Chỉ thị 397-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc phát triển trồng bông vải, bảo đảm cung ứng đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 397-CT
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 397-CT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Đồng Sĩ Nguyên |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 14/11/1990 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 397-CT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA CHỦ
TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 397-CT NGÀY 14-11-1990
VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN TRỒNG BÔNG VẢI, BẢO ĐẢM CUNG ỨNG ĐỦ NGUYÊN LIỆU CHO NGÀNH
CÔNG NGHIỆP DỆT
Bông là nguyên liệu cơ bản của công nghiệp dệt chưa có gì thay thế được hoàn toàn. Từ năm 1991 trở đi, nguồn bông nhập từ Liên Xô có khó khăn, do đó phải chủ động xử lý việc cân đối nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt.
Trước đây, nhân dân ta có truyền thống trồng bông sợi ngắn. Trong hàng chục năm nay, các tổ chức nghiên cứu khoa học đã đưa ra thực nghiệm nhiều giống bông sợi dài trên các vùng đất và khí hậu khác nhau. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, với cố gắng của cán bộ nghiên cứu khoa học, nông dân tỉnh Đồng Nai và một số nơi khác đã trồng thành công bông sợi dài trong mùa mưa thu hoạch vào đầu mùa khô, tuy diện tích còn ít nhưng đã rút ra được những kết luật quan trọng: giảm được tối đa sâu bệnh và nước tưới, năng suất cao, đạt từ 1-1,5 tấn bông hạt/ha, trồng xen được các cây họ đậu và một số cây trồng khác, trồng được bông sợi, dài chất lượng xơ bông bảo đảm yêu cầu của ngành dệt.
Với kết quả trên và điều kiện khí hậu, đất đai từ duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều trồng được bông sợi dài trong mùa mưa và có khả năng mở rộng khá nhanh diện tích bông mà không tranh chấp với đất trồng lúa.
Vì vậy, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định phát triển mạnh mẽ việc trồng bông để trong một thời gian ngắn cung ứng đủ bông cho công nghiệp dệt.
Căn cứ vào những ý kiến thống nhất với Uỷ ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Long An, Cửu Long, Thuận Hải, Khánh Hoà, Phú Yên và các Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Công nghiệp nhẹ, Thuỷ lợi, Tài chính và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cuộc họp ngày 16 tháng 10 năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:
1- Ngay từ bây giờ, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, các ngành có liên quan ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo và tạo điều kiện cho nông dân, các nông trường quốc doanh trồng bông chuẩn bị đủ giống, phân bón, đất đai và các biện pháp kỹ thuật để năm 1991 phấn đấu trồng ít nhất 3 vạn ha bông. Mức cụ thể giao cho từng tỉnh như sau: Đồng Nai 14.000 ha, Đắc Lắc 5.000 ha, Thuận Hải 2.000 ha, Khánh Hoà 2.000 ha, Phú Yên 2.000 ha, Long An 1.500 ha, Tây Ninh 1.000 ha, Sông Bé 500 ha, Cửu Long 500 ha, An Giang 500 ha, Minh Hải 500 ha, Bình Định 500 ha.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cần xác định cơ cấu giống, thời vụ, chế độ trồng xen, biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp và các biện pháp kỹ thuật khác phù hợp đặc điểm từng vùng sinh thái. Chú ý cơ cấu cây trồng trong từng vùng, vừa mở rộng diện tích cây bông nhưng không tranh chấp với các cây trồng khác hiện vẫn có hiệu quả.
2- Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm tiếp tục điều tra cơ bản, xây dựng quy hoạch phát triển bông cả nước và trên địa bản từng tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch, tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển bông 1991 - 1995 kịp với tiến độ xây dựng kế hoạch chung. Cần phải phấn đấu để đến năm 1995 bảo đảm cung ứng đủ cho công nghiệp dệt ít nhất 60% - 70% nhu cầu bông xơ sản xuất trong nước.
3- Cây bông do dân trồng là chính. Nhà nước khuyến khích các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư vốn phát triển bông. Người trồng bông thực hiện đầy đủ thuế nông nghiệp theo Luật thuế đã ban hành.
Các đơn vị kinh tế quốc doanh chủ yếu làm dịch vụ cho nhân dân sản xuất bông: sản xuất và cung cấp hạt giống, cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc..., tập huấn kỹ thuật cho nông dân, thu mua bông hạt, cán ép thành xơ và chế biến dầu hạt bông.
4- Giá bông xơ bán cho các nhà máy bằng giá bông xơ của thị trường thế giới (tuỳ chất lượng xơ) tính theo tỷ giá tiền đồng Việt Nam do Ngân hàng công bố tại cùng thời điểm.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm thoả thuận với Bộ Công nghiệp nhẹ định lại giá mua bông hạt để khuyến khích nông dân phát triển mạnh mẽ việc trồng bống. Giá mua bông hạt của nông dân phải bảo đảm cho người trồng bông thu lợi hơn trồng lúa trên cùng mảnh đất. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công bố ngay giá mua bông hạt vụ này cho nông dân biết.
Công ty Bông Trung ương được vay vốn của Ngân hàng với mức lãi suất thấp nhất hiện hành để sản xuất giống, thu mua bông hạt, cán ép bông xơ, chế biến dầu hạt bông. Liên hiệp các xí nghiệp dệt Bộ Công nghiệp nhẹ và các nhà máy dệt, nhà máy kéo sợi của các tỉnh, thành phố cần hỗ trợ vốn cho các đơn vị thu mua bông hạt. Trước mắt, Ngân hàng cho Công ty Bông Trung ương vay vốn để mua hết số bông hạt của nông dân thu hoạch vụ này để chuẩn bị đủ hạt giống cho năm 1991.
5- Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước bố trí vốn đầu tư thoả đáng cho công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, xây dựng cơ sở cán ép bông... Bộ Giáo dục và đào tạo mở lớp đại học về bông ở Trường đại học Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh để tăng cường cán bộ cho ngành bông.
6- Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Công nghiệp nhẹ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, huyện có trồng bông cần phân công một đồng chí lãnh đạo Bộ, Uỷ ban và có bộ phận chuyên lo phụ trách chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển bông đã đề ra. Công ty Bông Trung ương, Liên hiệp các xí nghiệp Dệt phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân các cấp tập trung chỉ đạo sớm hình thành các vùng bông công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy.
Tổ chức tuyên truyền rộng tãi chủ trương, chính sách phát triển cây bông của Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, biểu dương kịp thời các địa phương, tổ chức, cá nhân làm tốt và những nông dân trồng bông giỏi.
Năm 1991 là năm đầu tiên mở nhanh diện tích bông, yêu cầu các ngành, các cấp quán triệt đầy đủ chủ trương của Nhà nước, tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời các khó khăn trong quá trình thực hiện, bảo đảm kế hoạch phát triển bông năm 1991 thắng lợi, tạo đà cho các năm tiếp theo thực hiện được mục tiêu đã vạch ra.
Yêu cầu các Bộ, các ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo kết quả lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.