NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 18/2002/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 02 NĂM 2002
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHO VẬT CHỨNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 29 tháng 6 năm 1988 và được sửa đổi, bổ sung theo các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990; ngày 22 tháng 12 năm 1992; ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 07 tháng 12 năm 1989; Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 26 tháng 4 năm 1993; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 29 tháng 3 năm 1994; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 20 tháng 4 năm 1996; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 03 tháng 6 năm 1996 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25 tháng 12 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế quản lý kho vật chứng".
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
QUY CHẾ
QUẢN LÝ KHO VẬT CHỨNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP
ngày 18 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định về công tác quản lý, giao, nhận, lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng các vật chứng và đồ vật, tài liệu khác thu thập được của các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình (sau đây viết gọn là các vụ án), nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Điều 2.
1. Kho vật chứng là nơi tập trung lưu giữ, bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của các vụ án đã thu thập được trong quá trình tiến hành tố tụng đối với các vụ án đó, được xây dựng và quản lý theo các quy định của pháp luật và của Quy chế này.
2. Kho vật chứng phải bảo đảm an toàn, khô ráo, thoáng khí, trang bị các phương tiện cần thiết thích hợp; được quản lý nghiêm ngặt, sắp xếp hợp lý, tránh nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường hoặc gây nguy hại cho tài sản nhà nước, tổ chức, cá nhân và tính mạng, sức khoẻ của con người; thuận lợi cho việc nhập, xuất, bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệu khác tại kho, phục vụ có hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Điều 3.
1. Kho vật chứng là nơi tiếp nhận, quản lý, bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của các vụ án để phục vụ công tác điều tra, truy tố hoặc công tác xét xử, thi hành án do cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp hoặc cấp trên hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao.
2. Việc quản lý kho vật chứng phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan; nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm hoặc làm mất, hư hỏng, làm giảm hoặc mất giá trị, giá trị sử dụng, giá trị chứng minh của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án đã thu thập được.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC KHO VẬT CHỨNG
Điều 4.
Điều 5.
Điều 6.
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ KHO VẬT CHỨNG
1. Thủ kho vật chứng có nhiệm vụ và quyền hạn sau :
a) Tổ chức quản lý, bảo quản vật chứng và đồ vật, tài liệu khác trong kho theo các quy định của pháp luật;
c) Báo cáo ngay cho cơ quan quản lý kho vật chứng khi phát hiện vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho bị mất mát, xâm phạm, chiếm đoạt, hư hỏng và chứng kiến việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm hiện trường;
d) Đề nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng tổ chức sửa chữa, mở rộng, nâng cấp, trang bị các phương tiện cần thiết cho kho vật chứng.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng có nhiệm vụ và quyền hạn sau :
a) Theo dõi, kiểm tra, giám sát và tiến hành các hoạt động quản lý khác đối với hoạt động của kho vật chứng;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị hữu quan tổ chức di chuyển khẩn cấp vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho đến nơi an toàn trong trường hợp thiên nhiên hoặc con người đe doạ sự an toàn của kho vật chứng;
c) Yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân hỗ trợ bảo vệ kho vật chứng trong trường hợp cần thiết;
d) Thông báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát cùng cấp trong các trường hợp vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho bị mất mát, xâm phạm, chiếm đoạt.
đ) Xác định nguyên nhân vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho bị hư hỏng và báo cáo bằng văn bản cho cơ quan thụ lý vụ án;
e) Đề nghị cơ quan có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ về người, chuyên môn nghiệp vụ để bảo quản vật chứng, đồ vật, tào liệu thuộc chuyên ngành;
g) Yêu cầu cơ quan thụ lý vụ án xử lý ngay vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho khi có dấu hiệu hư hỏng, nguy cơ hư hỏng hoặc đe doạ sự an toàn của kho vật chứng, môi trường, con người, tài sản.
3. Thủ kho vật chứng phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cần thiết và có phẩm chất đạo đức tốt.
4. Cán bộ, nhân viên kho vật chứng được hưởng chế độ, chính sách theo các quy định chung của Nhà nước và của ngành mình.
Điều 8.
1. Tất cả vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của các vụ án phải được lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng, trừ những trường hợp sau đây :
a) Vật không thể di chuyển về kho vật chứng, đã được giao cho cơ quan, tổ chức hoặc người có trách nhiệm bảo quản theo quy định của pháp luật;
b) Tài liệu (như giấy tờ, tranh, ảnh ...) có số lượng ít, đã xếp vào hồ sơ vụ án và đã được giao cho cán bộ thụ lý vụ án quản lý theo chế độ công tác hồ sơ;
c) Vật đã được giao cho cơ quan thụ lý vụ án quản lý trong thời gian sử dụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;
đ) Vật thuộc loại mau hỏng, không thể bảo quản lâu tại kho vật chứng (như lương thực, thực phẩm tươi sống, dược phẩm, dược liệu ...), được chuyển cho cơ quan chức năng để tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Điều 9.
1. Khi cần đưa vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của vụ án nhập kho hoặc xuất kho, để phục vụ hoạt động tố tụng hoặc chuyển giao sang kho vật chứng khác, Thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án phải có lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho. Lệnh nhập kho, lệnh xuất kho ghi rõ chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác cần nhập kho, xuất kho, lý do, thời gian nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người giao hoặc nhận lệnh nhập kho, lệnh xuất kho phải có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án và đóng dấu cơ quan thụ lý vụ án.
2. Khi giao hoặc nhận vật chứng, đồ vật, tài liệu khác tại kho vật chứng, người giao hoặc nhận phải xuất trình lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và giấy tờ tùy thân. Thủ kho vật chứng chỉ nhập kho hoặc xuất kho khi có đầy đủ các thủ tục giấy tờ.
Điều 10.
1. Cán bộ, nhân viên kho vật chứng có trách nhiệm sẵn sàng tiếp nhận hoặc chuyển giao vật chứng và đồ vật, tài liệu khác của các vụ án để phục vụ kịp thời công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
2. Khi nhập kho hoặc xuất kho các vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của vụ án theo lệnh của người có thẩm quyền, Thủ kho vật chứng có trách nhiệm :
a) Kiểm tra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và các thủ tục, giấy tờ cần thiết khác của người đến giao hoặc nhận;
b) Tiến hành cân, đong, đo, đếm, tính, kiểm tra về tình trạng, đặc điểm vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được và tình trạng niêm phong (nếu có);
c) Ghi chép đầy đủ vào sổ kho và lập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người ra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và của người giao, người nhận; lý do nhập, xuất; chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thuộc vụ án, chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản;
d) Lập biên bản về việc vật chứng, đồ vật, tài liệu khác được giao nhập kho, xuất kho bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc vi phạm niêm phong và thông báo cho cơ quan quản lý kho vật chứng. Biên bản được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản.
Điều 11.
1. Việc lưu giữ, bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho vật chứng phải được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn quy định; thực hiện việc dán nhãn để tránh nhầm lẫn và tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát.
Vào ngày 25 tháng 6 và ngày 25 tháng 12 hàng năm, Thủ kho vật chứng phải tiến hành kiểm kê kho và làm báo cáo kiểm kê gửi lên cơ quan quản lý kho vật chứng.
Điều 12. Kinh phí phục vụ việc quản lý, xây dựng, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp kho vật chứng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, chi phí bảo quản, vận chuyển, giao, nhận vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án tại kho vật chứng do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định này.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13.
1. Người nào vi phạm Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào có thành tích trong việc chấp hành Quy chế này sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 14.
Điều 15. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm triển khai thi hành Quy chế này.