Quyết định 2572/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2010
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2572/QĐ-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2572/QĐ-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Công Nghiệp |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/10/2010 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cán bộ-Công chức-Viên chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 2572/QĐ-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2572/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Đề án thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2010
________________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổ chức thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2010 (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ ÁN
TỔ CHỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TỔNG CỤC THUẾ NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số: 2572 /QĐ- BTC ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với thí sinh thi cán bộ, công chức; căn cứ Quyết định số 12/2006/QĐ-BNV12/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Nội quy kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức;
Căn cứ Quyết định số 2382/QĐ-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao biên chế công chức hành chính năm 2010 của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ; Tổng cục Thuế và Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính xây dựng Đề án tổ chức thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2010 như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
Tổ chức thi tuyển dụng công chức nhằm lựa chọn những người có đủ phẩm chất và trình độ chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị, đảm bảo tuyển chọn những người có kiến thức chuyên môn tốt theo các chuyên ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sử dụng công chức.
2. Yêu cầu:
Thi tuyển dụng công chức phải đảm bảo nghiêm túc, công khai, công bằng, đánh giá đúng trình độ, năng lực của thí sinh nhằm đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ và các quy định hiện hành của Nhà nước về tuyển dụng công chức.
II. Chỉ tiêu tuyển dụng qua thi tuyển:
Tổng nhu cầu tuyển dụng thông qua thi tuyển dụng là 2.832 chỉ tiêu, trong đó:
+ Ngạch kiểm soát viên thuế và chuyên viên làm chuyên môn nghiệp vụ là 1.970 chỉ tiêu. Trong đó:
- Tốt nghiệp các chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Ngân hàng là 1.574 chỉ tiêu.
- Tốt nghiệp các chuyên ngành Luật kinh tế là 205 chỉ tiêu.
- Tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế thuộc các trường đại học là 191 chỉ tiêu.
+ Ngạch chuyên viên làm công nghệ thông tin là 205 chỉ tiêu;
+ Ngạch lưu trữ viên là 44 chỉ tiêu;
+ Ngạch cán sự (trình độ cao đẳng) làm công nghệ thông tin là 97 chỉ tiêu;
+ Ngạch kiểm thu viên thuế và cán sự làm chuyên môn nghiệp vụ là 403 chỉ tiêu. Trong đó:
- Tốt nghiệp các chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Ngân hàng là 325 chỉ tiêu.
- Tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế khác là 78 chỉ tiêu.
+ Ngạch lưu trữ viên trung cấp là 113 chỉ tiêu;
III. Điều kiện, tiêu chuẩn, hồ sơ đăng ký thi tuyển:
1. Điều kiện đăng ký tuyển dụng:
1.1. Người có các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự thi tuyển công chức:
- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
- Tuổi đời từ đủ 18 tuổi đến 45 tuổi;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ;
- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển;
1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự thi tuyển công chức:
- Không cư trú tại Việt Nam;
- Mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
2. Điều kiện ưu tiên: Thực hiện quy định tại Điều 5, Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, bao gồm:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển.
Trường hợp người dự thi tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên theo quy định thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển theo quy định.
3. Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ:
3.1. Đối với thí sinh thi ngạch kiểm soát viên thuế và chuyên viên làm chuyên môn nghiệp vụ:
a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) trở lên thuộc các chuyên ngành:
- Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Ngân hàng.
- Chuyên ngành Kinh tế thuộc các trường đại học;
- Các chuyên ngành Luật kinh tế.
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên;
c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ A trở lên.
3.2. Đối với thí sinh thi ngạch chuyên viên làm công nghệ thông tin:
a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (kỹ sư) trở lên thuộc chuyên ngành: Khoa học máy tính, Hệ thống máy tính, Hệ thống thông tin, Truyền thông máy tính, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Toán - tin ứng dụng;
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên;
3.3. Đối với thí sinh thi ngạch lưu trữ viên:
a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) trở lên thuộc các chuyên ngành: Lưu trữ học và quản trị văn phòng, Hành chính học;
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên;
c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ A trở lên.
3.4. Đối với thí sinh thi ngạch kiểm thu viên thuế và cán sự làm chuyên môn nghiệp vụ:
a) Có bằng tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng chính quy, thuộc các chuyên ngành: Tài chính, Kế toán, Ngân hàng, Ngoại thương, Thương mại, Quản trị kinh doanh và chuyên ngành kinh tế của các trường Trung cấp, cao đẳng;
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên;
c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ A trở lên.
3.5. Đối với thí sinh thi ngạch cán sự làm công nghệ thông tin:
a) Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng chính quy trở lên thuộc các chuyên ngành: Công nghệ thông tin (Công nghệ phần mềm, Truyền thông và mạng máy tính), Tin học doanh nghiệp, Tin học ứng dụng, Kỹ thuật máy tính và mạng, Toán tin, Hệ thống thông tin kinh tế (chuyên ngành Tin học - Kế toán);
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên.
6.6. Đối với thí sinh thi ngạch lưu trữ viên trung cấp:
a) Có bằng tốt nghiệp Trung cấp chính quy trở lên thuộc các chuyên ngành: Lưu trữ học và quản trị văn phòng, Hành chính học;
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên;
c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ A trở lên.
3.7. Về điều kiện văn bằng và loại hình đào tạo:
* Về điều kiện văn bằng:
- Đối với thí sinh đăng ký dự thi tuyển vào ngạch kiểm soát viên thuế, chuyên viên làm chuyên môn nghiệp vụ; chuyên viên làm công nghệ thông tin; lưu trữ viên; phải có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) trở lên phù hợp với yêu cầu chuyên ngành của ngạch dự tuyển, không phân biệt bằng do trường công lập hay ngoài công lập cấp;
- Đối với thí sinh đăng ký dự thi tuyển vào ngạch Kiểm thu viên, cán sự làm công tác chuyên môn nghiệp vụ; cán sự tin học; lưu trữ viên trung cấp phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng chính quy phù hợp với yêu cầu chuyên ngành của ngạch dự tuyển, không phân biệt bằng do trường công lập hay ngoài công lập cấp;
* Về phân biệt văn bằng Đại học theo loại hình đào tạo:
- Đối với thí sinh đăng ký dự thi tuyển vào các Cục Thuế thuộc các tỉnh miền núi (Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Lào Cai, Bắk Kạn, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La), Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông) và đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau), thì: Người đăng ký dự thi tuyển phải có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) trở lên không phân biệt loại hình đào tạo.
- Đối với các thí sinh đăng ký dự thi tuyển vào các Cục Thuế thuộc các tỉnh, TP còn lại: Người đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp Đại học chính quy hoặc có bằng thạc sỹ, tiến sỹ.
- Đối với thí sinh mới tốt nghiệp Đại học, cao đẳng, trung cấp nhưng chưa được cấp bằng có thể nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp để tham gia dự thi tuyển. Khi trúng tuyển và nhận quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng phải xuất trình bằng tốt nghiệp theo quy định.
4. Hồ sơ dự tuyển gồm:
- Đơn xin dự tuyển (theo mẫu số 1 kèm theo);
- Bản sơ yếu lý lịch (theo mẫu số 2 kèm theo), có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập;
- Bản sao giấy khai sinh;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến trước ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
- Giấy chứng nhận thay thế chứng chỉ ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển dụng công chức (nếu có) được Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận thí sinh sử dụng thành thạo một ngôn ngữ dân tộc thiểu số;
- 03 phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận, 02 ảnh (cỡ 4cm x 6cm) chụp trong thời gian 02 tháng tính từ thời điểm thí sinh được tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển;
Hồ sơ đăng ký dự tuyển của mỗi thí sinh đựng trong 01 bì thư riêng có kích thước 25 x 35, ngoài bì ghi rõ họ tên nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế có chỉ tiêu tuyển dụng.
IV. Các quy định cụ thể về thi tuyển công chức:
1. Môn thi, nội dung và hình thức thi:
1.1. Đối với thí sinh thi tuyển công chức loại C - ngạch kiểm soát viên thuế và chuyên viên; chuyên viên công nghệ thông tin và lưu trữ viên: thi 04 môn với 05 bài thi.
a) Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài, thời gian làm bài 90 phút.
Nội dung thi: Kiến thức quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, tài chính (theo tài liệu Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên của Học viện Hành chính quốc gia; Luật Cán bộ, công chức; Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Thuế các cấp (Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế).
b) Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài, thời gian làm bài 90 phút và thi trắc nghiệm 01 bài, thời gian làm bài 30 phút.
Nội dung thi áp dụng cho từng ngạch thi tuyển:
- Đối với thí sinh dự thi ngạch kiểm soát viên thuế và chuyên viên làm chuyên môn, nghiệp vụ: Kiến thức về thuế (Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân) và Luật Quản lý thuế.
- Đối với thí sinh dự thi ngạch lưu trữ viên: Kiến thức về lưu trữ học và quản trị văn phòng; Kiến thức về hành chính văn thư; Kiến thức về văn thư - lưu trữ.
- Đối với thí sinh dự thi ngạch chuyên viên công nghệ thông tin: Kiến thức về công nghệ thông tin (kỹ thuật máy tính; khoa học máy tính; kỹ thuật phần mềm - mạng máy tính và truyền thông); Kiến thức về hệ điều hành Window; Kiến thức về quản trị Cơ sở dữ liệu; Sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word)
c) Môn ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B: thi viết và trắc nghiệm kết hợp 01 bài, thời gian làm bài 90 phút.
d) Môn tin học văn phòng: thi trắc nghiệm 01 bài, thời gian làm bài 30 phút.
Nội dung thi: Kiến thức về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).
1.2. Đối với trường hợp thí sinh đăng ký thi tuyển công chức loại D - ngạch: Kiểm thu viên thuế và cán sự; cán sự tin học (trình độ cao đẳng); lưu trữ viên trung cấp: thi 04 môn với 05 bài thi.
a) Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài, thời gian làm bài 90 phút.
Nội dung thi: Kiến thức quản lý hành chính nhà nước về tài chính; Kiến thức về Luật Cán bộ, công chức; Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Thuế các cấp (Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế).
b) Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài, thời gian làm bài 90 phút và thi trắc nghiệm 01 bài, thời gian làm bài 30 phút.
Nội dung thi áp dụng cho từng ngạch thi tuyển:
- Đối với thí sinh đăng ký dự thi ngạch Kiểm thu viên thuế và cán sự làm chuyên môn, nghiệp vụ: Kiến thức về thuế (Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân) và Luật Quản lý thuế.
- Đối với thí sinh đăng ký dự thi ngạch cán sự (trình độ cao đẳng) công nghệ thông tin: Kiến thức về hệ điều hành Windows; Kiến thức về quản trị Cơ sở dữ liệu;
Sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).
- Đối với thí sinh đăng ký dự thi ngạch lưu trữ viên trung cấp: Kiến thức về lưu trữ học và quản trị văn phòng; Kiến thức về hành chính văn thư; Kiến thức về văn thư - lưu trữ.
c) Môn ngoại ngữ tiếng Anh, trình độ A: thi viết và trắc nghiệm kết hợp 01 bài, thời gian làm bài 60 phút.
d) Môn tin học văn phòng:
Nội dung áp dụng cho từng ngạch thi tuyển:
- Đối với thí sinh thi ngạch kiểm thu viên thuế và cán sự làm chuyên môn, nghiệp vụ: Kiến thức về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).
- Đối với thí sinh thi ngạch cán sự (trình độ cao đẳng) công nghệ thông tin: miễn thi theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP.
1.3. Điều kiện miễn thi một số môn:
Theo quy định Điều 9 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP:
Người đăng ký dự thi tuyển công chức được miễn thi một số môn trong kỳ thi tuyển công chức như sau:
a) Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
- Người đăng ký dự thi tuyển được miễn thi ngoại ngữ theo quy định trên không phân biệt là tiếng Anh hay bất kỳ ngoại ngữ nào.
b) Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
2. Cách tính điểm và xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển:
2.1. Cách tính điểm:
Theo quy định tại Điều 10 Mục 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, theo đó:
- Bài thi được chấm theo thang điểm 100.
- Điểm các môn thi được tính như sau:
+ Môn kiến thức chung: tính hệ số 1;
+ Môn nghiệp vụ chuyên ngành: bài thi viết tính hệ số 2; bài thi trắc nghiệm tính hệ số 1;
+ Môn ngoại ngữ, môn tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tính vào tổng số điểm thi.
- Kết quả thi tuyển là tổng số điểm của các bài thi môn kiến thức chung và môn nghiệp vụ chuyên ngành tính theo quy định nêu trên cộng với điểm ưu tiên (nếu có) quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP.
2.2. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức:
a) Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ các bài thi của các môn thi (trừ những môn nếu được miễn thi);
- Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
- Có kết quả thi tuyển (tổng điểm chung) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng đơn vị, từng chuyên ngành đào tạo và từng ngạch tuyển dụng. Theo tổng điểm chung được xác định như sau: Tổng điểm chung = (điểm môn kiến thức chung x (nhân) hệ số 1) + (điểm bài thi nghiệp vụ chuyên ngành (thi viết) x (nhân) hệ số 2) + (điểm bài thi nghiệp vụ chuyên ngành (trắc nghiệm) x (nhân) hệ số 1) + điểm ưu tiên (nếu có).
b) Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức phỏng vấn trực tiếp để quyết định người trúng tuyển.
c) Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
VI. Tổ chức thực hiện:
1. Thành lập Hội đồng thi tuyển dụng công chức:
1.1. Hội đồng thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2010 (gọi chung là Hội đồng tuyển dụng) được thành lập theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 24/2010/NĐ- CP, dự kiến gồm các thành viên của các đơn vị sau:
1. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Chủ tịch Hội đồng thi;
2. Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng thi;
3. Lãnh đạo Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính - Phó Chủ tịch Hội đồng thi;
4. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Thuế - Uỷ viên kiêm thư ký Hội đồng thi.
5. Lãnh đạo Vụ Kiểm tra nội bộ, Tổng cục Thuế - Uỷ viên;
6. Lãnh đạo Trường Nghiệp vụ thuế, Tổng cục Thuế - Uỷ viên;
7. Lãnh đạo Vụ Pháp chế, Tổng cục Thuế - Uỷ viên;
Hội đồng thi tuyển dụng có Tổ giúp việc, thành viên Tổ giúp việc do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
1.2 Hội đồng thi tuyển dụng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
1.3 Trong thời gian hoạt động, Hội đồng thi tuyển dụng được phép sử dụng con dấu của Tổng cục Thuế trong các hoạt động của Hội đồng thi và quyết định trưởng điểm thi là Lãnh đạo Cục Thuế địa phương được chọn làm điểm thi; tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Thông báo thi tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự thi tuyển:
Sau khi Bộ phê duyệt Đề án và quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển dụng, Hội đồng triển khai các công việc sau:
2.1. Thông báo thi tuyển dụng:
Thông báo thi tuyển dụng được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan thuế các cấp, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, Trang web của cơ quan thuế) về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển dụng theo từng ngạch, theo từng đơn vị, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời hạn nhận hồ sơ và địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển, số điện thoại liên hệ, hình thức, nội dung thi, địa điểm thi, lệ phí...
2.2. Thu nhận hồ sơ và lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi tuyển:
Sau 30 ngày kể từ ngày đầu tiên đăng thông báo, Cục Thuế các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thu nhận hồ sơ trong thời gian 10 ngày làm việc. Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ Cục Thuế phải tổng hợp lập danh sách thi sinh đủ điều kiện dự thi tuyển báo cáo Hội đồng tuyển dụng để Hội đồng tuyển dụng tổng hợp và phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2010.
3. Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi tuyển:
Chậm nhất 07 ngày trước khi tổ chức thi tuyển Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2010. Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi tuyển dụng được niêm yết công khai tại Cục Thuế nơi thí sinh nộp hồ sơ dự thi tuyển; thông báo trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và Cục Thuế.
4. Thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi và tổ chức kỳ thi tuyển:
Chủ tịch Hội đồng thi tuyển dụng thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi.
Hoạt động của Ban Coi thi, Ban chấm thi được áp dụng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch Đối với thí sinh thi cán bộ, công chức; Quyết định số 2648/QĐ-BTC ngày 06/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành một số quy định cụ thể cho các kỳ thi tuyển, nâng ngạch công chức, viên chức, thi cấp chứng chỉ của Bộ Tài chính.
5. Thông báo kết quả thi tuyển dụng:
Hội đồng tuyển dụng báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về kết quả thi tuyển dụng và thông báo kết quả kết quả thi tuyển dụng đến thí sinh dự tuyển. Thông báo kết quả thi tuyển dụng được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan Cục Thuế nơi thí sinh nộp hồ sơ dự thi tuyển dụng và thông báo trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cục Thuế. Cục Thuế nơi thí sinh nộp hồ sơ tổ chức tiếp nhận đơn phúc khảo của người dự tuyển (nếu có), chuyển về Hội đồng thi tuyển dụng để Hội đồng thi tuyển dụng thực hiện việc chấm phúc khảo theo quy định.
6. Thực hiện việc tuyển dụng:
Căn cứ vào kết quả thi tuyển dụng được Bộ Tài chính phê duyệt cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thực hiện việc tuyển dụng theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP.
7. Một số nội dung liên quan khác:
7.1. Điều kiện tổ chức thi tuyển:
Căn cứ số chỉ tiêu thi tuyển dụng theo Đề án thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2010 được Bộ phê duyệt, Hội đồng thi tuyển dụng triển khai tổ chức thi tuyển theo nguyên tắc:
- Chỉ tiêu tuyển dụng từ 100 trở lên, tổ chức một địa điểm thi (có thể theo từng Cục Thuế nếu chỉ tiêu tuyển dụng nhiều), có thể theo khu vực hoặc một số Cục Thuế gộp lại.
- Hội đồng thi tuyển dụng ra đề thi; thu bài thi; tổ chức chấm thi và báo cáo Bộ xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển. Tổ chức thi tuyển được thực hiện thành 02 đợt để phù hợp với điều kiện của từng khu vực, từng địa phương.
7.2. Thời gian và địa điểm thực hiện thi tuyển:
- Dự kiến thời gian tổ chức thi tuyển: Thực hiện từ tháng 10/2010 và hoàn thành ngày 31/12/2010;
- Địa điểm thi: Địa điểm cụ thể do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển dụng quyết định.
* Hội đồng thi tuyển dụng thực hiện ký hợp đồng dịch vụ thuê khoán chủ yếu với Học viện Quân sự, Trường Sĩ quan hoặc Trường Chính trị cấp Quân khu thuộc hệ thống nhà trường do Bộ Quốc phòng quản lý làm các công việc của Ban coi thi tại các điểm tổ chức thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2010.
7.3. Chuẩn bị cơ sở, vật chất cho kỳ thi tuyển:
Hội đồng thi tuyển dụng công chức có trách nhiệm chuẩn bị cơ sở, vật chất cho kỳ thi tuyển công việc chủ yếu sau:
+ Địa điểm tổ chức thi, số phòng thi;
+ Lập danh sách thí sinh dự thi theo từng phòng thi;
+ Làm thẻ dự thi cho thí sinh; làm thẻ cho Hội đồng tuyển dụng và cán bộ coi thi;
+ Kế hoạch thi từng ngày, buổi, các môn thi và hiệu lệnh thi;
+ Dán danh sách thí sinh và các thông báo khác (nếu có) tại khu vực thi và phòng thi;
+ Các biên bản giao, nhận đề thi, bài thi và các biên bản khác (nếu có);
+ Chuẩn bị bảo vệ địa điểm thi.
7.4. Kinh phí tổ chức thi tuyển:
Kinh phí thực hiện cho kỳ thi tuyển: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 101/2003/TTLT/BTC-BNV ngày 29/10/2003 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ thu và quản lý sử dụng lệ phí thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức. Ngoài ra, được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của Tổng cục Thuế (nếu lệ phí do thí sinh đóng góp không đủ để phục vụ cho kỳ thi tuyển)./.