Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 46/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 46/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 46/2006/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/02/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Tìm kiếm cứu nạn - Ngày 28/02/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Mục tiêu của Đề án nhằm: Bảo đảm sự chỉ đạo phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng để đáp ứng kịp thời yêu cầu tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Dự kiến một số tình huống cơ bản, trên cơ sở đó xác định cơ quan chỉ huy, lực lượng tham gia ứng phó và nhu cầu về chủng loại trang thiết bị phục vụ tìm kiếm cứu nạn. Định hướng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, mua sắm trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực phục vụ tìm kiếm cứu nạn. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 46/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 46/2006/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT
ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 46/2006/QĐ-TTG
NGÀY 28 THÁNG 02 NĂM 2006 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH
TỔNG THỂ LĨNH VỰC TÌM KIẾM CỨU NẠN
ĐẾN NĂM 2015,
TẦM NHÍN ĐẾN NĂM 2020
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề
nghị của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu
nạn (tờ trình số 430/TTr-UB ngày 08 tháng 11 năm 2004),
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt
Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm
kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn
đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu
sau đây:
I. Mục tiêu quy
hoạch
1. Bảo đảm sự chỉ đạo phối
hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các
lực lượng để đáp ứng kịp
thời yêu cầu tìm kiếm cứu nạn khi có tình
huống xảy ra.
2. Dự kiến một số tình huống cơ
bản, trên cơ sở đó xác định cơ quan
chỉ huy, lực lượng tham gia ứng phó và nhu
cầu về chủng loại trang thiết bị phục
vụ tìm kiếm cứu nạn.
3. Định hướng đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật cho các
đơn vị chuyên trách để thực hiện
nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn; mua sắm trang
thiết bị và phát triển nguồn nhân lực phục
vụ tìm kiếm cứu nạn.
II. Quan điểm
quy hoạch
1. Xác định cơ quan chuyên trách ở Trung
ương và củng cố, kiện toàn cơ quan chỉ
đạo tìm kiếm cứu nạn các cấp để
chỉ đạo, điều hành có hiệu quả
lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, làm giảm
thấp nhất thiệt hại, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và từng bước hội nhập quốc
tế về lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.
2. Từng bước bổ sung cơ sở vật
chất kỹ thuật, trang thiết bị để nâng
cao năng lực tìm kiếm cứu nạn cho các
đơn vị chuyên trách.
3. Huy động mọi nguồn lực của xã
hội, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào
công tác tìm kiếm cứu nạn; phát triển mô hình
dịch vụ công, từng bước xã hội hóa ở
một số khâu, một số lực lượng tìm
kiếm cứu nạn.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa quá trình thực
hiện quy hoạch tìm kiếm cứu nạn với phát
triển kinh tế - xã hội và yêu cầu về quốc
phòng - an ninh.
III. Một số
tình huống cơ bản; xác định cơ quan chỉ
huy, lực lượng, trang thiết bị ứng phó.
1. Bão, áp thấp gây lũ, lụt lớn; sóng thần;
lũ quét ở vùng rừng núi.
- Cơ quan chỉ huy:
Trung ương: Ban Chỉ đạo phòng chống
lụt bão Trung ương chủ trì, phối hợp
với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc
phòng và các cơ quan liên quan;
Địa phương: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lực lượng tham gia ứng cứu: quân
đội, công an, dân quân tự vệ, các lực
lượng khác của địa phương;
- Phương tiện: máy bay trực thăng
lưỡng dụng tìm kiếm cứu nạn, máy bay
vận tải loại nhỏ; các loại tàu, xuồng, xe
lội nước; nhà bạt cứu sinh các loại, phao áo
cứu sinh, phao cứu sinh các loại.
2. Thảm họa cháy rừng.
- Cơ quan chỉ huy:
Trung ương: Ban Chỉ đạo phòng chống cháy
rừng chủ trì, phối hợp với Ủy ban
Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan;
Địa phương: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lực lượng tham gia ứng cứu: quân
đội, công an, dân quân tự vệ, các lực
lượng khác của địa phương;
- Phương tiện: máy bay trực thăng
lưỡng dụng tìm kiếm cứu nạn, máy bay
vận tải loại nhỏ, xe chữa cháy, máy bơm
nước, máy gạt, máy xúc.
3. Thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô
thị, khu công nghiệp, khu
dân cư.
- Cơ quan chỉ huy:
Trung ương: Bộ Công an chủ trì, phối hợp
với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và các
cơ quan liên quan;
Địa phương: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lực lượng tham gia ứng cứu: công an, quân
đội, dân quân tự vệ, các lực lượng khác
của địa phương;
- Phương tiện: xe cứu hỏa, xe thang, xe hút
khói, ống thoát hiểm, máy bơm nước, các trang
thiết bị chuyên dụng.
4. Thảm họa động đất, tai nạn gây
sập đổ nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng
sản.
- Cơ quan chỉ huy:
Trung ương: Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu
nạn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công
nghiệp, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên
quan;
Địa phương: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lực lượng tham gia ứng cứu: quân
đội, công an, dân quân tự vệ, các lực
lượng khác của địa phương;
- Phương tiện: máy bay trực thăng
lưỡng dụng tìm kiếm cứu nạn, tàu chuyên
dụng tìm kiếm cứu nạn, cầu phao, máy xúc, máy
gạt, xe cẩu, xe nâng, kích, xe đầu kéo, trang bị
khoan cắt bê tông; tàu thuyền; nhà bạt cứu sinh các
loại.
5. Sự cố tràn dầu.
- Cơ quan chỉ huy, lực lượng tham gia ứng
cứu: thực hiện theo Quy chế hoạt động
ứng phó sự cố tràn dầu được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
- Phương tiện: tàu đa năng ứng phó sự
cố tràn dầu; phao quây dầu trên biển, trên sông,
chất phân tán, máy bơm hút và các trang thiết bị chuyên
dụng.
6. Sự cố rò rỉ, tán phát hóa chất độc
hại.
- Cơ quan chỉ huy:
Trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công nghiệp,
Quốc phòng và các cơ quan liên quan;
Địa phương: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lực lượng tham gia ứng cứu: các lực
lượng chuyên ngành của các Bộ: Công nghiệp, Tài
nguyên và Môi trường, Y tế, Quốc phòng và các
đơn vị liên quan;
- Phương tiện: xe máy đặc chủng;
quần áo, mũ phòng hóa; các trang thiết bị chuyên
dụng.
7. Tai nạn máy bay xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan chỉ huy:
Trung ương: Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu
nạn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giao
thông vận tải, Quốc phòng;
Địa phương: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lực lượng tham gia ứng cứu: quân
đội, công an, dân quân tự vệ, các đơn vị
thuộc Bộ Giao thông vận tải và lực
lượng khác của địa phương;
- Phương tiện: máy bay trực thăng
lưỡng dụng tìm kiếm cứu nạn; các trang
thiết bị xe máy chuyên dụng và thiết bị y
tế cấp cứu.
8. Tai nạn tàu, thuyền trên biển.
- Cơ quan chỉ huy:
Trung ương: Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu
nạn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giao
thông vận tải, Thuỷ sản, Quốc phòng;
Địa phương: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lực lượng tham gia ứng cứu: các lực
lượng tìm kiếm cứu nạn của các Bộ:
Giao thông vận tải, Thủy sản, Quốc phòng và
lực luợng khác của địa phương;
- Phương tiện: máy bay trực thăng
lưỡng dụng tìm kiếm cứu nạn; tàu chuyên
dụng tìm kiếm cứu nạn; xuồng, ca nô chuyên
dụng; nhà bạt cứu sinh các loại, phao áo cứu
sinh, phao cứu sinh các loại.
9. Sự cố vỡ đê, hồ, đập.
- Cơ quan chỉ huy:
Trung ương: Ban Chỉ đạo phòng chống
lụt bão Trung ương chủ trì, phối hợp
với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và các
Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp;
Địa phương: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lực lượng tham gia ứng cứu: quân
đội, công an, dân quân tự vệ, các lực
lượng khác của địa phương;
- Phương tiện: máy bay trực thăng
lưỡng dụng tìm kiếm cứu nạn, máy bay
vận tải, xe ô tô vận tải, máy súc, máy đào, xe
công trình, nhà bạt cứu sinh các loại, phao áo cứu
sinh, phao cứu sinh các loại.
10. Sự cố cháy nổ giàn khoan, đường
ống dẫn dầu khí.
- Cơ quan chỉ huy:
Trung ương: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm
kiếm Cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và
các cơ quan liên quan;
Địa phương: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị xảy ra sự cố;
- Lực lượng tham gia ứng cứu: các
đơn vị dầu khí, quân đội, công an và các
lực lượng trên địa bàn xảy ra sự
cố;
- Phương tiện: máy bay trực thăng
lưỡng dụng tìm kiếm cứu nạn; tàu chuyên
dụng tìm kiếm cứu nạn, tàu đa năng ứng
phó sự cố tràn dầu; phao quây dầu trên biển, máy
bơm nước, chất phân tán, thiết bị chuyên
dụng.
11. Tai nạn giao thông đường bộ,
đường sắt, đường sông đặc
biệt nghiêm trọng.
- Cơ quan chỉ huy:
Trung ương: Bộ Giao thông vận tải chủ
trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm
Cứu nạn và các cơ quan liên quan;
Địa phương: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lực lượng tham gia ứng cứu: quân
đội, công an, dân quân tự vệ, các đơn vị
của Bộ Giao thông vận tải và lực lượng
khác của địa phương;
- Phương tiện: xe cẩu, xe nâng chuyên dụng; máy
bay trực thăng lưỡng dụng tìm kiếm cứu
nạn; máy hàn; máy cắt sắt, cắt bê tông; xe cứu
thương.
IV. Hệ thống
cơ quan chỉ đạo và lực lượng tìm
kiếm cứu nạn.
Tổ chức hệ thống cơ quan chỉ
đạo và lực lượng tìm kiếm cứu nạn
từ Trung ương đến địa phương
như sau:
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
- Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn các
Bộ, ngành.
- Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
xã, phường, thị trấn thuộc huyện (sau
đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Tìm kiếm
Cứu nạn địa phương).
Để bảo đảm sự chỉ đạo
tập trung, có hiệu quả, căn cứ chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tại các
Bộ liên quan và các địa phương thành lập
cơ quan chỉ đạo làm việc theo chế
độ kiêm nhiệm để chỉ đạo công tác
tìm kiếm cứu nạn, cơ quan này có thể kiêm
nhiệm cả công tác phòng chống lụt bão, phòng
chống cháy rừng...
- Các đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ
thuộc lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.
1. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn là cơ
quan làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, bao
gồm: Chủ tịch là thành viên Chính phủ; Phó Chủ
tịch thường trực, một số ủy viên là
cấp Thứ trưởng hoặc tương
đương thuộc các Bộ: Quốc phòng, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi
trường, Công an, Giao thông vận tải, Công nghiệp,
Thủy sản, Y tế, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính và Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Quốc
gia Tìm kiếm Cứu nạn có cơ quan thường trực
chuyên trách đặt tại Bộ Quốc phòng.
Thủ tướng Chính phủ quyết định
cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm
vụ của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu
nạn và cơ quan thường trực.
Để bảo đảm sự chỉ đạo
kịp thời của Chính phủ và sự phù hợp
với Hiệp định ASEAN về quản lý thiên tai và
ứng phó khẩn cấp mà Việt Nam đã ký tại
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 38 tại Viêng
Chăn, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phải khẩn
trương triển khai việc nghiên cứu, rà soát
lại chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu
tổ chức, tính chất, phạm vi hoạt động
của các Ban, Ủy ban đang làm việc theo chế
độ kiêm nhiệm liên quan đến lĩnh vực tìm
kiếm cứu nạn như: phòng chống lụt bão, thiên
tai, phòng chống cháy rừng, phòng chống cháy nổ, an
toàn giao thông..., trên cơ sở đó xây dựng đề
án về cơ cấu tổ chức theo hướng thành
lập cơ quan chuyên trách ở Trung ương và một
số đơn vị chuyên trách ở các Bộ liên quan
để đảm nhiệm các nhiệm vụ nêu trên.
2. Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn các
Bộ, ngành.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu
nạn tại một số Bộ: Quốc phòng, Công an,
Giao thông vận tải, Thủy sản, Công nghiệp, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi
trường, Y tế và Tổng công ty Dầu khí Việt
Nam.
Ban Chỉ đạo nêu trên làm việc theo chế
độ kiêm nhiệm, chịu sự chỉ đạo
trực tiếp về lĩnh vực tìm kiếm cứu
nạn của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu
nạn. Thủ trưởng các Bộ, cơ quan nêu trên
quyết định cơ cấu tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tìm
kiếm Cứu nạn tại Bộ, ngành mình.
3. Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn
địa phương.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu
nạn tại các địa phương.
Ban Chỉ đạo nêu trên làm việc theo chế
độ kiêm nhiệm, chịu sự chỉ đạo
về lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn của Ban
Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên và
của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương
quyết định cơ cấu tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tìm
kiếm Cứu nạn ở địa phương
cấp mình.
4. Các đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ
thuộc lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.
a) Kiện toàn các cơ quan, đơn vị sau đây:
- Cơ quan thường trực giúp việc của
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
- Các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu
vực; các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu
nạn Hàng hải; các trung tâm phối hợp tìm kiếm
cứu nạn Hàng không (trên các khu vực miền Bắc,
miền Trung, miền Nam).
- Các trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu
vực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
- Trung tâm huấn luyện tìm kiếm cứu nạn Hàng
không; Trung tâm huấn luyện tìm kiếm cứu nạn Hàng
hải.
b) Nghiên cứu, đề xuất thành lập các
đơn vị sau đây:
- Các trạm tìm kiếm cứu nạn tại một
số huyện đảo xa đất liền: Cô Tô
(Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn
Cỏ (Quảng Trị), Ly Sơn (Quảng Ngãi),
Trường Sa (Khánh Hoà), Phú Quý (Bình Thuận), Côn
Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thổ Chu, Phú Quốc
(Kiên Giang).
- Các đơn vị chuyên trách tìm kiếm cứu
nạn thuộc các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông
vận tải.
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đề
xuất về mô hình, cơ cấu tổ chức lực
lượng, chức năng, nhiệm vụ của các
đơn vị nêu tại mục a, b khoản 4 nêu trên,
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định.
V. Định
hướng đầu tư xây dựng, mua sắm,
quản lý, sử dụng trang thiết bị tìm kiếm
cứu nạn giai đoạn năm 2006 - 2015
1. Nguyên tắc, mục tiêu đầu tư:
a) Xây dựng cơ bản:
Từng bước đầu tư cơ sở
vật chất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho
các đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ thuộc
lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn nêu tại
điểm 4 phần IV Điều 1 Quyết định
này (Phụ lục I kèm theo).
b) Mua sắm trang thiết bị:
- Ưu tiên trang bị các loại thiết yếu, thông
dụng phục vụ tìm kiếm cứu nạn đáp
ứng nhu cầu cứu nạn tại các vùng trọng
điểm bão, lũ và các vùng ven biển để
đưa vào dự trữ, sẵn sàng cấp phát khi
cần gồm: các loại xuồng, ca nô có tốc
độ cao; nhà bạt cứu sinh các loại; phao áo
cứu sinh; phao cứu sinh các loại và các loại trang
thiết bị cần thiết (Phụ lục II kèm theo).
- Từng bước trang bị các loại thiết
bị chuyên dụng đặc biệt, như: máy bay
trực thăng lưỡng dụng tìm kiếm cứu
nạn; tàu tìm kiếm cứu nạn đa năng, chuyên
dụng có tốc độ cao, tầm hoạt động
xa bờ, chịu được gió bão đến cấp
8; tàu đa năng, chuyên dụng ứng phó sự cố
tràn dầu, tầm hoạt động xa bờ; thiết
bị ứng phó sự cố tràn dầu; các trang thiết
bị chuyên dụng phục vụ tìm kiếm cứu
nạn của các Bộ, ngành (Phụ lục III kèm theo).
Việc mua sắm các loại trang thiết bị nêu trên
phải bảo đảm đúng danh mục quy
định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban
hành kèm theo Quyết định này và danh mục quy
định chi tiết các chủng loại trang thiết
bị tìm kiếm cứu nạn được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Các trang thiết
bị tìm kiếm cứu nạn dự trữ quốc gia
phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn dự
trữ quốc gia. Khi cần dự trữ loại trang
thiết bị thiết yếu, thông dụng phục
vụ tìm kiếm cứu nạn ở một số
Bộ, ngành và địa phương phải báo cáo Chủ
tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn
để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định.
c) Trường hợp khẩn cấp:
Ngoài việc trưng dụng trang thiết bị của
cá nhân, tổ chức theo quy định của Pháp lệnh
về tình trạng khẩn cấp. Có thể thuê trang
thiết bị cần thiết của các doanh nghiệp,
cơ quan, đơn vị để đáp ứng kịp
thời nhiệm vụ đề ra.
2. Nguồn vốn đầu tư.
a) Nguồn vốn ngân sách:
Hàng năm các cơ quan liên quan xây dựng kế
hoạch cụ thể, lập dự toán kinh phí cho lĩnh
vực tìm kiếm cứu nạn, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước. Trước mắt, từ nay
đến năm 2010 nguồn vốn đầu tư
chủ yếu được bảo đảm từ ngân
sách của Nhà nước và huy động các nguồn
vốn khác. Nghiên cứu thực thiện xã hội hóa
một số khâu thuộc lĩnh vực tìm kiếm
cứu nạn.
b) Nguồn vốn từ nước ngoài:
Nguồn tài trợ, viện trợ nhân đạo
của các tổ chức, cá nhân; vốn từ quan hệ
quốc tế về tìm kiếm cứu nạn.
3. Quản lý, sử dụng trang thiết bị tìm
kiếm cứu nạn.
Xây dựng cơ chế cấp phát, quản lý, sử
dụng trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn bao
gồm:
- Quy định việc sử dụng hàng dự
trữ quốc gia phục vụ tìm kiếm cứu nạn
sau khi đã xuất khỏi kho dự trữ quốc gia;
- Quy định việc sử dụng trang thiết
bị tìm kiếm cứu nạn được cấp
từ các nguồn khác;
- Quy định biện pháp thu hồi, đưa vào niêm
cất bảo quản sau khi kết thúc đợt hoạt
động tìm kiếm cứu nạn để tái sử
dụng trong thời gian tiếp theo;
- Kiểm tra, thống kê, kiểm kê, báo cáo định
kỳ, đột xuất.
VI. Định
hướng chung giai đoạn năm 2016 - 2020
Tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình, rút kinh
nghiệm việc thực hiện Quy hoạch tổng
thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn ở
từng giai đoạn: năm 2006 - 2010 và giai đoạn
năm 2011 - 2015, trên cơ sở đó báo cáo Thủ
tướng Chính phủ kết quả triển khai
thực hiện, đề xuất việc điều
chỉnh, bổ sung giai đoạn tiếp theo và chủ
trương quy hoạch giai đoạn năm 2016 - 2020,
trong đó bao gồm các nội dung chủ yếu sau
đây:
1. Bổ sung, điều chỉnh tổ chức hệ
thống tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm
sự phù hợp với giai đoạn mới.
2. Bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua
sắm trang thiết bị đã đầu tư giai
đoạn trước, đề xuất hướng
đầu tư những năm tiếp theo đến
năm 2020.
3. Giải pháp thực hiện và trách nhiệm của các
Bộ, ngành, cơ quan và địa phương liên quan.
VII. Các giải pháp
thực hiện
1. Xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp lý
đối với lĩnh vực tìm kiếm cứu
nạn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
để làm cơ sở điều hành, thực thi hoạt
động tìm kiếm cứu nạn.
2. Nghiên cứu để có các giải pháp về huy
động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước;
có cơ chế thực hiện xã hội hóa một số
khâu thuộc lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn
nhằm huy động các nguồn lực hợp pháp
để đầu tư vào lĩnh vực này.
3. Phân biệt dịch vụ công, dịch vụ sinh
lời trong tìm kiếm cứu nạn để có giải
pháp huy động cá nhân, doanh nghiệp tham gia tìm kiếm cứu
nạn hoặc để xác định hướng
đầu tư sinh lợi nhuận trong lĩnh vực tìm
kiếm cứu nạn (như cứu hộ cho các doanh
nghiệp, cứu hộ quốc tế).
4. Phát huy vai trò trách nhiệm của các Bộ, ngành trong
việc tổ chức triển khai thực hiện quy
hoạch; tăng cường giáo dục truyền thông cho
cộng đồng trong việc phòng, chống thiên tai, tai
nạn, sự cố.
5. Đến năm 2010 và năm 2015, sau 5 năm một
lần cần cập nhật để có hướng
điều chỉnh quy hoạch, bảo đảm sự
phù hợp với nhu cầu của lĩnh vực tìm
kiếm cứu nạn và sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Điều 2. Trách
nhiệm của các Bộ, ngành trong việc tổ chức
triển khai thực hiện quy hoạch:
1. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan triển khai thực hiện các nội dung đã
được phê duyệt tại Quyết định này.
Trước mắt, phối hợp với Bộ Nội
vụ và cơ quan liên quan xây dựng các văn bản
về kiện toàn cơ cấu tổ chức nêu tại
khoản 1 và khoản 4 phần IV Điều 1 Quyết
định này.
b) Căn cứ Quyết định này, xây dựng
kế hoạch hoạt động và quy chế phối
hợp, hiệp đồng trong hoạt động tìm
kiếm cứu nạn trên phạm vi cả nước,
bảo đảm phù hợp với các tình huống tìm
kiếm cứu nạn, trình Chủ tịch Ủy ban
Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn phê duyệt;
đồng thời hướng dẫn, kiểm tra đôn
đốc việc xây dựng kế hoạch hoạt động
và quy chế phối hợp, hiệp đồng trong
hoạt động tìm kiếm cứu nạn của
Bộ, ngành, địa phương.
c) Hàng năm, phối hợp với Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng
kế hoạch, lập dự toán kinh phí theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước; phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan theo dõi, chỉ đạo,
kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây
dựng và mua sắm trang thiết bị tìm kiếm cứu
nạn.
d) Căn cứ Phụ lục II và Phụ lục III ban
hành kèm theo Quyết định này chủ trì, phối
hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính và cơ quan liên quan xây dựng danh mục quy
định chi tiết các chủng loại trang thiết
bị phục vụ tìm kiếm cứu nạn, đề
xuất các dự án mua sắm trang thiết bị tìm
kiếm cứu nạn tại các Bộ, ngành liên quan, báo cáo
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu
nạn để trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt làm cơ sở cho việc sản xuất, mua
sắm bảo đảm phù hợp với nhu cầu công
tác, không trùng lặp, lãng phí; chủ trì, phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính và cơ quan liên quan xây dựng quy chế quy
định về cơ chế cấp phát, quản lý,
sử dụng trang thiết bị tìm kiếm cứu
nạn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và
cơ quan liên quan nghiên cứu, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt để ban hành cơ chế xã
hội hoá hoạt động tìm kiếm cứu nạn quy
định tại khoản 2 phần V Điều 1
Quyết định này.
2. Bộ Nội vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc
gia Tìm kiếm Cứu nạn và cơ quan liên quan xây dựng
các văn bản về kiện toàn cơ cấu tổ
chức nêu tại khoản 1 và
khoản 4 phần IV Điều 1 Quyết
định này, trước quý III năm 2006 trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc
gia Tìm kiếm Cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công
an, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và cơ quan liên quan xây dựng đề án nêu tại
khoản 1 phần IV Điều 1 Quyết định này,
trước quý IV năm 2006 trình Thủ tướng Chính
phủ; trên cơ sở đề án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trì, phối
hợp với các Bộ và cơ quan liên quan xây dựng,
trình Chính phủ Nghị định về lĩnh vực
tìm kiếm cứu nạn.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Căn cứ danh mục quy định tại các
phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này; danh
mục quy định chi tiết các chủng loại trang
thiết bị tìm kiếm cứu nạn được
cấp có thẩm quyền phê duyệt; khả năng
bảo đảm ngân sách nhà nước chủ trì,
phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quốc
gia Tìm kiếm Cứu nạn bố trí kinh phí đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm
trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bộ Tài chính:
Căn cứ danh mục quy định tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Quyết định này; danh mục
quy định chi tiết các chủng loại trang thiết
bị tìm kiếm cứu nạn được phê
duyệt chủ trì, phối hợp với Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Ủy ban Quốc gia Tìm
kiếm Cứu nạn bố trí kinh phí mua sắm trang
thiết bị tìm kiếm cứu nạn dự trữ
quốc gia, kinh phí chi thường xuyên thuộc lĩnh
vực tìm kiếm cứu nạn, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
5. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải,
Thủy sản, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế và Tổng công
ty Dầu khí Việt Nam hàng năm chủ trì, phối
hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu
nạn lập các dự án mua sắm trang thiết bị
chuyên dụng đặc biệt của từng Bộ,
ngành quy định tại Phụ lục III Quyết
định này, đồng thời lập các dự án
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có
liên quan quy định tại Phụ lục I Quyết
định này, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia
Tìm kiếm Cứu nạn cho ý kiến chỉ đạo
trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo Tìm
kiếm Cứu nạn của Bộ, ngành mình. Căn
cứ yêu cầu nhiệm vụ thực tế khách quan,
địa bàn hoạt động để quyết
định thành lập các Ban Chỉ đạo Tìm kiếm
Cứu nạn kiêm nhiệm của các đơn vị
thuộc quyền.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động tìm
kiếm cứu nạn; quy chế phối hợp, hiệp
đồng trong hoạt động tìm kiếm cứu
nạn tại Bộ, ngành; sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn theo kế
hoạch và yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Tìm
kiếm Cứu nạn.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch, lập dự
toán kinh phí cho lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn
thuộc phạm vi quản lý, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt; chịu trách nhiệm thực hiện
sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Tìm
kiếm Cứu nạn về việc triển khai thực
hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tìm
kiếm cứu nạn liên quan đến Bộ, ngành mình.
6. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
- Thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo Tìm
kiếm Cứu nạn cấp tỉnh;
- Chỉ đạo thành lập, kiện toàn Ban Chỉ
đạo Tìm kiếm Cứu nạn ở các quận,
huyện, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường,
thị trấn thuộc huyện;
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt
động tìm kiếm cứu nạn, quy chế phối
hợp, hiệp đồng trong hoạt động tìm
kiếm cứu nạn tại địa phương;
sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm
cứu nạn theo kế hoạch và yêu cầu của Ban
Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn cấp trên và
của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch, lập dự
toán ngân sách chi tìm kiếm cứu nạn thuộc phạm vi
quản lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
chịu sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc
gia Tìm kiếm Cứu nạn về việc triển khai
thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực
tìm kiếm cứu nạn liên quan đến địa
phương mình.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể
từ ngày đăng Công báo. Các văn bản trước
đây liên quan đến lĩnh vực tìm kiếm cứu
nạn có nội dung trái với Quyết định này đều
bãi bỏ.
Điều 4. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
KT. THỦ
TƯỚNG
PHÓ THỦ
TƯỚNG
Nguyễn
Tấn Dũng đã ký
Phụ lục I
DANH MỤC
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
46/2006/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Nội dung |
Dự kiến nhu cầu kinh phí |
Dự kiến phân kỳ đầu
tư |
||
Đã đầu tư đến năm
2005 |
2006 -2010 |
2011 -2015 |
|||
1 |
Xây
dựng Trụ sở cơ quan thường trực ủy ban Quốc gia Tìm kiếm
Cứu nạn. |
90.000 |
|
90.000 |
|
2 |
Trung
tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền
Trung |
250.000 |
45.000 |
205.000 |
|
3 |
Trung
tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc |
250.000 |
|
250.000 |
|
4 |
Trung
tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền
Nam |
300.000 |
|
300.000 |
|
5 |
Trung
tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực miền
Nam |
40.000 |
|
40.000 |
|
6 |
Trung
tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường
không |
60.000 |
20.000 |
40.000 |
|
7 |
Trung
tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường
biển |
50.000 |
20.000 |
30.000 |
|
8 |
Nâng
cấp 3 Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn
khu vực chuyên ngành Hàng hải |
200.000 |
|
100.000 |
100.000 |
9 |
Nâng
cấp 3 Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành Hàng không. |
60.000 |
|
|
60.000 |
10 |
Xây
dựng các Trạm tìm kiếm cứu nạn ngoài biển
đảo xa: |
210.000 |
|
|
210.000 |
|
- Cô
Tô (Quảng Ninh) |
|
|
|
|
|
- Bạch
Long Vĩ (Hải Phòng) |
|
|
|
|
|
- Cồn
Cỏ (Quảng Trị) |
|
|
|
|
|
-
Ly Sơn (Quảng Ngãi) |
|
|
|
|
|
-
Trường Sa (Khánh Hoà) |
|
|
|
|
|
-
Phú Quý (Bình Thuận) |
|
|
|
|
|
- Côn
Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) |
|
|
|
|
|
-
Thổ Chu (Kiên Giang) |
|
|
|
|
|
-
Phú Quốc (Kiên Giang). |
|
|
|
|
Phụ lục II
DANH MỤC
ĐẦU TƯ SẢN XUẤT,
MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ THIẾT YẾU, THÔNG
DỤNG ĐƯA VÀO DỰ TRỮ PHỤC VỤ TKCN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
46/2006/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên trang thiết bị |
Đơn vị tính |
Dự kiến số lượng |
Dự kiến phân chia giai đoạn |
|||
Hiện có đến năm 2005 |
2006 -2010 |
2010 -2015 |
|||||
1 |
Xuồng
tìm kiếm cứu nạn công suất 240 - 250 CV. |
Chiếc |
150 |
36 |
57 |
57 |
|
2 |
Ca
nô tìm kiếm, cứu nạn công suất 115 - 125 CV (ST -
660). |
Chiếc |
|
133 |
Không sản xuất |
||
3 |
Ca
nô tìm kiếm, cứu nạn
công suất 25 - 40 CV (ST -450). |
Chiếc |
|
472 |
Không sản xuất |
||
4 |
Xuồng
cao su công suất 60 -
110 CV. |
Chiếc |
60 |
|
40 |
20 |
|
5 |
Nhà
bạt cứu sinh các loại |
Bộ |
215.000 |
15. 850 |
100. 075 |
99. 075 |
|
6 |
Phao
áo cứu sinh các loại |
Chiếc |
3.400.000 |
137. 300 |
1. 662. 700 |
1.600.000 |
|
7 |
Phao
tròn cứu sinh |
Chiếc |
1.600.000 |
85. 000 |
800. 000 |
715.000 |
|
8 |
Phao
bè Compozit. |
Chiếc |
1.650 |
Không sản xuất |
|||
9 |
ống
thoát hiểm. |
Chiếc |
2.200 |
|
1.000 |
1.200 |
|
10 |
Thiết
bị đồng bộ chữa cháy rừng (có máy bơm
công suất cao). |
Bộ |
550 |
100 |
225 |
225 |
|
Phụ lục III
DANH MỤC
ĐẦU TƯ SẢN XUẤT, MUA SẮM TRANG THIẾT
BỊ
LOẠI CHUYÊN DỤNG ĐẶC BIỆT PHỤC VỤ TÌM
KIẾM CỨU NẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
46/2006/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Loại trang thiết bị |
Đơn vị tính |
Dự kiến Số lượng |
Giai đoạn |
||
Hiện có đến năm 2005 |
2006 -2010 |
2011 -2015 |
||||
1 |
Máy
bay trực thăng lưỡng dụng tìm kiếm cứu
nạn. |
Chiếc |
8 |
|
4 |
4 |
2 |
Máy
bay vận tải cánh bằng tìm kiếm cứu nạn loại
nhỏ. |
Chiếc |
3 |
|
1 |
2 |
3 |
Tàu
tuần tra kết hợp với chuyên dụng tìm kiếm
cứu nạn trên biển có tốc độ cao, tầm
hoạt động xa bờ đến 50 hải lý, chịu
được sóng trên cấp 8. |
Chiếc |
28 |
|
14 |
14 |
4 |
Tàu tuần tra kết hợp với
chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn trên biển có tốc
độ cao, tầm hoạt động xa bờ đến
150 hải lý, chịu được sóng trên cấp 8. |
Chiếc |
14 |
3 |
5 |
6 |
5 |
Tàu
tuần tra kết hợp với chuyên dụng tìm kiếm
cứu nạn trên biển có tốc độ cao, tầm
hoạt động xa bờ đến 250 hải lý, chịu
được sóng trên cấp 8. |
Chiếc |
9 |
3 |
3 |
3 |
6 |
Tàu tìm kiếm cứu nạn trên
biển, tầm hoạt động gần, chịu được
sóng cấp 5, loại 1.200 CV. |
Chiếc |
90 |
1 |
40 |
49 |
7 |
Tàu
đa năng, có phương tiện hút lọc dầu ứng
phó sự cố tràn dầu tầm hoạt động xa
bờ đến 50 hải lý. |
Chiếc |
3 |
|
2 |
1 |
8 |
Tàu
đa năng, có phương tiện hút lọc dầu ứng
phó sự cố tràn dầu tầm hoạt động xa
bờ đến 150 hải lý. |
Chiếc |
3 |
|
1 |
2 |
9 |
Tàu
đa năng, có phương tiện hút lọc dầu ứng
phó sự cố tràn dầu tầm hoạt động xa
bờ đến 250 hải lý. |
Chiếc |
3 |
|
1 |
2 |
10 |
Xe
lội nước tìm kiếm cứu nạn. |
Chiếc |
25 |
|
15 |
10 |
11 |
Phao
quây dầu trên biển. |
M |
9.000 |
2.000 |
7.000 |
|
12 |
Phao
quây dầu trên sông. |
M |
6.000 |
2.000 |
4.000 |
|
13 |
Kích
thuỷ lực 10 - 20 tấn. |
Chiếc |
6 |
2 |
2 |
2 |
14 |
Quần
áo, dày chống cháy. |
Bộ |
1.000 |
50 |
450 |
500 |
15 |
Xe
thang cao 30 - 50 m. |
Chiếc |
24 |
|
15 |
9 |
16 |
Xe
chuyên dùng hút khói. |
Chiếc |
6 |
|
3 |
3 |
17 |
ống
cứu người trên nhà cao tầng. |
Chiếc |
30 |
|
20 |
10 |
18 |
Xe
cẩu 20 - 25 tấn trở lên. |
Chiếc |
8 |
2 |
4 |
2 |
19 |
Xe
nâng từ 5 - 10 tấn. |
Chiếc |
6 |
2 |
2 |
2 |
20 |
Xe đầu
kéo. |
Chiếc |
6 |
2 |
2 |
2 |
21 |
Xe
cầu phao PMP. |
Bộ |
5 |
2 |
2 |
1 |
22 |
Máy
xúc, máy đào đa năng. |
Chiếc |
10 |
|
3 |
7 |
23 |
Máy
ủi, Máy gạt đa năng. |
Chiếc |
10 |
|
3 |
7 |
24 |
Máy
khoan cắt bê tông. |
Chiếc |
10 |
2 |
6 |
2 |
25 |
Máy
phát điện 5 - 30 KW. |
Chiếc |
10 |
|
4 |
6 |
26 |
Camera
nhìn dưới nước, dò tìm. |
Chiếc |
50 |
|
20 |
30 |
27 |
Máy
định vị GPS. |
Chiếc |
50 |
|
20 |
30 |
28 |
Đèn
chiếu sáng. |
Dàn |
100 |
|
40 |
60 |
29 |
Xe
tiêu tẩy, thiết bị báo độc. |
Chiếc |
6 |
|
4 |
2 |
30 |
Quần
áo phòng độc. |
Bộ |
1.000 |
|
500 |
500 |
31 |
Máy
bơm hoá chất. |
Bộ |
10 |
|
5 |
5 |
32 |
Mặt
nạ cách ly. |
Chiếc |
1.000 |
|
500 |
500 |
33 |
Thiết
bị phòng độc. |
Bộ |
2.000 |
|
1.000 |
1.000 |