Quyết định 21/2016/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp liên ngành về phòng chống bạo lực gia đình

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 21/2016/QĐ-TTg

Quyết định 21/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2016/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
17/05/2016
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phối hợp phát hiện sớm và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình

Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ngày 17/05/2016, quy định nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương và địa phương về phòng, chống bạo lực gia đình.
Nội dung phối hợp tập trung vào thông tin, truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình; tư vấn, hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; thống kê, báo cáo số liệu và thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình.
Về việc phối hợp phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình và thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, Thủ tướng giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn quy trình phát hiện sớm vụ việc gia đình, bảo vệ, chuyển gửi an toàn và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ngay từ cộng đồng. Bộ Công an chỉ đạo công an các cấp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện quy trình phát hiện sớm và bảo vệ an toàn cho nạn nhân; Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh phối hợp với các tổ chức liên quan thực hiện khám sàng lọc và chuyển gửi an toàn bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình…
Trong đó, việc phối hợp phải được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật; bảo đảm chủ động, hiệu quả; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phối hợp liên ngành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2016.

Xem chi tiết Quyết định 21/2016/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 21/2016/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 21/2016/QĐ-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 21/2016/QĐ-TTg PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 21/2016/QĐ-TTg ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 21/2016/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2016

Căn cứ Luật Tchức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chng bạo lực gia đình ngày 05 tháng 12 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Thủ tướng Chính phủ Quyết định ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chng bạo lực gia đình.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2016.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX
(3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ
THỦ TƯỚNG




 

 


Vũ Đức Đam

QUY CHẾ

PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
(Ban hành theo Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Thủ tưng Chính phủ)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương và địa phương về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm chủ động, hiệu quả trong các hoạt động phối hợp liên ngành.

3. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phối hợp liên ngành.

Điều 3. Nội dung phi hợp

1. Phòng ngừa bạo lực gia đình:

a) Thông tin, truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Tư vấn, hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình;

c) Phát triển các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình:

a) Phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình;

b) Tiếp nhận, bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Thống kê, báo cáo số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 4. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí thực hiện công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình được btrí từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; từ các nguồn tài trợ, viện trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác.

2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp lập dự toán chi ngân sách hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

 

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

Điều 5. Phối hợp phòng ngừa bạo lực gia đình

1. Phối hợp cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì việc cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc;

b) Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Phối hợp trong truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp nội dung, ấn phẩm truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình cho Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương;

b) Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình;

c) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp thực hiện truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình;

d) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình;

đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan.

3. Phối hợp trong giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp nội dung, kiến thức giáo dục chuyn đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương;

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo nghề lồng ghép nội dung giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên, chương trình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dc;

c) Bộ Công an chỉ đạo công an các cấp thực hiện việc giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho người gây bạo lực gia đình trong quá trình xử lý vụ việc bạo lực gia đình;

d) Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp bồi dưỡng kiến thc, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ kim sát viên và thm phán các cp đthực hiện việc giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho người gây bạo lực gia đình trong quá trình truy t, xét x;

đ) Đề nghị Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tng Liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho các hội viên, đoàn viên thuộc phạm vi quản lý.

e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho người dân trên địa bàn quản lý theo hưng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan.

4. Phối hợp trong tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp nội dung, hướng dẫn tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình cho nạn nhân bạo lực gia đình, người gây bạo lực gia đình và các cá nhân liên quan;

c) Bộ Y tế chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình cho bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình và các cá nhân liên quan;

d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tại địa phương thực hiện tư vấn về phòng, chng bạo lực gia đình trong cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chng bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch và các Bộ, ngành, cơ quan, tchức liên quan.

5. Phối hợp trong hòa giải mâu thuẫn gia đình:

a) Bộ Tư pháp hướng dẫn các giải pháp nâng cao chất lượng hòa giải mâu thun gia đình tại cơ sở; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan, tổ chức liên quan bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải mâu thuẫn gia đình cho hòa giải viên cơ sở;

b) Bộ Văn a, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình liên quan đến hòa gii mâu thuẫn gia đình;

c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân cp huyện, Ủy ban nn dân cấp xã thực hiện hòa giải mâu thuẫn gia đình tại cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan.

6. Phối hợp phát triển các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn xây dựng, phát triển mô hình và đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc;

b) Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, phát triển các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 6. Phối hợp phát hiện sm vụ việc bạo lực gia đình và thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trnạn nhân bạo lực gia đình

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn quy trình phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình, bảo vệ, chuyển gửi an toàn và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ngay từ cộng đng.

2. Bộ Công an chỉ đạo công an các cấp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện quy trình phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình, bảo vệ an toàn cho nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Bộ Y tế chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc khám sàng lọc và chuyển gửi an toàn bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các biện pháp hỗ trợ và chuyển gửi an toàn nạn nhân bạo lực gia đình.

5. Bộ Tư pháp chỉ đạo trung tâm trợ giúp pháp lý phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc trợ giúp pháp lý và chuyn gửi an toàn nạn nhân bạo lực gia đình.

6. Đề nghị Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản HChí Minh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chỉ đạo các cấp hội, đoàn phối hợp với cơ quan chức năng trong việc phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình, cung cấp các hoạt động hỗ trợ ngay từ cộng đồng, chuyn gửi an toàn nạn nhân bạo lực gia đình.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình, thực hiện biện pháp can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ và chuyển gửi an toàn nạn nhân bạo lực gia đình theo địa bàn quản lý; xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra tại địa bàn giáp ranh.

Điều 7. Phối hợp trong thống kê, báo cáo về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, hướng dẫn việc thu thập, thống kê, tổng hợp, báo cáo về phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc.

2. Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả về phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi quản lý ngành và địa bàn, gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo kết quả thực hiện về phòng, chống bạo lực gia đình theo phạm vi quản lý.

Điều 8. Phối hợp thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì việc thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa bàn trọng điểm.

2. Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương phối hợp thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình ở đa phương.

 

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Chủ trì, đôn đốc các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Quy chế này.

2. Phối hợp vi các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao về phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Ban hành, hưng dẫn các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai bộ chỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện nhiệm vụ về phòng, chng bạo lực gia đình theo từng giai đoạn.

4. Chủ trì, tổ chức các cuộc họp, kiểm tra, đánh giá liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Quy chế và các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện.

Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan

1. Chủ động triển khai, thực hiện Quy chế theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Phối hợp với BVăn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng các chương trình, kế hoạch, nội dung cần phối hợp liên ngành; đề nghị các vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, sửa đi trong quá trình triển khai, thực hiện Quy chế.

3. Chỉ đạo việc triển khai bộ chỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

4. Cử đơn vị đầu mi về phòng, chống bạo lực gia đình tham gia các hoạt động phối hợp liên ngành theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương

1. Chủ động triển khai, thực hiện Quy chế theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Chỉ đạo các Sở, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương thông qua Ban chỉ đạo công tác gia đình cùng cấp.

3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện bộ chỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong quá trình triển khai, thực hiện Quy chế nếu có phát sinh, vướng mắc, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương gửi văn bản về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi