Quyết định 34/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 34/2005/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 34/2005/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 22/02/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Bảo vệ môi trường - Ngày 22/02/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chương trình này tập trung vào các công tác sau: tăng cường công tác quản lý môi trường tại khu vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, quy định việc thành lập đơn vị quản lý môi trường trong các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp, Đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường để bảo đảm có đủ nguồn lực bảo vệ môi trường, cần chú trọng huy động mọi nguồn lực trong toàn xã hội để đầu tư bảo vệ môi trường, Đa dạng hoá các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện các dịch vụ bảo vệ môi trường, khuyến khích thành lập các tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường.... Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, tăng cường đầu tư cho các cơ sở thu gom, xử lý, tái chế chất thải, trong đó chú trọng quy hoạch, xây dựng các khu xử lý tập trung chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại, quản lý tốt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý chất thải tại các làng nghề, khu chăn nuôi tập trung... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 34/2005/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 34/2005/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 34/2005/QĐ-TTG
NGÀY 22 THÁNG 02 NĂM 2005 BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
SỐ 41-NQ/TW NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số
41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH
PHỦ
Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15
tháng 11 năm 2004
của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ)
I. MỤC TIÊU:
Chương
trình hành động cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Nghị quyết số
41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, sự cố môi trường, phục hồi và từng bước nâng cao chất lượng môi
trường, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện
tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
II. NHIỆM VỤ:
1. Tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường:
Phổ biến,
quán triệt rộng rãi Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của
Chính phủ, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước về bảo vệ môi trường.
Hình thành
và tăng cường năng lực cho các bộ phận tuyên truyền môi trường trong các cơ quan,
tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và địa phương; xây dựng chương trình truyền
thông môi trường trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở trung ương, địa
phương;
Đẩy mạnh
việc thực hiện Đề án đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân; chú trọng giáo dục truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi, gắn bó
với môi trường; tăng cường công tác tuyên truyền đối với các cơ sở sản xuất
kinh doanh để giúp các cơ sở này nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện
các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Xây dựng và
áp dụng tiêu chí về môi trường trong công tác thi đua khen thưởng; công bố công
khai hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm tạo dư luận xã hội lên
án nghiêm khắc đối với những hành vi đó.
2. Tăng
cường công tác quản lý về bảo vệ môi trường:
Hoàn thiện
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan, sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường, xây dựng
Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn thi hành; rà soát, điều chỉnh,
bổ sung nội dung bảo vệ môi trường đối với các văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành có liên quan chưa phù hợp.
Xác định rõ
trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa các
bộ, ngành và các địa phương; tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan
chức năng trong việc bảo vệ môi trường.
Kiện toàn
tổ chức quản lý môi trường ở các Bộ, ngành; xác định chức năng, nhiệm vụ của tổ
chức bảo vệ môi trường trong cơ cấu tổ chức của Bộ, ngành; nâng cao năng lực
quản lý bảo vệ môi trường cho cán bộ của các Bộ, ngành; tăng cường chức năng,
nhiệm vụ của Bộ Công an trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi
trường.
Nâng cao
năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp địa phương, tăng biên chế
chuyên trách, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan quản lý về bảo
vệ môi trường ở địa phương, chú trọng ở cấp quận, huyện, phường, xã.
Tăng cường
công tác quản lý môi trường tại khu vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, quy
định việc thành lập đơn vị quản lý môi trường trong các ban quản lý khu công
nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp.
Sớm nghiên
cứu, xây dựng cơ chế phối hợp giữa uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thuộc lưu vực các sông trong việc bảo vệ môi trường lưu vực
sông.
Tăng cường
năng lực giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường.
3. Thể chế
hoá yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh
tế-xã hội:
Xây dựng
Nghị định quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê
duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án, trong đó chú trọng vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường, các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng dân cư có liên quan; bảo
đảm tỷ lệ vốn thích hợp để thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy
định trong tổng vốn đầu tư của dự án phát triển; thực hiện nghiêm việc đánh giá
tác động môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án phát triển.
Xây dựng và
áp dụng các tiêu chí môi trường trong bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của Việt
Nam.
Rà soát,
điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển
quốc gia, ngành, địa phương hiện chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững.
4. Tăng
cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự
chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường:
Tiếp tục thể
chế hoá việc áp dụng công cụ kinh tế; nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban
hành văn bản hướng dẫn thu và sử dụng các loại phí, lệ phí bảo vệ môi trường
theo danh mục đính kèm Pháp lệnh phí và lệ phí; khẩn trương xây dựng Luật Thuế
bảo vệ môi trường.
Phân định
rõ các nội dung chi từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động sự nghiệp môi
trường. Trên cơ sở đó hình thành mục chi ngân sách nhà nước riêng cho các hoạt
động sự nghiệp môi trường, xây dựng kế hoạch thực hiện để đến năm 2006 bố trí
không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước cho mục chi các hoạt động sự nghiệp
môi trường và bảo đảm tăng dần hàng năm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Đa dạng hoá
đầu tư bảo vệ môi trường để bảo đảm có đủ nguồn lực bảo vệ môi trường, cần chú
trọng huy động mọi nguồn lực trong toàn xã hội để đầu tư bảo vệ môi trường.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để khuyến
khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho bảo vệ môi trường. Các cấp chính quyền
địa phương có trách nhiệm huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư
đóng góp công sức, tiền của... để đầu tư bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi
trường cần được lồng ghép với các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội
Rà soát,
hoàn thiện và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, ưu đãi, khuyến
khích về thuế, các biện pháp trợ giá đối với hoạt động bảo vệ môi trường phù
hợp với thông lệ quốc tế. Hoàn thiện cơ chế, đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam.
Tăng tỷ lệ
đầu tư cho bảo vệ môi trường từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
5. Đẩy mạnh
xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường:
Thể chế hoá
các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các tổ chức, đoàn thể,
cộng đồng dân cư, cá nhân tham gia công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt trong
quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các quyết định có liên quan về bảo vệ
môi trường.
Đa dạng hoá
các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích sự tham gia của khu vực
tư nhân, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
thực hiện các dịch vụ bảo vệ môi trường; khuyến khích thành lập các tổ chức
đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường.
Xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng và phát triển các điển hình
tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Chú trọng
xây dựng và thực hiện hương ước, quy định, cam kết bảo vệ môi trường; phát
triển các mô hình cộng đồng dân cư tự quản trong hoạt động bảo vệ môi trường.
6. Đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực
cho bảo vệ môi trường:
Đẩy mạnh
nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học phục vụ công tác hoạch định chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Tổng kết,
đánh giá, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản; hoàn thiện quy hoạch tổng thể của
hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường, đồng thời
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
của hệ thống.
Nghiên cứu,
ứng dụng và chuyển giao công nghệ môi trường, công nghệ sạch, thân thiện môi
trường, phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo vệ môi trường; xây dựng và nhân
rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn; hình thành và phát triển ngành công
nghiệp môi trường, tạo thị trường, thúc đẩy các doanh nghiệp dịch vụ môi
trường, phát triển kinh tế môi trường.
Nâng cao
năng lực các tổ chức nghiên cứu khoa học, công nghệ về môi trường, thành lập
Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường.
Đẩy mạnh
công tác đào tạo cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý cho lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
7. Đẩy mạnh
hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; đáp ứng yêu cầu về môi trường trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế:
Thực hiện
đầy đủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, các hoạt động hợp tác quốc
tế song phương và đa phương về môi trường, chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ
cán bộ để bảo đảm hiệu quả của các hoạt động trên. Tăng cường công tác nội luật
hoá các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Hoàn thiện
hệ thống chính sách, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam phù hợp với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh việc phổ biến và áp dụng các tiêu chuẩn về môi
trường có liên quan đến sản phẩm và hàng hoá xuất nhập khẩu.
Xây dựng
chiến lược hợp tác và huy động tối đa các nguồn lực quốc tế, chú trọng việc
nâng cao năng lực xây dựng các chương trình, dự án, quản lý và sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài trợ quốc tế cho bảo vệ môi trường.
Tăng cường
hợp tác với các quốc gia có chung đường biên giới, nhất là có chung các con
sông để bảo vệ môi trường khu vực biên giới và kiểm soát ô nhiễm xuyên biên
giới.
8. Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải:
Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát ô nhiễm đến năm 2010; xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện các đề án bảo vệ môi trường đối với các lưu vực sông đang bị ô nhiễm nặng.
Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, tăng cường đầu tư cho các cơ sở thu gom, xử lý, tái chế chất thải, trong đó chú trọng quy hoạch, xây dựng các khu xử lý tập trung chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại, quản lý tốt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý chất thải tại các làng nghề, khu chăn nuôi tập trung.
9. Bảo tồn
thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học:
Tăng cường
công tác bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển và các hải đảo; công tác bảo vệ
và phát triển rừng, đặc biệt đối với rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, rừng ngập mặn. Bảo vệ nghiêm ngặt các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn
quốc gia.
Xây dựng,
phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ đa dạng
sinh học trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thực hiện
nghiêm các quy định về bảo vệ các giống loài động vật, thực vật quý hiếm có
nguy cơ bị tuyệt chủng trong danh mục cần bảo vệ; bảo vệ và chống thất thoát
các nguồn gen bản địa quý hiếm; ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai,
sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường.
10. Khai
thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Sửa đổi, bổ
sung Luật Khoáng sản và các văn bản dưới luật về khai thác, sử dụng hiệu quả,
tiết kiệm, khai thác tận thu, tránh thất thoát, lãng phí tài nguyên khoáng
sản.
Quản lý
tổng hợp các nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản, đa dạng sinh học, tài
nguyên biển và ven biển.
Xây dựng,
tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích các mẫu hình tiêu thụ tiết kiệm, sử
dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, hạn chế khai thác, sử dụng các tài
nguyên năng lượng hoá thạch.
11. Bảo vệ môi trường đô thị và vùng ven đô thị:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về kiểm soát ô nhiễm cho các đô thị và vùng ven đô.
Thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm tiến tới thu gom và xử lý toàn bộ chất thải bằng các giải pháp thích hợp nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở đô thị và vùng ven đô.
Triển khai đồng bộ các biện pháp giảm tiếng ồn, khí độc, khói bụi thải từ các phương tiện giao thông, xử lý nghiêm tình trạng ô nhiễm do các phương tiện giao thông, do các hoạt động xây dựng gây ra.
Bảo vệ cảnh quan, phát triển cây xanh, quy hoạch hợp lý và xây dựng hệ thống các công trình vệ sinh công cộng hợp vệ sinh; ban hành và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường khu du lịch, giải trí, khu vực công cộng, hành vi phá hoại cảnh quan, cây xanh.
Sửa đổi, hoàn thiện các tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch, xây dựng đô thị, nghĩa trang, các công trình đô thị bảo đảm các yêu cầu về môi trường sinh thái, cảnh quan môi trường, bảo tồn di sản văn hoá.
12. Bảo vệ môi trường nông thôn:
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo, chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình; tổ chức phổ biến các hình thức mai táng phù hợp nhằm từng bước xoá bỏ các tập tục lạc hậu về ma chay, mai táng không hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và môi trường; tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sạch và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Đẩy mạnh việc phổ biến và áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp; thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng hoá chất trong canh tác, bảo quản, chế biến hàng nông sản, thủy hải sản.
Quy hoạch và quản lý môi trường trong phát triển làng nghề, cụm công nghiệp, trang trại chăn nuôi tập trung; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề.
Xây dựng và phổ biến các mô hình sản xuất thân thiện môi trường, mô hình các làng kinh tế - sinh thái; tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng các phương thức, kỹ thuật canh tác tiên tiến nhằm ngăn chặn tình trạng thoái hoá và sa mạc hoá đất đai, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất; xây dựng và phổ biến các mô hình nhà vệ sinh hợp vệ sinh, chi phí thấp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng Công ty, các Khu công nghiệp có trách nhiệm:
- Nghiên cứu, quán triệt các nội dung của Nghị quyết và Chương trình hành động, trong Quý II năm 2005 ban hành Chương trình, kế hoạch hành động, các đề án ưu tiên của Bộ, ngành, địa phương; cụ thể hoá các quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết và Chương trình hành động này trong xây dựng các kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm của Bộ, ngành, địa phương.
- Tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phân bổ, bố trí chi ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương, phù hợp với định hướng, mục tiêu chung đã được xác định tại Nghị quyết.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ trong Quý IV năm 2005Đề án kiện toàn và tăng cường năng lực cho bộ máy quản lý bảo vệ môi trường ở các bộ, ngành, địa phương, khu chế xuất, khu công nghiệp.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ trong Quý III năm 2005 Nghị định quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển.
5. Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập phân ngành môi trường, nghiên cứu xây
dựng hệ thống tiêu chí môi trường trong bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của
Việt Nam.
6. Bộ Tài
chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
nghiên cứu, đề xuất chủ trương, biện pháp để bảo đảm đến năm 2006 bố trí không
dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước cho mục chi các hoạt động sự nghiệp môi
trường và tăng dần hàng năm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình Chính phủ Đề
án đa dạng hoá các nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường trong Quý
III năm 2005.
Bộ Tài
chính (Tổng cục Hải quan) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy
mạnh thực hiện các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn việc nhập khẩu bất hợp pháp
các loại hoá chất độc hại, thuốc trừ sâu, phân bón, rác thải...
7. Bộ Tư
pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ trong Quý
IV năm 2005 Đề án tổng thể rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội dung bảo vệ môi
trường đối với các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan.
8. Bộ Công
an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ nghiên cứu đề
xuất phương án thành lập lực lượng cảnh sát môi trường, tăng cường chức năng,
nhiệm vụ phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
9. Bộ Công
nghiệp trình Chính phủ trong Quý IV năm 2005 Đề án hạn chế và giảm dần việc sử dụng
hoá chất độc hại, các bao bì làm từ các loại vật liệu khó phân huỷ trong công
nghiệp, thay thế bằng các nguyên, vật liệu thân thiện môi trường.
10. Bộ Giao
thông vận tải trình Chính phủ trong Quý IV năm 2005 Đề án giảm thiểu ô nhiễm do
hoạt động giao thông vận tải.
11. Bộ Khoa
học và Công nghệ trình Chính phủ trong Quý II năm 2005 Đề án thúc đẩy chuyển
giao và ứng dụng công nghệ môi trường. Rà soát, hoàn chỉnh, ban hành bộ Tiêu
chuẩn môi trường Việt Nam.
12. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ trong Quý IV năm 2005 Đề án bảo
vệ môi trường làng nghề và các khu chăn nuôi tập trung.
13. Bộ Thuỷ
sản trình Chính phủ trong Quý IV năm 2005 Đề án tăng cường công tác bảo tồn đa
dạng sinh học biển.
14. Bộ Xây
dựng hướng dẫn thống nhất việc quy hoạch, xây dựng các tiêu chuẩn qui phạm về
các công trình kỹ thuật hạ tầng và vệ
sinh môi trường đô thị, nông thôn, khu công nghiệp trong Quý III năm 2005. Xây
dựng, trình Chính phủ đề án qui hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn, nước thải
cho các đô thị Việt Nam vào Quý IV năm 2005.
15. Viện
Thi đua Khen thưởng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường
nghiên cứu bổ sung tiêu chí bảo vệ môi trường trong công tác thi đua, khen
thưởng của Nhà nước và tổ chức thực hiện.
16. Bộ Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Phối hợp
với Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể
tổ chức phổ biến rộng rãi nội dung Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình
hành động này.
- Trình
Chính phủ các đề án: Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên và môi
trường trong Quý III năm 2005, kế hoạch quốc gia về bảo vệ đa dạng sinh học
2006-2010 trong Quý IV năm 2005, Luật Đa dạng sinh học trong Quý II năm 2007.
- Bộ Tài
nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình
này và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.