Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 104/KH-UBND Nghệ An 2024 xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 104/KH-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 104/KH-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Lê Hồng Vinh |
Ngày ban hành: | 07/02/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh quốc gia |
tải Kế hoạch 104/KH-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/KH-UBND | Nghệ An, ngày 07 tháng 02 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024
__________
Thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Tỉnh ủy Nghệ An về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2024 trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và Nhân dân, nhất là vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, người đứng đầu, cán bộ đảng viên nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, tổ chức chính trị xã hội và toàn dân tham gia vào công tác bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT).
2. Chủ động, sáng tạo, nâng cao sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, thường xuyên giữa lực lượng Công an với Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; tiếp tục củng cố, xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc.
3. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ gắn với phong trào thi đua yêu nước và các phong trào thi đua khác do Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Việc tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, thực chất, hiệu quả; có đánh giá, khen thưởng, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
a) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, trọng tâm là: Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đáng đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Nghệ An, giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 15/02/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an tỉnh Nghệ An thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 07/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh về ban hành Đề án xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị; xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; hướng đến mục tiêu xây dựng huyện, thành phố, thị xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo; Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 12/4/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 09/6/2006 của UBND tỉnh ban hành quy chế tổ chức và hoạt động tự quản về ANTT...
b) Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 21/01/2014 của Chính phủ về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 24/12/2014 của UBND tỉnh về “Tăng cường xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 172/CT-UBND ngày 25/10/2014 của UBND tỉnh về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ vùng đồng bào các tôn giáo” trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Chỉ thị số 07/CT-BCA-V28 ngày 15/8/2014 của Bộ Công an về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong tình hình mới và tổ chức đánh giá kết quả 14 năm thực hiện Chỉ thị 13/CT-UBND ngày 01/7/2010 của UBND tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh. Tổ chức sơ kết, đánh giá 02 năm xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; xây dựng đơn vị cấp huyện điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn tỉnh.
c) Tập trung chỉ đạo quyết liệt việc “giữ sạch ma túy” tại các địa bàn đã được công nhận và “làm sạch ma túy” tại các địa bàn còn lại; xây dựng các “Huyện, thành phố, thị xã sạch ma túy”; hướng tới xây dựng tỉnh Nghệ An sạch ma túy. Trong đó, tập trung duy trì, giữ vững các tiêu chí sạch về ma túy đối với các đơn vị cấp xã, cấp huyện đã được làm sạch. Đối với các địa bàn còn lại, phấn đấu trong năm 2024 có 105 đơn vị cấp xã và 06 đơn vị cấp huyện, gồm: thị xã Thái Hòa, Thanh Chương, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, Nghi Lộc sạch về ma túy.
d) Tổ chức triển khai thực hiện Luật lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở theo chỉ đạo của cấp trên đảm bảo phù hợp với thực tiễn tình hình tại địa phương.
2. Nâng cao chất lượng các hoạt động phối hợp giữa các ban, ngành với Mặt trận Tổ quốc trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; tổ chức thực hiện có hiệu quả Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ, Ngày đại đoàn kết toàn dân tộc
a) Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp, thông tư liên ngành tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, nâng cao chất lượng công tác phối hợp, vận động quần chúng, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân tích cực tham gia công tác bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; trong đó giao Công an tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An triển khai Chương trình số 07/CtrPH-BCA-MTTQ ngày 17/10/2023 giữa Bộ Công an và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới giai đoạn 2023-2033” bảo đảm sát với thực tiễn tình hình và yêu cầu đặt ra trên địa bàn.
b) Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ gắn với cuộc vận động thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, kết hợp phát động phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” với phong trào “Thi đua yêu nước”. Tổ chức hội nghị biểu dương hội viên Nông dân tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ giai đoạn 2019-2024; hội nghị biểu dương hội viên Phụ nữ tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ giai đoạn 2019-2024.
c) Tổ chức các hoạt động “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” (19/8), “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” (18/11) với nội dung hình thức phong phú, thiết thực, tạo điểm nhấn, có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia, trong đó giao Công an tỉnh lựa chọn 01 đơn vị cấp xã làm điểm để mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an dự, chỉ đạo; UBND các huyện, thành phố, thị xã mỗi đơn vị lựa chọn 01 khu dân cư làm điểm để mời lãnh đạo tỉnh dự, chỉ đạo. Phối hợp tổ chức diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân”, phát động toàn dân tham gia tố giác tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự tại cơ sở.
3. Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại các địa bàn chiến lược, tuyến biên giới, tuyến biển, vùng tôn giáo, dân tộc, các khu kinh tế, khu đô thị, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục
a) Tập trung nắm tình hình, tham mưu kịp thời, phối hợp giải quyết tốt các vấn đề nổi lên về ANTT có liên quan đến tôn giáo, dân tộc, nông thôn, công nhân lao động, không để kẻ xấu lợi dụng sơ hở, thiếu sót gây phức tạp tình hình về ANTT. Tập trung củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; tăng cường vận động, tranh thủ các chức sắc, chức việc, già làng, trưởng bản, người có uy tín; phối hợp tuyên truyền vận động quần chúng giải quyết những vấn đề đất đai, cơ sở thờ tự liên quan đến tôn giáo, mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện trong Nhân dân; huy động lực lượng theo phương châm “4 tại chỗ” để giải quyết vấn đề về ANTT ngay tại cơ sở góp phần bảo đảm, giữ vững an ninh cơ sở; giữ yên vùng giáo, vùng biên giới, dân tộc.
b) Tập trung triển khai linh hoạt, sáng tạo các nội dung, giải pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phù hợp với đặc điểm, tính chất địa bàn, lĩnh vực và đảm bảo thực chất, hiệu quả. Trọng tâm là triển khai xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến; đổi mới công tác tuyên truyền, vận động; triển khai công tác dân vận khéo chính quyền, dân vận khéo của lực lượng vũ trang... phục vụ nhiệm vụ bảo đảm ANTT ở cơ sở, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT, địa bàn vùng giáo, vùng biên giới, miền núi, dân tộc.
c) Tập trung làm chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm, ý thức tham gia công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ gắn với việc xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động, xây dựng các mô hình, điển hình tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cơ sở giáo dục. Trong đó tập trung giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống cho giáo viên, học sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
4. Tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
a) Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND các cấp tăng cường, đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống liên quan đến phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác đến mọi tầng lớp Nhân dân, từ đó nhận thức đầy đủ, khách quan và xử lý kịp thời, đúng quy định.
b) Tiếp tục vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các hình thức tuyên truyền, như treo băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, họp dân, sinh hoạt chuyên đề, sân khấu hóa, các cuộc thi, hòm thư tố giác tội phạm, diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân. Chủ động nghiên cứu, lựa chọn sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, internet và các nền tảng mạng xã hội (facebook, zalo, youtube...) để phục vụ có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở.
c) Chủ động đề ra các giải pháp hiệu quả trong tuyên truyền, vận động các cơ sở, tín đồ tôn giáo treo cờ Tổ quốc trong các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng, các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh và địa phương. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo), UBND cấp huyện phối hợp Ủy ban MTTQ các cấp tổ chức rà soát, đánh giá từng địa bàn để tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào thực hiện nhiệm vụ quan trọng này đi vào nề nếp, tạo sự gắn kết, đồng thuận giữa chính quyền địa phương với cơ sở tôn giáo, tín đồ các tôn giáo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
5. Tập trung tham mưu quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị”; xây dựng “Xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, đơn vị cấp huyện điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”, hướng tới xây dựng tỉnh Nghệ An điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
a) Về xây dựng “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị”
- UBND thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và thị xã Thái Hòa tăng cường chỉ đạo duy trì giữ vững kết quả và hoàn thiện các tiêu chí đối với 16 Công an phường điển hình, kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị đã xây dựng trong năm 2023.
- UBND thành phố Vinh, thị xã Hoàng Mai tập trung xây dựng 07 Công an phường đạt “Điển hình, kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị” trong năm 2024 (thành phố Vinh 05 Công an phường; thị xã Hoàng Mai 02 Công an phường).
b) Về xây dựng “Xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”
- UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường chỉ đạo duy trì giữ vững kết quả và hoàn thiện các tiêu chí đối với 48 xã, phường, thị trấn và 42 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã xây dựng trong năm 2023.
- Với lộ trình đến năm 2030, 100% xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục cơ bản đạt tiêu chí điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ theo mục tiêu mà Bộ Công an đề ra và căn cứ thực tiễn tình hình, năm 2024, giao UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo xây dựng ít nhất 15% đơn vị cấp xã và xây dựng ít nhất 01 cơ quan, 01 doanh nghiệp, 02 cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn để xây dựng điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Riêng Công an thị xã Hoàng Mai tham mưu xây dựng 100% xã, phường điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; Công an huyện Nam Đàn tham mưu xây dựng ít nhất 50% đơn vị cấp xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (tạo cơ sở, tiền đề để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ vào năm 2025). Các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục cấp tỉnh quản lý xây dựng ít nhất 08 đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
c) Về xây dựng “Đơn vị cấp huyện điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”
- UBND thị xã Thái Hòa và UBND thị xã Cửa Lò tăng cường chỉ đạo duy trì giữ vững kết quả và hoàn thiện các tiêu chí về xây dựng thị xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã xây dựng năm 2023.
- UBND thị xã Hoàng Mai tập trung xây dựng thị xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2024.
d) Với mục tiêu xây dựng tỉnh Nghệ An điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong thời gian tới, UBND tỉnh giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân đồng thuận, tích cực, tự giác tham gia thực chất, hiệu quả.
6. Công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn tỉnh
a) UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, tổ chức rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng công tác xây dựng, duy trì hoạt động của các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn để từ đó có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục, đưa nhiệm vụ này đi vào hoạt động nề nếp, hiệu quả, trong đó:
- Có kế hoạch nhân rộng những mô hình, điển hình hoạt động tốt, phát huy hiệu quả, hồ sơ đảm bảo khoa học, đầy đủ theo quy định; kết thúc, thanh loại những mô hình hoạt động không hiệu quả, chạy theo số lượng, hoạt động hình thức, chiếu lệ, đối phó; chủ động nghiên cứu, lựa chọn xây dựng những mô hình, điển hình mới, phù hợp thực tiễn địa bàn, có tính khả thi, hiệu quả, được Nhân dân đồng thuận, ủng hộ (Hoàn thành việc rà soát trước ngày 15/02/2024; giao Công an tỉnh thành lập các Đoàn kiểm tra để đánh giá nội dung này tại các đơn vị, địa phương và hoàn thành trong Quý II/2024).
- Tập trung xây dựng, củng cố, duy trì hoạt động hiệu quả ít nhất 01 mô hình về phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
- Mỗi đơn vị chọn 01 mô hình tiêu biểu nhất để tổ chức hội nghị sơ, tổng kết (hoàn thành trước tháng 10/2024).
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương tham mưu lựa chọn ít nhất 02 mô hình nổi bật nhất đề nghị Bộ Công an thông báo biểu dương, nhân rộng toàn quốc (hoàn thành trước tháng 10/2024).
b) UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, triển khai việc xây dựng, củng cố, duy trì, nhân rộng mô hình có sử dụng camera phục vụ công tác bảo đảm ANTT gắn với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn, nhất là tại các xã đã được công nhận và đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024. Đồng thời, căn cứ thực tiễn tình hình và khả năng, tiềm lực của các đơn vị, địa phương để chủ động nghiên cứu, lắp đặt hệ thống camera thông minh (ứng dụng trí tuệ nhân tạo) để phục vụ tốt hơn công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở.
c) Công an tính chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu, triển khai việc xây dựng điểm mô hình "Giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống tại các trường học” trên địa bàn tỉnh tại 04 cấp học theo mục tiêu, lộ trình đề ra. Trong đó, chọn trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh để làm điểm của tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo xây dựng mô hình tại 100% trường THPT trên địa bàn (hoàn thành việc ra mắt trong Quý I/2024). Tổ chức sơ kết đánh giá giai đoạn 1 kết quả xây dựng mô hình (trước ngày 15/5/2024), giai đoạn 2 (trước ngày 15/11/2024) để rút kinh nghiệm, nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm tiếp theo.
7. Nâng cao hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về ANTT gắn với xây dựng cơ sở đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” và thực hiện tiêu chí bảo đảm ANTT trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
a) UBND các huyện có liên quan chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả để đưa 04 xã còn lại trên địa bàn tỉnh ra khỏi diện trọng điểm phức tạp về ANTT theo đúng quy định.
b) Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh.
c) Nâng cao chất lượng, hiệu quả, đi vào thực chất các hình thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải, tự tố giác tội phạm tại khu dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, nhất là ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược, phức tạp về ANTT, tuyến biên giới đất liền, tuyến biển. Gắn việc xét khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt chuẩn “An toàn về ANTT” với việc đánh giá, phân loại phong trào trong năm.
8. Xây dựng lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt tham gia bảo đảm ANTT tại cơ sở; tham mưu huy động, sử dụng kinh phí đảm bảo xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
a) Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã tiếp tục duy trì, quan tâm, kịp thời động viên đối với lực lượng Bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phối hợp hoạt động giữa lực lượng Công an xã, phường, thị trấn với lực lượng Dân quân tự vệ theo Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ.
b) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chính trị, pháp luật, nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt cấp xã; Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố; tập huấn bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
c) Đảm bảo kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Thông tư số 40/2023/TT-BTC ngày 09/6/2023 của Bộ Tài Chính quy định về quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; kinh phí thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn. Đồng thời huy động các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật và nguồn xã hội hóa phục vụ công tác bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ kế hoạch này, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch thực hiện, gửi về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 25/02/2024 và định kỳ 06 tháng (trước ngày 14/6), 01 năm (trước ngày 14/12), báo cáo kết quả thực hiện (qua Phòng Tham mưu, Công an tỉnh) để theo dõi, tổng hợp, báo cáo cấp trên theo quy định.
2. Công an tỉnh (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh) hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện có hiệu quả kế hoạch này.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc; nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để được hướng dẫn, chỉ đạo./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |