Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2039/BNV-CQĐP của Bộ Nội vụ về việc thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh các vùng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2039/BNV-CQĐP
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2039/BNV-CQĐP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Văn Tuấn |
Ngày ban hành: | 17/07/2007 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh quốc gia |
tải Công văn 2039/BNV-CQĐP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2039/BNV-CQĐP | Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2007 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1047/VPCP-ĐP ngày 28/02/2007, Bộ Nội vụ báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh các vùng như sau:
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước, Bộ Chính trị đã ban hành: Nghị quyết 37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; Nghị quyết 45-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 39-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010; Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010; Nghị quyết 53-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 21-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010.
Thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết nói trên. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Nội vụ xin báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ tại các Nghị quyết như sau:
1. Về xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở:
Sau khi Hội nghị Trung ương 5, Khóa IX ban hành Nghị quyết về “Đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết này. Thực hiện nhiệm vụ được phân công, Bộ Nội vụ đã tổ chức triển khai các công việc sau:
- Tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Sau một thời gian thực hiện, do giá trị thực tiễn từ những kết quả đạt được của việc triển khai thực hiện Nghị định này nên Ban Bí thư đã giao cho Chính phủ trực tiếp là Bộ Nội vụ xây dựng nâng lên thành Pháp lệnh thực hiện Dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Ngày 20/4/2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh này. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các cơ quan trung ương có liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh này trên phạm vi cả nước.
- Đối với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Bộ Nội vụ đã chủ trì tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn … Các văn bản quy phạm pháp luật này là những căn cứ pháp lý quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ đổi mới, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện, một số quy định nêu trong Quyết định 04, Nghị định 114 và Nghị định 121 đã bộc lộ một số bất cập, không còn phù hợp với thực tế. Bộ Nội vụ đang chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án tổng thể về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, trong đó chỉnh sửa Nghị định 121, trình Chính phủ xem xét vào quý III/2007.
2. Thực hiện một số nhiệm vụ mang tính đặc thù:
Căn cứ vào tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị đã ban hành đối với các vùng, miền có vị thế và địa lý khác nhau, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành thêm những văn bản quy phạm pháp luật để làm rõ và thực hiện cho phù hợp với tính đặc thù ở các vùng miền khác nhau, cụ thể như sau:
a. Đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 28/2007/QĐ-TTg về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc (Giai đoạn 2007 - 2010). Quyết định này áp dụng cho 16 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, nhằm cụ thể hóa trong công tác xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng núi phía Bắc khi triển khai Nghị quyết 37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010.
b. Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 34/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010. Văn bản này nhằm cụ thể hóa thêm đối với đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số khi triển khai các Nghị quyết 37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; Nghị quyết 39-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010; Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010; Nghị quyết 53-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 21-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010.
c. Đối với vùng Tây Nguyên do có tính đặc thù riêng nên Bộ Nội vụ đã chủ trì xây dựng Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 253/2003/QĐ-TTg ngày 05/3/2003. Đến nay sau một thời gian thực hiện, Đề án được 5 tỉnh Tây Nguyên đánh giá cao vì đã thực sự góp phần củng cố chính quyền cơ sở Tây Nguyên thêm vững mạnh, góp phần đẩy lùi âm mưu của các thế lực phản động lợi dụng sắc tộc, tôn giáo gây rối, chia rẽ các đồng bào dân tộc Tây Nguyên với chính quyền, Đảng và Nhà nước ta. Đề án đã góp phần kiện toàn, củng cố chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên và phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của vùng.
d. Do có tính đặc thù liên quan đến bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với các tuyến biên giới của tổ quốc, Bộ Nội vụ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế, chính sách nêu tại Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 đối với các xã tuyến biên giới giáp với Trung Quốc được áp dụng cho các xã có tuyến biên giới chung với Lào và Campuchia (Bộ Nội vụ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét vào Quý III/2007 theo kế hoạch).
e. Do đặc điểm trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực cán bộ, công chức và dân trí còn thấp nên các huyện và xã thuộc vùng khó khăn về cơ bản là chưa thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cơ sở. Bộ Nội vụ đã chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 56/2005/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 về tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức xuống các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Quyết định này đã được các tỉnh đánh giá và hoan nghênh, giúp các xã và huyện tháo gỡ những khó khăn lâu nay đang gặp phải. Quyết định này là cụ thể hóa thêm tinh thần các Nghị quyết 37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi phía Bắc Bộ đến năm 2010; Nghị quyết 39-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010; Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010; Nghị quyết 53-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 21-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng Sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010.
3. Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức:
Nhằm từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cơ sở nói riêng thực sự trở thành công bộc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Bộ Nội vụ đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định sau:
- Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/5/2001 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005;
- Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010;
- Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010…
Các văn bản nêu trên đã quán triệt nội dung các văn kiện của Đảng và các quy định pháp luật với tinh thần mở rộng quy mô đào tạo và hình thức, phương pháp đào tạo, trong đó đã đặc biệt chú ý đào tạo những kiến thức cơ bản phù hợp với trình độ cán bộ, công chức là người dân tộc ít người. Chính vì vậy, công tác đào tạo, sử dụng và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức ở các vùng, miền trên cả nước ngày càng được quan tâm, có nhiều đổi mới và thu được những kết quả đáng khích lệ. Các Quyết định này sẽ góp phần từng bước quy hoạch, bồi dưỡng và sử dụng tốt hơn đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy cải cách nền hành chính nhà nước; đồng thời góp phần từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị đã ban hành riêng cho các vùng.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ
Với tinh thần chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết và sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ xác định phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới cần tập trung triển khai gồm:
1. Tích cực chủ động thực hiện các nhiệm vụ mà các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra, kịp thời xin ý kiến chỉ đạo khi có các vấn đề khó khăn vướng mắc. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các đề án đã được phê duyệt theo các nhiệm vụ đã được phân công.
2. Tăng cường phối hợp với các cơ quan Trung ương có liên quan để triển khai thực hiện nhiệm vụ mà các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra. Đồng thời chú trọng công tác hướng dẫn, chỉ đạo địa phương thực hiện các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
3. Phối hợp với UBND các địa phương các vùng, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở trong sạch vững mạnh, sâu sát dân để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng.
4. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại các địa phương và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉnh sửa, bổ sung kịp thời các vấn đề tồn tại, phát sinh trên thực tế trong thời gian tới.
Trên đây là kết quả bước đầu thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, Bộ Nội vụ xin gửi tới Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |