Thông tư 01/2003/TTLT-VKSNDTC-BQP của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Tổ chức Viện kiểm sát quân sự

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-VKSNDTC-BQP

Thông tư 01/2003/TTLT-VKSNDTC-BQP của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Tổ chức Viện kiểm sát quân sự
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng; Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2003/TTLT-VKSNDTC-BQPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Hà Mạnh Trí; Phạm Văn Trà
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
15/09/2003
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh quốc gia, Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-VKSNDTC-BQP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-VKSNDTC-BQP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ QUỐC PHÒNG
SỐ 01/2003/TTLT-VKSNDTC-BQP NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 2003
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÁP LỆNH TỔ CHỨC
VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ

 

Căn cứ Pháp lệnh Tổ chức Viện Kiểm sát quân sự do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua ngày 04 tháng 11 năm 2002, được Chủ tịch nước công bố tại Lệnh số 19/2002/L-CTN và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2002.

Để việc áp dụng đúng các quy định của Pháp lệnh tổ chức Viện Kiểm sát quân sự, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn như sau:

 

I. VỊ TRÍ, PHẠM VI THỰC HIỆN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ

 

1. Vị trí, phạm vi thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát quân sự.

Các Viện Kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong quân đội.

Trong phạm vi chức năng của mình, Viện Kiểm sát quân sự có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng và của các công dân khác; bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng và của công dân khác đều phải được xử lý theo pháp luật.

Viện Kiểm sát quân sự có trách nhiệm phối hợp với Toà án quân sự, Cơ quan điều tra, Thanh tra quốc phòng, các đơn vị vũ trang nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước, các tổ chức để phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp.

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát quân sự.

Các Viện Kiểm sát quân sự tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập trung thống nhất trong ngành kiểm sát. Viện Kiểm sát quân sự do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự cấp trên; Viện Kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương lãnh đạo Viện Kiểm sát quân sự các cấp và chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kiểm sát và xây dựng ngành kiểm sát quân sự.

Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự cấp dưới phải căn cứ vào pháp luật, sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự cấp trên và chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình.

3. Sự lãnh đạo của Đảng uỷ các cấp đối với Viện Kiểm sát quân sự thực hiện theo Quy chế lãnh đạo của Đảng uỷ quân sự Trung ương.

 

II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ CÁC CẤP

 

Các Viện Kiểm sát quân sự gồm có: Viện Kiểm sát quân sự Trung ương; các Viện Kiểm sát quân sự quân khu, quân chủng, quân đoàn, Bộ đội biên phòng, cơ quan bộ Quốc phòng (sau đây gọi là Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương); các Viện Kiểm sát quân sự khu vực.

Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội trong từng thời kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập hoặc giải thể Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện Kiểm sát quân sự khu vực.

1. Viện Kiểm sát quân sự Trung ương

a) Viện Kiểm sát quân sự Trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thực hiện chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong quân đội.

b) Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương có Uỷ ban kiểm sát, các phòng và Văn phòng.

c) Viện Kiểm sát quân sự Trung ương có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra những vụ án hình sự do Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra an ninh quân đội, Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương trực tiếp điều tra, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự;

- Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp trong quân đội;

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử phúc thẩm; phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát quân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự của Toà án quân sự Trung ương;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án quân sự, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật do Toà án quân sự xét xử;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ở trại tạm giam, trại giam thuộc Bộ quốc phòng đảm nhiệm;

- Tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp trong quân đội, các cơ quan khác trong quân đội được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận các tin báo, tố giác tội phạm do các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân chuyển đến. Tổ chức và thực hiện việc thống kê tội phạm trong quân đội;

- Tham gia xây dựng pháp luật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật;

- Phối hợp với Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị, Vụ tổ chức, cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tuyển chọn, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng hoặc điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chuyển ra, đề bạt và quản lý cán bộ kiểm sát quân sự;

- Phối hợp với Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu và Vụ tổ chức, cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc xây dựng các đề án tổ chức biên chế Viện Kiểm sát quân sự;

- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện Kiểm sát quân sự;

- Hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Viện Kiểm sát quân sự cấp dưới thực hiện các mặt công tác kiểm sát và xây dựng ngành kiểm sát quân sự.

2. Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương

a) Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương được tổ chức ở các quân khu, quân chủng, quân đoàn, Bộ đội biên phòng, cơ quan Bộ Quốc phòng.

b) Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có Uỷ ban kiểm sát, các ban và bộ máy giúp việc.

c) Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra những vụ án hình sự do Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan điều tra an ninh quân khu và tương đương, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương;

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát quân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự của Toà án quân sự quân khu và tương đương;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án quân sự, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật do Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực xét xử; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật do Toà án nhân dân xét xử uỷ thác phần dân sự cho Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ở các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do các cơ quan tư pháp thuộc quân khu và tương đương đảm nhiệm;

- Tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp thuộc quân khu và tương đương, các cơ quan khác trong quân đội được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận các tin báo, tố giác tội phạm do các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân chuyển đến. Thực hiện việc thống kê tội phạm thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;

- Hướng dẫn, chỉ đạo các Viện Kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc thực hiện các mặt công tác kiểm sát và xây dựng Viện Kiểm sát quân sự;

- Tham gia xây dựng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

3. Viện Kiểm sát quân sự khu vực

a) Viện Kiểm sát quân sự khu vực được tổ chức ở các quân khu, quân chủng, quân đoàn, Bộ đội biên phòng, cơ quan Bộ quốc phòng. Viện Kiểm sát quân sự khu vực có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.

b) Viện Kiểm sát quân sự khu vực có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Thực hiệm quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra những vụ án hình sự do các cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, khu vực và tương đương, của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Toàn án quân sự khu vực;

- Thực hành quyền công bố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Toàn án quân sự khu vực;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án quân sự, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật do Toà án quân sự khu vực xét xử;

- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan điều tra hình sự thuộc bộ chỉ huy quân sự tỉnh, khu vực và tương đương; của Toà án quân sự khu vực; các cơ quan khác trong quân đội được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự khu vực;

- Tiếp nhận các tin báo, tố giác tội phạm do cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân chuyển đến. Thực hiện việc thống kê tội phạm trong phạm vi trách nhiệm của mình;

- Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

 

III. VIỆC GIÁM SÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ

 

Các Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, chịu sự giám sát của quân nhân thông qua Hội nghị đại biểu quân nhân.

Mỗi năm một lần cơ quan chính trị quân khu, quân chủng, quân đoàn, Bộ đội biên phòng, Bộ tổng tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị đại biểu quân nhân trong đơn vị mình và các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn để Viện Kiểm sát quân sự cùng cấp báo cáo tình hình tội phạm trong quân đội, hoạt động của Viện Kiểm sát quân sự và trả lời những câu hỏi của các đại biểu.

Các đại biểu có trách nhiệm thu thập và phản ánh ý kiến của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị tại hội nghị; đồng thời truyền đạt nội dung, kết quả của hội nghị đến cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị mình.

Viện Kiểm sát quân sự có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về hoạt động của Viện Kiểm sát quân sự liên quan đến địa phương.

 

IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

 

1. Viện Kiểm sát quân sự Trung ương với Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Viện Kiểm sát quân sự Trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát trong quân đội. Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương chấp hành mọi quyết định, chỉ thị và thường xuyên báo cáo công tác kiểm sát của các Viện Kiểm sát quân sự với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kiểm sát quân sự trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật và bồi dưỡng cán bộ cho Viện Kiểm sát quân sự.

2. Quan hệ giữa người chỉ huy với Viện Kiểm sát quân sự

a) Về quản lý hành chính quân sự: Viện Kiểm sát quân sự Trung ương thuộc quyền chỉ huy, quản lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thuộc quyền chỉ huy, quản lý của Tư lệnh quân khu và tương đương; Viện Kiểm sát quân sự khu vực chịu sự chỉ huy, quản lý của người chỉ huy đơn vị nơi đặt trụ sở Viện Kiểm sát quân sự khu vực.

b) Về thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp:

- Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Viện Kiểm sát quân sự phải căn cứ vào pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người chỉ huy đơn vị không can thiệp vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Viện Kiểm sát quân sự; tạo điều kiện để Viện Kiểm sát quân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

- Thông qua hoạt động kiểm sát, Viện Kiểm sát quân sự phối hợp với chỉ huy đơn vị trên địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phòng ngừa và chống tội phạm trong quân đội;

- Viện Kiểm sát quân sự có trách nhiệm tiếp nhận các tin báo, tố giác về tội phạm và thực hiện việc thống kê tội phạm. Người chỉ huy các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phải kịp thời thông báo ngay các hành vi phạm tội xảy ra ở cơ quan, đơn vị mình cho Viện Kiểm sát quân sự nơi gần nhất. Viện Kiểm sát quân sự các cấp có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm do người chỉ huy cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân chuyển đến;

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan điều tra, Toà án quân sự, Thanh tra quốc phòng, chỉ huy các cơ quan, đơn vị quân đội có trách nhiệm phối hợp với Viện Kiểm sát quân sự trong việc thống kế tội phạm;

Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự các cấp theo định kỳ hoặc đột xuất có trách nhiệm thông báo với người chỉ huy về tình hình tội phạm xảy ra ở cơ quan, đơn vị thuộc quyền và các đơn vị khác đóng quân trên địa bàn; tham mưu giúp người chỉ huy quản lý đơn vị theo quy định của pháp luật nhà nước, Điều lệnh kỷ luật quân đội. Đồng thời kiến nghị với người chỉ huy về biện pháp khắc phục, ngăn ngừa quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng vi phạm pháp luật và kỷ luật quân đội.

3. Quan hệ giữa Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện Kiểm sát quân sự khu vực với Viện kiểm sát nhân dân địa phương là mối quan hệ phối hợp giữa các Viện kiểm sát trong và ngoài quân đội. Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát quân sự tại địa phương, định kỳ thông báo tình hình và bàn kế hoạch đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm trên địa bàn. Khi có vụ việc xảy ra trên địa bàn, Viện kiểm sát nào phát hiện trước thì chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thu thập chứng cứ, sau đó chuyển và tạo điều kiện cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết.

 

V. TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, QUẢN LÝ CÁN BỘ
VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ

 

1. Căn cứ vào tình hình tổ chức và nhiệm vụ của quân đội theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi:

a. Trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện Kiểm sát quân sự khu vực;

b. Trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương;

c. Trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổng biên chế, số lượng kiểm sát viên, điều tra viên Viện Kiểm sát quân sự.

d. Quy định bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện Kiểm sát quân sự khu vực.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi:

a. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương; kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự Trung ương;

b. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương.

3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Viện trưởng, Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự quân khu tương đương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự khu vực; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra và Điều tra viên Viện Kiểm sát quân sự Trung ương.

4. Về quản lý cán bộ kiểm sát quân sự.

Việc quản lý cán bộ thực hiện theo quyết định, quy chế quản lý cán bộ quân đội của Đảng uỷ quân sự Trung ương và Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.

Viện Kiểm sát quân sự Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Cục Cán bộ Tổng Cục Chính trị, Vụ Tổ chức, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý thống nhất cán bộ ngành kiểm sát quân sự; thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Viện Kiểm sát quân sự.

Việc sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, điều động, chuyển ra đối với cán bộ ngành kiểm sát quân sự thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của đảng uỷ quân sự Trung ương và Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. Đối với các chức vụ quản lý như Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương, Trưởng ban thực hiện như sau:

- Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương, Trưởng ban thuộc Viện Kiểm sát quân sự Trung ương theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương;

- Tư lệnh quân khu và tương đương quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Trưởng ban thuộc Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.

Việc khen thưởng, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ kiểm sát, cán bộ điều tra của Viện Kiểm sát quân sự được thực hiện như đối với mọi quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng của Quân đội.

 

VI. BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ

 

Kinh phí hoạt động của Viện Kiểm sát quân sự được quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh tổ chức Viện Kiểm sát quân sự, cụ thể như sau:

Kinh phí hoạt động của các Viện Kiểm sát quân sự là một bộ phận của ngân sách ngành kiểm sát nhân dân bao gồm: Kinh phí nghiệp vụ thường xuyên và đột xuất, trang thiết bị nghiệp vụ, phương tiện đi lại, xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc.

Hàng năm theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng lập dự toán kinh phí hoạt động của các Viện Kiểm sát quân sự gửi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để đưa vào dự toán ngân sách của toàn ngành kiểm sát nhân dân, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định; phân bổ cho các Viện Kiểm sát quân sự theo hạn mức kinh phí đã được phê duyệt.

Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương thống nhất quản lý và hướng dẫn sử dụng kinh phí hoạt động của các Viện kiểm sát quân sự theo pháp luật về ngân sách nhà nước. Khi có nhu cầu đột xuất hoặc cần bổ sung kinh phí, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương báo cáo Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xét và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng làm việc ở Viện Kiểm sát quân sự có các quyền và nghĩa vụ theo chế độ của Quân đội, được hưởng chế độ phụ cấp đối với ngành kiểm sát.

 


VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư hướng dẫn số 1315/VKSNDTC-QP ngày 27 tháng 9 năm 1993 và được phổ biến đến tất cả các Viện Kiểm sát quân sự, các Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân để quán triệt thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Viện kiểm sát, các cơ quan, đơn vị trong quân đội phản ánh kịp thời về Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi