Quyết định 9028/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 9028/QĐ-BCT

Quyết định 9028/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Bộ Công ThươngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:9028/QĐ-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành:08/10/2014Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2020, Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp

Nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển công nghiệp hỗ trợ đảm bảo đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp; khoảng 1000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam..., ngày 08/10/2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 9028/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đồng thời khẳng định, trong giai đoạn đến năm 2020, sẽ ưu tiên phát triển lĩnh vực linh kiện phụ tùng phục vụ nhu cầu các ngành sản xuất chế tạo tại nội địa, đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí, ô tô, máy nông nghiệp, điện tử và một số ngành công nghiệp công nghệ cao; ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày, đảm bảo chủ động trong sản xuất nội địa và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu; ưu tiên thu hút đầu tư vào sản xuất vật liệu chế tạo và tập trung sản xuất linh kiện điện tử phục vụ nhu cầu lắp ráp trong nước của các sản phẩm điện tử công nghiệp, thiết bị điện tử chuyên dụng và tiến tới xuất khẩu...
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh một số giải pháp và chính sách chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp
hỗ trợ nội địa... như: Khuyến khích, hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có thị trường lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, sức cạnh tranh cao; phát triển chương trình ươm tạo doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhằm gia tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 9028/QĐ-BCT tại đây

tải Quyết định 9028/QĐ-BCT

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 9028/QĐ-BCT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
Số: 9028/QĐ-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2014

 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
---------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
 
 
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
a) Phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp quốc phòng;
b) Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm thu hút đầu tư, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn đa quốc gia, tham gia ngày càng sâu rộng vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu trong các lĩnh vực này;
c) Phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững giữa các ngành công nghiệp, lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với các ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và thân thiện môi trường;
d) Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu chung
- Xây dựng và phát triển công nghiệp hỗ trợ đảm bảo thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp. Đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa.
- Đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 2000 doanh nghiệp.
- Về giá trị sản xuất công nghiệp, đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; đến năm 2030, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc ba lĩnh vực chủ yếu:
a) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng: phát triển linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 cung ứng được 60% nhu cầu sản phẩm linh kiện phụ tùng cho các ngành công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó giá trị xuất khẩu các sản phẩm linh kiện phụ tùng chiếm 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực này. Đến năm 2030, cung ứng được 80% nhu cầu trong nước, đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao.
b) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày: phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ cung cấp trong nước của ngành công nghiệp dệt may đạt 65%, ngành da giày đạt 75-80%, với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ sản xuất xuất khẩu.
c) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao: phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong công nghiệp công nghệ cao. Hình thành các doanh nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế, làm tiền đề phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành này. Hình thành hệ thống nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu điện tử.
3. Định hướng phát triển
3.1. Định hướng chung
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh quy mô nhỏ và vừa;
- Hình thành mạng lưới sản xuất nội địa với nhiều lớp cung ứng, gồm các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;
- Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng nhu cầu nội địa với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
3.2. Định hướng cụ thể
a) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng:
- Trong giai đoạn đến năm 2020, ưu tiên phát triển lĩnh vực linh kiện phụ tùng phục vụ nhu cầu các ngành sản xuất chế tạo tại nội địa, đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí, ô tô, máy nông nghiệp, điện tử và một số ngành công nghiệp công nghệ cao;
- Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm linh kiện phụ tùng tham gia thị trường khu vực và quốc tế, với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu ở mỗi lĩnh vực công nghiệp ưu tiên kể trên;
- Giai đoạn đến 2030, tập trung sản xuất các sản phẩm linh kiện phụ tùng yêu cầu công nghệ cao. Nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo của doanh nghiệp nội địa. Hoàn thiện năng lực sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước để đáp ứng tối đa nhu cầu linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp chế tạo tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
b) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày:
- Ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày, đảm bảo chủ động trong sản xuất nội địa và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu;
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã tham gia;
- Phát huy lợi thế, tiềm năng của từng địa phương, hình thành các cụm liên kết ngành trong sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày tại các vùng kinh tế trọng điểm.
c) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao:
- Ưu tiên thu hút đầu tư vào sản xuất vật liệu chế tạo như: thép chế tạo, nhựa, cao su, composit, gốm phục vụ công nghiệp công nghệ cao, hóa chất cơ bản và hóa chất chuyên dụng sử dụng trong công nghiệp công nghệ sinh học, công nghiệp vật liệu mới; vật liệu điện tử;
- Giai đoạn đến 2020, phát triển hệ thống doanh nghiệp bảo trì sửa chữa máy móc, dịch vụ kiểm định tư vấn và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao. Đến năm 2030 sản xuất một số sản phẩm trong lĩnh vực máy móc, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng phục vụ nhu cầu nội địa;
- Phát triển mạnh nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao, bao gồm nhân lực nghiên cứu triển khai, kỹ thuật và quản lý sản xuất trong các lĩnh vực liên quan.
4.1. Lĩnh vực linh kiện phụ tùng
a) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng kim loại:
+ Giai đoạn đến 2020: Nâng cao năng lực sản xuất của các lĩnh vực cơ khí chế tạo cơ bản như đúc, gia công áp lực, gia công chính xác, hóa nhiệt luyện, xử lý bề mặt... đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quản lý sản xuất của các doanh nghiệp lắp ráp, các tập đoàn lớn tại Việt Nam. Ưu tiên phát triển các sản phẩm: Sản phẩm tiêu chuẩn phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo như bu lông, đai ốc, các loại vòng bi, bánh răng, khớp nối, chi tiết máy tiêu chuẩn; Khuôn dập, khuôn đúc, khuôn ép nhựa, gá hàn, đồ gá gia công, kiểm tra, phục vụ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; Linh kiện phụ tùng ô tô có nhu cầu sản xuất quy mô lớn tại nội địa, linh kiện phụ tùng phải thay thế thường xuyên; Linh kiện, cụm linh kiện thuộc hệ thống điều khiển, truyền động, dẫn động, hệ thống thủy lực cho máy công cụ, máy động lực, máy nông nghiệp, thiết bị toàn bộ.
+ Giai đoạn đến 2030: Tập trung sản xuất các sản phẩm đòi hỏi đầu tư vào nghiên cứu, thiết kế, chế tạo tại nội địa để xuất khẩu. Ưu tiên phát triển các sản phẩm: Các chi tiết 5C của động cơ (thân máy, quy lát, trục khuỷu, trục cam, thanh truyền); Vòi phun cao áp, động cơ đa hệ nhiên liệu cho máy động lực, máy nông nghiệp; Linh kiện, cụm linh kiện thuộc cơ cấu điều khiển, cơ cấu chấp hành sử dụng trong thiết bị tự động hóa, robot công nghiệp, thiết bị công nghiệp chuyên dụng; Linh kiện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, sử dụng trong thiết bị đo lường, phân tích, thiết bị y tế.
b) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng điện - điện tử:
+ Giai đoạn đến 2020: Tập trung sản xuất linh kiện điện tử phục vụ nhu cầu lắp ráp trong nước của các sản phẩm điện tử công nghiệp, thiết bị điện tử chuyên dụng và tiến tới xuất khẩu. Ưu tiên phát triển các sản phẩm: Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản như linh kiện thụ động, linh kiện bán dẫn, linh kiện thạch anh; Linh kiện, cụm linh kiện điện - điện tử cho ô tô; Linh kiện điện tử, vi mạch điện tử cho các thiết bị điện tử gia dụng, điện thoại di động, thiết bị viễn thông và các sản phẩm điện tử khác; Linh kiện, cụm linh kiện điện - điện tử phục vụ các thiết bị công nghiệp; Các loại cảm biến thông minh, các bộ xử lý tín hiệu thông minh, các bộ điều khiển sử dụng trong chế tạo máy công cụ, máy móc công nghiệp, thiết bị tự động hóa.
+ Giai đoạn đến 2030: Hỗ trợ, khuyến khích chuyển giao công nghệ sản xuất linh kiện điện - điện tử từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp nội địa. Hoàn thiện năng lực sản xuất linh kiện, phụ tùng điện - điện tử của các doanh nghiệp nội địa để đáp ứng tối đa nhu cầu linh kiện - điện tử cho các ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Ưu tiên phát triển các lĩnh vực: điện tử chuyên dụng, điện tử y tế, linh kiện điện - điện tử cho các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao; Đẩy mạnh việc thu hút đầu tư các dự án sản xuất linh kiện điện tử chuyên dụng, các dự án sản xuất sản phẩm điện tử công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao như: thiết bị y tế, các thiết bị đo lường và điều khiển.
c) Lĩnh vực linh kiện, phụ tùng nhựa - cao su:
+ Giai đoạn đến 2020: Phát triển các sản phẩm linh kiện, phụ tùng cơ bản bằng nhựa - cao su kỹ thuật, có chất lượng và cơ tính cao, cung ứng cho sản xuất trong nội địa. Tập trung sản xuất các linh kiện phụ tùng có dung lượng thị trường cao, các linh kiện phụ tùng chuyên dụng. Khuyến khích doanh nghiệp dân doanh tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Ưu tiên phát triển các sản phẩm: Linh kiện nhựa kỹ thuật cho các ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp điện tử; Linh kiện cao su kỹ thuật cho các ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp điện tử.
+ Giai đoạn đến 2030: Hoàn thiện năng lực thiết kế và chế tạo của các doanh nghiệp trong nước để sản xuất các sản phẩm nhựa - cao su kỹ thuật kích thước nhỏ, tiêu hao ít nguyên liệu. Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các linh kiện nhựa - cao su mà Việt Nam có thế mạnh. Đầu tư sản xuất linh kiện nhựa - cao su công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đặc biệt như độ bền cao, chịu mài mòn, chịu nhiệt, hoạt động trong các môi trường đặc biệt để cung cấp cho công nghiệp chế tạo.
4.2. Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dệt may - da giày
a) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may:
Tập trung đầu tư sản xuất xơ, sợi, vải và phụ liệu thay thế nhập khẩu, tận dụng tối đa các lợi thế của các cam kết từ các hiệp định thương mại quốc tế, đảm bảo chủ động trong sản xuất và gia tăng tiêu thụ sản phẩm may mặc ở thị trường các quốc gia phát triển.
+ Giai đoạn đến 2020: Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: Xơ sợi thiên nhiên (Bông, đay, gai, tơ tằm...), Xơ sợi tổng hợp (PE, Viscose...), Vải, Hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các phụ liệu ngành may (chỉ may, cúc, nhãn mác, mex, khóa kéo, băng chun...). Thu hút đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất của lĩnh vực nhuộm - hoàn tất trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, không độc hại, thân thiện môi trường.
+ Giai đoạn đến 2030: Tập trung sản xuất các sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Tiếp tục thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, ưu tiên đầu tư sản xuất các loại xơ, sợi, vải chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với xu thế thời trang quốc tế.
b) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành da giày:
Tập trung đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ sản phẩm da giày xuất khẩu, đồng thời chú trọng đầu tư sản xuất các loại vải trong nước dùng cho sản xuất giầy dép xuất khẩu.
+ Giai đoạn đến 2020: Tập trung nâng cấp và di dời các cơ sở thuộc da hiện có vào khu công nghiệp tập trung, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn kết hợp sử dụng các hóa chất không hoặc ít độc hại trong quá trình thuộc da. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vải giả da, thuộc da, sản xuất các loại mũ giày, đế giầy, tấm lót trong, làm khuôn mẫu và phụ liệu khác cho ngành da giày.
+ Giai đoạn đến 2030: Tiếp tục thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành da giày. Tập trung vào các sản phẩm có chất lượng và ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với công nghệ và nhu cầu thị trường trong giai đoạn mới.
4.3. Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao
a) Lĩnh vực vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao:
Khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất thép chế tạo chất lượng cao, thép không gỉ, thép lá điện từ cung cấp cho các ngành công nghiệp công nghệ cao cũng như các ngành công nghiệp chế tạo trong cả nước.
Tận dụng ưu thế phát triển của ngành lọc hóa dầu Việt Nam (với những nhà máy lọc hóa dầu quan trọng như: Dung Quất, Nghi Sơn, Vũng Rô), tập trung thu hút các dự án đầu tư sản xuất các loại hạt nhựa nguyên sinh, nguyên liệu cao su tổng hợp phục vụ cho các ngành công nghiệp công nghệ cao cũng như các ngành công nghiệp chế tạo trong cả nước, tiến tới xuất khẩu.
Trên cơ sở trữ lượng và khả năng khai thác một số khoáng sản như thạch anh, Ferit, Titan, Mangan, nguyên liệu sứ cao cấp, đất hiếm..., kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất vật liệu điện tử. Hình thành các doanh nghiệp sản xuất vật liệu điện tử cung cấp cho sản xuất công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.
Nghiên cứu, phát triển sản xuất các loại hóa chất có độ tinh khiết và chất lượng cao, các chất hoạt động bề mặt, chất phụ gia phục vụ công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp công nghệ sinh học và công nghiệp vật liệu mới.
b) Lĩnh vực thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ cho công nghiệp công nghệ cao:
Phát triển năng lực trong nước về lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp công nghệ cao. Chú trọng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thiết bị chuyên dụng phục vụ hoạt động nghiên cứu và sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Phát triển và sản xuất các phần mềm nền, phần mềm công nghiệp, bộ điều khiển cho công nghiệp tự động hóa, thiết kế vi mạch điện tử. Hiện đại hóa và thành lập các trung tâm đo lường, kiểm định và kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hình thành các trung tâm tư vấn và dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ tại các vùng kinh tế trọng điểm.
5. Các giải pháp và chính sách chủ yếu
5.1. Các giải pháp
a) Hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển công nghiệp hỗ trợ
Xây dựng và điều chỉnh chính sách đặc thù cho sản xuất công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là chính sách tạo dung lượng thị trường nội địa ở các ngành hạ nguồn liên quan và chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ phù hợp theo từng giai đoạn.
Xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các vùng kinh tế trọng điểm, làm định hướng phát triển và sự liên kết hiệu quả giữa các địa phương trong phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến khu công nghiệp chuyên sâu, khu công nghiệp hỗ trợ.
Rà soát, bổ sung danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ trong hệ thống thống kê các ngành kinh tế quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ, phù hợp với thông lệ quốc tế.
b) Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ
Khuyến khích, hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có thị trường lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, sức cạnh tranh cao.
Xây dựng chính sách khuyến khích các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia đang đầu tư sản xuất tại Việt Nam kêu gọi các công ty cung ứng, công ty vệ tinh đầu tư sản xuất tại Việt Nam.
c) Phát triển số lượng và nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa
Phát triển chương trình ươm tạo doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhằm gia tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất.
Xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nội địa trở thành nhà cung ứng cho các công ty đa quốc gia ở các lớp cung ứng khác nhau.
Xây dựng chính sách thu hút chuyên gia cao cấp nước ngoài hỗ trợ trực tiếp để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa.
Xây dựng hệ thống hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: xây dựng cổng thông tin, cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, cung cấp các thông tin chính sách, pháp luật, thị trường, công nghệ, giúp kết nối doanh nghiệp với thị trường.
d) Phát triển khoa học công nghệ cho công nghiệp hỗ trợ
Xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhằm bảo vệ thị trường nội địa và khuyến khích đầu tư sản xuất trong nước.
Đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học công nghệ làm nền tảng cho các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu mở rộng liên kết, liên doanh với doanh nghiệp sản xuất và hợp tác quốc tế.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được hỗ trợ từ nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học - công nghệ quốc gia đối với các chi phí chuyển giao công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, mua bản quyền, sáng chế, phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực cho đổi mới công nghệ.
Khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ thông qua phát triển hoạt động nghiên cứu cũng như phát triển hệ thống doanh nghiệp cung ứng tại Việt Nam.
e) Đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ
Xây dựng chương trình đào tạo nhân lực kỹ thuật cao cho công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh đào tạo công nhân bậc cao, công nhân lành nghề cho các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Tổ chức các khóa đào tạo về quản lý, công nghệ, thương mại... cho các nhà quản lý doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Khuyến khích các doanh nghiệp và địa phương tổ chức đào tạo nhân lực tại chỗ, hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Đối với các hình thức đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại công nhân, Nhà nước có chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo theo địa chỉ cho các doanh nghiệp.
Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hỗ trợ tại các vùng kinh tế trọng điểm. Hỗ trợ các địa phương quy hoạch nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ. Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực. Khuyến khích các cơ sở đào tạo hợp tác với các đối tác nước ngoài trong các chương trình đào tạo nguồn nhân lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Đối với các khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên sâu đã được phê duyệt, tổ chức lựa chọn cơ sở đào tạo lao động tại chỗ theo các chuyên ngành đã được lựa chọn. Khuyến khích lao động địa phương tham gia các hoạt động đào tạo và làm việc trực tiếp tại các khu công nghiệp hỗ trợ.
f) Giải pháp về liên kết, hợp tác
Kết nối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp nội địa thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu và năng lực cung ứng trong nước. Tăng cường công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ làm cơ sở giới thiệu, phát triển liên kết doanh nghiệp.
Củng cố và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ nhằm tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp của các hội chợ công nghiệp hỗ trợ, hội chợ công nghệ, triển lãm và các hội thảo chuyên đề về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong hoạt động tìm kiếm đối tác kinh doanh: tổ chức các hội chợ, triển lãm về công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước.
g) Các giải pháp khác
Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua ký kết các hiệp định, chương trình hợp tác song phương, đa phương về công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và các lĩnh vực liên quan.
Xây dựng quy hoạch và khuyến khích đầu tư vào sản xuất nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Tăng cường công tác thăm dò, điều tra tài nguyên để phát triển bền vững và hiệu quả các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
5.2. Các chính sách
- Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được hưởng các chính sách khuyến khích, ưu đãi theo Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển và các chính sách khuyến khích, ưu đãi có liên quan.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được hưởng các chương trình hỗ trợ theo Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố Quy hoạch và chỉ đạo hướng dẫn triển khai thực hiện Quy hoạch.
2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội... theo chức năng của mình phối hợp với Bộ Công Thương cụ thể hóa các chính sách, giải pháp nêu trong Quyết định này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở Quy hoạch được duyệt, có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án, chương trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được thực hiện đồng bộ và phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
4. Các Hiệp hội ngành nghề có liên quan phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp hội viên, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Website Bộ Công Thương;
- Các Cục, Vụ, Viện NCCLCSCN thuộc Bộ Công Thương;
- Lưu VT, CNNg.
BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 
 
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương)
 
 
1. Các dự án sản xuất khuôn, gá các loại.
2. Các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô.
3. Các dự án sản xuất chi tiết cơ khí (đai ốc, bulông, ốc vít, vòng bi, bánh răng, trục, bạc...) có độ chính xác cao và yêu cầu kỹ thuật đặc biệt.
4. Các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng động cơ, tập trung vào các chi tiết 5C của động cơ (thân máy, quy lát, trục khuỷu, trục cam, thanh truyền)
5. Các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí cho máy động lực, máy nông nghiệp, thiết bị toàn bộ.
6. Các dự án sản xuất các linh kiện nhựa, linh kiện cao su kỹ thuật có độ chính xác và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, chịu nhiệt, chịu mài mòn.
7. Các dự án sản xuất linh kiện điện-điện tử, mạch vi điện tử
8. Các dự án sản xuất linh kiện, cụm linh kiện điện tử phục vụ sản phẩm điện tử gia dụng, điện tử viễn thông, điện tử công nghiệp.
9. Các dự án trồng cây bông, cây nguyên liệu, sản xuất xơ, sợi, nhà máy dệt nhuộm hoàn tất ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
10. Các dự án sản xuất vải giả da, nhà máy thuộc da ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
11. Các dự án sản xuất linh kiện, cụm linh kiện sử dụng trong các thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
12. Các vườn ươm doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.
13. Các dự án liên quan đến thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, dịch vụ và phần mềm cho công nghiệp công nghệ cao.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2787/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Quyết định 2787/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi