Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 36/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm điểm thực hiện Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 36/1998/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 36/1998/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Ngô Xuân Lộc |
Ngày ban hành: | 23/10/1998 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 36/1998/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 36 /1998/CT-TTG
NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM 1998 VỀ KIỂM ĐIỂM THỰC HIỆN
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY CHẾ KHU
CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
Nhằm phát triển Khu
công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao (sau đây gọi chung và tắt là KCN),
theo quy định chung trên phạm vi cả nước, Chính phủ đã có các Nghị định ban
hành Quy chế KCN, số 322/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1991, số 192/CP ngày 28
tháng 12 năm 1994 và số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997.
Qua mấy năm xây dựng
và phát triển theo Quy chế KCN của Chính phủ, đến nay chúng ta đã tạo được
không khí thuận lợi chung trong các ngành các cấp về nhận thức vai trò phát
triển KCN trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đã
hình thành được mạng lưới gồm 60 KCN trong đó có 56 Khu công nghiệp, 3 Khu chế
xuất và 1 Khu công nghệ cao phân bổ rộng trên các vùng của đất nước và các KCN
đã bắt đầu có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm (năm 1997 và 9
tháng 1998 đóng góp trên 10% giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu
của cả nước, thu hút khoảng 10 vạn lao động). KCN góp phần đô thị hóa vùng nông
thôn chậm phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng; đào tạo cán bộ quản lý
và công nhân lành nghề; bảo vệ môi sinh, môi trường và sử dụng đất có hiệu quả
hơn.
Tuy đã thu được kết
quả bước đầu, nhưng sự phát triển KCN trong thời gian qua chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển, công tác quản lý còn nhiều vướng mắc, quyền tự chủ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp chưa được phát huy đầy đủ, chính sách đặc thù đối với
KCN chưa rõ. Công tác vận động thu hút đầu tư vào KCN còn nhiều hạn chế. Nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên có nhiều, trong đó có một nguyên nhân quan
trọng là có vướng mắc trong khung pháp lý hiện hành, cần được nghiên cứu, sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện. Chính vì vậy, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa X cuối
năm 1997 đã thông qua việc xây dựng Luật KCN, nhằm tạo khung pháp lý cao hơn,
điều chỉnh tổng thể hơn, ổn định hơn đối với việc phát triển KCN mà trong thẩm
quyền của Chính phủ chưa thực hiện được.
Việc soạn thảo Luật
KCN trước hết cần dựa vào tổng kết hoạt động thực tiễn của các KCN hiện có.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm điểm
thực hiện Quy chế hoạt động KCN của Chính phủ trên một số nội dung sau :
1. Đánh giá chung về hoạt động của KCN trong những năm qua;
2. Công tác quy hoạch phát triển KCN;
3. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng;
4. Việc phát triển các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN để đồng bộ hóa với các công trình hạ tầng trong hàng rào KCN;
5. Cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động KCN;
6. Việc thực hiện các thủ tục hành chính Nhà nước cấp : Giấy phép đầu tư, quản lý xây dựng, thương mại, tài chính, ngân hàng, lao động, hải quan, công an;
7. Nhận xét và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế KCN;
Các cơ quan quản lý Nhà
nước ở Trung ương và địa phương có liên quan, trong phạm vi chức năng và quyền
hạn được giao có trách nhiệm hoàn thành báo cáo kiểm điểm thực hiện theo các
nội dung nêu trên vào cuối tháng 12 năm 1998.
Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp Việt Nam theo dõi, tổng hợp báo cáo kiểm điểm thực hiện của các Bộ, ngành và địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.