăng kiểm tàu cá hiện có.

Cục có 1 Cục trưởng và từ 1 đến 2 Phó cục trưởng giúp việc, do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản bổ nhiệm.

Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quy định cụ thể cơ cấu tổ chức, biên chế, nhiệm vụ; quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản với các cơ quan trong và ngoài ngành, đảm bảo hoạt động thông suốt, có hiệu quả.

 

Điều 5.- Về kinh phí hoạt động, Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm hạch toán rõ ràng, đầy đủ các khoản thu, thu đúng, thu đủ theo chế độ. Soát xét chặt chẽ về biên chế và các khoản chi cần thiết, trên cơ sở đó Bộ Tài chính quyết định cấp bổ sung kinh phí hoặc thu lại phần chênh lệch hàng năm.

 

Điều 6.- Các đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi