Quyết định 62/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 62/2007/QĐ-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 62/2007/QĐ-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/07/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Dự trữ quốc gia - Ngày 17/7/2007, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 62/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia. Theo đó, việc nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia phải được xác định chính xác số lượng tại cửa kho dự trữ quốc gia. Giá mua, bán lương thực dự trữ quốc gia phải được niêm yết công khai; thiết bị đo lường phải được bố trí ở vị trí thuận lợi, để mọi người dễ quan sát, kiểm tra và đối chiếu. Cán bộ công chức cơ quan làm nhiệm vụ mua, bán lương thực dự trữ quốc gia không được mua, bán lương thực cho dự trữ quốc gia dưới mọi hình thức... Khi cân nhập lương thực phải mở sổ cân hàng, ghi chép sổ sách, chứng từ theo đúng chế độ kế toán dự trữ quốc gia và được lưu giữ theo quy định. Cân nhập lương thực của khách hàng nào, kế toán Tổng kho phải lập phiếu nhập kho của khách hàng đó; đối chiếu phiếu nhập kho với sổ cân hàng và sổ quỹ, cập nhật chứng từ trong ngày... Trường hợp xuất lương thực dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói, Dự trữ quốc gia khu vực phải ký hợp đồng với đơn vị nhận hàng; ký hợp đồng vận chuyển với đơn vị vận tải; giao xong từng chuyến, lô hàng phải lập biên bản giao nhận kèm theo phiếu xuất kho; kết thúc giao nhận, đơn vị lập báo cáo tổng hợp ghi rõ số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện, xác nhận của UBND Tỉnh, Thành phố được cứu trợ, cứu đói.... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 62/2007/QĐ-BTC tại đây
tải Quyết định 62/2007/QĐ-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TÀI
CHÍNH SỐ 62/2007/QĐ-BTC NGÀY 17
THÁNG 07 NĂM 2007
VỀ VIỆC BAN
HÀNH QUY CHẾ NHẬP, XUẤT LƯƠNG THỰC
DỰ TRỮ QUỐC
GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn
cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày
29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Pháp lệnh
Dự trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày
01/7/2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết
định số 270/2003/QĐ-TTg ngày 24/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ quốc gia trực thuộc
Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của
Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế nhập, xuất
lương thực dự trữ quốc gia.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ
ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 253/QĐ-DTQG ngày 15 tháng 6 năm 2001
của Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia ban hành Quy định mua lương thực dự trữ quốc
gia và Quyết định số 254/QĐ-DTQG ngày 15 tháng 6 năm 2001 của Cục trưởng Cục Dự
trữ quốc gia ban hành Quy định bán lương thực dự trữ quốc gia.
Điều 3. Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị
thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh
Tuấn
QUY CHẾ
NHẬP,
XUẤT LƯƠNG THỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2007/QĐ-BTC
ngày 17/7/2007
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Chương
I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này
áp dụng cho các trường hợp nhập, xuất, mua,
bán (gọi chung là nhập, xuất) lương
thực dự trữ quốc gia, bao gồm:
1. Nhập, xuất theo kế hoạch Nhà nước giao;
2. Nhập, xuất theo quyết định hoặc theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ;
3. Nhập, xuất trong các trường hợp: hao hụt, dôi thừa, hư hỏng do thiên
tai, giảm phẩm chất hoặc mất mát;
4. Nhập, xuất điều chuyển nội bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Áp dụng đối với các Dự trữ quốc gia khu vực.
2. Áp dụng đối với các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến việc nhập, xuất, quản lý lương thực dự trữ quốc gia.
Điều 3. Nguyên tắc nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia
1. Phải đảm bảo an toàn lực lượng
lương thực dự trữ quốc gia, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ được Chính
phủ giao, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thúc đẩy sản xuất, ổn
định thị trường lương thực.
2. Đúng kế hoạch, đúng quyết định
của cấp có thẩm quyền.
3. Đúng chủng loại, số lượng, chất
lượng, giá cả, đối tượng, thời gian, địa điểm quy định.
4. Có đủ hồ sơ chứng từ theo chế độ
quản lý tài chính và Quy phạm bảo quản hiện hành.
5. Lương thực nhập trước xuất trước.
Trong trường hợp cần thiết được quy định tại Điều 19, Điều 20 Pháp lệnh dự trữ
quốc gia, lương thực nhập sau xuất trước theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ hoặc quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo uỷ quyền của Thủ tướng
Chính phủ.
6. Việc nhập, xuất, mua, bán lương
thực dự trữ quốc gia phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa Dự trữ quốc gia khu
vực với các bên có liên quan.
7. Nhập, xuất lương thực dự trữ quốc
gia phải được xác định chính xác số lượng tại cửa kho dự trữ quốc gia. Giá mua,
bán lương thực dự trữ quốc gia phải được niêm yết công khai; thiết bị đo lường
phải được bố trí ở vị trí thuận lợi, để mọi người dễ quan sát, kiểm tra và đối
chiếu.
8. Cán bộ công chức cơ quan làm nhiệm vụ mua, bán lương thực dự trữ quốc
gia không được mua, bán lương thực cho dự trữ quốc gia dưới mọi hình thức.
Chương II
NHẬP
LƯƠNG THỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 4. Nhập mua lương thực dự trữ quốc gia
1. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về nhập lương thực dự trữ quốc
gia, Cục Dự trữ quốc gia phân bổ, giao
chỉ tiêu kế hoạch và chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực triển khai thực hiện theo
quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Đối với mua lương thực dự trữ quốc gia thực hiện theo phương thức đấu
thầu rộng rãi, tổ chức đấu thầu tại Cục Dự trữ quốc gia hoặc tại Dự trữ quốc gia khu vực theo đúng quy định
của Luật đấu thầu.
3. Các trường hợp sau đây không tổ
chức đấu thầu:
a- Mua bổ sung chỉ tiêu dự trữ quốc gia. Trong trường hợp này, Dự trữ quốc
gia khu vực được ký bổ sung hợp đồng trực tiếp với nhà thầu đã được lựa chọn
thông qua đấu thầu đối với hợp đồng đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong dưới
6 tháng với mức giá được xác định trong hợp đồng để thực hiện gói thầu có nội
dung tương tự;
b- Thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ định cụ thể
về đối tượng, số lượng, thời hạn nhập, phương thức thanh toán, giá cả.
4. Dự trữ quốc gia khu vực báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương nơi có kho dự trữ quốc gia biết chủ trương, kế hoạch nhập
lương thực của Cục Dự trữ quốc gia và tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành ở địa
phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Dự trữ quốc gia khu vực phải chủ động khảo sát tình hình thời vụ thu hoạch;
thị trường hàng hoá lương thực, kiểm tra kho tàng, nhân lực, để xây dựng kế
hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ nhập lương thực dự trữ quốc gia.
Điều 5. Nhập lương thực dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
Đối với trường hợp nhập lương thực bồi thường hao hụt quá định mức; dôi
kho; điều chuyển nội bộ; viện trợ, Dự trữ quốc gia khu vực thực hiện theo đúng
quy định của Nhà nước về quản lý hàng dự trữ quốc gia và chỉ đạo, hướng dẫn của
Cục Dự trữ quốc gia.
Điều 6. Thủ tục nhập lương thực dự trữ quốc gia
1. Dự trữ quốc gia khu vực thực hiện ký hợp đồng với khách hàng trước khi
mua lương thực nhập kho dự trữ quốc gia theo quy định.
2. Tổng kho dự trữ nhập lương thực phải thực hiện kiểm nghiệm chất lượng,
lập phiếu kiểm nghiệm tại cửa kho dự trữ; có mẫu hàng để đối chiếu trong quá
trình nhập lương thực theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm bảo
quản hàng dự trữ quốc gia hiện hành.
Đối với lương thực nhập dự trữ quốc
gia là gạo phải có giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp theo
quy định hiện hành của nhà nước. Trường hợp cần thiết tiến hành kiểm tra tại
nơi sản xuất thì đơn vị phải thoả thuận với bên bán bằng văn bản và báo cáo kết
quả về Cục Dự trữ quốc gia.
3. Khi cân nhập lương thực phải mở sổ cân
hàng, ghi chép sổ sách, chứng từ theo đúng chế độ kế toán dự trữ quốc gia và
được lưu giữ theo quy định. Cân nhập lương thực của khách hàng nào, kế toán
Tổng kho phải lập phiếu nhập kho của khách hàng đó; đối chiếu phiếu nhập kho
với sổ cân hàng và sổ quỹ, cập nhật chứng từ trong ngày.
4. Khi nhập đầy ngăn kho, lô hàng phải thực hiện việc lập biên bản
nhập đầy kho, ghi rõ các chỉ tiêu, số liệu theo đơn vị đo lường hợp pháp và các
chỉ số đo đối chứng, để kiểm tra số lượng lương thực đã nhập kho và theo dõi, đối chiếu trong quá
trình bảo quản, xuất kho.
5. Trường hợp dừng nhập kho để điều chỉnh giá, thì đơn vị phải kiểm kê, lập
biên bản đối chiếu tiền hàng, sau đó mới được làm các thủ tục nhập tiếp theo
giá mới.
Chương
III
XUẤT LƯƠNG THỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 7. Xuất bán lương thực dự trữ quốc gia
1. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao hàng năm, Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về xuất lương thực dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục Dự trữ quốc
gia phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch và chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực triển
khai thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Xuất bán lương thực dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng thực hiện theo
phương thức bán đấu giá, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Dự trữ quốc gia khu vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bán đấu giá
lương thực theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của
Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan về bán đấu giá tài sản.
3. Các trường hợp sau đây không tổ
chức đấu giá:
a. Bổ sung hợp đồng đã thực hiện xong dưới 6 tháng hoặc đang thực hiện mà
trước đó đã được tiến hành đấu giá tính từ thời điểm ký hợp đồng với mức giá
được xác định trong hợp đồng;
b. Thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ định cụ thể về
đối tượng, số lượng, thời hạn xuất, phương thức thanh toán, giá cả;
c. Bán lương thực dự trữ bị hư hỏng, giảm phẩm chất do thiên tai, hoả hoạn
cần được xử lý ngay để hạn chế thiệt hại, tổn thất cho Nhà nước.
Điều 8. Xuất lương thực dự trữ quốc gia cứu trợ, cứu đói
1. Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia thực hiện các nhiệm vụ:
a. Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng
Chính phủ uỷ quyền, phân bổ, giao nhiệm vụ và chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực
triển khai thực hiện xuất lương thực cứu trợ, cứu đói theo đúng quy định hiện
hành của Nhà nước.
b. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các thủ tục pháp lý theo quy
định.
c. Có văn bản gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi
được cứu trợ, cứu đói để thông báo số lượng, đơn vị Dự trữ quốc gia khu vực
giao lương thực.
d. Chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực xuất kho, giao lương thực cho đơn vị
được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao tiếp nhận tại
trung tâm Huyện lỵ.
2. Dự trữ quốc gia khu vực phải phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động
thương binh xã hội và đơn vị tiếp nhận lương thực để ký hợp đồng giao nhận.
Trong hợp đồng phải ghi rõ thời gian, địa điểm, số lượng phân bổ cho các đơn vị
theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố được cứu trợ. Việc giao
nhận lương thực phải đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, đúng chính sách, chế độ
Nhà nước quy định.
3.Trường hợp khẩn cấp phải xuất lương thực dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục
Dự trữ quốc gia được ban hành lệnh xuất (công
điện hoả tốc hoặc Fax) gửi trực tiếp ngay cho Giám đốc Dự trữ quốc gia khu
vực để làm các thủ tục theo quy định và xuất hàng ngay; đồng thời báo cáo Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Trong thời gian 3 ngày, kể từ ngày hoàn thành nhiệm vụ, Dự trữ quốc gia khu
vực phải báo cáo kết quả bằng văn bản về Cục Dự trữ quốc gia để tổng hợp báo
cáo Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 9. Xuất lương thực dự trữ quốc gia viện trợ
1. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Cục Dự trữ quốc gia chịu trách
nhiệm liên hệ với Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán nước được tiếp nhận viện trợ để
thống nhất địa điểm, thời gian, đơn vị nhận hàng, quy cách đóng bao, mẫu in
markét; lập phương án xuất viện trợ, báo cáo Bộ Tài chính xem xét quyết định.
Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục Dự trữ quốc gia tiến hành ký biên bản thoả thuận giao, nhận
lương thực dự trữ quốc gia viện trợ và chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển
khai thực hiện.
2. Các đơn vị được giao nhiệm vụ xuất lương thực viện trợ, có trách nhiệm
thực hiện đầy đủ các thủ tục xuất kho, giao nhận, vận tải theo đúng quy định
của Nhà nước hiện hành và thông lệ quốc tế; đảm bảo số lượng và chất lượng
lương thực xuất viện trợ.
Điều 10. Xuất điều chuyển lương thực dự trữ quốc gia
1. Trường hợp xuất di chuyển lương thực theo quy hoạch, kế hoạch, để sẵn
sàng ứng cứu, phục vụ nhiệm vụ bất thường, Cục Dự trữ quốc gia lập phương án di
chuyển, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.
2. Trường hợp khẩn cấp phải xuất di chuyển lương thực dự trữ quốc gia ra
khỏi vùng thiên tai, hoả hoạn hoặc không an toàn, Dự trữ quốc gia khu vực tổ chức thực hiện
ngay việc di chuyển hàng; đồng thời báo cáo Cục Dự trữ quốc gia tổng hợp, báo
cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để kiểm tra, chỉ đạo và giải quyết các vấn đề phát
sinh theo thẩm quyền.
Kết thúc việc di chuyển hàng, Dự trữ quốc gia khu vực phải thực hiện đầy đủ
thủ tục nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia theo đúng quy định tại Quy chế
này.
3. Trường hợp
xuất điều chuyển lương thực để kiểm kê, bàn giao, thanh tra, điều tra, Dự trữ
quốc gia khu vực thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục
trưởng Cục Dự trữ quốc gia.
Điều 11. Xuất lương thực hao hụt, hư hỏng,
giảm phẩm chất hoặc mất mát:
1. Giám đốc
Dự trữ quốc gia khu vực quyết định việc xuất lương thực dự trữ quốc gia trong
các trường hợp hao hụt, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc mất mát, theo thẩm quyền,
sau khi xác định rõ nguyên nhân và làm đầy đủ các thủ tục xử lý hàng dự trữ
quốc gia theo quy định hiện hành.
2. Giám đốc
Dự trữ quốc gia khu vực phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với
các trường hợp xuất lương thực dự trữ quốc gia nêu trên và báo cáo kết quả về
Cục Dự trữ quốc gia để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
Điều 12. Thủ tục xuất lương thực dự trữ quốc
gia
1. Dự trữ quốc gia khu vực phải thực hiện việc ký kết hợp đồng khi bán lương thực với đơn vị có tư cách pháp
nhân theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp bán đấu giá, khi cuộc đấu giá lương thực hoàn thành, đơn vị
tổ chức bán đấu giá, Dự trữ quốc gia khu vực và người mua phải ký kết hợp đồng
mua bán theo mẫu 04 được quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTP ngày 4/5/2005
của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy
định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu
giá tài sản.
Nội dung về tài sản của hợp đồng mua bán phải phù hợp với nội dung hợp đồng
uỷ quyền bán đấu giá tài sản đã ký kết trước đó.
2. Trường hợp xuất lương thực dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói, Dự trữ
quốc gia khu vực phải ký hợp đồng với đơn vị nhận hàng; ký hợp đồng vận chuyển
với đơn vị vận tải; giao xong từng chuyến, lô hàng phải lập biên bản giao nhận
kèm theo phiếu xuất kho; kết thúc giao nhận, đơn vị lập báo cáo tổng hợp ghi rõ
số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện, xác nhận của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố được cứu trợ,
cứu đói.
3. Trường hợp xuất lương thực dự trữ quốc gia để viện trợ, các đơn vị được
giao nhiệm vụ phải thực hiện đúng nội dung trong Biên bản thoả thuận đã ký giữa
hai Nhà nước; phải ký hợp đồng vận tải; làm đầy đủ thủ tục xuất khẩu theo đúng
quy định Nhà nước hiện hành và thông lệ quốc tế.
Kết thúc việc giao nhận lương thực, phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chất
lượng lương thực, có xác nhận của đại diện cấp có thẩm quyền của đơn vị nhận
hàng và đại diện của Đại sứ quán Việt nam tại nước sở tại.
4. Dự trữ quốc gia khu vực bố trí cán bộ kiểm tra, giám sát ở các điểm kho
xuất lương thực; chuẩn bị phương tiện vận tải và cử cán bộ giao lương thực khi
xuất cứu trợ, viện trợ.
5. Dự trữ quốc gia khu vực phải tổ chức kiểm tra và lập biên bản về số
lượng, chất lượng lương thực, xác định hao hụt, hư hỏng, giảm phẩm chất, bị
mất, nguyên nhân gây hao hụt, hư hỏng, thiệt hại, công cụ, dụng cụ, thiết bị đo
lường, kiểm nghiệm chất lượng lương thực khi xuất kho;
6. Khi xuất lương thực phải mở sổ cân hàng và ghi chép hoá đơn, chứng từ
xuất kho; hàng ngày phải đối chiếu phiếu xuất kho với sổ cân hàng và sổ quỹ (trường hợp xuất bán thu tiền) để cập
nhật chứng từ trong ngày; lập biên bản tịnh kho theo đúng quy định về chế độ kế
toán dự trữ quốc gia và được lưu giữ theo quy định hiện hành.
Trường hợp dừng xuất bán để điều chỉnh giá, đơn vị phải kiểm tra, lập biên
bản đối chiếu tiền hàng, sau đó mới làm đầy đủ các thủ tục xuất hàng theo giá
mới.
Chương IV
QUẢN LÝ GIÁ, PHÍ, NHẬP, XUẤT, VỐN MUA, BÁN
LƯƠNG
THỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 13. Giá mua, bán lương thực dự trữ quốc
gia
1. Dự trữ
quốc gia khu vực xây dựng phương án giá mua, giá bán lương thực, báo cáo Cục Dự trữ quốc gia tổng hợp, gửi Cục Quản lý
giá thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mức giá mua tối đa, giá
bán tối thiểu trong năm kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được giao;
Giá mua, bán
lương thực dự trữ quốc gia là giá được xác định tại cửa kho dự trữ. Trong
trường hợp mua lương thực là gạo thì giá mua bao gồm cả bao bì.
2.
Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực tham khảo ý kiến Sở Tài chính địa phương để đề
nghị Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia quyết định cụ thể giá mua, bán lương thực
trong khung giá giới hạn tối đa, giá giới hạn tối thiểu theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, phù hợp giá thị trường trên địa bàn theo từng thời điểm,
bảo đảm hoàn thành kế hoạch, phòng chống tham nhũng, không thất thoát vốn dự
trữ quốc gia.
3. Trong quá
trình thực hiện nếu giá cả biến động, ảnh hưởng đến hoàn thành kế hoạch mua,
bán lương thực dự trữ quốc gia, thì Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực đề nghị
Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia xem xét điều chỉnh giá trong khung giá tối đa,
giá tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định. Trong trường hợp này không
phải tham khảo Sở Tài chính địa phương.
Khi điều
chỉnh giá, Dự trữ quốc gia khu vực phải dừng ngay việc mua, bán để kiểm kê, lập
biên bản đối chiếu tiền - hàng theo giá cũ rồi mới được thực hiện mua, bán theo
giá mới.
4. Trường hợp
giá cả biến động cao hơn giá mua tối đa, thấp hơn mức giá bán tối thiểu do Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định, Cục Dự trữ quốc gia kịp thời kiến nghị Bộ trưởng
Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh.
5.
Giá mua, giá bán lương thực dự trữ quốc gia theo phương thức đấu thầu, đấu giá,
thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá.
6. Giá xuất
lương thực dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói, viện trợ tham gia bình ổn thị
trường, thực hiện theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 14. Phí nhập, xuất và vốn mua, bán
lương thực dự trữ quốc gia
1. Chi phí
nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng:
a. Chi phí
nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng được bố trí trong dự
toán giao hàng năm, Dự trữ quốc gia khu vực phải thực hiện theo đúng định mức,
đúng nội dung chi phí nhập, xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
hướng dẫn của Cục Dự trữ quốc gia.
b. Chi phí xuất lương thực dự trữ quốc gia cứu
trợ, viện trợ hoặc nhập lương thực viện trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ, Dự trữ quốc gia khu vực lập dự toán chi phí, Cục Dự trữ quốc gia tổng hợp,
gửi Cục Quản lý giá thẩm định, trình Bộ Tài chính quyết định mức phí để thực
hiện nhiệm vụ được giao.
c. Căn cứ mức phí Bộ Tài chính quy định, Cục
Dự trữ quốc gia cấp kinh phí cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao, từ dự
toán ngân sách Nhà nước giao hàng năm và dự toán được giao bổ sung.
2. Vốn mua
lương thực dự trữ quốc gia:
a. Việc cấp
vốn mua lương thực dự trữ quốc gia từ ngân sách Nhà nước thực hiện theo quy
định tại quyết định số 42/2004/QĐ-BTC ngày 22/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành quy định về chi ngân sách Trung ương bằng hình thức lệnh chi
tiền.
b. Căn cứ Quyết
định giao kế hoạch mua lương thực của cấp có thẩm quyền; văn bản phê duyệt giá
mua của Bộ trưởng Bộ Tài chính, báo cáo của Cục Dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính
cấp tạm ứng 70% kế hoạch vốn mua tăng lương thực dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu
Nhà nước giao. Số còn lại được cấp theo tiến độ mua hàng trên cơ sở báo cáo
tiến độ của Cục Dự trữ quốc gia.
c. Sau khi
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh chi tiền, Kho bạc Nhà nước thực hiện
xuất quỹ ngân sách, chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của Dự trữ quốc gia khu
vực mở tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
d. Căn cứ vào
Uỷ nhiệm chi của Dự trữ quốc gia khu vực, Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển trả
cho các tổ chức, cá nhân theo đề nghị của đơn vị. Dự trữ quốc gia khu vực tự
chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của mình và thực hiện quyết toán với
Cục Dự trữ quốc gia sau khi thực hiện xong kế hoạch mua lương thực dự trữ.
đ. Các đơn vị
Dự trữ quốc gia khu vực chỉ được thanh toán vốn mua lương thực dự trữ quốc gia
khi có đủ các điều kiện sau:
- Hợp đồng
mua hàng dự trữ quốc gia;
- Hàng hoá dự
trữ quốc gia đã nhập kho đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, có đầy đủ hoá đơn,
chứng từ;
- Biên bản
thanh lý hợp đồng hoặc bảng kê chứng từ nhập kho có chữ ký của Thủ trưởng đơn
vị đối với trường hợp mua trực tiếp tại cửa kho không qua đấu thầu;
- Quyết định
chuẩn chi của Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực hoặc người được uỷ quyền.
e. Trường hợp
thanh toán thuế giá trị gia tăng, Dự trữ quốc gia khu vực được thực hiện khi
trong hợp đồng đã ký ghi rõ đầy đủ mã số thuế, thuế suất ghi trên hoá đơn thuế
giá trị gia tăng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và xác nhận thuế đã nộp hàng năm của Cơ quan thuế.
g. Vốn mua không sử dụng hết, Dự trữ quốc gia
khu vực phải nộp ngay vào tài khoản của Cục Dự trữ quốc gia mở tại kho bạc Nhà
nước; nếu thiếu, báo cáo Cục Dự trữ quốc gia để kiến nghị Bộ Tài chính bổ sung
kịp thời.
3. Trường hợp
xuất bán lương thực luân phiên đổi hàng, Dự trữ quốc gia khu vực phải thu tiền
trước, xuất hàng sau. Sau 03 ngày kể từ ngày thu, tiền bán hàng phải nộp vào
tài khoản của Cục Dự trữ quốc gia mở tại Kho bạc Nhà nước; không được phép giữ
lại tiền đã thu của khách hàng tại tài khoản đơn vị.
Chương V
CHẾ
ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA NHẬP, XUẤT LƯƠNG THỰC
DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 15. Chế độ báo cáo nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia
1. Dự
trữ quốc gia khu vực thực hiện báo cáo nhanh:
- Báo
cáo hàng ngày (9 giờ) bằng thư điện tử hoặc điện thoại;
- Báo cáo
bằng văn bản 10 ngày một lần; báo cáo kết quả sau 15 ngày kết thúc nhập, xuất
lương thực;
- Nội
dung báo cáo: Số lượng, chất lượng lương thực nhập, xuất trong ngày, lũy kế;
đối tượng nhận (xuất cứu trợ); giá
mua, bán và kiến nghị (nếu có).
2. Dự trữ
quốc gia khu vực thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định hiện hành.
Điều 16. Kiểm tra nhập,
xuất lương thực dự trữ quốc gia
1. Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kiểm
tra theo kế hoạch hoặc đột xuất việc chấp hành quy định của pháp luật về nhập,
xuất lương thực dự trữ quốc gia trong phạm vi quản lý và xử lý vi phạm theo
thẩm quyền.
Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực có trách nhiệm tổ chức kiểm tra và xử lý
những vi phạm pháp luật về nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia theo thẩm
quyền.
2. Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra tình trạng kho tàng, dụng cụ cân đo, kiểm nghiệm chất lượng (cân phải có chứng nhận kiểm định chất lượng);
quy trình xây dựng và ban hành quyết định giá, điều chỉnh giá, niêm yết công
khai giá; quy định về chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng lương thực dự trữ quốc
gia;
- Kiểm tra quá trình nhập, xuất, hợp đồng mua, bán, thanh toán tiền hàng,
chi phí, quản lý nội bộ, quan hệ với khách hàng, địa phương;
- Kiểm tra thủ tục nhập đầy kho, tịnh kho sau khi xuất, thanh quyết toán
tiền hàng, hoá đơn, chứng từ, sổ sách có liên quan.
3. Việc tổ chức kiểm tra thực hiện theo Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC ngày
06/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế về hoạt động thanh tra,
kiểm tra tài chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Tổ chức thực hiện
1. Cục
trưởng Cục Dự trữ quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo các đơn
vị thuộc và trực thuộc thực hiện Quy chế này.
2. Giám
đốc Dự trữ quốc gia khu vực chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định về nhập,
xuất lương thực dự trữ quốc gia. Kiểm tra, giám sát các đơn vị và cán bộ công
chức thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và
phòng, chống tham nhũng trong nhập, xuất, mua, bán lương thực dự trữ
quốc gia.
Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc, Dự trữ quốc gia khu vực kịp thời phản ánh về
Cục Dự trữ quốc gia để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét giải
quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
BẢNG DỮ LIỆU ĐẤU THẦU
Mục |
Khoản |
Nội dung |
1 |
1 |
- Tên gói thầu:….. - Tên dự án:…… - Nội dung cung cấp chủ yếu: ghi số lượng, chủng loại, tên thiết
bị |
2 |
Thời gian thực hiện hợp đồng: không quá 6 tháng |
|
2 |
|
Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: ngân sách Nhà nước |
3 |
1 |
Tư cách hợp lệ của nhà thầu: a) Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện
quy định như sau: - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư
được cấp theo quy định của Pháp luật hoặc có Quyết định thành lập đối với tổ
chức không có đăng ký kinh doanh; - Hạch toán kinh tế độc lập; - Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính
không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả
năng chi trả; đang trong quá trình giải thể. b) Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện
quy định như sau: - Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; - Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do
cơ quan có thẩm quyền cấp; - Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. |
4 |
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu: Điều 11 Luật Đấu thầu |
|
4 |
1 |
Yêu cầu khác về tính hợp lệ của hàng hóa: - Thiết bị đồng bộ chữa cháy rừng được sản xuất năm 2007 ( kể cả
nhập khẩu) hoàn chỉnh và đồng bộ theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng dự
trữ quốc gia được quy định tại HSMT của Cục Dự trữ quốc gia. Yêu cầu có hướng
dẫn cấu tạo, lắp ghép các chi tiết (Catalog); hướng dẫn sử dụng, vận hành,
bảo hành, bảo dưỡng máy bơm. Các yêu cầu phải là bản gốc và bản dịc ra tiếng
Việt (nếu là máy bơm nhập khẩu); - Được Trung tâm Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng hoặc Trung
tâm thử nghiệm Đo lường trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thực hiện
kiểm tra và chịu trách nhiệm pháp lý, tính chính xác, khách quan, trung thực
về kết quả kiểm tra nói trên và cấp phiếu kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của
máy bơm theo đúng yêu cầu phần chỉ tiêu kỹ thuật của HSMT (phiếu ghi rõ ký mã
hiệu của bơm). Nếu nhà thầu là cơ sở sản xuất hoặc liên danh sản xuất thì
phải có thêm giấy chứng nhận cơ sở chế tạo phương tiện chữa cháy rừng có ghi
rõ tên sản phẩm là máy bơm chữa cháy (FIVE PUMP), bản công chứng năm 2007; - Tờ khai hải quan nhập khẩu phù hợp với thiết bị nhập khẩu ( nếu
là hàng nhập khẩu); - Giấy xuất xưởng của nhà sản xuất; bảng kê chi tiết đóng gói của
nhà sản xuất hoặc xuất khẩu; - Các thủ tục giấy tờ thuộc lĩnh vực thuế trong quá trình nhập
khẩu theo đúng quy định của Bộ Tài chính hiện hành. |
6 |
2 |
- Địa chỉ bên mời thầu: - Thời gian nhận được văn bản yêu cầu giải thích làm rõ HSMT
không muộn hơn 5 ngày trước thời điểm đóng thầu. |
7 |
|
Tài liệu sửa đổi HSMT (nếu có) sẽ được bên mời thầu gửi đến tất
cả các nhà thầu nhận HSMT trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 5 ngày. |
8 |
|
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt |
10 |
|
Việc thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu được thực hiện khi
có chấp thuận của bên mời thầu theo cách thức: 10 ngày, 5 ngày, Fax, Bưu điện |
11 |
|
Tài liệu giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy
quyền: giấy CMTND, Quyết định bổ nhiệm (bản sao công chứng), Quyết định thành
lập chi nhánh |
12 |
1 |
Hình thức hợp đồng: trọn gói |
|
3 |
Các phần của gói thầu:.. |
|
4 |
Trong biểu giá, nhà thầu phải phân tích các nội dung cấu thành
của giá chào theo các yêu cầu sau: a) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công trong nước (thực hiện theo
Mẫu số 3), nhà thầu tách rõ khoản mục chi phí như: - Liệt kê đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định của pháp
luật. Khi yêu cầu nhà thầu chào giá hàng hóa theo giá EXW, cần quy định rõ
nếu phải nhập khẩu các bộ phận linh kiện, nguyên liệu… để sản xuất hoặc lắp
ráp hàng hóa cung cấp cho gói thầu thì nhà thầu tách rõ thuế nhập khẩu, lệ
phí hải quan và thuế giá trị gia tăng (VAT) phải trả cho phần nhập khẩu đó; - Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí
khác có liên quan đến vận chuyển; - Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực
hiện gói thầu. b) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công ngoài nước (thực hiện theo
Mẫu số 4 Chương IV), cần yêu cầu nhà thầu tách rõ các khoản mục chi phí như: - Chào hàng theo giá CIF hoặc CIP…(Theo quy định của Incoterms
cùng với các sửa đổi phù hợp nếu cần thiết); - Liệt kê đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định của pháp
luật; - Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và chi phí
khác có liên quan đến vận chuyển; - Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực
hiện gói thầu. c) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công ngoài nước đã nhập khẩu và
đang được chào bán tại Việt - Liệt kê đầy đủ các loại
thuế và phí theo quy định của pháp luật; Khi yêu cầu nhà thầu chào giá hàng
hóa theo giá EXW thì cần quy định nhà thầu tách rõ thuế nhập khẩu, lệ phí hải
quan và thuế giá trị gia tăng (VAT) phải trả đối với hàng hóa đã nhập khẩu
đó; - Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và chi phí
khác có liên quan đến vận chuyển; - Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực
hiện gói thầu. |
|
5 |
Incoterms năm 2000 |
13 |
|
Đồng tiền dự thầu: VND |
14 |
1 |
a) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu:… |
|
2 |
b) Các tài liệu khác chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà
thầu: a) Các hợp đồng đã và đang thực hiện được liệt kê theo Mẫu
số 6 và số 7 Chương IV; năng lực và
kinh nghiệm của nhà thầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh những sản phẩm
có tính chất và yêu cầu kỹ thuật tương tự như mặt hàng tham gia đấu thầu được
liệt kê theo Mẫu số 8 Chương IV; năng lực tài chính của nhà thầu được liệt kê
theo Mẫu số 9 Chương IV. Kinh nghiệm và năng lực
của nhà thầu liên danh là tổng kinh nghiệm và năng lực của các thành viên;
từng thành viên phải chứng minh kinh nghiệm và năng lực của mình là đáp ứng
yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh. b) Tài liệu chứng minh năng lực về kỹ thuật, cán bộ, công nhân kỹ
thuật, nghiệp vụ: - Những sản phẩm sản xuất, kinh doanh chính. - Số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn. - Tổ chức hiện trường, dự kiến nhân sự. - Khả năng bố trí thiết bị cho thực hiện gói thầu. c) Tài liệu chứng minh nhà xưởng, vật tư, trang thiết bị sản
xuất: - Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhà xưởng, các loại
vật tư, trang thiết bị máy móc, phương tiện thi công hiện có để sản xuất, đảm
bảo tiến độ thực hiện gói thầu. |
|
2 |
Tài liệu chứng minh sự đáp ứng của hàng hóa (ghi tên hàng hóa gói
thầu) a) Bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa phù hợp với yêu cầu về phạm
vi cung cấp nêu tại Chương V. b) Tiến độ cung cấp phù hợp với yêu cầu nêu tại ChươngVI. c) Tài liệu về mặt kỹ thuật: tiêu chuẩn hàng hóa (bản vẽ thiết kế
và thuyết minh; đăng kiểm, tính năng,
thông số kỹ thuật, thông số bảo hành của từng loại hàng hóa ( kèm theo bản vẽ
để mô tả nếu cần), giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất theo
Mẫu số 11 Chương IV (chỉ áp dụng trong trường hợp hàng hóa là đặc chủng, phức
tạp; trong trường hợp cần thiết, đối với những hàng hóa thông thường bên mời thàu có thể yêu cầu giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối) và các nội dung khác
như yêu cầu nêu tại Chương VII; d) Các nội dung yêu cầu khác (nếu có) |
16 |
1 |
Nội dung yêu cầu về bảo đảm dự thầu: - Hình thức bảo đảm dự thầu: 3 hình thức - Giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu: VND, 200.000.000 VND - Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu:180 ngày kể từ thời
điểm đóng thầu. |
|
3 |
Thời gian hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu không trúng thầu:
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. |
17 |
1 |
Thời gian có hiệu lực của HSDT là 180 ngày kể từ thời điểm đóng
thầu. |
18 |
1 |
Số lượng HSDT phải nộp: - 01 bản gốc; và - 01 bản chụp |
19 |
1 |
Cách trình bầy các thông tin trên túi đựng HSDT: - Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà thầu:…… - Địa chỉ nộp HSDT (tên, địa chỉ của bên mời thầu):…….. - Tên gói thầu:………….. - Không được mở trước…… giờ, ngày……tháng……năm…..(ghi theo thời
điểm mở thầu) Trường hợp sửa đổi HSDT, ngoài các nội dung nêu trên còn phải ghi
thêm dòng chữ “Hồ sơ dự thầu sửa đổi” |
20 |
1 |
Thời điểm đóng thầu: 10 giờ, ngày 11 tháng 9 năm 2007 |
23 |
1 |
Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai vào lúc 14 giờ, ngày 11
Tháng 9 năm 2007,tại…… |
25 |
1 |
i) Các yêu cầu khác: nộp mẫu; dấu trên mẫu |
|
2 |
HSDT của nhà thầu sẽ bị loại bỏ nếu không đáp ứng được một trong
các điều kiện tiên quyết sau:…………. a) Nhà thầu không có tên trong danh sách mua HSMT; b) Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo yêu cầu nêu tại Mục
3 và khoản 1 Mục 14 Chương I, chẳng hạn: không có bản chụp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, không hạch toán kinh tế độc lập…; c) Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không
hợp lệ như quy định tại khoản 2 Mục 16 Chương I; d) Không có bản gốc HSDT; đ) Đơn dự thầu không hợp lệ; e) Hiệu lực của HSDT không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong
HSMT; g) HSDT có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức
giá hoặc giá có kèm điều kiện; h) Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà
thầu chính; i) Nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm
theo quy định tại Mục 1 Chương III; |
30 |
|
Đồng tiền quy đổi là đồng Việt |
36 |
2 |
Nhà thầu phải gửi văn bản chấp thuận vào thương thảo, hoàn thiện
hợp đồng trong vòng 5 ngày kể từ ngày thông báo trúng thầu. |
38 |
1 |
a) Địa chỉ nhận đơn kiến nghị: - Địa chỉ của bên mời thầu: Cục Dự trữ quốc gia (Nêu địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ) - Địa chỉ của chủ đầu tư: Cục Dự trữ quốc gia (Nêu địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ) - Địa chỉ của người quyết định đầu tư: Bộ Tài chính (Nêu địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ) c) Bộ phận thường trực HĐTV, địa chỉ nhận đơn kiến nghị: Vụ Tài
vụ quản trị (Nêu địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ) |
39 |
5 |
Quy định khác:…. |
Chương II
BẢNG DỮ LIỆU ĐẤU THẦU
Mục |
Khoản |
Nội dung |
1 |
1 |
- Tên gói thầu: Xuồng cao tốc dự trữ quốc gia - Tên dự án: Thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. - Nội dung cung cấp chủ yếu: + Số lượng: 08 bộ (đồng bộ cả xuồng và xe kéo). + Xuồng cao tốc cứu hộ cứu nạn loại ST 1200 CN, vỏ hợp kim nhôm,
sản xuất trong nước năm 2007 theo thiết kế của công ty phát triển công nghệ
tàu thuỷ phù hợp tiêu chuẩn Việt nam 4651-2004 (quy phạm phân cấp và đóng tàu
cao tốc ) đã được Cục Đăng kiểm Việt nam phê duyệt còn hiệu lực, theo quy
phạm của Đăng kiểm Việt nam tương đương tàu cấp III hạn chế ( Hồ sơ thiết kế,
các chứng nhận được công chứng nộp theo HSDT). |
2 |
Thời gian thực hiện hợp đồng: không quá 6 tháng kể từ ngày hợp
đồng cung cấp hàng hoá được ký kết có
hiệu lực. |
|
2 |
|
Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: Nguồn ngân sách Nhà nước. |
3 |
1 |
Tư cách hợp lệ của nhà thầu: a) Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện
quy định như sau: - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư
được cấp theo quy định của Pháp luật hoặc có Quyết định thành lập đối với tổ
chức không có đăng ký kinh doanh; - Hạch toán kinh tế độc lập; - Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính
không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả
năng chi trả; đang trong quá trình giải thể. b) Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện
quy định như sau: - Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; - Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do
cơ quan có thẩm quyền cấp; - Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. |
4 |
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu: Theo Điều 11 Luật Đấu thầu |
|
4 |
1 |
Yêu cầu về tính hợp lệ của hàng hóa: Xuồng cao tốc loại ST 1200 CN được sản xuất năm 2007, hoàn chỉnh
và đồng bộ theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng dự trữ quốc gia được quy
định tại HSMT của Cục Dự trữ quốc gia. Yêu cầu có bản vẽ thiết kế chi tiết và
thuyết minh kèm theo. Được Cục Đăng kiểm Việt
nam cấp giấy chứng nhận kiểu sản phẩm và cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường còn hiệu lực; Sản xuất theo thiết kế của Công thy Phát triển công nghệ tàu thuỷ
Việt nam được Đăng kiểm Việt nam phê duyệt còn hiệu lực (Hồ sơ thiết kế, các
giấy chứng nhận được công chứng nộp kèm theo trong HSMT). Có chào bán hàng cung cấp xuồng cao tốc loại ST 1200 CN đảm bảo
đủ, đúng các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng quy định trong
quy phạm đóng tàu xuồng của Đăng kiểm Việt nam. |
6 |
2 |
- Địa chỉ bên mời thầu: Cục Dự trữ quốc gia, Ngõ 343- Phố Đội
Cấn-Quận Ba Đình-Thành phố Hà Nội. - Thời gian nhận được văn bản yêu cầu giải thích làm rõ HSMT
không muộn hơn 5 ngày trước thời điểm đóng thầu. |
7 |
|
Tài liệu sửa đổi HSMT (nếu có) sẽ được bên mời thầu gửi đến tất
cả các nhà thầu nhận HSMT trước thời điểm đóng thầu tối thiểu là 10 ngày. |
8 |
|
Ngôn ngữ sử dụng: Ngôn ngữ sử dụng trong HSMT, HSDT và các tài
liệu trao đổi giữa bên mời thầu và nhà thầu là tiếng Việt |
10 |
|
Việc thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu được thực hiện khi
có chấp thuận bằng văn bản của bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu, gửi
nhà thầu trực tiếp hoặc theo đường bưu điện, bằng Fax. |
11 |
|
Tài liệu giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy
quyền: giấy chứng minh thư, Quyết định bổ nhiệm (bản sao công chứng), Quyết
định thành lập chi nhánh. |
12 |
1 |
Hình thức hợp đồng: Hợp
đồng trọn gói. |
|
3 |
Các phần của gói thầu: |
|
4 |
Trong biểu giá, nhà thầu phải phân tích các nội dung cấu thành
của giá chào theo các yêu cầu sau: a) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công trong nước (thực hiện theo
Mẫu số 3), nhà thầu tách rõ khoản mục chi phí như: - Liệt kê đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định của pháp
luật. Nhà thầu chào giá hàng hóa
theo giá EXW, nhập khẩu các bộ phận linh kiện, nguyên liệu… để sản xuất hoặc
lắp ráp hàng hóa cung cấp cho gói thầu thì tách rõ thuế nhập khẩu, lệ phí hải
quan và thuế giá trị gia tăng (VAT) phải trả cho phần nhập khẩu đó; - Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí
khác có liên quan đến vận chuyển; - Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực
hiện gói thầu. b) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công ngoài nước (thực hiện theo
Mẫu số 4 Chương IV), cần yêu cầu nhà thầu tách rõ các khoản mục chi phí như: - Chào hàng theo giá CIF hoặc CIP…,theo quy định của Incoterms
năm 2000; - Liệt kê đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định của pháp
luật; - Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và chi phí
khác có liên quan đến vận chuyển; - Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực
hiện gói thầu. c) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công ngoài nước đã nhập khẩu và
đang được chào bán tại Việt - Liệt kê đầy đủ các loại
thuế và phí theo quy định của pháp luật;
Nhà thầu chào giá hàng hóa theo giá EXW, thì tách rõ thuế nhập khẩu,
lệ phí hải quan và thuế giá trị gia tăng (VAT) phải trả đối với hàng hóa đã
nhập khẩu đó; - Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và chi phí
khác có liên quan đến vận chuyển; - Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực
hiện gói thầu. |
|
5 |
Incoterms 2000 |
13 |
|
Đồng tiền dự thầu: Đồng tiền dự thầu là đồng tiền Việt nam(VND). |
14 |
1 |
a) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu: - Nhà thầu phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ
của mình như quy định tại Mục 3 của BDL này; - Đối với nhà thầu liên danh, ngoài các tài liệu quy định tại Mục
3 của BDL này đối với từng thành viên, phải cung cấp văn bản thoả thuận liên
danh giữa các thành viên, phân định rõ trách nhiệm (chung và riêng), quyền
hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành
viên, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh,
địa điểm và thời gian ký thoả thuận liên danh, chữ ký của các thành viên, con
dấu(nếu có); trường hợp các thành viên uỷ quỳên cho người đứng đầu liên danh
ký đơn dự thầu thì phải nêu rõ trong văn bản thoả thuận liên danh. - Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ tất cả các giấy tờ tài liệu cần
phải có nêu trên ở dạng bản gốc hoặc là bản chụp (có công chứng năm 2007 của
phòng công chứng Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt nam); Yêu cầu cung cấp đầy đủ,
chính xácmọi thông tin theo yêu cầu của HSMT trong HSDT của mình. Nếu điều kiện này không bảo đảm đúng, đủ thì HSDT được xác định
là không đạt yêu cầu và nhà thầu bị loại ngay khi xét thầu. |
|
2 |
b) Các tài liệu khác chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà
thầu: - Các hợp đồng đã và đang thực hiện được liệt kê theo Mẫu số 6 và số 7 Chương IV; năng lực và kinh
nghiệm của nhà thầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh những sản phẩm có
tính chất và yêu cầu kỹ thuật tương tự như mặt hàng tham gia đấu thầu được
liệt kê theo Mẫu số 8 Chương IV; năng lực tài chính của nhà thầu được liệt kê
theo Mẫu số 9 Chương IV. Kinh nghiệm và năng lực
của nhà thầu liên danh là tổng kinh nghiệm và năng lực của các thành viên;
từng thành viên phải chứng minh kinh nghiệm và năng lực của mình là đáp ứng
yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh. - Tài liệu chứng minh năng lực về kỹ thuật, cán bộ, công nhân kỹ
thuật, nghiệp vụ: + Những sản phẩm sản xuất, kinh doanh chính. +Số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn. +Tổ chức hiện trường, dự kiến nhân sự. +Khả năng bố trí thiết bị cho thực hiện gói thầu. - Tài liệu chứng minh nhà xưởng, vật tư, trang thiết bị sản xuất: + Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhà xưởng, các loại
vật tư, trang thiết bị máy móc, phương tiện thi công hiện có để sản xuất, đảm
bảo tiến độ thực hiện gói thầu. |
15 |
2 |
Tài liệu chứng minh sự đáp ứng của hàng hóa: a) Bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa phù hợp với yêu cầu về phạm
vi cung cấp nêu tại Chương V. b) Tiến độ cung cấp phù hợp với yêu cầu nêu tại ChươngVI. c) Tài liệu về mặt kỹ thuật như tiêu chuẩn hàng hoá, tính năng,
thông số kỹ thuật, thông số bảo hành của từng loại hàng hóa; Ký mã hiệu, nhãn
mác; giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất theo Mẫu số 11
Chương IV; Tiêu chuẩn chất lượng của hàng hoá đã được cơ quan của Nhà nước có
thẩm quyền kiểm tra, chứng nhận đạt yêu cầu quy định trong HSMT; có thuyết
minh về kết cấu, công dụng, tính năng, sử dụng, bảo hành và vận hành. |
16 |
1 |
Nội dung yêu cầu về bảo đảm dự thầu: - Hình thức bảo đảm dự thầu: + Bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt: Có phiếu thu của Kế toán Văn
phòng Cục dự trữ quốc gia; + Bảo đảm dự thầu bằng chuyển khoản: Có giấy báo ''có'' của Kho
bạc Nhà nước, nơi Văn phòng Cục Dự trữ quốc gia mở tài khoản giao dịch: TK
934- 01- 104 Kho bạc Nhà nước Ba Đình Hà Nội; +Bảo đảm dự thầu bằng bảo lãnh của Ngân hàng: Có thư bảo lãnh của
ngân hàng theo Mẫu số 10 Chương IV do Ngân hàng nơi giao dịch của nhà thầu
phát hành. - Giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu: Giá trị bảo đảm dự thầu
của gói thầu là 200.000.000 đồng Việt nam (VND). - Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: 180 ngày kể từ thời
gian có hiệu lực của HSDT và không được tính lãi trong thời gian bảo đảm dự
thầu. |
|
3 |
Thời gian hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu không trúng thầu
trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. |
17 |
1 |
Thời gian có hiệu lực của HSDT là 180 ngày kể từ thời điểm đóng
thầu. |
18 |
1 |
Số lượng HSDT phải nộp là 02 bản giống nhau, trong đó có 01 bộ
''bản gốc'', 01 bộ ''bản chụp''. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính
xác và phù hợp của bản chụp so với bản gốc. |
19 |
1 |
Cách trình bầy các thông tin trên túi đựng HSDT: Mỗi bộ HSDT phải được đựng trong túi riêng, có dấu niêm phong bên
ngoài, ghi rõ '' bản gốc'' và ''bản chụp'' và được đựng trong 01 túi lớn, có
dấu niêm phong. Trên túi lớn ghi rõ: Hồ sơ dự thầu gói số......bán thiết bị
đồng bộ chữa cháy rừng; - Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà thầu: - Không được mở ra trước 10giờ ngày 11tháng 9 năm 2007. Trường hợp sửa đổi HSDT, ngoài các nội dung nêu trên còn phải ghi
thêm dòng chữ “Hồ sơ dự thầu sửa đổi”. Trường hợp có nhiều túi nhỏ, thì trên mỗi túi nhỏ phải ghi rõ thứ
tự từng túi, để đảm bảo tính thống nhất, tránh thất lạc, mất mát, thuận tiện
cho việc tiếp nhận, bảo quản HSDT. |
20 |
1 |
Thời điểm đóng thầu: 10 giờ, ngày 11 tháng 9 năm 2007 |
23 |
1 |
Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai vào lúc 14 giờ, ngày 11
tháng 9 năm 2007, tại Văn phòng Cục Dự trữ quốc gia, Ngõ 343-Phố Đội Cấn-Ba Đình-Hà Nội. |
25 |
1 |
Các yêu cầu khác |
|
2 |
HSDT của nhà thầu sẽ bị loại bỏ nếu không đáp ứng được một trong
các điều kiện tiên quyết sau: a) Nhà thầu không có tên trong danh sách mua HSMT; b) Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo yêu cầu nêu tại Mục
3 và khoản 1 Mục 14 Chương I, c) Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không
hợp lệ như quy định tại khoản 2 Mục 16 Chương I; d) Không có bản gốc HSDT; đ) Đơn dự thầu không hợp lệ; e) Hiệu lực của HSDT không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong
HSMT; g) HSDT có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức
giá hoặc giá có kèm điều kiện; h) Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà
thầu chính; i) Nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm
theo quy định tại Mục 1 Chương III; |
30 |
|
Đồng tiền quy đổi là đồng Việt Nam theo tỷ giá do ngân hàng Nhà
nước công bố vào thời điểm nhà thầu lập HSDT. |
36 |
2 |
Nhà thầu phải gửi văn bản chấp thuận vào thương thảo, hoàn thiện
hợp đồng trong vòng 10 ngày kể từ ngày thông báo trúng thầu. |
38 |
1 |
a) Địa chỉ nhận đơn kiến nghị: - Địa chỉ của bên mời thầu: Cục Dự trữ quốc gia (Ban Quản lý kho hàng),
số fax 04-7623491; điện thoại 08046465 hoặc 04-7625636, 04-7625632. - Địa chỉ của chủ đầu tư: Theo địa chỉ của bên mời thầu. - Địa chỉ của người quyết định đầu tư: Bộ Tài chính số 28-Trần Hưng đạo-Hà nội; điện thoại: 2202828;
fax:2208010,2208020,2208021. c) Bộ phận thường trực HĐTV, địa chỉ nhận đơn kiến nghị: Vụ Tài
vụ quản trị. số 28-Trần Hưng Đạo-Hà nội; điện thoại:2208026, |
39 |
5 |
Quy định khác |
Chương II
BẢNG DỮ LIỆU
ĐẤU THẦU
Mục |
Khoản |
Nội dung |
1 |
1 |
- Tên gói thầu: Phao bè cứu sinh (Bè cứu sinh nhẹ) dự trữ quốc
gia - Tên dự án: Thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. - Nội dung cung cấp chủ yếu: + Số lượng: 1.000 chiếc. Phao bè cứu sinh (bè cứu
sinh nhẹ) được Cục Đăng kiểm Việt nam phê duyệt thiết kế (đối với hàng sản
xuất trong nước); Phao bè cứu sinh (bè cứu sinh nhẹ) đảm bảo các yêu cầu kỹ thuạt
theo tiêu chuẩn ngành TCN 07 : 2005 được ban hành kèm theo quyêt sđịnh số
61/2005/QĐ-BTC ngày 8/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Đáp ứng các yêu cầu theo TCVN 5801-10:2001 Quy phạm phân cấp và
đóng tàu sông- Phần 10 Trang bị an toàn. Đáp ứng các yêu cầu theo TCVN 6278-2003 Quy phạm trang bị tàu
biển; Đáp ứng các quy định trong Tiêu chuẩn, Qui phạm IS 4001-1977 (E),
tiêu chuẩn Quốc tế về dụng cụ nổi cứu sinh dạng bè. |
2 |
Thời gian thực hiện hợp đồng: không quá 6 tháng kể từ ngày hợp
đồng cung cấp hàng hoá được ký kết có
hiệu lực. |
|
2 |
|
Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: Nguồn ngân sách Nhà nước. |
3 |
1 |
Tư cách hợp lệ của nhà thầu: a) Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện
quy định như sau: - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư
được cấp theo quy định của Pháp luật hoặc có Quyết định thành lập đối với tổ
chức không có đăng ký kinh doanh; - Hạch toán kinh tế độc lập; - Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính
không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả
năng chi trả; đang trong quá trình giải thể. b) Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện
quy định như sau: - Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; - Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do
cơ quan có thẩm quyền cấp; - Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. |
4 |
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu: Theo Điều 11 Luật Đấu thầu |
|
4 |
1 |
Yêu cầu về tính hợp lệ của hàng hóa: Phao bè cứu sinh (Bè cứu sinh nhẹ) được sản xuất năm 2007 (kể cả
nhập khẩu), hoàn chỉnh và đồng bộ theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng dự
trữ quốc gia được quy định tại HSMT của Cục Dự trữ quốc gia. Được Cục Đăng kiểm Việt
nam cấp giấy chứng nhận kiểu sản phẩm mẫu (hoặc giấy chứng nhận sản phẩm mẫu)
còn hiệu lực; 01 Phao bè cứu sinh nhẹ mẫu đã được đăng kiểm. Nếu nhà thầu là
cơ sở sản xuất hoặc liên danh sản xuất phải có thêm giấy chứng nhận cơ sở chế
tạo phương tiện cứu sinh có ghi rõ sản phẩm là phao bè cứu sinh (bè cứu sinh
nhẹ) (bản công chứng năm 2007). Được Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội kiểm tra độ bền màu vỏ bọc ngoài phao và cấp giáy chứng nhận kết
quả kiểm tra (phiếu kết quả đo mẫu ghi rõ ký mã hiệu của phao); Kèm theo một
đoạn phao bè dài 500mm đã được kiểm tra có đóng dấu của đơ vị dự thầu và
Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ở hai
đầu đoạn phao trên và cách mép tối thiểu 50mm. |
6 |
2 |
- Địa chỉ bên mời thầu: Cục Dự trữ quốc gia, Ngõ 343- Phố Đội
Cấn-Quận Ba Đình-Thành phố Hà Nội. - Thời gian nhận được văn bản yêu cầu giải thích làm rõ HSMT
không muộn hơn 5 ngày trước thời điểm đóng thầu. |
7 |
|
Tài liệu sửa đổi HSMT (nếu có) sẽ được bên mời thầu gửi đến tất
cả các nhà thầu nhận HSMT trước thời điểm đóng thầu tối thiểu là 10 ngày. |
8 |
|
Ngôn ngữ sử dụng: Ngôn ngữ sử dụng trong HSMT, HSDT và các tài
liệu trao đổi giữa bên mời thầu và nhà thầu là tiếng Việt |
10 |
|
Việc thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu được thực hiện khi
có chấp thuận bằng văn bản của bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu, gửi
nhà thầu trực tiếp hoặc theo đường bưu điện, bằng Fax. |
11 |
|
Tài liệu giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy
quyền: giấy chứng minh thư, Quyết định bổ nhiệm (bản sao công chứng), Quyết
định thành lập chi nhánh. |
12 |
1 |
Hình thức hợp đồng: Hợp
đồng trọn gói. |
|
3 |
Các phần của gói thầu |
|
4 |
Trong biểu giá, nhà thầu phải phân tích các nội dung cấu thành
của giá chào theo các yêu cầu sau: a) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công trong nước (thực hiện theo
Mẫu số 3), nhà thầu tách rõ khoản mục chi phí như: - Liệt kê đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định của pháp
luật. Nhà thầu chào giá hàng hóa
theo giá EXW, nhập khẩu các bộ phận linh kiện, nguyên liệu… để sản xuất hoặc
lắp ráp hàng hóa cung cấp cho gói thầu thì tách rõ thuế nhập khẩu, lệ phí hải
quan và thuế giá trị gia tăng (VAT) phải trả cho phần nhập khẩu đó; - Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí
khác có liên quan đến vận chuyển; - Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực
hiện gói thầu. b) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công ngoài nước (thực hiện theo
Mẫu số 4 Chương IV), cần yêu cầu nhà thầu tách rõ các khoản mục chi phí như: - Chào hàng theo giá CIF hoặc CIP…,theo quy định của Incoterms
năm 2000; - Liệt kê đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định của pháp
luật; - Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và chi phí
khác có liên quan đến vận chuyển; - Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực
hiện gói thầu. c) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công ngoài nước đã nhập khẩu và
đang được chào bán tại Việt Nam (thực hiện theo Mẫu số 5 Chương IV), yêu cầu
nhà thầu tách rõ các khoản mục chi phí như: - Liệt kê đầy đủ các loại
thuế và phí theo quy định của pháp luật;
Nhà thầu chào giá hàng hóa theo giá EXW, thì tách rõ thuế nhập khẩu,
lệ phí hải quan và thuế giá trị gia tăng (VAT) phải trả đối với hàng hóa đã
nhập khẩu đó; - Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và chi phí
khác có liên quan đến vận chuyển; - Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực
hiện gói thầu. |
|
5 |
Incoterms 2000 |
13 |
|
Đồng tiền dự thầu: Đồng tiền dự thầu là đồng tiền Việt nam(VND). |
14 |
1 |
a) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu: - Nhà thầu phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ
của mình như quy định tại Mục 3 của BDL này; - Đối với nhà thầu liên danh, ngoài các tài liệu quy định tại Mục
3 của BDL này đối với từng thành viên, phải cung cấp văn bản thoả thuận liên
danh giữa các thành viên, phân định rõ trách nhiệm (chung và riêng), quyền
hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành
viên, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên
danh, địa điểm và thời gian ký thoả thuận liên danh, chữ ký của các thành
viên, con dấu(nếu có); trường hợp các thành viên uỷ quỳên cho người đứng đầu
liên danh ký đơn dự thầu thì phải nêu rõ trong văn bản thoả thuận liên danh. - Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ tất cả các giấy tờ tài liệu cần
phải có nêu trên ở dạng bản gốc hoặc là bản chụp (có công chứng năm 2007 của
phòng công chứng Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt nam); Yêu cầu cung cấp đầy đủ,
chính xácmọi thông tin theo yêu cầu của HSMT trong HSDT của mình. Nếu điều kiện này không bảo đảm đúng, đủ thì HSDT được xác định
là không đạt yêu cầu và nhà thầu bị loại ngay khi xét thầu. |
|
2 |
b) Các tài liệu khác chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà
thầu: - Các hợp đồng đã và đang thực hiện được liệt kê theo Mẫu số 6 và số 7 Chương IV; năng lực và kinh
nghiệm của nhà thầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh những sản phẩm có
tính chất và yêu cầu kỹ thuật tương tự như mặt hàng tham gia đấu thầu được
liệt kê theo Mẫu số 8 Chương IV; năng lực tài chính của nhà thầu được liệt kê
theo Mẫu số 9 Chương IV. Kinh nghiệm và năng lực
của nhà thầu liên danh là tổng kinh nghiệm và năng lực của các thành viên;
từng thành viên phải chứng minh kinh nghiệm và năng lực của mình là đáp ứng
yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh. - Tài liệu chứng minh năng lực về kỹ thuật, cán bộ, công nhân kỹ
thuật, nghiệp vụ: + Những sản phẩm sản xuất, kinh doanh chính. +Số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn. +Tổ chức hiện trường, dự kiến nhân sự. +Khả năng bố trí thiết bị cho thực hiện gói thầu. - Tài liệu chứng minh nhà xưởng, vật tư, trang thiết bị sản xuất: + Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhà xưởng, các loại
vật tư, trang thiết bị máy móc, phương tiện thi công hiện có để sản xuất, đảm
bảo tiến độ thực hiện gói thầu. |
15 |
2 |
Tài liệu chứng minh sự đáp ứng của hàng hóa: a) Bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa phù hợp với yêu cầu về phạm
vi cung cấp nêu tại Chương V. b) Tiến độ cung cấp phù hợp với yêu cầu nêu tại ChươngVI. c) Tài liệu về mặt kỹ thuật như tiêu chuẩn hàng hoá, tính năng,
thông số kỹ thuật, thông số bảo hành của từng loại hàng hóa; Ký mã hiệu, nhãn
mác; giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất theo Mẫu số 11
Chương IV; Tiêu chuẩn chất lượng của hàng hoá đã được cơ quan của Nhà nước có
thẩm quyền kiểm tra, chứng nhận đạt yêu cầu quy định trong HSMT; có thuyết
minh về kết cấu, công dụng, tính năng, sử dụng, bảo hành và vận hành. |
16 |
1 |
Nội dung yêu cầu về bảo đảm dự thầu: - Hình thức bảo đảm dự thầu: + Bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt: Có phiếu thu của Kế toán Văn
phòng Cục dự trữ quốc gia; + Bảo đảm dự thầu bằng chuyển khoản: Có giấy báo ''có'' của Kho
bạc Nhà nước, nơi Văn phòng Cục Dự trữ quốc gia mở tài khoản giao dịch: TK
934- 01- 104 Kho bạc Nhà nước Ba Đình Hà Nội; +Bảo đảm dự thầu bằng bảo lãnh của Ngân hàng: Có thư bảo lãnh của
ngân hàng theo Mẫu số 10 Chương IV do Ngân hàng nơi giao dịch của nhà thầu
phát hành. - Giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu: Giá trị bảo đảm dự thầu
của gói thầu là 200.000.000 đồng Việt nam (VND). - Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: 180 ngày kể từ thời
gian có hiệu lực của HSDT và không được tính lãi trong thời gian bảo đảm dự
thầu. |
|
3 |
Thời gian hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu không trúng thầu
trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. |
17 |
1 |
Thời gian có hiệu lực của HSDT là 180 ngày kể từ thời điểm đóng
thầu. |
18 |
1 |
Số lượng HSDT phải nộp là 02 bản giống nhau, trong đó có 01 bộ
''bản gốc'', 01 bộ ''bản chụp''. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính
xác và phù hợp của bản chụp so với bản gốc. |
19 |
1 |
Cách trình bầy các thông tin trên túi đựng HSDT: Mỗi bộ HSDT phải được đựng trong túi riêng, có dấu niêm phong bên
ngoài, ghi rõ '' bản gốc'' và ''bản chụp'' và được đựng trong 01 túi lớn, có
dấu niêm phong. Trên túi lớn ghi rõ: Hồ sơ dự thầu gói số......bán thiết bị
đồng bộ chữa cháy rừng; - Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà thầu: - Không được mở ra trước 10giờ ngày 11tháng 9 năm 2007. Trường hợp sửa đổi HSDT, ngoài các nội dung nêu trên còn phải ghi
thêm dòng chữ “Hồ sơ dự thầu sửa đổi”. Trường hợp có nhiều túi nhỏ, thì trên mỗi túi nhỏ phải ghi rõ thứ
tự từng túi, để đảm bảo tính thống nhất, tránh thất lạc, mất mát, thuận tiện
cho việc tiếp nhận, bảo quản HSDT. |
20 |
1 |
Thời điểm đóng thầu: 10 giờ, ngày 11 tháng 9 năm 2007 |
23 |
1 |
Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai vào lúc 14 giờ, ngày 11
tháng 9 năm 2007, tại Văn phòng Cục Dự trữ quốc gia, Ngõ 343-Phố Đội Cấn-Ba Đình-Hà Nội. |
25 |
1 |
Các yêu cầu khác |
|
2 |
HSDT của nhà thầu sẽ bị loại bỏ nếu không đáp ứng được một trong
các điều kiện tiên quyết sau: a) Nhà thầu không có tên trong danh sách mua HSMT; b) Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo yêu cầu nêu tại Mục
3 và khoản 1 Mục 14 Chương I, c) Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không
hợp lệ như quy định tại khoản 2 Mục 16 Chương I; d) Không có bản gốc HSDT; đ) Đơn dự thầu không hợp lệ; e) Hiệu lực của HSDT không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong
HSMT; g) HSDT có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức
giá hoặc giá có kèm điều kiện; h) Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà
thầu chính; i) Nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm
theo quy định tại Mục 1 Chương III; |
30 |
|
Đồng tiền quy đổi là đồng Việt Nam theo tỷ giá do ngân hàng Nhà
nước công bố vào thời điểm nhà thầu lập HSDT. |
36 |
2 |
Nhà thầu phải gửi văn bản chấp thuận vào thương thảo, hoàn thiện
hợp đồng trong vòng 10 ngày kể từ ngày thông báo trúng thầu. |
38 |
1 |
a) Địa chỉ nhận đơn kiến nghị: - Địa chỉ của bên mời thầu: Cục Dự trữ quốc gia (Ban Quản lý kho
hàng), số fax 04-7623491; điện thoại 08046465 hoặc 04-7625636, 04-7625632. - Địa chỉ của chủ đầu tư: Theo địa chỉ của bên mời thầu. - Địa chỉ của người quyết định đầu tư: Bộ Tài chính số 28-Trần Hưng đạo-Hà nội; điện thoại: 2202828; fax:
04-2208010,2208020,2208021. c) Bộ phận thường trực HĐTV, địa chỉ nhận đơn kiến nghị: Vụ Tài
vụ quản trị, số 28-Trần Hưng Đạo-Hà nội; điện thoại: 2208026, |
39 |
5 |
Quy định khác |
Chương II
BẢNG DỮ LIỆU
ĐẤU THẦU
Bảng dữ liệu đấu thầu bao gồm các nội dung chi tiết của gói thầu
theo một số Mục tương ứng trong Chương I ( Chỉ dẫn đối với nhà thầu). Nếu có
bất kỳ sự khác biệt nào so với các nội dung tương ứng trong Chương I thì căn cứ
vào các nội dung trong Chương này.
Mục |
Khoản |
Nội dung |
1 |
1 |
- Tên gói thầu: Gói số 3: Thiết bị đồng bộ chữa cháy rừng - Tên dự án: Thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. - Nội dung cung cấp chủ yếu: Số lượng: 50 bộ . Thiết bị đồng bộ chữa cháy rừng loại khiêng tay
và các trang thiết bị đảm bảo đồng bộ được sản xuất và lắp ráp năm 2007. Máy
bơm chữa cháy tham dự thầu phải được kiểm tra, thử và cấp giấy chứng nhận cho
các chỉ tiêu: lưu lượng; cột cao áp; công suất máy bơm; Yêu cầu sai số giữa
tài liệu của nhà sản xuất và kết quả kiểm tra không dưới quy định 3%. |
2 |
Thời gian thực hiện hợp đồng: không quá 6 tháng kể từ ngày hợp
đồng cung cấp hàng hoá được ký kết có
hiệu lực. |
|
2 |
|
Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: Nguồn ngân sách Nhà nước. |
3 |
1 |
Tư cách hợp lệ của nhà thầu: a) Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện
quy định như sau: - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư
được cấp theo quy định của Pháp luật hoặc có Quyết định thành lập đối với tổ
chức không có đăng ký kinh doanh; - Hạch toán kinh tế độc lập; - Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính
không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả
năng chi trả; đang trong quá trình giải thể. b) Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện
quy định như sau: - Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; - Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do
cơ quan có thẩm quyền cấp; - Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. |
4 |
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu: Theo Điều 11 Luật Đấu thầu |
|
4 |
1 |
Yêu cầu về tính hợp lệ của hàng hóa: - Thiết bị đồng bộ chữa cháy rừng được sản xuất năm 2007 ( kể cả
nhập khẩu) hoàn chỉnh và đồng bộ theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng dự
trữ quốc gia được quy định tại HSMT của Cục Dự trữ quốc gia. Yêu cầu có hướng
dẫn cấu tạo, lắp ghép các chi tiết (Catalog); hướng dẫn sử dụng, vận hành,
bảo hành, bảo dưỡng máy bơm. Các yêu cầu phải là bản gốc và bản dịc ra tiếng
Việt (nếu là máy bơm nhập khẩu); - Được Trung tâm Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng hoặc Trung
tâm thử nghiệm Đo lường trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thực hiện
kiểm tra và chịu trách nhiệm pháp lý, tính chính xác, khách quan, trung thực
về kết quả kiểm tra nói trên và cấp phiếu kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của
máy bơm theo đúng yêu cầu phần chỉ tiêu kỹ thuật của HSMT (phiếu ghi rõ ký mã
hiệu của bơm). Nếu nhà thầu là cơ sở sản xuất hoặc liên danh sản xuất thì
phải có thêm giấy chứng nhận cơ sở chế tạo phương tiện chữa cháy rừng có ghi
rõ tên sản phẩm là máy bơm chữa cháy (FIVE PUMP), bản công chứng năm 2007; - Được VINACONTROL Việt nam cấp chứng thư giám định chủng loại
hàng cho lô hàng đạt các tiêu chuẩn dự trữ quốc gia; Tờ khai hải quan nhập
khẩu phù hợp với thiết bị nhập khẩu (hàng nhập khẩu); - Giấy xuất xưởng của nhà sản xuất; bảng kê chi tiết đóng gói của
nhà sản xuất hoặc xuất khẩu; - Các thủ tục giấy tờ thuộc lĩnh vực thuế trong quá trình nhập
khẩu theo đúng quy định của Bộ Tài chính hiện hành. |
6 |
2 |
- Địa chỉ bên mời thầu: Cục Dự trữ quốc gia, Ngõ 343- Phố Đội
cấn-Quận Ba đình-Thành phố Hà nội. - Thời gian nhận được văn bản yêu cầu giải thích làm rõ HSMT
không muộn hơn 5 ngày trước thời điểm đóng thầu. |
7 |
|
Tài liệu sửa đổi HSMT (nếu có) sẽ được bên mời thầu gửi đến tất
cả các nhà thầu nhận HSMT trước thời điểm đóng thầu 10 ngày. |
8 |
|
Ngôn ngữ sử dụng: Ngôn ngữ sử dụng trong HSMT, HSDT và các tài
liệu trao đổi giữa bên mời thầu và nhà thầu là tiếng Việt |
10 |
|
Việc thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu được thực hiện khi
có chấp thuận của bên mời thầu bằng văn bản gửi trực tiếp, theo đường bưu
điện, bằng Fax. |
11 |
|
Tài liệu giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy
quyền: giấy CMTND, Quyết định bổ nhiệm (bản sao công chứng), Quyết định thành
lập chi nhánh. |
12 |
1 |
Hình thức hợp đồng: Hợp
đồng trọn gói. |
|
3 |
Các phần của gói thầu:.. |
|
4 |
Trong biểu giá, nhà thầu phải phân tích các nội dung cấu thành
của giá chào theo các yêu cầu sau: a) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công trong nước (thực hiện theo
Mẫu số 3), nhà thầu tách rõ khoản mục chi phí như: - Liệt kê đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định của pháp
luật. Nhà thầu chào giá hàng hóa
theo giá EXW, nhập khẩu các bộ phận linh kiện, nguyên liệu… để sản xuất hoặc
lắp ráp hàng hóa cung cấp cho gói thầu thì tách rõ thuế nhập khẩu, lệ phí hải
quan và thuế giá trị gia tăng (VAT) phải trả cho phần nhập khẩu đó; - Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí
khác có liên quan đến vận chuyển; - Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực
hiện gói thầu. b) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công ngoài nước (thực hiện theo
Mẫu số 4 Chương IV), cần yêu cầu nhà thầu tách rõ các khoản mục chi phí như: - Chào hàng theo giá CIF hoặc CIP…,theo quy định của Incoterms
năm 2000; - Liệt kê đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định của pháp
luật; - Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và chi phí
khác có liên quan đến vận chuyển; - Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực
hiện gói thầu. c) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công ngoài nước đã nhập khẩu và
đang được chào bán tại Việt Nam (thực hiện theo Mẫu số 5 Chương IV), cần yêu
cầu nhà thầu tách rõ các khoản mục chi phí như: - Liệt kê đầy đủ các loại
thuế và phí theo quy định của pháp luật;
Nhà thầu chào giá hàng hóa theo giá EXW, thì tách rõ thuế nhập khẩu,
lệ phí hải quan và thuế giá trị gia tăng (VAT) phải trả đối với hàng hóa đã
nhập khẩu đó; - Chào đầy đủ các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và chi phí
khác có liên quan đến vận chuyển; - Chào đầy đủ các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực
hiện gói thầu. |
|
5 |
Incoterms năm 2000 |
13 |
|
Đồng tiền dự thầu: Đồng tiền dự thầu là đồng tiền Việt nam(VND). |
14 |
1 |
a) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu: - Các nhà thầu phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp
lệ của mình như quy định tại Mục 3 của BDL này; - Đối với nhà thầu liên danh, ngoài các tài liệu quy định tại Mục
3 của BDL này đối với từng thành viên, phải cung cấp văn bản thoả thuận liên
danh giữa các thành viên, phân định rõ trách nhiệm (chung và riêng), quyền
hạn, khối lượng công việcphải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành
viên, kể cả người đứng dầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên
danh, địa điểm và thời gian ký thoả thuận liên danh, chữ ký của các thành
viên, con dấu(nếu có); trường hợp các thành viên uỷ quỳên cho người đứng đầu
liên danh ký đơn dự thầu thì phải nêu rõ trong văn bản thoả thuận liên danh. - Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ tất cả các giấy tờ tài liệu cần
phải có nêu trên ở dạng bản gốc hoặc là bản chụp (có công chứng năm 2007 của
phòng công chứng Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt nam); Yêu cầu cung cấp đầy đủ,
chính xác mọi thông tin theo yêu cầu của HSMT trong HSDT của mình. Nếu điều kiện này không bảo đảm đúng, đủ thì HSDT được xác định
là không đạt yêu cầu và nhà thầu bị loại ngay khi xét thầu. |
|
2 |
b) Các tài liệu khác chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà
thầu: a) Các hợp đồng đã và đang thực hiện được liệt kê theo Mẫu
số 6 và số 7 Chương IV; năng lực và
kinh nghiệm của nhà thầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh những sản phẩm
có tính chất và yêu cầu kỹ thuật tương tự như mặt hàng tham gia đấu thầu được
liệt kê theo Mẫu số 8 Chương IV; năng lực tài chính của nhà thầu được liệt kê
theo Mẫu số 9 Chương IV. Kinh nghiệm và năng lực
của nhà thầu liên danh là tổng kinh nghiệm và năng lực của các thành viên;
từng thành viên phải chứng minh kinh nghiệm và năng lực của mình là đáp ứng
yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh. b) Tài liệu chứng minh năng lực về kỹ thuật, cán bộ, công nhân kỹ
thuật, nghiệp vụ: - Những sản phẩm sản xuất, kinh doanh chính. - Số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn. - Tổ chức hiện trường, dự kiến nhân sự. - Khả năng bố trí thiết bị cho thực hiện gói thầu. c) Tài liệu chứng minh nhà xưởng, vật tư, trang thiết bị sản
xuất: - Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhà xưởng, các loại
vật tư, trang thiết bị máy móc, phương tiện thi công hiện có để sản xuất, đảm
bảo tiến độ thực hiện gói thầu. |
|
2 |
Tài liệu chứng minh sự đáp ứng của hàng hóa: a) Bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa phù hợp với yêu cầu về phạm
vi cung cấp nêu tại Chương V. b) Tiến độ cung cấp phù hợp với yêu cầu nêu tại ChươngVI. c) Bản vẽ thiết kế và thuyết minh; đăng kiểm, tính năng, thông số
kỹ thuật, thông số bảo hành của từng loại hàng hóa; Ký mã hiệu, nhãn mác;
giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất theo Mẫu số 11 Chương IV;
Tiêu chuẩn chất lượng của hàng hoá đã được cơ quan của Nhà nước có thẩm quyền
kiểm tra, chứng nhận đạt yêu cầu quy định trong HSMT; có thuyết minh về kết
cấu, công dụng, tính năng, sử dụng, bảo hành và vận hành. |
16 |
1 |
Nội dung yêu cầu về bảo đảm dự thầu: - Hình thức bảo đảm dự thầu: + Bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt: Có phiếu thu của Kế toán Văn
phòng Cục dự trữ quốc gia; + Bảo đảm dự thầu bằng chuyển khoản: Có giấy báo ''có'' của Kho
bạc Nhà nước, nơi Văn phòng Cục Dự trữ quốc gia mở tài khoản giao dịch: TK
934- 01- 104 Kho bạc Nhà nước Ba đình Hà nội; +Bảo đảm dự thầu bằng bảo lãnh của Ngân hàng: Có thư bảo lãnh của
ngân hàng theo Mẫu số 10 Chương IV do ngân hàng nơi giao dịch của nhà thầu
phát hành. - Giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu: Giá trị bảo đảm dự thầu
của gói thầu là 200.000.000 đồng Việt nam (VND). - Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: 180 ngày kể từ thời
gian có hiệu lực của HSDT và không được tính lãi trong thưòi gian bảo đảm dự
thầu. |
|
3 |
Thời gian hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu không trúng thầu
trong thời gia không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. |
17 |
1 |
Thời gian có hiệu lực của HSDT là 180 ngày kể từ thời điểm đóng
thầu. |
18 |
1 |
Số lượng HSDT phải nộp là 02 bản giống nhau, trong đó có 01 bộ ''bản
gốc'', 01 bộ ''bản chụp''(có công chứng năm 2007 của phòng công chứng Nhà
nước Cộng hoà XHCN Việt nam). Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính
xác và phù hợp của bản chụp so với bản gốc.: |
19 |
1 |
Cách trình bầy các thông tin trên túi đựng HSDT: Mỗi bộ HSDT phải được đựng trong túi riêng, có dấu niêm phong bên
ngoài, ghi rõ '' bản gốc'' và ''bản chụp'' và được đựng trong 01 tíu lớn, có
dấu niêm phong. Trên túi lớn ghi rõ: Hồ sơ dự thầu bán thiét bị đồng bộ chữa
cháy rừng; tên, địa chỉ của nhà thầu; không được mở ra trước 10giờ ngày
11tháng 9 năm 2007. Trường hợp sửa đổi HSDT, ngoài các nội dung nêu trên còn phải ghi
thêm dòng chữ “Hồ sơ dự thầu sửa đổi”. Trường hợp có nhiều túi nhỏ, thì trên mỗi túi nhỏ phải ghi rõ thứ
tự từng túi, để đảm boả tính thống nhất, tránh thất lạc, mất mát, thuận tiện
cho việc tiếp nhận, bảo quản HSDT. |
20 |
1 |
Thời điểm đóng thầu: 10 giờ, ngày 11 tháng 9 năm 2007 |
23 |
1 |
Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai vào lúc 14 giờ, ngày 11
Tháng 9 năm 2007, tại Văn phòng Cục Dự trữ quốc gia, ngõ số 343-Phố Đội
cấn-Ba đình-Hà nội. |
25 |
1 |
Các yêu cầu khác: |
|
2 |
HSDT của nhà thầu sẽ bị loại bỏ nếu không đáp ứng được một trong
các điều kiện tiên quyết sau: a) Nhà thầu không có tên trong danh sách mua HSMT; b) Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo yêu cầu nêu tại Mục
3 và khoản 1 Mục 14 Chương I, c) Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không
hợp lệ như quy định tại khoản 2 Mục 16 Chương I; d) Không có bản gốc HSDT; đ) Đơn dự thầu không hợp lệ; e) Hiệu lực của HSDT không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong
HSMT; g) HSDT có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức
giá hoặc giá có kèm điều kiện; h) Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà
thầu chính; i) Nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm
theo quy định tại Mục 1 Chương III; |
30 |
|
Đồng tiền quy đổi là đồng Việt Nam theo tỷ giá do ngân hàng… công
bố vào ngày…… |
36 |
2 |
Nhà thầu phải gửi văn bản chấp thuận vào thương thảo, hoàn thiện
hợp đồng trong vòng 5 ngày kể từ ngày thông báo trúng thầu. |
38 |
1 |
a) Địa chỉ nhận đơn kiến nghị: - Địa chỉ của bên mời thầu: Cục Dự trữ quốc gia; Ban Quản lý kho
hàng, số fax 7623491; điện thoại 08046465, 7625636 hoặc 7625632. - Địa chỉ của chủ đầu tư: Cục Dự trữ quốc gia - Địa chỉ của người quyết định đầu tư: Bộ Tài chính Địa chỉ: số 28. Trần Hưng Đạo-Hà nội; Điện thoại:2202828. c) Bộ phận thường trực HĐTV, địa chỉ nhận đơn kiến nghị: Vụ Tài
vụ quản trị-Bộ Tài chính; điện thoại liên hệ: 2208026 |
39 |
5 |
Quy định khác:…. |
Mẫu số 12
HỢP ĐỒNG
(văn
bản hợp đồng cung cấp hàng hóa)
…….,
ngày……..tháng……năm…………
Hợp
đồng số:………………………………………………………………….
Gói
thầu:……………………………………………………(ghi tên gói thầu)
Thuộc dự
án:…………………………………………………. (ghi tên dự án)
-
Căn cứ…………..(Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội);
-
Căn cứ…………..( Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng);
-
Căn cứ Quyết định số……. ngày ……tháng …….năm……của…… về việc phê duyệt kết quả
đấu thầu gói thầu …….và thông báo trúng thầu số…..ngày …..tháng….năm…… của bên
mời thầu;
-
Căn cứ biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đã được bên mời thầu và nhà
thầu trúng thầu ký ngày….. tháng…..năm…….;
Chúng
tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:
Bên mua
Tên
bên mua (ghi tên chủ đầu tư hoặc tổ chức mua sắm hàng hóa):
Địa
chỉ:………………………………………………………………………….
Điện
thoại……………………………………………………………………….
Fax:…..………………………………………………………………………….
E-mail:.………………………………………………………………………….
Tài
khoản:……………………………………………………………………….
Mã
số thuế:..…………………………………………………………………….
Đại
diện là ông/bà:..…………………………………………………………….
Chức
vụ:..……………………………………………………………………….
Giấy
ủy quyền ký hợp đồng số…….ngày…..tháng…….năm……(trường hợp được ủy quyền).
Bên bán
Tên bên bán (ghi tên nhà thầu
trúng thầu):
Địa
chỉ:………………………………………………………………………….
Điện
thoại……………………………………………………………………….
Fax:…..………………………………………………………………………….
E-mail:.………………………………………………………………………….
Tài
khoản:……………………………………………………………………….
Mã
số thuế:..…………………………………………………………………….
Đại
diện là ông/bà:..…………………………………………………………….
Chức
vụ:..……………………………………………………………………….
Giấy
ủy quyền ký hợp đồng số…….ngày…..tháng…….năm……(trường hợp được ủy quyền).
Hai
bên thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp hàng hóa với các nội dung sau:
Điều1. Đối tượng hợp đồng
Đối
tượng của hợp đồng là các hàng hóa được nêu chi tiết tại Phụ lục kèm theo.
Điều 2. Thành phần hợp đồng
Thành
phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:
1.
Văn bản hợp đồng (kèm theo Phụ lục);
2.
Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
3.
Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu;
4.
Điều kiện cụ thể của hợp đồng;
5.
Điều kiện chung của hợp đồng;
6.
HSDT và các văn bản làm rõ HSDT của nhà thầu trúng thầu (nếu có);
7.
HSMT và các tài liệu bổ sung HSMT (nếu có);
8.
Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).
Điều 3. Trách nhiệm của bên bán
Bên
bán cam kết cung cấp cho bên mua đầy đủ các loại hàng hóa như nêu tại Điều 1
của hợp đồng này, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách
nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Điều 4. Trách nhiệm của bên mua
Bên
mua cam kết thanh toán cho bên bán theo giá hợp đồng nêu tại Điều 5 của hợp
đồng này theo phương thức được quy định trong điều kiện cụ thể của hợp đồng
cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong điều
kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Điều 5. Giá hợp đồng và phương thức
thanh toán
1.
Giá hợp đồng:…………….(ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền ký hợp đồng.
Trường hợp giá trị hợp đồng được ký bằng nhiều đồng tiền khác nhau thì ghi rõ
giá trị bằng số và bằng chữ của từng đồng tiền đó, ví dụ: 100 triệu USD + 30 tỷ
VND (một trăm triệu đô la Mỹ và ba mươi tỷ đồng Việt Nam)).
2.
Phương thức thanh toán: Thanh toán theo phương thức nêu trong điều kiện cụ thể
của hợp đồng (Điều 15 ĐKCT).
Điều 6. Hình thức hợp
đồng:……………………………………………………
(Nêu
các hình thức hợp đồng phù hợp với Mục 14 ĐKCT).
Điều 7. thời gian thực hiện hợp
đồng:…………………………………………..
(
Ghi thời gian thực hiện hợp đồng phù hợp với khoản 2 Mục 1 BDL, HSDT và kết quả
thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên).
Điều 8. Hiệu lực hợp đồng
1.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ……( ghi cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng phù hợp
với quy định tại khoản 7 Điều 1 ĐKC).
2.
Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo luật
định.
Hợp
đồng được lập thành…….. bộ, bên mua giữ…….. bộ, bên bán giữ…… bộ, các bộ hợp
đồng có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN
HỢP PHÁP CỦA BÊN MUA (Ghi tên,
chức danh, ký tên và đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN
HỢP PHÁP BÊN BÁN (Ghi tên,
chức danh, ký tên và đóng dấu) |
Phụ lục
DANH MỤC HÀNG HÓA THEO HỢP ĐỒNG
(Kèm theo hợp đồng số……….., ngày….. tháng….năm……..)
(Phụ lục này được
lập trên cơ sở yêu cầu của HSMT, HSDT và những thỏa thuận đã đạt được trong quá
trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bao gồm danh mục hàng hóa được cung
cấp).
Danh mục hàng hóa
1………………………………………………………………………………….
2………………………………………………………………………………….
3………………………………………………………………………………….
4………………………………………………………………………………….
.…………………………………………………..................................................
PHẦN III
YÊU CẦU VỀ
HỢP ĐỒNG
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KIỆN
CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG
Điều
1. Giải thích từ ngữ:
Trong
hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hợp đồng” là sự thỏa thuận giữa
bên mua và bên bán, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ
lục và tài liệu kèm theo.
2.
“Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán theo hợp đồng.
3. “Hàng hóa” là máy móc, phương
tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu
công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm), cùng với phụ tùng thay thế, tài
liệu kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật kèm theo (lắp đặt, chạy thử máy móc, thiết
bị, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo chuyển giao công nghệ…) mà bên bán phải cung cấp
cho bên mua theo hợp đồng.
4. “Bên mua” là chủ đầu tư hoặc tổ
chức mua sắm hàng hóa được nêu trong ĐKCT.
5. “Bên bán” là nhà trúng thầu có
trách nhiệm cung cấp hàng hóa được nêu trong ĐKCT.
6. “Ngày” là ngày dương lịch, được
tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.
7. “Ngày hợp đồng có hiệu lực” là
ngày được quy định trong ĐKCT.
8. Giá EXW, giá CIF, giá CIP… được
hiểu theo giải thích của Incoterms ban hành vào thời gian như đã nêu trong
ĐKCT.
Điều
2. Nguyên tắc áp dụng
ĐKC sẽ được áp dụng đầy đủ, trừ khi
có quy định khác nêu tại ĐKCT và biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa
hai bên.
Điều 3. Xuất xứ của hàng hóa
Xuất xứ của hàng hóa được cung cấp
theo hợp đồng phải rõ ràng, hợp pháp, phù hợp với yêu cầu của HSMT.
Điều
4. Tiêu chuẩn hàng hóa
Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng này
phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn được nêu trong ĐKCT.
Điều
5. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng
1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng
văn bản của bên mua, bên bán không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như
đặc tính kỹ thuật, sơ đồ, bản vẽ, kiểu dáng, mẫu mã, thông tin do bên mua hoặc
đại diện của bên mua đưa ra cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng. Việc bên bán cung cấp các thông tin cho người có liên
quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong
phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng đó.
2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn
bản của bên mua, bên bán không được lợi dụng bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào
nêu trong khoản 1 Điều này vào mục đích khác trừ khi vì mục đích thực hiện hợp
đồng.
3. Các tài liệu nêu tại khoản 1 Điều
này thuộc quyền sở hữu của bên mua. Khi bên mua có yêu cầu, bên bán phải trả
lại cho bên mua các tài liệu này (bao gồm cả các bản chụp) sau khi đã hoàn
thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
Điều
6. Bản quyền
Bên bán phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi
phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa mà bên bán đã cung cấp cho
bên mua.
Điều
7. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Bên bán phải nộp bảo đảm thực
hiện hợp đồng theo nội dung yêu cầu nêu trong ĐKCT để đảm bảo nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ
được trả cho bên mua như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát sinh
do lỗi của bên bán khi bên bán không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của
mình theo hợp đồng.
3. Bên mua phải hoàn trả bảo đảm
thực hiện hợp đồng cho bên bán trong thời hạn quy định tại ĐKCT.
Điều
8. Kiểm tra và thử nghiệm hàng hóa
1. Bên mua hoặc đại diện của bên mua
có quyền kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa được cung cấp để khẳng định hàng hóa đó
có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và
cách thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm được quy định trong ĐKCT.
2. Bất kỳ hàng hóa nào qua kiểm tra,
thử nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì bên mua có
quyền từ chối và bên bán phải có trách nhiệm thay thế bằng hàng hóa khác hoặc
tiến hành những điều chỉnh cần thiết để đáp ứng đúng các yêu cầu về đặc tính kỹ
thuật. Trường hợp bên bán không có khả năng thay thế hay điều chỉnh các hàng
hóa không phù hợp, bên mua có quyền tổ chức việc thay thế hay điều chỉnh đó nếu
thấy cần thiết, mọi rủi ro và chi phí liên quan do bên bán chịu.
3. Khi thực hiện các nội dung nêu
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên bán
không được miễn trừ nghĩa vụ bảo hành hay các nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều
9. Đóng gói hàng hóa
Bên bán sẽ phải đóng gói hàng hóa
đúng yêu cầu nêu tại ĐKCT phù hợp với từng loại phương tiện vận chuyển để
chuyển hàng hóa từ nơi xuất hàng tới địa điểm giao hàng quy định. Việc đóng gói
phải đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng do va chạm trong khi bốc dỡ vận chuyển
và các tác động khác của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện
hàng phải tính đến điều kiện vận chuyển như khoảng cách, phương tiện vận
chuyển, điều kiện cơ sở hạ tầng…từ nơi xuất hàng tới địa điểm giao hàng quy
định.
Điều
10. Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo
Việc cung cấp hàng hóa và giao các
tài liệu, chứng từ kèm theo phải được tiến hành theo tiến độ nêu trong HSMT.
Các nội dung cụ thể về cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm
theo được nêu trong ĐKCT.
Điều
11. Bảo hiểm
Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng phải
được bảo hiểm đầy đủ bằng đồng tiền có thể tự do chuyển đổi để bù đắp những mất
mát, tổn thất bất thường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao
hàng theo những nội dung được quy định trong ĐKCT.
Điều
12 .Vận chuyển hàng hóa và các yêu cầu khác
Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa và
các yêu cầu khác được nêu trong ĐKCT.
Điều
13. Bảo hành
1. Bên bán bảo đảm rằng hàng hóa
được cung cấp theo hợp đồng là mới, chưa sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn chế tạo, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT. Ngoài ra, bên bán cũng phải
đảm bảo rằng hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng sẽ không có các khuyết tật
nẩy sinh có thể dẫn đến những bất lợi trong quá trình sử dụng bình thường của
hàng hóa.
2. Yêu cầu về bảo hành đối với hàng
hóa được nêu trong ĐKCT.
Điều
14. Hình thức hợp đồng
Hình thức hợp đồng như được nêu
trong ĐKCT.
Điều
15. Thanh toán
Bên mua thanh toán cho bên bán theo
các nội dung quy định trong ĐKCT.
Điều
16. Giá hợp đồng
Giá hợp đồng được bên bán và bên mua
thống nhất thông qua thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở phù hợp với
giá trúng thầu được duyệt và được ghi cụ thể trong hợp đồng (Điều 5 của hợp
đồng theo Mẫu số 12 Chương X).
Điều
17. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng
1. Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, bên mua có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung sau đây:
a) Bản vẽ, thiết kế hoặc yêu cầu kỹ
thuật đối với trường hợp hàng hóa cung cấp theo hợp đồng mang tính đặc chủng
được đặt hàng sản xuất cho riêng bên mua;
b) Phương thức vận chuyển hoặc đóng
gói;
c) Địa điểm giao hàng;
d) Các nội dung khác nêu tại ĐKCT.
2. Việc sửa đổi, bổ sung như trên có
thể làm tăng hoặc giảm giá cũng như thời gian thực hiện hợp đồng, vì thế những
nội dung tương ứng của hợp đồng cần thay đổi cho phù hợp. Trong khoảng thời
gian nêu tại ĐKCT kể từ khi nhận được yêu cầu thay đổi của bên mua, bên bán có
trách nhiệm trả lời và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho việc sửa đổi, bổ sung này
làm cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ sung hợp đồng.
3. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng
phải phù hợp với hình thức hợp đồng và điều kiện quy định tại ĐKCT.
Điều
18. Thầu phụ
1. Bên bán phải thông báo bằng văn
bản cho bên mua về tên các nhà thầu phụ và phạm vi cung cấp của họ (nếu có) nếu
chưa ghi rõ trong HSDT của mình. Thông báo này không miễn trừ cho bên bán các
nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện hợp đồng.
2. Nhà thầu phụ và hàng hóa do nhà
thầu phụ phụ cung cấp cũng phải đảm bảo tư cách và tính hợp lệ như quy định
trong HSMT.
Điều
19. Bồi thường thiệt hại và phạt do vi phạm hợp đồng
Trừ trường hợp bất khả kháng theo
Điều 23 ĐKC, nếu bên bán không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công
việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời
gian đã được bên mua gia hạn thì bên mua có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một
khoản tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc một khoản tiền phạt tương ứng với
giá trị phần trăm nội dung công việc tính cho mỗi tuần lễ bị chậm hoặc một
khoảng thời gian nào đó cho đến khi nội dung công việc trong hợp đồng được thực
hiện như quy định trong ĐKCT. ĐKCT sẽ quy định mức tối đa của khoản khấu trừ
này. Khi đạt đến mức tối đa, bên mua có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo Điều
21 ĐKC.
Điều
20. Gia hạn hợp đồng
Trong thời hạn thực hiện hợp đồng,
nếu bên bán gặp khó khăn gây trễ trong việc thực hiện theo thời hạn quy định
tại Điều 10 ĐKC thì bên bán phải thông báo cho bên mua biết đồng thời nêu lý do
cùng với thời gian dự tính kéo dài. Khi nhận được thông báo của bên bán, bên
mua phải có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét đề nghị của bên bán. Việc bên mua
đồng ý gia hạn hợp đồng sẽ là cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ
sung hợp đồng.
Điều
21. Chấm dứt hợp đồng do sai phạm của bên bán
1. Bên mua có thể chấm dứt việc thực
hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên
bán khi bên bán không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo
hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã
được bên mua gia hạn khi mức phạt, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đạt
mức tối đa như quy định tại Điều 19 ĐKC.
2. Trong trường hợp bên mua chấm dứt
việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo khoản 1 Điều này, bên mua có
thể ký hợp đồng với nhà cung cấp khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt
đó. Bên bán sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho bên mua những chi phí vượt trội
cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên, bên bán vẫn phải
tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt và chịu trách nhiệm bảo hành
phần hợp đồng do mình thực hiện.
Điều
22. Chấm dứt hợp đồng do bên bán bị phá sản
Bên mua có thể gửi thông báo chấm
dứt hợp đồng cho bên bán khi phát hiện bên bán bị phá sản mà không phải chịu
bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền
lợi của bên mua được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.
Điều
23. Trường hợp bất khả kháng
1. Bên bán sẽ không bị xử lý bảo đảm
thực hiện hợp đồng, không phải bồi thường thiệt hại hay bị phạt, bị chấm dứt
hợp đồng trong những trường hợp bất khả kháng.
2. Trong hợp đồng này, trường hợp
bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng
lường trước của bên bán, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của bên bán,
chẳng hạn: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh, cách
ly do kiểm dịch, cấm vận…
3. Khi xảy ra trường hợp bất khả
kháng, bên bán phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên mua về sự kiện đó
và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, bên bán chuyển cho bên mua giấy xác
nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền hoặc
phòng thương mại tại nước sở tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Trừ khi có ý
kiến của bên mua bằng văn bản, bên bán vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ
hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp
lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng của trường hợp bất khả kháng.
Điều
24. Giải quyết tranh chấp
1. Bên bán và bên mua có trách nhiệm
giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa
giải.
2. Nếu tranh chấp không thể giải
quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định trong ĐKCT kể
từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa
việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định trong ĐKCT.
Điều
25. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
Hợp đồng và các tài liệu giao dịch
liên quan đến hợp đồng được viết bằng ngôn ngữ như quy định tại Mục 8 Chương I.
Điều
26. Luật áp dụng
Hợp đồng được hiểu và áp dụng theo
đúng pháp luật hiện hành của Việt Nam, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT.
Điều
27. Thông báo
1. Bất cứ thông báo nào của một bên
gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo
địa chỉ được ghi trong ĐKTC.
2. Thông báo của một bên sẽ được coi
là có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong
thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.
CHƯƠNG IX
ĐIỀU KIỆN CỤ
THỂ CỦA HỢP ĐỒNG
Điều |
Khoản |
Nội dung |
1 |
4 |
Bên mua: |
5 |
Bên bán: |
|
7 |
Ngày hợp đồng có hiệu lực: |
|
|
8 |
Incoterms năm: |
2 |
|
Nguyên tắc áp dụng khác: |
4 |
|
Tiêu chuẩn hóa: |
7 |
1 |
Nội dung yêu cầu đối với bảo đảm thực hiện hợp đồng: -Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: - Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: - Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: % giá hợp đồng. - Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp
đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến hết
ngày……tháng…..năm…… |
|
3 |
Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: |
8 |
1 |
Kiểm tra thử nghiệm hàng hóa:
|
9 |
|
Đóng gói hàng hóa: |
10 |
|
Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chúng từ kèm theo: |
11 |
|
Nội dung bảo hiểm: |
12 |
|
- Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa: - Các yêu cầu khác: |
13 |
1 |
Nội dung yêu cầu đảm bảo khác đối với hàng hóa: |
|
2 |
Yêu cầu về bảo hành: |
14 |
|
Hình thức hợp đồng: |
15 |
|
- Phương thức, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán: - Đồng tiền thanh toán theo hợp đồng: |
17 |
1 |
d) Các nội dung khác về sửa đổi, bổ sung hợp đồng: |
|
2 |
Thời gian bên bán trả lời yêu cầu của bên mua về sửa đổi, bổ sung
hợp đồng: |
|
3 |
Điều chỉnh hợp đồng: |
19 |
|
Bồi thường thiệt hại, phạt do vi phạm hợp đồng: |
24 |
2 |
Giải quyết tranh chấp: |
26 |
|
Luật áp dụng: |
27 |
1 |
Địa chỉ để hai bên thông báo cho nhau những thông tin theo quy
định: - Địa chỉ liên lạc của bên mua:.. Điện thoại: Fax: E-mail: - Địa chỉ liên lạc của bên bán: Điện thoại: Fax: E-mail: |
PHẦN III
YÊU CẦU VỀ
HỢP ĐỒNG
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KIỆN
CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG
Điều
1. Giải thích từ ngữ:
Trong
hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hợp đồng” là sự thỏa thuận giữa
bên mua và bên bán, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ
lục và tài liệu kèm theo.
2.
“Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán theo hợp đồng.
3. “Hàng hóa” là máy móc, phương
tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu
công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm), cùng với phụ tùng thay thế, tài
liệu kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật kèm theo (lắp đặt, chạy thử máy móc, thiết
bị, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo chuyển giao công nghệ…) mà bên bán phải cung cấp
cho bên mua theo hợp đồng.
4. “Bên mua” là chủ đầu tư hoặc tổ
chức mua sắm hàng hóa được nêu trong ĐKCT.
5. “Bên bán” là nhà trúng thầu có
trách nhiệm cung cấp hàng hóa được nêu trong ĐKCT.
6. “Ngày” là ngày dương lịch, được
tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.
7. “Ngày hợp đồng có hiệu lực” là
ngày được quy định trong ĐKCT.
8. Giá EXW, giá CIF, giá CIP… được
hiểu theo giải thích của Incoterms ban hành vào thời gian như đã nêu trong
ĐKCT.
Điều
2. Nguyên tắc áp dụng
ĐKC sẽ được áp dụng đầy đủ, trừ khi
có quy định khác nêu tại ĐKCT và biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa
hai bên.
Điều 3. Xuất xứ của hàng hóa
Xuất xứ của hàng hóa được cung cấp
theo hợp đồng phải rõ ràng, hợp pháp, phù hợp với yêu cầu của HSMT.
Điều
4. Tiêu chuẩn hàng hóa
Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng này
phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn được nêu trong ĐKCT.
Điều
5. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng
1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng
văn bản của bên mua, bên bán không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như
đặc tính kỹ thuật, sơ đồ, bản vẽ, kiểu dáng, mẫu mã, thông tin do bên mua hoặc
đại diện của bên mua đưa ra cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng. Việc bên bán cung cấp các thông tin cho người có liên
quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong
phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng đó.
2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn
bản của bên mua, bên bán không được lợi dụng bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào
nêu trong khoản 1 Điều này vào mục đích khác trừ khi vì mục đích thực hiện hợp
đồng.
3. Các tài liệu nêu tại khoản 1 Điều
này thuộc quyền sở hữu của bên mua. Khi bên mua có yêu cầu, bên bán phải trả
lại cho bên mua các tài liệu này (bao gồm cả các bản chụp) sau khi đã hoàn
thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
Điều
6. Bản quyền
Bên bán phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi
phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa mà bên bán đã cung cấp cho
bên mua.
Điều
7. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Bên bán phải nộp bảo đảm thực
hiện hợp đồng theo nội dung yêu cầu nêu trong ĐKCT để đảm bảo nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ
được trả cho bên mua như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát
sinh do lỗi của bên bán khi bên bán không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của
mình theo hợp đồng.
3. Bên mua phải hoàn trả bảo đảm
thực hiện hợp đồng cho bên bán trong thời hạn quy định tại ĐKCT.
Điều
8. Kiểm tra và thử nghiệm hàng hóa
1. Bên mua hoặc đại diện của bên mua
có quyền kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa được cung cấp để khẳng định hàng hóa đó
có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và
cách thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm được quy định trong ĐKCT.
2. Bất kỳ hàng hóa nào qua kiểm tra,
thử nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì bên mua có
quyền từ chối và bên bán phải có trách nhiệm thay thế bằng hàng hóa khác hoặc
tiến hành những điều chỉnh cần thiết để đáp ứng đúng các yêu cầu về đặc tính kỹ
thuật. Trường hợp bên bán không có khả năng thay thế hay điều chỉnh các hàng
hóa không phù hợp, bên mua có quyền tổ chức việc thay thế hay điều chỉnh đó nếu
thấy cần thiết, mọi rủi ro và chi phí liên quan do bên bán chịu.
3. Khi thực hiện các nội dung nêu
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên bán
không được miễn trừ nghĩa vụ bảo hành hay các nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều
9. Đóng gói hàng hóa
Bên bán sẽ phải đóng gói hàng hóa
đúng yêu cầu nêu tại ĐKCT phù hợp với từng loại phương tiện vận chuyển để
chuyển hàng hóa từ nơi xuất hàng tới địa điểm giao hàng quy định. Việc đóng gói
phải đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng do va chạm trong khi bốc dỡ vận chuyển
và các tác động khác của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện
hàng phải tính đến điều kiện vận chuyển như khoảng cách, phương tiện vận
chuyển, điều kiện cơ sở hạ tầng…từ nơi xuất hàng tới địa điểm giao hàng quy
định.
Điều
10. Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo
Việc cung cấp hàng hóa và giao các
tài liệu, chứng từ kèm theo phải được tiến hành theo tiến độ nêu trong HSMT.
Các nội dung cụ thể về cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm
theo được nêu trong ĐKCT.
Điều
11. Bảo hiểm
Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng phải
được bảo hiểm đầy đủ bằng đồng tiền có thể tự do chuyển đổi để bù đắp những mất
mát, tổn thất bất thường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao
hàng theo những nội dung được quy định trong ĐKCT.
Điều
12 .Vận chuyển hàng hóa và các yêu cầu khác
Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa và
các yêu cầu khác được nêu trong ĐKCT.
Điều
13. Bảo hành
1. Bên bán bảo đảm rằng hàng hóa
được cung cấp theo hợp đồng là mới, chưa sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn chế tạo, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT. Ngoài ra, bên bán cũng phải
đảm bảo rằng hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng sẽ không có các khuyết tật
nẩy sinh có thể dẫn đến những bất lợi trong quá trình sử dụng bình thường của
hàng hóa.
2. Yêu cầu về bảo hành đối với hàng
hóa được nêu trong ĐKCT.
Điều
14. Hình thức hợp đồng
Hình thức hợp đồng như được nêu
trong ĐKCT.
Điều
15. Thanh toán
Bên mua thanh toán cho bên bán theo
các nội dung quy định trong ĐKCT.
Điều
16. Giá hợp đồng
Giá hợp đồng được bên bán và bên mua
thống nhất thông qua thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở phù hợp với
giá trúng thầu được duyệt và được ghi cụ thể trong hợp đồng (Điều 5 của hợp
đồng theo Mẫu số 12 Chương X).
Điều
17. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng
1. Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, bên mua có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung sau đây:
a) Bản vẽ, thiết kế hoặc yêu cầu kỹ
thuật đối với trường hợp hàng hóa cung cấp theo hợp đồng mang tính đặc chủng
được đặt hàng sản xuất cho riêng bên mua;
b) Phương thức vận chuyển hoặc đóng
gói;
c) Địa điểm giao hàng;
d) Các nội dung khác nêu tại ĐKCT.
2. Việc sửa đổi, bổ sung như trên có
thể làm tăng hoặc giảm giá cũng như thời gian thực hiện hợp đồng, vì thế những
nội dung tương ứng của hợp đồng cần thay đổi cho phù hợp. Trong khoảng thời
gian nêu tại ĐKCT kể từ khi nhận được yêu cầu thay đổi của bên mua, bên bán có
trách nhiệm trả lời và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho việc sửa đổi, bổ sung này
làm cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ sung hợp đồng.
3. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng
phải phù hợp với hình thức hợp đồng và điều kiện quy định tại ĐKCT.
Điều
18. Thầu phụ
1. Bên bán phải thông báo bằng văn bản
cho bên mua về tên các nhà thầu phụ và phạm vi cung cấp của họ (nếu có) nếu
chưa ghi rõ trong HSDT của mình. Thông báo này không miễn trừ cho bên bán các
nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện hợp đồng.
2. Nhà thầu phụ và hàng hóa do nhà
thầu phụ phụ cung cấp cũng phải đảm bảo tư cách và tính hợp lệ như quy định
trong HSMT.
Điều
19. Bồi thường thiệt hại và phạt do vi phạm hợp đồng
Trừ trường hợp bất khả kháng theo
Điều 23 ĐKC, nếu bên bán không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công
việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời
gian đã được bên mua gia hạn thì bên mua có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một
khoản tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc một khoản tiền phạt tương ứng với
giá trị phần trăm nội dung công việc tính cho mỗi tuần lễ bị chậm hoặc một
khoảng thời gian nào đó cho đến khi nội dung công việc trong hợp đồng được thực
hiện như quy định trong ĐKCT. ĐKCT sẽ quy định mức tối đa của khoản khấu trừ
này. Khi đạt đến mức tối đa, bên mua có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo Điều
21 ĐKC.
Điều
20. Gia hạn hợp đồng
Trong thời hạn thực hiện hợp đồng,
nếu bên bán gặp khó khăn gây trễ trong việc thực hiện theo thời hạn quy định
tại Điều 10 ĐKC thì bên bán phải thông báo cho bên mua biết đồng thời nêu lý do
cùng với thời gian dự tính kéo dài. Khi nhận được thông báo của bên bán, bên
mua phải có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét đề nghị của bên bán. Việc bên mua
đồng ý gia hạn hợp đồng sẽ là cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ
sung hợp đồng.
Điều
21. Chấm dứt hợp đồng do sai phạm của bên bán
1. Bên mua có thể chấm dứt việc thực
hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên
bán khi bên bán không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo
hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã
được bên mua gia hạn khi mức phạt, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đạt
mức tối đa như quy định tại Điều 19 ĐKC.
2. Trong trường hợp bên mua chấm dứt
việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo khoản 1 Điều này, bên mua có
thể ký hợp đồng với nhà cung cấp khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt
đó. Bên bán sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho bên mua những chi phí vượt trội
cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên, bên bán vẫn phải
tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt và chịu trách nhiệm bảo hành
phần hợp đồng do mình thực hiện.
Điều
22. Chấm dứt hợp đồng do bên bán bị phá sản
Bên mua có thể gửi thông báo chấm
dứt hợp đồng cho bên bán khi phát hiện bên bán bị phá sản mà không phải chịu
bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền
lợi của bên mua được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.
Điều
23. Trường hợp bất khả kháng
1. Bên bán sẽ không bị xử lý bảo đảm
thực hiện hợp đồng, không phải bồi thường thiệt hại hay bị phạt, bị chấm dứt
hợp đồng trong những trường hợp bất khả kháng.
2. Trong hợp đồng này, trường hợp
bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng
lường trước của bên bán, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của bên bán,
chẳng hạn: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh, cách
ly do kiểm dịch, cấm vận…
3. Khi xảy ra trường hợp bất khả
kháng, bên bán phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên mua về sự kiện đó
và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, bên bán chuyển cho bên mua giấy xác
nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền hoặc
phòng thương mại tại nước sở tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Trừ khi có ý
kiến của bên mua bằng văn bản, bên bán vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ
hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp
lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng của trường hợp bất khả kháng.
Điều
24. Giải quyết tranh chấp
1. Bên bán và bên mua có trách nhiệm
giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa
giải.
2. Nếu tranh chấp không thể giải
quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định trong ĐKCT kể
từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa
việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định trong ĐKCT.
Điều
25. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
Hợp đồng và các tài liệu giao dịch
liên quan đến hợp đồng được viết bằng ngôn ngữ như quy định tại Mục 8 Chương I.
Điều
26. Luật áp dụng
Hợp đồng được hiểu và áp dụng theo
đúng pháp luật hiện hành của Việt Nam, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT.
Điều
27. Thông báo
1. Bất cứ thông báo nào của một bên
gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo
địa chỉ được ghi trong ĐKTC.
2. Thông báo của một bên sẽ được coi
là có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong
thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.
CHƯƠNG IX
ĐIỀU KIỆN CỤ
THỂ CỦA HỢP ĐỒNG
Điều |
Khoản |
Nội dung |
1 |
4 |
Bên mua: |
5 |
Bên bán: |
|
7 |
Ngày hợp đồng có hiệu lực: |
|
|
8 |
Incoterms năm: 2000 |
2 |
|
Nguyên tắc áp dụng khác: |
4 |
|
Tiêu chuẩn hóa: |
7 |
1 |
Nội dung yêu cầu đối với bảo đảm thực hiện hợp đồng: -Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày nhận được thông báo kết quả đấu thầu, nhà thầu trúng thầu phải nộp
bảo đảm thực hiện hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị được Cục
Dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ mua hàng. Nếu quá thời hạn trên, nhà thầu trúng
thầu không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc không ký kết hợp đồng thì coi
như nhà thầu đó bỏ cuộc, Cục Dự trữ quốc gia được quyền chọn nhà thầu xếp thứ
tự tiếp theo(liền kề) trong kết quả xét thầu có giá dự thầu không vượt quá
giá gói thầu được duyệt trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Trường hợp nhà thầu liên danh, trong hợp đồng mua bán hàng ký với
đơn vị mua hàng phải có chữ ký của tất cả các thành viên đại diện hợp pháp
tham gia liên danh. - Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: +Bảo đảm thực hiện hợp đồng được nộp trực tiếp tại các đơn vị
được Cục dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng mua hàng với nhà
thầu trúng thầu. +Nếu bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng bảo lãnh ngân hàng thì thực
hiện theo Mẫu số 13 Chương X. - Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng 5% giá trị hợp đồng và
không được tính lãi trong thời gian bảo đảm thực hiện hợp đồng. - Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp
đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi toàn bộ hàng hoá
được giao nhận xong, hai bên ký biên bản thanh lý và bên bán chuyển sang
nghĩa vụ bảo hành theo quy định, nhưng không quá 06 tháng. |
|
3 |
Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện
hợp đồng sẽ được hoàn trả lại cho nhà thầu sau khi thực hiện xong thanh lý
hợp đồng cung cấp hàng hoá. trường hợp nhà thầu trúng thầu không thực hiện hợp đồng đã ký
hoặc sau khi ký hợp đồng nhưng trong vòng 30 ngày (kể từ ngày công bố kết quả
dấu thầu) không xuất trình xác nhận ngân hàng về viẹc mở L/C (đối với hàng
nhập khẩu) thì sẽ không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng(sẽ nộp vào
ngân sách Nhà nước). |
8 |
1 |
Kiểm tra thử nghiệm hàng hóa:
|
9 |
|
Đóng gói hàng hóa: |
10 |
|
Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chúng từ kèm theo: |
11 |
|
Nội dung bảo hiểm: |
12 |
|
- Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa: - Các yêu cầu khác: |
13 |
1 |
Nội dung yêu cầu đảm bảo khác đối với hàng hóa: |
|
2 |
Yêu cầu về bảo hành: |
14 |
|
Hình thức hợp đồng: |
15 |
|
- Phương thức, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán: - Đồng tiền thanh toán theo hợp đồng: |
17 |
1 |
d) Các nội dung khác về sửa đổi, bổ sung hợp đồng: |
|
2 |
Thời gian bên bán trả lời yêu cầu của bên mua về sửa đổi, bổ sung
hợp đồng: |
|
3 |
Điều chỉnh hợp đồng: |
19 |
|
Bồi thường thiệt hại, phạt do vi phạm hợp đồng: |
24 |
2 |
Giải quyết tranh chấp: |
26 |
|
Luật áp dụng: |
27 |
1 |
Địa chỉ để hai bên thông báo cho nhau những thông tin theo quy
định: - Địa chỉ liên lạc của bên mua:.. Điện thoại: Fax: E-mail: - Địa chỉ liên lạc của bên bán: Điện thoại: Fax: E-mail: |
PHẦN III
YÊU CẦU VỀ
HỢP ĐỒNG
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KIỆN
CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG
Điều
1. Giải thích từ ngữ:
Trong
hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hợp đồng” là sự thỏa thuận giữa
bên mua và bên bán, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ
lục và tài liệu kèm theo.
2.
“Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán theo hợp đồng.
3. “Hàng hóa” là máy móc, phương
tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu
công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm), cùng với phụ tùng thay thế, tài
liệu kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật kèm theo (lắp đặt, chạy thử máy móc, thiết
bị, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo chuyển giao công nghệ…) mà bên bán phải cung cấp
cho bên mua theo hợp đồng.
4. “Bên mua” là chủ đầu tư hoặc tổ
chức mua sắm hàng hóa được nêu trong ĐKCT.
5. “Bên bán” là nhà trúng thầu có
trách nhiệm cung cấp hàng hóa được nêu trong ĐKCT.
6. “Ngày” là ngày dương lịch, được
tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.
7. “Ngày hợp đồng có hiệu lực” là
ngày được quy định trong ĐKCT.
8. Giá EXW, giá CIF, giá CIP… được
hiểu theo giải thích của Incoterms ban hành vào thời gian như đã nêu trong
ĐKCT.
Điều
2. Nguyên tắc áp dụng
ĐKC sẽ được áp dụng đầy đủ, trừ khi
có quy định khác nêu tại ĐKCT và biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa
hai bên.
Điều 3. Xuất xứ của hàng hóa
Xuất xứ của hàng hóa được cung cấp
theo hợp đồng phải rõ ràng, hợp pháp, phù hợp với yêu cầu của HSMT.
Điều
4. Tiêu chuẩn hàng hóa
Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng này
phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn được nêu trong ĐKCT.
Điều
5. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng
1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng
văn bản của bên mua, bên bán không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như
đặc tính kỹ thuật, sơ đồ, bản vẽ, kiểu dáng, mẫu mã, thông tin do bên mua hoặc
đại diện của bên mua đưa ra cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng. Việc bên bán cung cấp các thông tin cho người có liên
quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong
phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng đó.
2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn
bản của bên mua, bên bán không được lợi dụng bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào
nêu trong khoản 1 Điều này vào mục đích khác trừ khi vì mục đích thực hiện hợp
đồng.
3. Các tài liệu nêu tại khoản 1 Điều
này thuộc quyền sở hữu của bên mua. Khi bên mua có yêu cầu, bên bán phải trả
lại cho bên mua các tài liệu này (bao gồm cả các bản chụp) sau khi đã hoàn
thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
Điều
6. Bản quyền
Bên bán phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi
phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa mà bên bán đã cung cấp cho
bên mua.
Điều
7. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Bên bán phải nộp bảo đảm thực
hiện hợp đồng theo nội dung yêu cầu nêu trong ĐKCT để đảm bảo nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được
trả cho bên mua như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát sinh do
lỗi của bên bán khi bên bán không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình
theo hợp đồng.
3. Bên mua phải hoàn trả bảo đảm
thực hiện hợp đồng cho bên bán trong thời hạn quy định tại ĐKCT.
Điều
8. Kiểm tra và thử nghiệm hàng hóa
1. Bên mua hoặc đại diện của bên mua
có quyền kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa được cung cấp để khẳng định hàng hóa đó
có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và cách
thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm được quy định trong ĐKCT.
2. Bất kỳ hàng hóa nào qua kiểm tra,
thử nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì bên mua có
quyền từ chối và bên bán phải có trách nhiệm thay thế bằng hàng hóa khác hoặc
tiến hành những điều chỉnh cần thiết để đáp ứng đúng các yêu cầu về đặc tính kỹ
thuật. Trường hợp bên bán không có khả năng thay thế hay điều chỉnh các hàng
hóa không phù hợp, bên mua có quyền tổ chức việc thay thế hay điều chỉnh đó nếu
thấy cần thiết, mọi rủi ro và chi phí liên quan do bên bán chịu.
3. Khi thực hiện các nội dung nêu
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên bán
không được miễn trừ nghĩa vụ bảo hành hay các nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều
9. Đóng gói hàng hóa
Bên bán sẽ phải đóng gói hàng hóa
đúng yêu cầu nêu tại ĐKCT phù hợp với từng loại phương tiện vận chuyển để
chuyển hàng hóa từ nơi xuất hàng tới địa điểm giao hàng quy định. Việc đóng gói
phải đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng do va chạm trong khi bốc dỡ vận chuyển
và các tác động khác của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện
hàng phải tính đến điều kiện vận chuyển như khoảng cách, phương tiện vận
chuyển, điều kiện cơ sở hạ tầng…từ nơi xuất hàng tới địa điểm giao hàng quy
định.
Điều
10. Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo
Việc cung cấp hàng hóa và giao các
tài liệu, chứng từ kèm theo phải được tiến hành theo tiến độ nêu trong HSMT.
Các nội dung cụ thể về cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm
theo được nêu trong ĐKCT.
Điều
11. Bảo hiểm
Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng phải
được bảo hiểm đầy đủ bằng đồng tiền có thể tự do chuyển đổi để bù đắp những mất
mát, tổn thất bất thường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao
hàng theo những nội dung được quy định trong ĐKCT.
Điều
12 .Vận chuyển hàng hóa và các yêu cầu khác
Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa và
các yêu cầu khác được nêu trong ĐKCT.
Điều
13. Bảo hành
1. Bên bán bảo đảm rằng hàng hóa
được cung cấp theo hợp đồng là mới, chưa sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn chế tạo, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT. Ngoài ra, bên bán cũng phải
đảm bảo rằng hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng sẽ không có các khuyết tật
nẩy sinh có thể dẫn đến những bất lợi trong quá trình sử dụng bình thường của
hàng hóa.
2. Yêu cầu về bảo hành đối với hàng
hóa được nêu trong ĐKCT.
Điều
14. Hình thức hợp đồng
Hình thức hợp đồng như được nêu
trong ĐKCT.
Điều
15. Thanh toán
Bên mua thanh toán cho bên bán theo
các nội dung quy định trong ĐKCT.
Điều
16. Giá hợp đồng
Giá hợp đồng được bên bán và bên mua
thống nhất thông qua thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở phù hợp với
giá trúng thầu được duyệt và được ghi cụ thể trong hợp đồng (Điều 5 của hợp
đồng theo Mẫu số 12 Chương X).
Điều
17. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng
1. Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, bên mua có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung sau đây:
a) Bản vẽ, thiết kế hoặc yêu cầu kỹ
thuật đối với trường hợp hàng hóa cung cấp theo hợp đồng mang tính đặc chủng
được đặt hàng sản xuất cho riêng bên mua;
b) Phương thức vận chuyển hoặc đóng
gói;
c) Địa điểm giao hàng;
d) Các nội dung khác nêu tại ĐKCT.
2. Việc sửa đổi, bổ sung như trên có
thể làm tăng hoặc giảm giá cũng như thời gian thực hiện hợp đồng, vì thế những
nội dung tương ứng của hợp đồng cần thay đổi cho phù hợp. Trong khoảng thời
gian nêu tại ĐKCT kể từ khi nhận được yêu cầu thay đổi của bên mua, bên bán có
trách nhiệm trả lời và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho việc sửa đổi, bổ sung này
làm cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ sung hợp đồng.
3. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng
phải phù hợp với hình thức hợp đồng và điều kiện quy định tại ĐKCT.
Điều
18. Thầu phụ
1. Bên bán phải thông báo bằng văn
bản cho bên mua về tên các nhà thầu phụ và phạm vi cung cấp của họ (nếu có) nếu
chưa ghi rõ trong HSDT của mình. Thông báo này không miễn trừ cho bên bán các
nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện hợp đồng.
2. Nhà thầu phụ và hàng hóa do nhà
thầu phụ phụ cung cấp cũng phải đảm bảo tư cách và tính hợp lệ như quy định
trong HSMT.
Điều
19. Bồi thường thiệt hại và phạt do vi phạm hợp đồng
Trừ trường hợp bất khả kháng theo
Điều 23 ĐKC, nếu bên bán không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công
việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời
gian đã được bên mua gia hạn thì bên mua có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một
khoản tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc một khoản tiền phạt tương ứng với
giá trị phần trăm nội dung công việc tính cho mỗi tuần lễ bị chậm hoặc một
khoảng thời gian nào đó cho đến khi nội dung công việc trong hợp đồng được thực
hiện như quy định trong ĐKCT. ĐKCT sẽ quy định mức tối đa của khoản khấu trừ
này. Khi đạt đến mức tối đa, bên mua có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo Điều
21 ĐKC.
Điều
20. Gia hạn hợp đồng
Trong thời hạn thực hiện hợp đồng,
nếu bên bán gặp khó khăn gây trễ trong việc thực hiện theo thời hạn quy định
tại Điều 10 ĐKC thì bên bán phải thông báo cho bên mua biết đồng thời nêu lý do
cùng với thời gian dự tính kéo dài. Khi nhận được thông báo của bên bán, bên
mua phải có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét đề nghị của bên bán. Việc bên mua
đồng ý gia hạn hợp đồng sẽ là cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ
sung hợp đồng.
Điều
21. Chấm dứt hợp đồng do sai phạm của bên bán
1. Bên mua có thể chấm dứt việc thực
hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên
bán khi bên bán không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo
hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã
được bên mua gia hạn khi mức phạt, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đạt
mức tối đa như quy định tại Điều 19 ĐKC.
2. Trong trường hợp bên mua chấm dứt
việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo khoản 1 Điều này, bên mua có
thể ký hợp đồng với nhà cung cấp khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt
đó. Bên bán sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho bên mua những chi phí vượt trội
cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên, bên bán vẫn phải
tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt và chịu trách nhiệm bảo hành
phần hợp đồng do mình thực hiện.
Điều
22. Chấm dứt hợp đồng do bên bán bị phá sản
Bên mua có thể gửi thông báo chấm
dứt hợp đồng cho bên bán khi phát hiện bên bán bị phá sản mà không phải chịu
bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền
lợi của bên mua được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.
Điều
23. Trường hợp bất khả kháng
1. Bên bán sẽ không bị xử lý bảo đảm
thực hiện hợp đồng, không phải bồi thường thiệt hại hay bị phạt, bị chấm dứt
hợp đồng trong những trường hợp bất khả kháng.
2. Trong hợp đồng này, trường hợp
bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng
lường trước của bên bán, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của bên bán,
chẳng hạn: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh, cách
ly do kiểm dịch, cấm vận…
3. Khi xảy ra trường hợp bất khả
kháng, bên bán phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên mua về sự kiện đó
và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, bên bán chuyển cho bên mua giấy xác
nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền hoặc
phòng thương mại tại nước sở tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Trừ khi có ý
kiến của bên mua bằng văn bản, bên bán vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ
hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp
lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng của trường hợp bất khả kháng.
Điều
24. Giải quyết tranh chấp
1. Bên bán và bên mua có trách nhiệm
giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa
giải.
2. Nếu tranh chấp không thể giải
quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định trong ĐKCT kể
từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa
việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định trong ĐKCT.
Điều
25. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
Hợp đồng và các tài liệu giao dịch
liên quan đến hợp đồng được viết bằng ngôn ngữ như quy định tại Mục 8 Chương I.
Điều
26. Luật áp dụng
Hợp đồng được hiểu và áp dụng theo
đúng pháp luật hiện hành của Việt Nam, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT.
Điều
27. Thông báo
1. Bất cứ thông báo nào của một bên
gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo
địa chỉ được ghi trong ĐKTC.
2. Thông báo của một bên sẽ được coi
là có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong
thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.
CHƯƠNG IX
ĐIỀU KIỆN CỤ
THỂ CỦA HỢP ĐỒNG
Điều |
Khoản |
Nội dung |
1 |
4 |
Bên mua: Dự trữ quốc gia khu vực |
5 |
Bên bán: |
|
7 |
Ngày hợp đồng có hiệu lực: Kể từ ngày ký hợp đồng. |
|
|
8 |
Incoterms: |
2 |
|
Nguyên tắc áp dụng: Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ nội
dung các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. |
4 |
|
Tiêu chuẩn hóa: Tiêu chuẩn dự trữ quốc gia |
7 |
1 |
Nội dung yêu cầu đối với bảo đảm thực hiện hợp đồng: -Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày nhận được thông báo kết quả đấu thầu, nhà thầu trúng thầu phải nộp
bảo đảm thực hiện hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị được Cục
Dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ mua hàng. Nếu quá thời hạn trên, nhà thầu trúng
thầu không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc không ký kết hợp đồng thì coi
như nhà thầu đó bỏ cuộc, Cục Dự trữ quốc gia được quyền chọn nhà thầu xếp thứ
tự tiếp theo (liền kề) trong kết quả xét thầu có giá dự thầu không vượt quá
giá gói thầu được duyệt trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Trường hợp nhà thầu liên danh, trong hợp đồng mua bán hàng ký với
đơn vị mua hàng phải có chữ ký của tất cả các thành viên đại diện hợp pháp
tham gia liên danh. - Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: +Bảo đảm thực hiện hợp đồng được nộp trực tiếp tại các đơn vị
được Cục dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng mua hàng với nhà
thầu trúng thầu. +Nếu bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng bảo lãnh ngân hàng thì thực
hiện theo Mẫu số 13 Chương X. - Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng 5% giá trị hợp đồng và
không được tính lãi trong thời gian bảo đảm thực hiện hợp đồng. - Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp
đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi toàn bộ hàng hoá
được giao nhận xong, hai bên ký biên bản thanh lý và bên bán chuyển sang
nghĩa vụ bảo hành theo quy định, nhưng không quá 06 tháng. |
|
3 |
Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện
hợp đồng sẽ được hoàn trả lại cho nhà thầu sau khi thực hiện xong thanh lý
hợp đồng cung cấp hàng hoá. Trường hợp nhà thầu
trúng thầu không thực hiện hợp đồng đã ký hoặc sau khi ký hợp đồng nhưng
trong vòng 30 ngày (kể từ ngày công bố kết quả dấu thầu) không xuất trình xác
nhận ngân hàng về viẹc mở L/C (đối với hàng nhập khẩu) thì sẽ không được nhận
lại bảo đảm thực hiện hợp đồng (sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước). |
8 |
1 |
Kiểm tra thử nghiệm hàng hóa: Được Cục Đăng kiểm Việt nam cấp
giấy chứng nhận kiểu sản phẩm mẫu ( hoặc giấy chứng nhận sản phẩm mẫu có thời
hạn còn hiệu lực hết năm 2007); kèm theo một biên bản kiểm tra, 01 phao tròn
mẫu đã được đăng kiểm. Có phiếu kiểm tra (một bản chính) các loại vật liệu để sản xuất
phao tròn cứu sinh của trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme- Trường Đại học
Bách khoa Hà nội thực hiện và chịu trách nhiệm về pháp lý, tính chính xác,
khách quan, trung thực về kết quả kiểm tra; Kèm theo 01 mẫu chuẩn về kết cấu
phao tròn cứu sinh (vỏ bọc ngoài nhựa HDPE và vật liệucốt phao Polyurethan
foam) với kích thước dài 300-500mm có mặt cắt ngang là (110x130)mm+5mm đã
được kiểm tra đạt tiêu chuẩn chất lượng vật liệu chế tạo phao tròn theo quy
định trong HSMT, đóng dấu của đơn vị kiểm tra(cách các mép tối thiểu 50mm). Trong quá trình sản xuất hoặc nhập khẩu phao tròn cứu sinh, Nhà
thầu trúng thầu phải lấy mẫu để kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Trước khi nhập kho dự trữ quốc gia, trong mỗi lô hàng đã được
đăng kiểm, được lấy ngẫu nhiên 0,2% số lượng phao tròn cứu sinh của lô
hàng(tối thiểu là 02 phao tròn) để kiểm tra chất lượng các loại vật liệu sản
xuất và quy cách (các chỉ tiêu theo quy định trong HSMT). Phao tròn cứu sinh được kiểm tra và thử phù hợp với thiêu chuẩn
TCVN 7283-2003; TCVN 6278-2003 được ban hành kém theo Quyết định số
32/2003/QĐ-BKHCN ngày 25/11/2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Phù hợp với bộ
luật quốc tế LSA-1996 và công ước quốc tế SOLAS 74; Theo tiêu chuẩn ngành TCN
94-77. Day bám và băng vật liệu phản quang gắn tại 4 vị trí đối xứng nhau
theo chu vi của phao. |
9 |
|
Đóng gói hàng hóa: Phao tròn cứu sinh được đóng gói trong tíu
Polyetylen (PE), 05 phao tròn được xếp thành 01 kiện đóng trong bao dệt bằng
vật liệu polypopylen (PP) trắng, không bị xơ, thủng, nứt, miệng bao khâu chắc
chắn, kín và phao ở trong không xộc xệch, đảm bảo mỹ thuật. Ngoài bao ghi:
Kiểu sản phẩm, tên cơ sở sản xuất, ngày sản xuất, số lương phao. |
10 |
|
Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chúng từ kèm theo: |
11 |
|
Nội dung bảo hiểm: Nhà thầu chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận
chuyển, giao hàng tại cửa kho dự trữ quốc gia. |
12 |
|
- Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa: Hàng được vận chuyển nguyên đai
nguyên kiện, không được hư hỏng, mất mát hoặc rách vỡ bao bì. - Các yêu cầu khác: |
13 |
1 |
Yêu cầu về bảo hành: Hàng được bảo hành trong kho là 03 năm trong
điều kiện bảo quản ở kho dự trữ quốc gia theo TCN 06:2004 được ban hành kèm
theo Quyết định số 35/2004/QĐ-BTC ngày 14/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.. |
|
|
|
14 |
|
Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói |
15 |
|
- Phương thức, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán: + Bên mua hàng nhận hàng trước trả tiền sau. Sau khi bên bán hàng
giao hàng xong, căn cứ theo hoá đơn GTGT và biên bản giao nhận, bên mua hàng
thanh toán đứt điểm và thanh lý hợp đồng với bên bán trong thời gian chậm
nhất là 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt giao hàng cuối cùng. + Thanh toán bằng chuyển khoản: Thanh toán lần đầu là 70% giá trị hợp đồng. Bên bán hàng phải có
đầy đủ chứng từ kèm theo như: Giấy đề nghị thanh toán; Hoá đơn bán hàng theo
quy định của Bộ Tài chính; Biên bản giao nhận về số lương, chất lượng; Phiếu
kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định trong HSMT. Thanh toán lần thứ hai 30% giá trị hợp đồng bên bán hàng sau khi
đã thanh lý hợp đồng. - Đồng tiền thanh toán theo hợp đồng là đồng tiền Việt nam, theo
giá trị ghi trong hợp đồng: |
17 |
1 |
d) Các nội dung khác về sửa đổi, bổ sung hợp đồng: Trong quá
trình thực hiện hợp đồng, nếu có trở ngại, vướng mắc thì hai bên cùng nhau
bàn bạc giải quyết và có văn bản thống nhất thì mới có giá trị thực hiện. |
|
2 |
Thời gian bên bán trả lời yêu cầu của bên mua về sửa đổi, bổ sung
hợp đồng: |
|
3 |
Điều chỉnh hợp đồng: Hai bên không được đơn phương điều chỉnh nội
dung các điều khoản trong hợp đồng đã ký. Trường hợp cần điều chỉnh thì hai
bên cùng nhau bàn bạc giải quyết và có văn bản thống nhất thì mới có giá trị
thực hiện, trừ điều khoản: đơn giá; Giá trị; Số lượng; Tiêu chuẩn chất lượng; |
19 |
|
Bồi thường thiệt hại, phạt do vi phạm hợp đồng: Bên nào gây trở
ngại làm ảnh hưởng đến công việc của bên kia thì phải chịu bồi hoàn mọi chi
phí cho bên bị hại. |
24 |
2 |
Giải quyết tranh chấp: Khi thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp
mà hai bên không tự giải quyết được thì đưa ra Toà Kinh tế để phân định trách
nhiệm |
26 |
|
Luật áp dụng: Luật Kinh tế; Luật Thương mại |
27 |
1 |
Địa chỉ để hai bên thông báo cho nhau những thông tin theo quy
định: - Địa chỉ liên lạc của bên mua: Dự trữ quốc gia khu vực..... Điện thoại: Fax: E-mail: - Địa chỉ liên lạc của bên bán: Điện thoại: Fax: E-mail: |
PHẦN III
YÊU CẦU VỀ
HỢP ĐỒNG
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KIỆN
CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG
Điều
1. Giải thích từ ngữ:
Trong
hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hợp đồng” là sự thỏa thuận giữa
bên mua và bên bán, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ
lục và tài liệu kèm theo.
2.
“Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán theo hợp đồng.
3. “Hàng hóa” là máy móc, phương
tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu
công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm), cùng với phụ tùng thay thế, tài
liệu kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật kèm theo (lắp đặt, chạy thử máy móc, thiết
bị, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo chuyển giao công nghệ…) mà bên bán phải cung cấp
cho bên mua theo hợp đồng.
4. “Bên mua” là chủ đầu tư hoặc tổ
chức mua sắm hàng hóa được nêu trong ĐKCT.
5. “Bên bán” là nhà trúng thầu có
trách nhiệm cung cấp hàng hóa được nêu trong ĐKCT.
6. “Ngày” là ngày dương lịch, được
tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.
7. “Ngày hợp đồng có hiệu lực” là
ngày được quy định trong ĐKCT.
8. Giá EXW, giá CIF, giá CIP… được
hiểu theo giải thích của Incoterms ban hành vào thời gian như đã nêu trong
ĐKCT.
Điều
2. Nguyên tắc áp dụng
ĐKC sẽ được áp dụng đầy đủ, trừ khi
có quy định khác nêu tại ĐKCT và biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa
hai bên.
Điều 3. Xuất xứ của hàng hóa
Xuất xứ của hàng hóa được cung cấp
theo hợp đồng phải rõ ràng, hợp pháp, phù hợp với yêu cầu của HSMT.
Điều
4. Tiêu chuẩn hàng hóa
Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng này
phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn được nêu trong ĐKCT.
Điều
5. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng
1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng
văn bản của bên mua, bên bán không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như
đặc tính kỹ thuật, sơ đồ, bản vẽ, kiểu dáng, mẫu mã, thông tin do bên mua hoặc
đại diện của bên mua đưa ra cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng. Việc bên bán cung cấp các thông tin cho người có liên
quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong
phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng đó.
2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn
bản của bên mua, bên bán không được lợi dụng bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào
nêu trong khoản 1 Điều này vào mục đích khác trừ khi vì mục đích thực hiện hợp
đồng.
3. Các tài liệu nêu tại khoản 1 Điều
này thuộc quyền sở hữu của bên mua. Khi bên mua có yêu cầu, bên bán phải trả
lại cho bên mua các tài liệu này (bao gồm cả các bản chụp) sau khi đã hoàn
thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
Điều
6. Bản quyền
Bên bán phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi
phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa mà bên bán đã cung cấp cho
bên mua.
Điều
7. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Bên bán phải nộp bảo đảm thực
hiện hợp đồng theo nội dung yêu cầu nêu trong ĐKCT để đảm bảo nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ
được trả cho bên mua như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát
sinh do lỗi của bên bán khi bên bán không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm
của mình theo hợp đồng.
3. Bên mua phải hoàn trả bảo đảm
thực hiện hợp đồng cho bên bán trong thời hạn quy định tại ĐKCT.
Điều
8. Kiểm tra và thử nghiệm hàng hóa
1. Bên mua hoặc đại diện của bên mua
có quyền kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa được cung cấp để khẳng định hàng hóa đó
có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và
cách thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm được quy định trong ĐKCT.
2. Bất kỳ hàng hóa nào qua kiểm tra,
thử nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì bên mua có
quyền từ chối và bên bán phải có trách nhiệm thay thế bằng hàng hóa khác hoặc
tiến hành những điều chỉnh cần thiết để đáp ứng đúng các yêu cầu về đặc tính kỹ
thuật. Trường hợp bên bán không có khả năng thay thế hay điều chỉnh các hàng
hóa không phù hợp, bên mua có quyền tổ chức việc thay thế hay điều chỉnh đó nếu
thấy cần thiết, mọi rủi ro và chi phí liên quan do bên bán chịu.
3. Khi thực hiện các nội dung nêu
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên bán
không được miễn trừ nghĩa vụ bảo hành hay các nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều
9. Đóng gói hàng hóa
Bên bán sẽ phải đóng gói hàng hóa
đúng yêu cầu nêu tại ĐKCT phù hợp với từng loại phương tiện vận chuyển để
chuyển hàng hóa từ nơi xuất hàng tới địa điểm giao hàng quy định. Việc đóng gói
phải đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng do va chạm trong khi bốc dỡ vận chuyển
và các tác động khác của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện
hàng phải tính đến điều kiện vận chuyển như khoảng cách, phương tiện vận
chuyển, điều kiện cơ sở hạ tầng…từ nơi xuất hàng tới địa điểm giao hàng quy
định.
Điều
10. Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo
Việc cung cấp hàng hóa và giao các
tài liệu, chứng từ kèm theo phải được tiến hành theo tiến độ nêu trong HSMT.
Các nội dung cụ thể về cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm
theo được nêu trong ĐKCT.
Điều
11. Bảo hiểm
Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng phải
được bảo hiểm đầy đủ bằng đồng tiền có thể tự do chuyển đổi để bù đắp những mất
mát, tổn thất bất thường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao
hàng theo những nội dung được quy định trong ĐKCT.
Điều
12 .Vận chuyển hàng hóa và các yêu cầu khác
Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa và
các yêu cầu khác được nêu trong ĐKCT.
Điều
13. Bảo hành
1. Bên bán bảo đảm rằng hàng hóa
được cung cấp theo hợp đồng là mới, chưa sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn chế tạo, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT. Ngoài ra, bên bán cũng phải
đảm bảo rằng hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng sẽ không có các khuyết tật
nẩy sinh có thể dẫn đến những bất lợi trong quá trình sử dụng bình thường của
hàng hóa.
2. Yêu cầu về bảo hành đối với hàng
hóa được nêu trong ĐKCT.
Điều
14. Hình thức hợp đồng
Hình thức hợp đồng như được nêu
trong ĐKCT.
Điều
15. Thanh toán
Bên mua thanh toán cho bên bán theo
các nội dung quy định trong ĐKCT.
Điều
16. Giá hợp đồng
Giá hợp đồng được bên bán và bên mua
thống nhất thông qua thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở phù hợp với
giá trúng thầu được duyệt và được ghi cụ thể trong hợp đồng (Điều 5 của hợp
đồng theo Mẫu số 12 Chương X).
Điều
17. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng
1. Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, bên mua có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung sau đây:
a) Bản vẽ, thiết kế hoặc yêu cầu kỹ
thuật đối với trường hợp hàng hóa cung cấp theo hợp đồng mang tính đặc chủng
được đặt hàng sản xuất cho riêng bên mua;
b) Phương thức vận chuyển hoặc đóng
gói;
c) Địa điểm giao hàng;
d) Các nội dung khác nêu tại ĐKCT.
2. Việc sửa đổi, bổ sung như trên có
thể làm tăng hoặc giảm giá cũng như thời gian thực hiện hợp đồng, vì thế những
nội dung tương ứng của hợp đồng cần thay đổi cho phù hợp. Trong khoảng thời
gian nêu tại ĐKCT kể từ khi nhận được yêu cầu thay đổi của bên mua, bên bán có
trách nhiệm trả lời và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho việc sửa đổi, bổ sung này
làm cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ sung hợp đồng.
3. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng
phải phù hợp với hình thức hợp đồng và điều kiện quy định tại ĐKCT.
Điều
18. Thầu phụ
1. Bên bán phải thông báo bằng văn
bản cho bên mua về tên các nhà thầu phụ và phạm vi cung cấp của họ (nếu có) nếu
chưa ghi rõ trong HSDT của mình. Thông báo này không miễn trừ cho bên bán các
nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện hợp đồng.
2. Nhà thầu phụ và hàng hóa do nhà
thầu phụ phụ cung cấp cũng phải đảm bảo tư cách và tính hợp lệ như quy định
trong HSMT.
Điều
19. Bồi thường thiệt hại và phạt do vi phạm hợp đồng
Trừ trường hợp bất khả kháng theo
Điều 23 ĐKC, nếu bên bán không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công
việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời
gian đã được bên mua gia hạn thì bên mua có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một
khoản tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc một khoản tiền phạt tương ứng với
giá trị phần trăm nội dung công việc tính cho mỗi tuần lễ bị chậm hoặc một
khoảng thời gian nào đó cho đến khi nội dung công việc trong hợp đồng được thực
hiện như quy định trong ĐKCT. ĐKCT sẽ quy định mức tối đa của khoản khấu trừ
này. Khi đạt đến mức tối đa, bên mua có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo Điều
21 ĐKC.
Điều
20. Gia hạn hợp đồng
Trong thời hạn thực hiện hợp đồng,
nếu bên bán gặp khó khăn gây trễ trong việc thực hiện theo thời hạn quy định
tại Điều 10 ĐKC thì bên bán phải thông báo cho bên mua biết đồng thời nêu lý do
cùng với thời gian dự tính kéo dài. Khi nhận được thông báo của bên bán, bên
mua phải có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét đề nghị của bên bán. Việc bên mua
đồng ý gia hạn hợp đồng sẽ là cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ
sung hợp đồng.
Điều
21. Chấm dứt hợp đồng do sai phạm của bên bán
1. Bên mua có thể chấm dứt việc thực
hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên
bán khi bên bán không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo
hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã
được bên mua gia hạn khi mức phạt, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đạt
mức tối đa như quy định tại Điều 19 ĐKC.
2. Trong trường hợp bên mua chấm dứt
việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo khoản 1 Điều này, bên mua có
thể ký hợp đồng với nhà cung cấp khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt
đó. Bên bán sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho bên mua những chi phí vượt trội
cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên, bên bán vẫn phải
tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt và chịu trách nhiệm bảo hành
phần hợp đồng do mình thực hiện.
Điều
22. Chấm dứt hợp đồng do bên bán bị phá sản
Bên mua có thể gửi thông báo chấm
dứt hợp đồng cho bên bán khi phát hiện bên bán bị phá sản mà không phải chịu
bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền
lợi của bên mua được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.
Điều
23. Trường hợp bất khả kháng
1. Bên bán sẽ không bị xử lý bảo đảm
thực hiện hợp đồng, không phải bồi thường thiệt hại hay bị phạt, bị chấm dứt
hợp đồng trong những trường hợp bất khả kháng.
2. Trong hợp đồng này, trường hợp
bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng
lường trước của bên bán, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của bên bán,
chẳng hạn: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh, cách
ly do kiểm dịch, cấm vận…
3. Khi xảy ra trường hợp bất khả
kháng, bên bán phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên mua về sự kiện đó
và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, bên bán chuyển cho bên mua giấy xác
nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền hoặc
phòng thương mại tại nước sở tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Trừ khi có ý
kiến của bên mua bằng văn bản, bên bán vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ
hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp
lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng của trường hợp bất khả kháng.
Điều
24. Giải quyết tranh chấp
1. Bên bán và bên mua có trách nhiệm
giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa
giải.
2. Nếu tranh chấp không thể giải
quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định trong ĐKCT kể
từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa
việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định trong ĐKCT.
Điều
25. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
Hợp đồng và các tài liệu giao dịch
liên quan đến hợp đồng được viết bằng ngôn ngữ như quy định tại Mục 8 Chương I.
Điều
26. Luật áp dụng
Hợp đồng được hiểu và áp dụng theo
đúng pháp luật hiện hành của Việt Nam, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT.
Điều
27. Thông báo
1. Bất cứ thông báo nào của một bên
gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo
địa chỉ được ghi trong ĐKTC.
2. Thông báo của một bên sẽ được coi
là có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong
thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.
CHƯƠNG IX
ĐIỀU KIỆN CỤ
THỂ CỦA HỢP ĐỒNG
Điều |
Khoản |
Nội dung |
1 |
4 |
Bên mua: Dự trữ quốc gia khu vực |
5 |
Bên bán: |
|
7 |
Ngày hợp đồng có hiệu lực: Kể từ ngày ký hợp đồng. |
|
|
8 |
Incoterms: |
2 |
|
Nguyên tắc áp dụng: Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ nội
dung các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. |
4 |
|
Tiêu chuẩn hóa: Tiêu chuẩn dự trữ quốc gia |
7 |
1 |
Nội dung yêu cầu đối với bảo đảm thực hiện hợp đồng: -Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày nhận được thông báo kết quả đấu thầu, nhà thầu trúng thầu phải nộp
bảo đảm thực hiện hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị được Cục
Dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ mua hàng. Nếu quá thời hạn trên, nhà thầu trúng
thầu không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc không ký kết hợp đồng thì coi
như nhà thầu đó bỏ cuộc, Cục Dự trữ quốc gia được quyền chọn nhà thầu xếp thứ
tự tiếp theo (liền kề) trong kết quả xét thầu có giá dự thầu không vượt quá
giá gói thầu được duyệt trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Trường hợp nhà thầu liên danh, trong hợp đồng mua bán hàng ký với
đơn vị mua hàng phải có chữ ký của tất cả các thành viên đại diện hợp pháp
tham gia liên danh. - Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: +Bảo đảm thực hiện hợp đồng được nộp trực tiếp tại các đơn vị
được Cục dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng mua hàng với nhà
thầu trúng thầu. +Nếu bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng bảo lãnh ngân hàng thì thực
hiện theo Mẫu số 13 Chương X. - Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng 5% giá trị hợp đồng và
không được tính lãi trong thời gian bảo đảm thực hiện hợp đồng. - Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp
đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi toàn bộ hàng hoá
được giao nhận xong, hai bên ký biên bản thanh lý và bên bán chuyển sang
nghĩa vụ bảo hành theo quy định, nhưng không quá 06 tháng. |
|
3 |
Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện
hợp đồng sẽ được hoàn trả lại cho nhà thầu sau khi thực hiện xong thanh lý
hợp đồng cung cấp hàng hoá. Trường hợp nhà thầu
trúng thầu không thực hiện hợp đồng đã ký hoặc sau khi ký hợp đồng nhưng
trong vòng 30 ngày (kể từ ngày công bố kết quả dấu thầu) không xuất trình xác
nhận ngân hàng về viẹc mở L/C (đối với hàng nhập khẩu) thì sẽ không được nhận
lại bảo đảm thực hiện hợp đồng (sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước). |
8 |
1 |
Kiểm tra thử nghiệm hàng hóa:
Máy bơm chữa cháy phải được kiểm tra, thử và cấp giấy chứng nhận theo
quy định cho các chỉ tiêu: Lưu lượng; Cột áp; Công suất máy bơm; Thiết bị đồng bộ chữa cháy rừng được Cục phòng cháy chữa cháy Bộ
Công an cấp giáy chứng nhận kiểm định phương thiện phòng cháy chữa cháy. Trước khi nhận kho dự trữ quốc gia, trong mỗi lô hàng đã có đủ
chứng nhận như quy định, được lấy ngẫu nhiên 01 máy để kiểm tra sự đồng bộ và
thử lắp ráp, vận hành kiểm tra hoạt động của bơm và đưa đi kiểm tra lưu
lượng, cột áp, công suất máy bơm theo quy định. |
9 |
|
Đóng gói hàng hóa: Máy bơm
được đóng gói trong thùng cacton có nắp để có thể đóng mở được nhiều lần. Các
ống hút có nắp che ở 2 đầu. Các ống xả được cuộn tròn, các lăng phun được đặt
trong bao bì PP được làm kín. |
10 |
|
Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chúng từ kèm theo: |
11 |
|
Nội dung bảo hiểm: Nhà thầu chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận
chuyển, giao hàng tại cửa kho dự trữ quốc gia. |
12 |
|
- Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa: Hàng được vận chuyển nguyên đai
nguyên kiện, không được hư hỏng, mất mát hoặc rách vỡ bao bì. - Các yêu cầu khác: |
13 |
1 |
Yêu cầu về bảo hành: Hàng được bảo hành trong kho là 03 năm trong
điều kiện bảo quản ở kho dự trữ quốc gia theo TCN 10:2007. |
|
|
|
14 |
|
Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói |
15 |
|
- Phương thức, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán: + Bên mua hàng nhận hàng trước trả tiền sau. Sau khi bên bán hàng
giao hàng xong, căn cứ theo hoá đơn GTGT và biên bản giao nhận, bên mua hàng
thanh toán đứt điểm và thanh lý hợp đồng với bên bán trong thời gian chậm
nhất là 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt giao hàng cuối cùng. + Thanh toán bằng chuyển khoản: Thanh toán lần đầu là 70% giá trị hợp đồng. Bên bán hàng phải có
đầy đủ chứng từ kèm theo như: Giấy đề nghị thanh toán; Hoá đơn bán hàng theo
quy định của Bộ Tài chính; Biên bản giao nhận về số lương, chất lượng; Phiếu
kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định trong HSMT. Thanh toán lần thứ hai 30% giá trị hợp đồng bên bán hàng sau khi
đã thanh lý hợp đồng. - Đồng tiền thanh toán theo hợp đồng là đồng tiền Việt nam, theo
giá trị ghi trong hợp đồng: |
17 |
1 |
d) Các nội dung khác về sửa đổi, bổ sung hợp đồng: Trong quá
trình thực hiện hợp đồng, nếu có trở ngại, vướng mắc thì hai bên cùng nhau
bàn bạc giải quyết và có văn bản thống nhất thì mới có giá trị thực hiện. |
|
2 |
Thời gian bên bán trả lời yêu cầu của bên mua về sửa đổi, bổ sung
hợp đồng: |
|
3 |
Điều chỉnh hợp đồng: Hai bên không được đơn phương điều chỉnh nội
dung các điều khoản trong hợp đồng đã ký. Trường hợp cần điều chỉnh thì hai
bên cùng nhau bàn bạc giải quyết và có văn bản thống nhất thì mới có giá trị
thực hiện, trừ điều khoản: đơn giá; Giá trị; Số lượng; Tiêu chuẩn chất lượng; |
19 |
|
Bồi thường thiệt hại, phạt do vi phạm hợp đồng: Bên nào gây trở
ngại làm ảnh hưởng đến công việc của bên kia thì phải chịu bồi hoàn mọi chi
phí cho bên bị hại. |
24 |
2 |
Giải quyết tranh chấp: Khi thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp
mà hai bên không tự giải quyết được thì đưa ra Toà Kinh tế để phân định trách
nhiệm |
26 |
|
Luật áp dụng: Luật Kinh tế; Luật Thương mại |
27 |
1 |
Địa chỉ để hai bên thông báo cho nhau những thông tin theo quy
định: - Địa chỉ liên lạc của bên mua: Dự trữ quốc gia khu vực..... Điện thoại: Fax: E-mail: - Địa chỉ liên lạc của bên bán: Điện thoại: Fax: E-mail: |
PHẦN III
YÊU CẦU VỀ
HỢP ĐỒNG
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KIỆN
CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG
Điều
1. Giải thích từ ngữ:
Trong
hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hợp đồng” là sự thỏa thuận giữa
bên mua và bên bán, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ
lục và tài liệu kèm theo.
2.
“Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán theo hợp đồng.
3. “Hàng hóa” là máy móc, phương
tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu
công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm), cùng với phụ tùng thay thế, tài
liệu kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật kèm theo (lắp đặt, chạy thử máy móc, thiết
bị, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo chuyển giao công nghệ…) mà bên bán phải cung cấp
cho bên mua theo hợp đồng.
4. “Bên mua” là chủ đầu tư hoặc tổ
chức mua sắm hàng hóa được nêu trong ĐKCT.
5. “Bên bán” là nhà trúng thầu có
trách nhiệm cung cấp hàng hóa được nêu trong ĐKCT.
6. “Ngày” là ngày dương lịch, được
tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.
7. “Ngày hợp đồng có hiệu lực” là
ngày được quy định trong ĐKCT.
8. Giá EXW, giá CIF, giá CIP… được
hiểu theo giải thích của Incoterms ban hành vào thời gian như đã nêu trong
ĐKCT.
Điều
2. Nguyên tắc áp dụng
ĐKC sẽ được áp dụng đầy đủ, trừ khi
có quy định khác nêu tại ĐKCT và biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa
hai bên.
Điều 3. Xuất xứ của hàng hóa
Xuất xứ của hàng hóa được cung cấp
theo hợp đồng phải rõ ràng, hợp pháp, phù hợp với yêu cầu của HSMT.
Điều
4. Tiêu chuẩn hàng hóa
Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng này
phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn được nêu trong ĐKCT.
Điều
5. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng
1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng
văn bản của bên mua, bên bán không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như
đặc tính kỹ thuật, sơ đồ, bản vẽ, kiểu dáng, mẫu mã, thông tin do bên mua hoặc
đại diện của bên mua đưa ra cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng. Việc bên bán cung cấp các thông tin cho người có liên
quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong
phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng đó.
2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn
bản của bên mua, bên bán không được lợi dụng bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào
nêu trong khoản 1 Điều này vào mục đích khác trừ khi vì mục đích thực hiện hợp
đồng.
3. Các tài liệu nêu tại khoản 1 Điều
này thuộc quyền sở hữu của bên mua. Khi bên mua có yêu cầu, bên bán phải trả
lại cho bên mua các tài liệu này (bao gồm cả các bản chụp) sau khi đã hoàn
thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
Điều
6. Bản quyền
Bên bán phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi
phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa mà bên bán đã cung cấp cho
bên mua.
Điều
7. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Bên bán phải nộp bảo đảm thực
hiện hợp đồng theo nội dung yêu cầu nêu trong ĐKCT để đảm bảo nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ
được trả cho bên mua như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát
sinh do lỗi của bên bán khi bên bán không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm
của mình theo hợp đồng.
3. Bên mua phải hoàn trả bảo đảm
thực hiện hợp đồng cho bên bán trong thời hạn quy định tại ĐKCT.
Điều
8. Kiểm tra và thử nghiệm hàng hóa
1. Bên mua hoặc đại diện của bên mua
có quyền kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa được cung cấp để khẳng định hàng hóa đó
có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và
cách thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm được quy định trong ĐKCT.
2. Bất kỳ hàng hóa nào qua kiểm tra,
thử nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì bên mua có
quyền từ chối và bên bán phải có trách nhiệm thay thế bằng hàng hóa khác hoặc
tiến hành những điều chỉnh cần thiết để đáp ứng đúng các yêu cầu về đặc tính kỹ
thuật. Trường hợp bên bán không có khả năng thay thế hay điều chỉnh các hàng
hóa không phù hợp, bên mua có quyền tổ chức việc thay thế hay điều chỉnh đó nếu
thấy cần thiết, mọi rủi ro và chi phí liên quan do bên bán chịu.
3. Khi thực hiện các nội dung nêu
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên bán
không được miễn trừ nghĩa vụ bảo hành hay các nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều
9. Đóng gói hàng hóa
Bên bán sẽ phải đóng gói hàng hóa
đúng yêu cầu nêu tại ĐKCT phù hợp với từng loại phương tiện vận chuyển để
chuyển hàng hóa từ nơi xuất hàng tới địa điểm giao hàng quy định. Việc đóng gói
phải đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng do va chạm trong khi bốc dỡ vận chuyển
và các tác động khác của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện
hàng phải tính đến điều kiện vận chuyển như khoảng cách, phương tiện vận
chuyển, điều kiện cơ sở hạ tầng…từ nơi xuất hàng tới địa điểm giao hàng quy
định.
Điều
10. Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo
Việc cung cấp hàng hóa và giao các
tài liệu, chứng từ kèm theo phải được tiến hành theo tiến độ nêu trong HSMT.
Các nội dung cụ thể về cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm
theo được nêu trong ĐKCT.
Điều
11. Bảo hiểm
Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng phải
được bảo hiểm đầy đủ bằng đồng tiền có thể tự do chuyển đổi để bù đắp những mất
mát, tổn thất bất thường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao
hàng theo những nội dung được quy định trong ĐKCT.
Điều
12 .Vận chuyển hàng hóa và các yêu cầu khác
Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa và
các yêu cầu khác được nêu trong ĐKCT.
Điều
13. Bảo hành
1. Bên bán bảo đảm rằng hàng hóa
được cung cấp theo hợp đồng là mới, chưa sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn chế tạo, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT. Ngoài ra, bên bán cũng phải
đảm bảo rằng hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng sẽ không có các khuyết tật
nẩy sinh có thể dẫn đến những bất lợi trong quá trình sử dụng bình thường của
hàng hóa.
2. Yêu cầu về bảo hành đối với hàng
hóa được nêu trong ĐKCT.
Điều
14. Hình thức hợp đồng
Hình thức hợp đồng như được nêu
trong ĐKCT.
Điều
15. Thanh toán
Bên mua thanh toán cho bên bán theo
các nội dung quy định trong ĐKCT.
Điều
16. Giá hợp đồng
Giá hợp đồng được bên bán và bên mua
thống nhất thông qua thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở phù hợp với
giá trúng thầu được duyệt và được ghi cụ thể trong hợp đồng (Điều 5 của hợp
đồng theo Mẫu số 12 Chương X).
Điều
17. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng
1. Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, bên mua có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung sau đây:
a) Bản vẽ, thiết kế hoặc yêu cầu kỹ
thuật đối với trường hợp hàng hóa cung cấp theo hợp đồng mang tính đặc chủng
được đặt hàng sản xuất cho riêng bên mua;
b) Phương thức vận chuyển hoặc đóng
gói;
c) Địa điểm giao hàng;
d) Các nội dung khác nêu tại ĐKCT.
2. Việc sửa đổi, bổ sung như trên có
thể làm tăng hoặc giảm giá cũng như thời gian thực hiện hợp đồng, vì thế những
nội dung tương ứng của hợp đồng cần thay đổi cho phù hợp. Trong khoảng thời
gian nêu tại ĐKCT kể từ khi nhận được yêu cầu thay đổi của bên mua, bên bán có
trách nhiệm trả lời và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho việc sửa đổi, bổ sung này
làm cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ sung hợp đồng.
3. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng
phải phù hợp với hình thức hợp đồng và điều kiện quy định tại ĐKCT.
Điều
18. Thầu phụ
1. Bên bán phải thông báo bằng văn
bản cho bên mua về tên các nhà thầu phụ và phạm vi cung cấp của họ (nếu có) nếu
chưa ghi rõ trong HSDT của mình. Thông báo này không miễn trừ cho bên bán các
nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện hợp đồng.
2. Nhà thầu phụ và hàng hóa do nhà
thầu phụ phụ cung cấp cũng phải đảm bảo tư cách và tính hợp lệ như quy định
trong HSMT.
Điều
19. Bồi thường thiệt hại và phạt do vi phạm hợp đồng
Trừ trường hợp bất khả kháng theo
Điều 23 ĐKC, nếu bên bán không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công
việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời
gian đã được bên mua gia hạn thì bên mua có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một
khoản tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc một khoản tiền phạt tương ứng với
giá trị phần trăm nội dung công việc tính cho mỗi tuần lễ bị chậm hoặc một
khoảng thời gian nào đó cho đến khi nội dung công việc trong hợp đồng được thực
hiện như quy định trong ĐKCT. ĐKCT sẽ quy định mức tối đa của khoản khấu trừ
này. Khi đạt đến mức tối đa, bên mua có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo Điều
21 ĐKC.
Điều
20. Gia hạn hợp đồng
Trong thời hạn thực hiện hợp đồng,
nếu bên bán gặp khó khăn gây trễ trong việc thực hiện theo thời hạn quy định
tại Điều 10 ĐKC thì bên bán phải thông báo cho bên mua biết đồng thời nêu lý do
cùng với thời gian dự tính kéo dài. Khi nhận được thông báo của bên bán, bên
mua phải có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét đề nghị của bên bán. Việc bên mua
đồng ý gia hạn hợp đồng sẽ là cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ
sung hợp đồng.
Điều
21. Chấm dứt hợp đồng do sai phạm của bên bán
1. Bên mua có thể chấm dứt việc thực
hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên
bán khi bên bán không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo
hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã
được bên mua gia hạn khi mức phạt, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đạt
mức tối đa như quy định tại Điều 19 ĐKC.
2. Trong trường hợp bên mua chấm dứt
việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo khoản 1 Điều này, bên mua có
thể ký hợp đồng với nhà cung cấp khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt
đó. Bên bán sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho bên mua những chi phí vượt trội
cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên, bên bán vẫn phải
tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt và chịu trách nhiệm bảo hành
phần hợp đồng do mình thực hiện.
Điều
22. Chấm dứt hợp đồng do bên bán bị phá sản
Bên mua có thể gửi thông báo chấm
dứt hợp đồng cho bên bán khi phát hiện bên bán bị phá sản mà không phải chịu
bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền
lợi của bên mua được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.
Điều
23. Trường hợp bất khả kháng
1. Bên bán sẽ không bị xử lý bảo đảm
thực hiện hợp đồng, không phải bồi thường thiệt hại hay bị phạt, bị chấm dứt
hợp đồng trong những trường hợp bất khả kháng.
2. Trong hợp đồng này, trường hợp
bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng
lường trước của bên bán, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của bên bán,
chẳng hạn: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh, cách
ly do kiểm dịch, cấm vận…
3. Khi xảy ra trường hợp bất khả
kháng, bên bán phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên mua về sự kiện đó
và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, bên bán chuyển cho bên mua giấy xác
nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền hoặc
phòng thương mại tại nước sở tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Trừ khi có ý
kiến của bên mua bằng văn bản, bên bán vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ
hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp
lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng của trường hợp bất khả kháng.
Điều
24. Giải quyết tranh chấp
1. Bên bán và bên mua có trách nhiệm
giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa
giải.
2. Nếu tranh chấp không thể giải
quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định trong ĐKCT kể
từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa
việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định trong ĐKCT.
Điều
25. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
Hợp đồng và các tài liệu giao dịch
liên quan đến hợp đồng được viết bằng ngôn ngữ như quy định tại Mục 8 Chương I.
Điều
26. Luật áp dụng
Hợp đồng được hiểu và áp dụng theo
đúng pháp luật hiện hành của Việt Nam, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT.
Điều
27. Thông báo
1. Bất cứ thông báo nào của một bên
gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo
địa chỉ được ghi trong ĐKTC.
2. Thông báo của một bên sẽ được coi
là có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong
thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.
CHƯƠNG IX
ĐIỀU KIỆN CỤ
THỂ CỦA HỢP ĐỒNG
Điều |
Khoản |
Nội dung |
1 |
4 |
Bên mua: Dự trữ quốc gia khu vực |
5 |
Bên bán: |
|
7 |
Ngày hợp đồng có hiệu lực: Kể từ ngày ký hợp đồng. |
|
|
8 |
Incoterms: |
2 |
|
Nguyên tắc áp dụng: Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ nội
dung các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. |
4 |
|
Tiêu chuẩn hóa: Tiêu chuẩn dự trữ quốc gia |
7 |
1 |
Nội dung yêu cầu đối với bảo đảm thực hiện hợp đồng: - Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày nhận được thông báo kết quả đấu thầu, nhà thầu trúng thầu phải nộp
bảo đảm thực hiện hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị được Cục
Dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ mua hàng. Nếu quá thời hạn trên, nhà thầu trúng
thầu không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc không ký kết hợp đồng thì coi
như nhà thầu đó bỏ cuộc, Cục Dự trữ quốc gia được quyền chọn nhà thầu xếp thứ
tự tiếp theo (liền kề) trong kết quả xét thầu có giá dự thầu không vượt quá
giá gói thầu được duyệt trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Trường hợp nhà thầu liên danh, trong hợp đồng mua bán hàng ký với
đơn vị mua hàng phải có chữ ký của tất cả các thành viên đại diện hợp pháp
tham gia liên danh. - Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: +Bảo đảm thực hiện hợp đồng được nộp trực tiếp tại các đơn vị
được Cục dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng mua hàng với nhà
thầu trúng thầu. +Nếu bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng bảo lãnh ngân hàng thì thực
hiện theo Mẫu số 13 Chương X. - Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng 5% giá trị hợp đồng và
không được tính lãi trong thời gian bảo đảm thực hiện hợp đồng. - Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp
đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi toàn bộ hàng hoá
được giao nhận xong, hai bên ký biên bản thanh lý và bên bán chuyển sang
nghĩa vụ bảo hành theo quy định, nhưng không quá 06 tháng. |
|
3 |
Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện
hợp đồng sẽ được hoàn trả lại cho nhà thầu sau khi thực hiện xong thanh lý
hợp đồng cung cấp hàng hoá. Trường hợp nhà thầu
trúng thầu không thực hiện hợp đồng đã ký hoặc sau khi ký hợp đồng nhưng
trong vòng 30 ngày (kể từ ngày công bố kết quả dấu thầu) không xuất trình xác
nhận ngân hàng về viẹc mở L/C (đối với hàng nhập khẩu) thì sẽ không được nhận
lại bảo đảm thực hiện hợp đồng (sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước). |
8 |
1 |
Kiểm tra thử nghiệm hàng hoá: Xuồng được sản xuất theo thiết kế
của công ty phát triển công nghệ tàu thuỷ phù hợp tiêu chuẩn Việt nam
4651-2004 (Quy phạm phân cấp và đóng tàu cao tốc) đã được đăng kiểm Việt nam
phê duyệt còn hiệu lực, theo quy phạm của đăng kiểm Việt nam tương đương tàu
cấp III hạn chế. Các bước công nghệ trong quá trình sản xuất phải được Đăng kiểm
Việt nam kiểm tra theo quy định trong quy phạm đóng tàu xuồng. Mọi chi phí kiểm tra thử nghiệm do nhà thầu trúng thầu chịu. |
9 |
|
Đóng gói hàng hóa: |
10 |
|
Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chúng từ kèm theo: Thuyết
minh chung; hồ sơ xuất xưởng và các bản vẽ; hướng dẫn bảo quản, sử dụng máy
(có bản dịch ra tiến Việt nam).; giấy chứng nhận kiểm tra của cơ quan Đăng
kiểm trong quá trình sản xuất xuồng. |
11 |
|
Nội dung bảo hiểm: Nhà thầu chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận
chuyển, giao hàng tại cửa kho dự trữ quốc gia. |
12 |
|
- Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa: Hàng được vận chuyển nguyên đai
nguyên kiện, đồng bộ. - Các yêu cầu khác: |
13 |
1 |
Yêu cầu về bảo hành: Hàng được bảo hành trong kho là 02 năm hoặc
1.000 giờ làm việc của động cơ, tuỳ theo yếu tố nào đến trước trong điều kiện
bảo quản ở kho theo TCN 08:2006 được ban hành kèm theo Quyết định số
40/2006/QĐ-BTC ngày 7/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.. |
|
|
|
14 |
|
Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói |
15 |
|
- Phương thức, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán: + Bên mua hàng nhận hàng trước trả tiền sau. Sau khi bên bán hàng
giao hàng xong, căn cứ theo hoá đơn GTGT và biên bản giao nhận, bên mua hàng
thanh toán đứt điểm và thanh lý hợp đồng với bên bán trong thời gian chậm
nhất là 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt giao hàng cuối cùng. + Thanh toán bằng chuyển khoản: Thanh toán lần đầu là 70% giá trị hợp đồng. Bên bán hàng phải có
đầy đủ chứng từ kèm theo như: Giấy đề nghị thanh toán; Hoá đơn bán hàng theo
quy định của Bộ Tài chính; Biên bản giao nhận về số lương, chất lượng; Phiếu
kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định trong HSMT. Thanh toán lần thứ hai 30% giá trị hợp đồng bên bán hàng sau khi
đã thanh lý hợp đồng. - Đồng tiền thanh toán theo hợp đồng là đồng tiền Việt nam, theo
giá trị ghi trong hợp đồng: |
17 |
1 |
d) Các nội dung khác về sửa đổi, bổ sung hợp đồng: Trong quá
trình thực hiện hợp đồng, nếu có trở ngại, vướng mắc thì hai bên cùng nhau
bàn bạc giải quyết và có văn bản thống nhất thì mới có giá trị thực hiện. |
|
2 |
Thời gian bên bán trả lời yêu cầu của bên mua về sửa đổi, bổ sung
hợp đồng: |
|
3 |
Điều chỉnh hợp đồng: Hai bên không được đơn phương điều chỉnh nội
dung các điều khoản trong hợp đồng đã ký. Trường hợp cần điều chỉnh thì hai
bên cùng nhau bàn bạc giải quyết và có văn bản thống nhất thì mới có giá trị
thực hiện, trừ điều khoản: đơn giá; Giá trị; Số lượng; Tiêu chuẩn chất lượng; |
19 |
|
Bồi thường thiệt hại, phạt do vi phạm hợp đồng: Bên nào gây trở
ngại làm ảnh hưởng đến công việc của bên kia thì phải chịu bồi hoàn mọi chi
phí cho bên bị hại. |
24 |
2 |
Giải quyết tranh chấp: Khi thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp
mà hai bên không tự giải quyết được thì đưa ra Toà Kinh tế để phân định trách
nhiệm |
26 |
|
Luật áp dụng: Luật Kinh tế; Luật Thương mại |
27 |
1 |
Địa chỉ để hai bên thông báo cho nhau những thông tin theo quy
định: - Địa chỉ liên lạc của bên mua: Dự trữ quốc gia khu vực..... Điện thoại: Fax: E-mail: - Địa chỉ liên lạc của bên bán: Điện thoại: Fax: E-mail: |
PHẦN III
YÊU CẦU VỀ
HỢP ĐỒNG
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KIỆN
CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG
Điều
1. Giải thích từ ngữ:
Trong
hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hợp đồng” là sự thỏa thuận giữa
bên mua và bên bán, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ
lục và tài liệu kèm theo.
2.
“Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán theo hợp đồng.
3. “Hàng hóa” là máy móc, phương
tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu
công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm), cùng với phụ tùng thay thế, tài
liệu kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật kèm theo (lắp đặt, chạy thử máy móc, thiết
bị, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo chuyển giao công nghệ…) mà bên bán phải cung cấp
cho bên mua theo hợp đồng.
4. “Bên mua” là chủ đầu tư hoặc tổ
chức mua sắm hàng hóa được nêu trong ĐKCT.
5. “Bên bán” là nhà trúng thầu có
trách nhiệm cung cấp hàng hóa được nêu trong ĐKCT.
6. “Ngày” là ngày dương lịch, được
tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.
7. “Ngày hợp đồng có hiệu lực” là
ngày được quy định trong ĐKCT.
8. Giá EXW, giá CIF, giá CIP… được
hiểu theo giải thích của Incoterms ban hành vào thời gian như đã nêu trong
ĐKCT.
Điều
2. Nguyên tắc áp dụng
ĐKC sẽ được áp dụng đầy đủ, trừ khi
có quy định khác nêu tại ĐKCT và biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa
hai bên.
Điều 3. Xuất xứ của hàng hóa
Xuất xứ của hàng hóa được cung cấp
theo hợp đồng phải rõ ràng, hợp pháp, phù hợp với yêu cầu của HSMT.
Điều
4. Tiêu chuẩn hàng hóa
Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng này
phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn được nêu trong ĐKCT.
Điều
5. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng
1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng
văn bản của bên mua, bên bán không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như
đặc tính kỹ thuật, sơ đồ, bản vẽ, kiểu dáng, mẫu mã, thông tin do bên mua hoặc
đại diện của bên mua đưa ra cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng. Việc bên bán cung cấp các thông tin cho người có liên
quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong
phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng đó.
2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn
bản của bên mua, bên bán không được lợi dụng bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào
nêu trong khoản 1 Điều này vào mục đích khác trừ khi vì mục đích thực hiện hợp
đồng.
3. Các tài liệu nêu tại khoản 1 Điều
này thuộc quyền sở hữu của bên mua. Khi bên mua có yêu cầu, bên bán phải trả
lại cho bên mua các tài liệu này (bao gồm cả các bản chụp) sau khi đã hoàn
thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
Điều
6. Bản quyền
Bên bán phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi
phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa mà bên bán đã cung cấp cho
bên mua.
Điều
7. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Bên bán phải nộp bảo đảm thực
hiện hợp đồng theo nội dung yêu cầu nêu trong ĐKCT để đảm bảo nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ
được trả cho bên mua như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát
sinh do lỗi của bên bán khi bên bán không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm
của mình theo hợp đồng.
3. Bên mua phải hoàn trả bảo đảm
thực hiện hợp đồng cho bên bán trong thời hạn quy định tại ĐKCT.
Điều
8. Kiểm tra và thử nghiệm hàng hóa
1. Bên mua hoặc đại diện của bên mua
có quyền kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa được cung cấp để khẳng định hàng hóa đó
có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và
cách thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm được quy định trong ĐKCT.
2. Bất kỳ hàng hóa nào qua kiểm tra,
thử nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì bên mua có
quyền từ chối và bên bán phải có trách nhiệm thay thế bằng hàng hóa khác hoặc
tiến hành những điều chỉnh cần thiết để đáp ứng đúng các yêu cầu về đặc tính kỹ
thuật. Trường hợp bên bán không có khả năng thay thế hay điều chỉnh các hàng
hóa không phù hợp, bên mua có quyền tổ chức việc thay thế hay điều chỉnh đó nếu
thấy cần thiết, mọi rủi ro và chi phí liên quan do bên bán chịu.
3. Khi thực hiện các nội dung nêu
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên bán
không được miễn trừ nghĩa vụ bảo hành hay các nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều
9. Đóng gói hàng hóa
Bên bán sẽ phải đóng gói hàng hóa
đúng yêu cầu nêu tại ĐKCT phù hợp với từng loại phương tiện vận chuyển để
chuyển hàng hóa từ nơi xuất hàng tới địa điểm giao hàng quy định. Việc đóng gói
phải đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng do va chạm trong khi bốc dỡ vận chuyển
và các tác động khác của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện
hàng phải tính đến điều kiện vận chuyển như khoảng cách, phương tiện vận
chuyển, điều kiện cơ sở hạ tầng…từ nơi xuất hàng tới địa điểm giao hàng quy
định.
Điều
10. Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo
Việc cung cấp hàng hóa và giao các
tài liệu, chứng từ kèm theo phải được tiến hành theo tiến độ nêu trong HSMT.
Các nội dung cụ thể về cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm
theo được nêu trong ĐKCT.
Điều
11. Bảo hiểm
Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng phải
được bảo hiểm đầy đủ bằng đồng tiền có thể tự do chuyển đổi để bù đắp những mất
mát, tổn thất bất thường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao
hàng theo những nội dung được quy định trong ĐKCT.
Điều
12 .Vận chuyển hàng hóa và các yêu cầu khác
Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa và
các yêu cầu khác được nêu trong ĐKCT.
Điều
13. Bảo hành
1. Bên bán bảo đảm rằng hàng hóa
được cung cấp theo hợp đồng là mới, chưa sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn chế tạo, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT. Ngoài ra, bên bán cũng phải
đảm bảo rằng hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng sẽ không có các khuyết tật
nẩy sinh có thể dẫn đến những bất lợi trong quá trình sử dụng bình thường của
hàng hóa.
2. Yêu cầu về bảo hành đối với hàng
hóa được nêu trong ĐKCT.
Điều
14. Hình thức hợp đồng
Hình thức hợp đồng như được nêu
trong ĐKCT.
Điều
15. Thanh toán
Bên mua thanh toán cho bên bán theo
các nội dung quy định trong ĐKCT.
Điều
16. Giá hợp đồng
Giá hợp đồng được bên bán và bên mua
thống nhất thông qua thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở phù hợp với
giá trúng thầu được duyệt và được ghi cụ thể trong hợp đồng (Điều 5 của hợp
đồng theo Mẫu số 12 Chương X).
Điều
17. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng
1. Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, bên mua có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung sau đây:
a) Bản vẽ, thiết kế hoặc yêu cầu kỹ
thuật đối với trường hợp hàng hóa cung cấp theo hợp đồng mang tính đặc chủng
được đặt hàng sản xuất cho riêng bên mua;
b) Phương thức vận chuyển hoặc đóng
gói;
c) Địa điểm giao hàng;
d) Các nội dung khác nêu tại ĐKCT.
2. Việc sửa đổi, bổ sung như trên có
thể làm tăng hoặc giảm giá cũng như thời gian thực hiện hợp đồng, vì thế những
nội dung tương ứng của hợp đồng cần thay đổi cho phù hợp. Trong khoảng thời
gian nêu tại ĐKCT kể từ khi nhận được yêu cầu thay đổi của bên mua, bên bán có
trách nhiệm trả lời và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho việc sửa đổi, bổ sung này
làm cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ sung hợp đồng.
3. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng
phải phù hợp với hình thức hợp đồng và điều kiện quy định tại ĐKCT.
Điều
18. Thầu phụ
1. Bên bán phải thông báo bằng văn
bản cho bên mua về tên các nhà thầu phụ và phạm vi cung cấp của họ (nếu có) nếu
chưa ghi rõ trong HSDT của mình. Thông báo này không miễn trừ cho bên bán các
nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện hợp đồng.
2. Nhà thầu phụ và hàng hóa do nhà
thầu phụ phụ cung cấp cũng phải đảm bảo tư cách và tính hợp lệ như quy định
trong HSMT.
Điều
19. Bồi thường thiệt hại và phạt do vi phạm hợp đồng
Trừ trường hợp bất khả kháng theo
Điều 23 ĐKC, nếu bên bán không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công
việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời
gian đã được bên mua gia hạn thì bên mua có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một
khoản tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc một khoản tiền phạt tương ứng với
giá trị phần trăm nội dung công việc tính cho mỗi tuần lễ bị chậm hoặc một
khoảng thời gian nào đó cho đến khi nội dung công việc trong hợp đồng được thực
hiện như quy định trong ĐKCT. ĐKCT sẽ quy định mức tối đa của khoản khấu trừ
này. Khi đạt đến mức tối đa, bên mua có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo Điều
21 ĐKC.
Điều
20. Gia hạn hợp đồng
Trong thời hạn thực hiện hợp đồng,
nếu bên bán gặp khó khăn gây trễ trong việc thực hiện theo thời hạn quy định
tại Điều 10 ĐKC thì bên bán phải thông báo cho bên mua biết đồng thời nêu lý do
cùng với thời gian dự tính kéo dài. Khi nhận được thông báo của bên bán, bên
mua phải có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét đề nghị của bên bán. Việc bên mua
đồng ý gia hạn hợp đồng sẽ là cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ
sung hợp đồng.
Điều
21. Chấm dứt hợp đồng do sai phạm của bên bán
1. Bên mua có thể chấm dứt việc thực
hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên
bán khi bên bán không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo
hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã
được bên mua gia hạn khi mức phạt, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đạt
mức tối đa như quy định tại Điều 19 ĐKC.
2. Trong trường hợp bên mua chấm dứt
việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo khoản 1 Điều này, bên mua có
thể ký hợp đồng với nhà cung cấp khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt
đó. Bên bán sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho bên mua những chi phí vượt trội
cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên, bên bán vẫn phải
tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt và chịu trách nhiệm bảo hành
phần hợp đồng do mình thực hiện.
Điều
22. Chấm dứt hợp đồng do bên bán bị phá sản
Bên mua có thể gửi thông báo chấm
dứt hợp đồng cho bên bán khi phát hiện bên bán bị phá sản mà không phải chịu
bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền
lợi của bên mua được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.
Điều
23. Trường hợp bất khả kháng
1. Bên bán sẽ không bị xử lý bảo đảm
thực hiện hợp đồng, không phải bồi thường thiệt hại hay bị phạt, bị chấm dứt
hợp đồng trong những trường hợp bất khả kháng.
2. Trong hợp đồng này, trường hợp
bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng
lường trước của bên bán, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của bên bán,
chẳng hạn: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh, cách
ly do kiểm dịch, cấm vận…
3. Khi xảy ra trường hợp bất khả
kháng, bên bán phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên mua về sự kiện đó
và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, bên bán chuyển cho bên mua giấy xác
nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền hoặc
phòng thương mại tại nước sở tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Trừ khi có ý
kiến của bên mua bằng văn bản, bên bán vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ
hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp
lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng của trường hợp bất khả kháng.
Điều
24. Giải quyết tranh chấp
1. Bên bán và bên mua có trách nhiệm
giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa
giải.
2. Nếu tranh chấp không thể giải
quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định trong ĐKCT kể
từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa
việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định trong ĐKCT.
Điều
25. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
Hợp đồng và các tài liệu giao dịch
liên quan đến hợp đồng được viết bằng ngôn ngữ như quy định tại Mục 8 Chương I.
Điều
26. Luật áp dụng
Hợp đồng được hiểu và áp dụng theo
đúng pháp luật hiện hành của Việt Nam, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT.
Điều
27. Thông báo
1. Bất cứ thông báo nào của một bên
gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo
địa chỉ được ghi trong ĐKTC.
2. Thông báo của một bên sẽ được coi
là có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong
thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.
CHƯƠNG IX
ĐIỀU KIỆN CỤ
THỂ CỦA HỢP ĐỒNG
Điều |
Khoản |
Nội dung |
1 |
4 |
Bên mua: Dự trữ quốc gia khu vực |
5 |
Bên bán: |
|
7 |
Ngày hợp đồng có hiệu lực: Kể từ ngày ký hợp đồng. |
|
|
8 |
Incoterms: |
2 |
|
Nguyên tắc áp dụng: Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ nội
dung các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. |
4 |
|
Tiêu chuẩn hóa: Tiêu chuẩn dự trữ quốc gia |
7 |
1 |
Nội dung yêu cầu đối với bảo đảm thực hiện hợp đồng: - Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày nhận được thông báo kết quả đấu thầu, nhà thầu trúng thầu phải nộp
bảo đảm thực hiện hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị được Cục
Dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ mua hàng. Nếu quá thời hạn trên, nhà thầu trúng
thầu không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc không ký kết hợp đồng thì coi
như nhà thầu đó bỏ cuộc, Cục Dự trữ quốc gia được quyền chọn nhà thầu xếp thứ
tự tiếp theo (liền kề) trong kết quả xét thầu có giá dự thầu không vượt quá
giá gói thầu được duyệt trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Trường hợp nhà thầu liên danh, trong hợp đồng mua bán hàng ký với
đơn vị mua hàng phải có chữ ký của tất cả các thành viên đại diện hợp pháp
tham gia liên danh. - Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: +Bảo đảm thực hiện hợp đồng được nộp trực tiếp tại các đơn vị
được Cục dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng mua hàng với nhà
thầu trúng thầu. +Nếu bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng bảo lãnh ngân hàng thì thực
hiện theo Mẫu số 13 Chương X. - Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng 5% giá trị hợp đồng và
không được tính lãi trong thời gian bảo đảm thực hiện hợp đồng. - Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp
đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi toàn bộ hàng hoá
được giao nhận xong, hai bên ký biên bản thanh lý và bên bán chuyển sang
nghĩa vụ bảo hành theo quy định, nhưng không quá 06 tháng. |
|
3 |
Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện
hợp đồng sẽ được hoàn trả lại cho nhà thầu sau khi thực hiện xong thanh lý
hợp đồng cung cấp hàng hoá. Trường hợp nhà thầu
trúng thầu không thực hiện hợp đồng đã ký hoặc sau khi ký hợp đồng nhưng
trong vòng 30 ngày (kể từ ngày công bố kết quả dấu thầu) không xuất trình xác
nhận ngân hàng về viẹc mở L/C (đối với hàng nhập khẩu) thì sẽ không được nhận
lại bảo đảm thực hiện hợp đồng (sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước). |
8 |
1 |
Kiểm tra thử nghiệm hàng hoá: Phao bè cứu sinh sau khi sản xuất
hoặc nhập khẩu phải được Cục Đăng kiểm Việt nam kiểm tra, thử và cấp giấy
chứng nhận theo quy định. Phao bè cứu sinh (bè cứu sinh nhẹ) được Cục Đăng kiểm Việt nam
duyệt thiết kế (đối với hàng sản xuất trong nước). Phao bè cứu sinh (bè cứu sinh nhẹ) đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật,
phương pháp kiểm tra giao nhận, bao gói , ghi nhãn theo tiêu chuẩn Ngành TCN
07: 2005 ban hành kèm theo quyết định số 61/2005/QĐ-BTC ngày 8/9/2005 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính. Mọi chi phí kiểm tra thử nghiệm do nhà thầu trúng thầu chịu. |
9 |
|
Đóng gói hàng hóa: |
10 |
|
Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chúng từ kèm theo: Thuyết
minh chung; hồ sơ xuất xưởng và các bản vẽ; hướng dẫn bảo quản, sử dụng máy
(có bản dịch ra tiến Việt nam).; giấy chứng nhận kiểm tra của cơ quan Đăng
kiểm trong quá trình sản xuất xuồng. |
11 |
|
Nội dung bảo hiểm: Nhà thầu chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận
chuyển, giao hàng tại cửa kho dự trữ quốc gia. |
12 |
|
- Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa: Hàng được vận chuyển nguyên đai
nguyên kiện, đồng bộ. - Các yêu cầu khác: |
13 |
1 |
Yêu cầu về bảo hành: Hàng được bảo hành trong kho là 03 năm trong điều kiện bảo quản ở kho theo TCN
07:2005 được ban hành kèm theo Quyết định số 61/2005/QĐ-BTC ngày 8/9/2005 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.. |
|
|
|
14 |
|
Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói |
15 |
|
- Phương thức, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán: + Bên mua hàng nhận hàng trước trả tiền sau. Sau khi bên bán hàng
giao hàng xong, căn cứ theo hoá đơn GTGT và biên bản giao nhận, bên mua hàng
thanh toán đứt điểm và thanh lý hợp đồng với bên bán trong thời gian chậm
nhất là 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt giao hàng cuối cùng. + Thanh toán bằng chuyển khoản: Thanh toán lần đầu là 70% giá trị hợp đồng. Bên bán hàng phải có
đầy đủ chứng từ kèm theo như: Giấy đề nghị thanh toán; Hoá đơn bán hàng theo
quy định của Bộ Tài chính; Biên bản giao nhận về số lương, chất lượng; Phiếu
kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định trong HSMT. Thanh toán lần thứ hai 30% giá trị hợp đồng bên bán hàng sau khi
đã thanh lý hợp đồng. - Đồng tiền thanh toán theo hợp đồng là đồng tiền Việt nam, theo
giá trị ghi trong hợp đồng: |
17 |
1 |
d) Các nội dung khác về sửa đổi, bổ sung hợp đồng: Trong quá
trình thực hiện hợp đồng, nếu có trở ngại, vướng mắc thì hai bên cùng nhau
bàn bạc giải quyết và có văn bản thống nhất thì mới có giá trị thực hiện. |
|
2 |
Thời gian bên bán trả lời yêu cầu của bên mua về sửa đổi, bổ sung
hợp đồng: |
|
3 |
Điều chỉnh hợp đồng: Hai bên không được đơn phương điều chỉnh nội
dung các điều khoản trong hợp đồng đã ký. Trường hợp cần điều chỉnh thì hai
bên cùng nhau bàn bạc giải quyết và có văn bản thống nhất thì mới có giá trị
thực hiện, trừ điều khoản: đơn giá; Giá trị; Số lượng; Tiêu chuẩn chất lượng; |
19 |
|
Bồi thường thiệt hại, phạt do vi phạm hợp đồng: Bên nào gây trở
ngại làm ảnh hưởng đến công việc của bên kia thì phải chịu bồi hoàn mọi chi
phí cho bên bị hại. |
24 |
2 |
Giải quyết tranh chấp: Khi thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp
mà hai bên không tự giải quyết được thì đưa ra Toà Kinh tế để phân định trách
nhiệm |
26 |
|
Luật áp dụng: Luật Kinh tế; Luật Thương mại |
27 |
1 |
Địa chỉ để hai bên thông báo cho nhau những thông tin theo quy
định: - Địa chỉ liên lạc của bên mua: Dự trữ quốc gia khu vực..... Điện thoại: Fax: E-mail: - Địa chỉ liên lạc của bên bán: Điện thoại: Fax: E-mail: |
BỘ
TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC DỰ TRỮ
QUỐC GIA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /DTQG-MT Hà Nội, ngày tháng
năm 2007
THÔNG
BÁO MỜI THẦU
Mua
thiết bị chữa cháy rừng
Gói thầu số: 03
Kính
gửi: Các đơn vị sản xuất, kinh
doanh trong nước
Cục
Dự trữ quốc gia có kế hoạch tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu gói thầu thiết
bị chữa cháy rừng theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, thuộc kế hoạch
năm 2007. Nguồn vốn: từ nguồn Ngân sách Nhà nước.
Cục
Dự trữ quốc gia mời tất cả các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và có điều
kiện tới tham gia đấu thầu cung cấp thiết bị chữa cháy rừng.
Nhà
thầu có nguyện vọng tham gia đấu thầu có thể tìm hiểu thông tin chi tiết và sẽ
được mua một bộ hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh với giá 1.000.000 (Một triệu) đồng Việt Nam tại Văn phòng
Cục Dự trữ quốc gia (phòng 3, tầng 3).
Thời
gian bán hồ sơ mời thầu: từ 09 giờ 00, ngày 17 tháng 08 năm 2007 đến trước thời
điểm đóng thầu (trong giờ làm việc hành
chính).
Thời
điểm đóng thầu 10 giờ 00, ngày 15 tháng 09 năm 2007.
Hồ
sơ dự thầu phải kèm theo bảo đảm dự thầu trị giá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng Việt Nam bằng tiền
mặt, chuyển khoản, hoặc bằng bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng nơi nhà thầu mở tài
khoản giao dịch và phải được gửi đến bộ phận kế toán Văn phòng (phòng 3 tầng 3), Văn phòng Cục Dự trữ
quốc gia trước thời điểm đóng thầu.
Hồ
sơ dự thầu sẽ được mở công khai vào 14 giờ 00, ngày 15 tháng 09 năm 2007 tại
Văn phòng Cục Dự trữ quốc gia; địa chỉ: Ngõ 343 – Phố Đội Cấn – Quận Ba Đình –
Thành phố Hà Nội.
Cục
Dự trữ quốc gia kính mời đại diện của các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu tới tham
gia lễ mở thầu vào thời gian và địa điểm nêu trên.
Nơi nhận:
KT. CỤC TRƯỞNG
- Như trên; PHÓ CỤC TRƯỞNG
- Lãnh đạo Cục;
- Vụ Kinh tế tổng hợp (Văn phòng Chính phủ);
- Vụ Quản lý đấu thầu (BộKH &
ĐT);
- Cục Quản lý giá;
- Vụ TVQT;
- Các Ban, VP Cục;
- Các thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu;
- Lưu: VT, TH.
Nguyễn Đình Hòa
BỘ TÀI
CHÍNH CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC DỰ TRỮ
QUỐC GIA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /DTQG-MT Hà Nội, ngày tháng
năm 2007
THÔNG
BÁO MỜI THẦU
Mua
phao tròn cứu sinh
Gói thầu số: 06
Kính
gửi: Các đơn vị sản xuất, kinh
doanh trong nước
Cục
Dự trữ quốc gia có kế hoạch tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu gói thầu phao
tròn cứu sinh theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, thuộc kế hoạch năm
2007. Nguồn vốn: từ nguồn Ngân sách Nhà nước.
Cục
Dự trữ quốc gia mời tất cả các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và có điều
kiện tới tham gia đấu thầu cung cấp phao tròn cứu sinh.
Nhà
thầu có nguyện vọng tham gia đấu thầu có thể tìm hiểu thông tin chi tiết và sẽ
được mua một bộ hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh với giá 1.000.000 (Một triệu) đồng Việt Nam tại Văn phòng
Cục Dự trữ quốc gia (phòng 3, tầng 3).
Thời
gian bán hồ sơ mời thầu: từ 09 giờ 00, ngày 17 tháng 08 năm 2007 đến trước thời
điểm đóng thầu (trong giờ làm việc hành
chính).
Thời
điểm đóng thầu 10 giờ 00, ngày 15 tháng 09 năm 2007.
Hồ
sơ dự thầu phải kèm theo bảo đảm dự thầu trị giá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng Việt Nam bằng tiền
mặt, chuyển khoản, hoặc bằng bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng nơi nhà thầu mở tài
khoản giao dịch và phải được gửi đến bộ phận kế toán Văn phòng (phòng 3 tầng 3), Văn phòng Cục Dự trữ
quốc gia trước thời điểm đóng thầu.
Hồ
sơ dự thầu sẽ được mở công khai vào 14 giờ 00, ngày 15 tháng 09 năm 2007 tại
Văn phòng Cục Dự trữ quốc gia; địa chỉ: Ngõ 343 – Phố Đội Cấn – Quận Ba Đình –
Thành phố Hà Nội.
Cục
Dự trữ quốc gia kính mời đại diện của các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu tới tham
gia lễ mở thầu vào thời gian và địa điểm nêu trên.
Nơi nhận:
KT. CỤC TRƯỞNG
- Như trên; PHÓ CỤC TRƯỞNG
- Lãnh đạo Cục;
- Vụ Kinh tế tổng hợp (Văn phòng Chính phủ);
- Vụ Quản lý đấu thầu (BộKH &
ĐT);
- Cục Quản lý giá;
- Vụ TVQT;
- Các Ban, VP Cục;
- Các thành viên Tổ chuyên gia đấu
thầu;
- Lưu: VT, TH.
Nguyễn Đình Hòa