Thông tư 131/2014/TT-BQP Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 131/2014/TT-BQP

Thông tư 131/2014/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:131/2014/TT-BQPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trương Quang Khánh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
04/10/2014
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh quốc gia

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 131/2014/TT-BQP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 131/2014/TT-BQP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 131/2014/TT-BQP PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 131/2014/TT-BQP ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

BỘ QUỐC PHÒNG
-------
Số: 131/2014/TT-BQP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2014

 
 
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHO VẬT CHỨNG TRONG QUÂN ĐỘI
 
 
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý kho vật chứng; Nghị định số 70/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội.
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế quản kho vật chứng trong Quân đội.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2014.
Điều 3. Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, chỉ huy các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Viện kiểm sát quân sự Trung ương;
- Tòa án quân sự Trung ương;
- Cục Quân lực, Cán bộ, Bảo vệ an ninh QĐ;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL/Bộ Tư pháp;
- Cổng thông tin điện tử BQP;
- Vụ Pháp chế BQP;
- Lưu: VT,TCKT; Th.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Trương Quang Khánh

 
 
QUY CHẾ
QUẢN LÝ KHO VẬT CHỨNG TRONG QUÂN ĐỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 131/2014/TT-BQP ngày 04/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
 
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về công tác quản lý, giao, nhận, lưu giữ, bảo quản, và kiểm định vật chứng gồm vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy (sau đây gọi chung là vật chứng) tại kho vật chứng trong Quân đội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, giao, nhận, lưu giữ, bảo quản và kiểm định vật chứng tại kho vật chứng trong Quân đội.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kho vật chứng là nơi tập trung lưu giữ, bảo quản vật chứng phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
2. Vũ khí quân dụng là vũ khí sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
3. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
4. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.
5. Chất cháy bao gồm các loại thuốc phóng keo, thuốc phóng đen và thuốc hỏa thuật.
6. Cơ quan thụ lý vụ án bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
7. Cơ quan quản lý kho vật chứng là Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh).
Điều 4. Nhà kho vật chứng
1. Kết cấu nhà kho: Loại nhà kho cấp 3, diện tích sử dụng 40 m2, có ụ chống nổ lây xung quanh; nhà kho chia thành hai ngăn riêng biệt, mỗi ngăn rộng 20 m2, một ngăn để cất chứa vật chứng không có tính chất cháy, nổ và một ngăn để cất chứa vật chứng có tính chất cháy, nổ.
2. Vị trí xây dựng được quy hoạch trong khu vực kho vũ khí - đạn thuộc quyền; bảo đảm khoảng cách an toàn về chống nổ lây giữa các nhà kho, đối với khu dân cư và các công trình xung quanh.
3. Yêu cầu về nhà kho:
a) Bảo đảm bền vững, chống nóng, ẩm; chống cháy, nổ lây; chống sét; chống mất cắp, phá hoại; chống mối mọt và các côn trùng gây hại;
b) Xây dựng đúng quy cách theo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng về nhà kho cất giữ vũ khí - đạn;
c) Thuận lợi cho việc xuất, nhập, bảo quản vật chứng, phục vụ có hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
 
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIAO, NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH VẬT CHỨNG
 
Điều 5. Trình tự, thủ tục giao, nhận vật chứng
1. Khi cần đưa vật chứng nhập kho, xuất kho, để phục vụ hoạt động tố tụng hoặc chuyển giao sang kho vật chứng khác, Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án phải có lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho;
Lệnh nhập kho, lệnh xuất kho phải ghi rõ chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, lý do, thời gian nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người giao hoặc nhận lệnh nhập kho, lệnh xuất kho, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án và đóng dấu của cơ quan thụ lý vụ án;
Lệnh nhập kho, lệnh xuất kho thực hiện theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Khi giao hoặc nhận vật chứng tại kho vật chứng, người giao hoặc nhận phải xuất trình lệnh nhập, xuất kho, giấy giới thiệu, chứng minh thư. Thủ kho vật chứng chỉ nhập kho hoặc xuất kho khi có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Khoản này.
3. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh kiểm tra các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này; tổ chức kiểm tra vật chứng, lập biên bản giao, nhận vật chứng ghi rõ giờ, ngày, tháng năm nhập, xuất; họ tên, chức vụ của người ra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và của người giao, người nhận; lý do nhập, xuất; chủng loại, số lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng; biên bản lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản; biên bản giao, nhận vật chứng thực hiện theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
Lập lệnh xuất, nhập vật chứng và tổ chức nhập kho, xuất kho vật chứng theo quy định về xuất, nhập kho đối với vũ khí - đạn.
Điều 6. Kiểm định vật chứng
1. Cơ quan thụ lý vụ án chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh đưa vật chứng đi kiểm định tại Trung tâm kiểm định vũ khí - đạn của Bộ Quốc phòng để kiểm định trong trường hợp nghi ngờ về sự an toàn của vật chứng gửi bảo quản;
Công văn đề nghị kiểm định vật chứng thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp kết luận vật chứng không bảo đảm an toàn phải có biện pháp xử lý bảo đảm an toàn hoặc tiêu hủy;
3. Kinh phí phục vụ việc vận chuyển, kiểm định, xử lý an toàn hoặc tiêu hủy do cơ quan thụ lý vụ án chi trả.
Điều 7. Xử lý các trường hợp phát sinh trong quản lý vật chứng
1. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Cơ quan thụ lý vụ án tổ chức kiểm tra khi phát hiện vật chứng đang lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng bị mất, hư hỏng, biến chất nguy hiểm, bị giảm, mất giá trị sử dụng, giá trị chứng minh hoặc xảy ra mất an toàn; thống nhất đề xuất quy trình, biện pháp xử lý đảm bảo an toàn hoặc tiêu hủy đối với vật chứng không bảo đảm an toàn.
2. Trình tự, thủ tục xử lý vật chứng không bảo đảm an toàn thực hiện theo quy định của pháp luật, biên bản tiêu hủy vật chứng thực hiện theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
 
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN LIÊN QUAN
 
Điều 8. Cơ quan thụ lý vụ án
1. Cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm vận chuyển, bảo quản, bảo vệ vật chứng của vụ án cho đến khi nhập kho vật chứng hoặc trong quá trình trực tiếp sử dụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
2. Trường hợp cơ quan thụ lý vụ án không thể vận chuyển vật chứng được và có đề nghị bằng văn bản thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh phối hợp với cơ quan kỹ thuật Quân khu thực hiện việc vận chuyển.
3. Thanh toán các chi phí cho việc kiểm định, vận chuyển, xử lý an toàn hoặc tiêu hủy vật chứng theo quy định.
Điều 9. Cơ quan, đơn vị lưu giữ, bảo quản vật chứng
1. Cục Kỹ thuật Quân khu:
a) Chỉ đạo Bộ Chỉ huy cấp tỉnh tổ chức xây dựng kho vật chứng theo quy định của Thông tư này; chỉ đạo tổ chức việc nhập kho, xuất kho, lưu giữ, bảo quản, chuyển giao vật chứng;
b) Phối hợp với Trung tâm kiểm định vũ khí - đạn thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm định đối với vật chứng trong trường hợp có nghi ngờ về sự an toàn để có kết luận chính xác trước khi nhập kho vật chứng;
c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan tiến hành tố tụng tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, bảo quản vật chứng cho cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ quản lý kho vật chứng;
d) Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, thống nhất biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vật chứng đang lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng bị mất, hư hỏng, biến chất nguy hiểm, bị giảm, mất giá trị sử dụng, giá trị chứng minh hoặc xảy ra mất an toàn.
đ) Đề xuất quy trình, biện pháp xử lý đảm bảo an toàn hoặc tiêu hủy đối với vật chứng không bảo đảm an toàn.
2. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh:
a) Làm lệnh xuất kho, nhập kho vật chứng;
b) Chỉ đạo kho vũ khí - đạn thuộc quyền tổ chức thực hiện giao nhận, lưu giữ, bảo quản vật chứng;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan thụ lý vụ án tổ chức kiểm tra vật chứng trước khi nhập kho, xuất kho;
d) Báo cáo các cơ quan chức năng của quân khu để kiểm định vật chứng trong trường hợp có nghi ngờ về sự an toàn của vật chứng;
đ) Tổ chức tiêu hủy vật chứng có tính chất cháy nổ và các loại vật chứng khác theo đề nghị cơ quan thụ lý vụ án;
e) Thông báo ngay cho cơ quan thụ lý vụ án có vật chứng chủ trì tổ chức kiểm tra, đề xuất biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật trong các trường hợp vật chứng bị mất, hư hỏng, biến chất nguy hiểm hoặc mất an toàn;
g) Đề nghị chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn hỗ trợ bảo vệ kho vật chứng trong trường hợp cần thiết.
3. Kho vũ khí - đạn thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh:
a) Kiểm tra lệnh nhập kho, hoặc lệnh xuất kho và các thủ tục, giấy tờ cần thiết khác của người đến giao hoặc nhận vật chứng;
b) Tổ chức nhập kho, xuất kho, xử lý vật chứng theo lệnh của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
c) Tổ chức bảo quản, bảo vệ, bảo đảm an toàn vật chứng lưu giữ tại kho;
d) Lập biên bản và báo cáo ngay với Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong trường hợp vật chứng nhập kho, xuất kho bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc vi phạm niêm phong. Biên bản được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận, mỗi bên giữ một bản;
đ) Đề nghị Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh tổ chức sửa chữa, nâng cấp, trang bị các phương tiện cần thiết cho kho vật chứng;
e) Phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan thụ lý vụ án, cơ quan có liên quan kiểm tra, đánh giá vật chứng tại kho;
g) Cán bộ, nhân viên kho vật chứng được hưởng chế độ, chính sách theo các quy định của Nhà nước và của ngành Quân khí;
h) Thủ kho vật chứng phải có phẩm chất đạo đức tốt; được đào tạo qua chuyên ngành Quân khí và có chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.
Điều 10. Thủ kho vật chứng
a) Thực hiện việc lưu giữ, bảo quản vật chứng trong kho đúng quy trình kỹ thuật theo nguyên tắc, tiêu chuẩn quy định của pháp luật và ngành quân khí;
b) Thực hiện việc niêm phong, dán nhãn vật chứng, ghi rõ tên của vụ án, cơ quan gửi vật chứng của vụ án, bảo quản riêng biệt, tránh nhầm lẫn;
c) Thực hiện xuất kho, nhập kho đối với vật chứng theo lệnh;
d) Ghi chép đầy đủ vào sổ kho và lập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho trong đó ghi rõ giờ, ngày, tháng năm nhập, xuất; họ tên, chức vụ của người ra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và của người giao, người nhận; lý do nhập, xuất; chủng loại, số lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng;
đ) Phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và mỗi bên giữ một bản;
e) Báo cáo ngay với chỉ huy kho khi phát hiện vật chứng bị mất mát, xâm phạm, chiếm đoạt, hư hỏng.
g) Hằng năm, Thủ kho vật chứng phải tiến hành kiểm kê kho và báo cáo kết quả kiểm kê với cơ quan quản lý kho vật chứng vào ngày 25 tháng 6 và ngày 25 tháng 12.
Điều 11. Kinh phí bảo đảm
Hằng năm, các cơ quan quản lý kho vật chứng lập dự toán kinh phí bảo đảm phục vụ việc quản lý, xây dựng, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp kho vật chứng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, chi phí bảo quản vật chứng; việc lập dự toán thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1. Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Tổng cục Kỹ thuật) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi