Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 815-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch và xây dựng các khu dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu long
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 815-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 815-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 12/12/1995 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 815-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 815-TTG
NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 1995 VỀ VIỆC QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG CÁC KHU DÂN CƯ Ở CÁC
TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Hiện nay, do tập quán canh tác và sinh hoạt lâu đời hoặc do những nguyên nhân kinh tế, xã hội khác nên thực trạng phân bố dân cư ở nhiều địa phương thuộc các các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long còn quá phân tán, người dân cư trú ngay trên vùng đất mới khai phá, ở mức độ nhất định có nơi còn mang tính chất của một nền kinh tế tự nhiên. Trong khi đó, ở một số vùng mật độ dân số cao đã phát sinh nhiều khó khăn và những mất cân đối trong môi trường sống. Tình trạng phân bố dân cư như vậy đã kìm hãm năng lực phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần của nhân dân, gây trở ngại lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, hạn chế khả năng phòng chống lũ lụt diễn ra hàng năm.
Để thực hiện nhiệm vụ phát triển và khai thác tiềm năng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ mới nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, nâng cao khả năng phòng chống thiên tai đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị ngập lụt, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Việc phân bố lại dân cư ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là một nhiệm vụ bức thiết, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng.
Từ nay đến hết quý 2 năm 1996 từng tỉnh phải xây dựng xong quy hoạch các khu dân cư cho 5-15 năm tới của tỉnh mình. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, phải từng bước lập và thực hiện các dự án xây dựng khu dân cư mới, trước mắt là từ nay đến năm 2000.
2. Trong việc xây dựng quy hoạch các khu dân cư Đồng bằng sông Cửu Long, phải chú ý các vấn đề sau đây:
- Căn cứ quy hoạch tổng thể của Đồng bằng sông Cửu Long và của các tỉnh, quy hoạch này phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của từng địa phương, bảo đảm phương hướng, mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, bảo đảm sự cân đối giữa các mặt kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.
- Căn cứ phong tục, tập quán và điều kiện cụ thể, xác định mô hình sản xuất và sinh hoạt của nhân dân theo tuyến, theo cụm, hoặc các mô hình khả thi khác... để xây dựng những khu dân cư có diện tích và dân số hợp lý, đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế, phòng chống thiên tai, về trật tự xã hội, an ninh quốc phòng.
- Bố trí đất thổ cư phù hợp tình hình quỹ đất của địa phương, dành đất cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội như đường giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, bệnh xá, nghĩa trang, cơ sở văn hoá... nhằm tạo điều kiện để người dân được cung ứng đầy đủ các dịch vụ, phúc lợi xã hội và cải thiện vệ sinh môi trường.
- Căn cứ mức kiểm soát lũ được xác định trong quy hoạch chống lũ Đồng bằng sông Cửu Long, lựa chọn hình thức kết cấu thích hợp cho nhà cửa và các loại công trình khác bảo đảm những sinh hoạt chủ yếu nhất của nhân dân không bị gián đoạn trong thời gian có lũ.
3. Việc xây dựng các khu dân cư phải theo phương châm: không gây ra những biến động lớn trong đời sống nhân dân, điều chỉnh dần từng bước để đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra từ thấp đến cao, từ bộ phận đến tổng thể. Trước hết, phải tập hợp những điểm dân cư rải rác, di chuyển các điểm dân cư có nguy cơ sụt lở vào những cụm, tuyến dân cư hợp lý.
Sau khi quy hoạch được duyệt, phải công bố rộng rãi cho nhân dân biết để người dân chủ động định liệu việc xây dựng cơ ngơi ổn định và kế hoạch làm ăn sinh sống lâu dài.
4. Việc xây dựng các khu dân cư chủ yếu phải dựa vào sức dân và các nguồn lực có thể huy động được của địa phương, động viên nhân dân giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm các gia đình thuộc diện chính sách xã hội và các gia đình nghèo. Sự trợ giúp của Nhà nước chủ yếu tập trung cho khâu xây dựng cơ sở hạ tầng.
5. Việc xây dựng các khu dân cư là công việc do Nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo chức năng của mình, các ngành, các cấp có trách nhiệm tham gia và phối hợp chặt chẽ theo hướng sau đây:
- UBND các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là người chủ trì xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch của tỉnh mình.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải sớm hoàn thành quy hoạch chống lũ Đồng bằng sông Cửu Long (được giao nhiệm vụ tại các Quyết định 569-TTg ngày 11-10-1994; 681-TTg ngày 21-10-1995) trong quý 1 năm 1996 để có những căn cứ cần thiết cho việc quy hoạch các khu dân cư của các tỉnh trong vùng. Đồng thời, Bộ là cơ quan đầu mối phối hợp các Bộ ngành ở Trung ương giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các tỉnh trong công việc này.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm giúp các tỉnh phối hợp quy hoạch các khu dân cư với quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch tổng thể các tỉnh và cân đối kế hoạch thực hiện quy hoạch; cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định quy hoạch các khu dân cư của các tỉnh.
- Bộ Tài chính bàn với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trợ cấp kinh phí điều tra, nghiên cứu lập quy hoạch cho các tỉnh; cùng Ngân hàng Nhà nước giúp các tỉnh xác định các nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch và biện pháp huy động vốn.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tổng cục Địa chính nghiên cứu, đề xuất biện pháp xử lý các vấn đề liên quan đến ruộng đất phát sinh trong quy hoạch như chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành thổ cư, cấp đất cho dân chuyển đến nơi ở mới...
- Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường giúp các tỉnh quy hoạch các khu dân cư và giải pháp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, nhà cửa bảo đảm các yêu cầu nêu trên.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các Bộ ngành khác tuỳ theo chức năng của mình, giúp các tỉnh nghiên cứu giải pháp phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các khu dân cư.
Quy hoạch các khu dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long là một nhiệm vụ bức thiết, không thể trì hoãn. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh trong vùng, các Bộ ngành liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện chỉ thị này.