Thông tư 28/2013/TT-BCT an toàn thực phẩm với thực phẩm nhập khẩu

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 28/2013/TT-BCT

Thông tư 28/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:28/2013/TT-BCTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Cẩm Tú
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
06/11/2013
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

6 trường hợp được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Thông tư số 28/2013/TT-BCT ngày 06/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh mứt, kẹo và bao bì chứa đựng các sản phẩm trên chỉ được phép lưu thông, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam sau khi được cơ quan kiểm tra Nhà nước cấp Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu hoặc Thông báo thực phẩm chỉ kiểm tra hồ sơ.
Thực phẩm nhập khẩu nêu trên phải được lấy mẫu tại địa điểm do cơ quan kiểm tra quyết định (tại cửa khẩu, nơi tập kết hoặc trong kho bảo quản). Trường hợp chủ hàng tự ý tiêu thụ hoặc phân tán lô hàng khỏi địa điểm tập kết trước khi cơ quan kiểm tra lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan và Bộ Công Thương để có biện pháp thu hồi hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
Riêng thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự; thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu; thực phẩm gửi kho ngoại quan; thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu và thực phẩm là mẫu trưng bày hội trợ, triển lãm khi nhập khẩu vào Việt Nam được miễn kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2013.

Xem chi tiết Thông tư 28/2013/TT-BCT tại đây

tải Thông tư 28/2013/TT-BCT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 28/2013/TT-BCT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 28/2013/TT-BCT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 28/2013/TT-BCT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

Số: 28/2013/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2013

Căn cứ Nghị định 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về phương thức, nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra và tổ chức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, bao gồm: rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo và bao bì chứa đựng các sản phẩm trên (sau đây gọi chung là các sản phẩm thực phẩm).
2. Các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu:
a) Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu;
b) Thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự;
c) Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu;
d) Thực phẩm gửi kho ngoại quan;
đ) Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu;
e) Thực phẩm là mẫu trưng bày hội chợ, triển lãm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư này trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Lô hàng sản phẩm thực phẩm là một số lượng xác định của một loại sản phẩm cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn sử dụng và cùng được sản xuất tại một cơ sở (sau đây gọi tắt là lô sản phẩm).
2. Lô hàng nhập khẩu: Là lượng hàng hóa nhập khẩu được đăng ký kiểm tra trong một lần.
3. Lô hàng kiểm tra: Là lượng hàng hóa cùng loại, của cùng một cơ sở sản xuất được đăng ký kiểm tra trong một lần.
4. Vi phạm qui định an toàn thực phẩm: Hàng hóa bị phát hiện có chứa tác nhân gây hại sức khỏe, tính mạng con người.
5. Tần suất lấy mẫu lô hàng: Là số lần thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm đối với các lô hàng kiểm tra nhập khẩu.
6. Chủ hàng: Là tổ chức, cá nhân sở hữu hợp pháp hàng hoá nhập khẩu.
Điều 4. Yêu cầu đối với thực phẩm nhập khẩu
Các sản phẩm thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư này chỉ được phép lưu thông, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam sau khi được cơ quan kiểm tra nhà nước cấp một trong các giấy tờ sau:
a) Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;
b) Thông báo thực phẩm chỉ kiểm tra hồ sơ.
Chương II
PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA
Điều 5. Phương thức kiểm tra chặt
1. Kiểm tra chặt là lấy mẫu xác suất hoặc lấy tại các điểm nghi ngờ (đủ lượng mẫu tối thiểu) để kiểm nghiệm, đánh giá toàn diện an toàn thực phẩm đối với tất cả các lô sản phẩm của cùng lô hàng thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
a) Thực phẩm được nhập từ một cơ sở chế biến ở nước ngoài và cơ quan kiểm tra được thông báo hoặc được biết là nằm trong khu vực có nguồn ô nhiễm hoặc có mầm bệnh dịch nguy hiểm có thể lây sang người;
b) Lần nhập trước đó không đạt yêu cầu nhập khẩu;
c) Có văn bản của Bộ Công Thương yêu cầu áp dụng phương thức kiểm tra chặt vì phát hiện sản phẩm đang lưu thông trên thị trường có nguy cơ gây hại sức khỏe, tính mạng con người.
2. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, chủ hàng phải tự bảo quản hàng hóa (tại cửa khẩu, nơi tập kết hoặc kho bảo quản) và chỉ được thông quan sau khi đã có Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu do cơ quan kiểm tra cấp.
3. Trường hợp kiểm nghiệm mẫu của hai (02) lô hàng kiểm tra liên tiếp
có kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu thì lô hàng tiếp theo cùng loại, cùng xuất xứ được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Điều 6. Phương thức kiểm tra thông thường
Kiểm tra thông thường là lấy mẫu xác suất (ngẫu nhiên) đủ để kiểm tra cảm quan và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với lô hàng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này.
Điều 7. Phương thức kiểm tra giảm
Kiểm tra giảm là phương thức chỉ lấy mẫu đại diện để kiểm tra việc ghi nhãn, tính đồng nhất của lô hàng nhập khẩu (về xuất xứ, số lô) mà không phải kiểm nghiệm mẫu để đối chiếu với hồ sơ đối với một trong những trường hợp dưới đây:
1. Thực phẩm đã có dấu hợp quy.
2. Thực phẩm cùng loại, cùng xuất xứ có chất lượng ổn định qua ít nhất hai (02) lần kiểm tra liên tiếp hoặc đã được Bộ Công Thương xác nhận bằng văn bản đủ điều kiện kiểm tra giảm.
3. Thực phẩm cùng loại, cùng xuất xứ với mẫu chào hàng đã kiểm nghiệm đạt yêu cầu nhập khẩu.
4. Thực phẩm cùng loại, cùng xuất xứ và đã được kiểm tra trước khi nhập khẩu hoặc có phiếu kết quả phân tích của bên thứ ba tại nước sản xuất được cơ quan thẩm quyền của nước ký kết Điều ước quốc tế với Việt Nam thừa nhận lẫn nhau đối với hoạt động chứng nhận an toàn thực phẩm chứng nhận.
5. Thực phẩm thuộc Danh mục hàng hoá được chứng nhận mang dấu phù hợp tiêu chuẩn (dấu hợp chuẩn) của nước xuất khẩu hoặc của khối thị trường chung khu vực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận và công bố theo từng thời kỳ.
Điều 8. Phương thức kiểm tra giảm chỉ kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra giảm chỉ kiểm tra hồ sơ là việc chỉ nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra, không lấy mẫu sản phẩm. Các lô hàng thuộc diện chỉ kiểm tra hồ sơ có thể được kiểm tra đột xuất bằng phương thức khác nếu thấy có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc phương thức kiểm tra này, việc áp dụng phương thức kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra giảm chỉ thực hiện một lần đối với số lần nhập khẩu trong vòng một (01) năm của cùng một loại hàng hóa do một chủ hàng nhập khẩu và áp dụng đối với thực phẩm thuộc một trong những trường hợp dưới đây:
1. Thực phẩm nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động chứng nhận an toàn thực phẩm xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.
2. Thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc nước xuất khẩu chứng nhận có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.
3. Các lô hàng cùng loại có cùng xuất xứ đã được kiểm tra năm (05) lần trước đó đạt yêu cầu nhập khẩu.
Chương III
THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH KIỂM TRA
Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm tra
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm do Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền được Bộ Y tế ủy quyền cấp;
c) Bản sao công chứng Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa (Contract), danh mục hàng hóa kèm theo (Packing list);
d) Bản sao có chứng thực và có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu: Vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
2. Trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra giảm, kiểm tra giảm chỉ kiểm tra, hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm: Bản sao có chứng thực hoặc các tài liệu liên quan chứng minh theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này.
Điều 10. Cơ quan kiểm tra
1. Cơ quan kiểm tra là cơ sở kiểm nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi là cơ quan kiểm tra).
2. Chỉ định cơ quan kiểm tra trong các trường hợp đặc biệt
Trường hợp chủ hàng thường xuyên tập kết thực phẩm nhập khẩu ở một địa điểm xa trụ sở của cơ quan kiểm tra thì chủ hàng có thể đề nghị Bộ Công Thương tạm thời chỉ định cơ quan chuyên môn cùng địa bàn với điểm tập kết thực phẩm nhập khẩu thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm thực tế lô hàng và thông báo kết quả kiểm tra tới các bên liên quan.
Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của chủ hàng, Bộ Công Thương sẽ xem xét và quyết định cơ quan chuyên môn thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm thực tế lô hàng theo quy định và thông báo cho chủ hàng bằng văn bản.
Điều 11. Quy trình kiểm tra
Thực phẩm nhập khẩu phải được lấy mẫu tại địa điểm do cơ quan kiểm tra quyết định (tại cửa khẩu, nơi tập kết hoặc trong kho bảo quản).
1. Cơ quan kiểm tra được Bộ Công Thương chỉ định có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký kiểm tra để xác định phương thức kiểm tra phù hợp đối với từng lô hàng.
2. Tổ chức lấy mẫu tại địa điểm chủ hàng đã đăng ký để kiểm tra. Trong trường hợp chủ hàng tự ý tiêu thụ hoặc phân tán lô hàng khỏi địa điểm tập kết trước khi cơ quan kiểm tra lấy mẫu kiểm tra, Cơ quan kiểm tra gửi văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan và Bộ Công Thương để có biện pháp thu hồi hoặc xử lý theo quy định.
3. Lập Biên bản lấy mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan và được lưu vào hồ sơ kiểm tra chung của lô hàng.
Điều 12. Nội dung kiểm tra
Cơ quan kiểm tra căn cứ vào kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm (hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông tin của lô hàng nhập khẩu) để xác định phương thức kiểm tra cụ thể, lượng mẫu, số chỉ tiêu cần kiểm nghiệm, phương pháp thử và tiến hành kiểm tra mẫu đối với sản phẩm thực phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định, gồm:
1. Nội dung ghi trong Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy với mẫu sản phẩm kiểm tra để quyết định phương thức kiểm tra theo quy định tại Chương II của Thông tư này.
2. Thời hạn sử dụng và nội dung ghi nhãn.
3. Các yêu cầu an toàn khác khi có thông tin về rủi ro hoặc được Bộ Công Thương yêu cầu bằng văn bản.
Điều 13. Căn cứ đối chiếu kết quả kiểm tra
Căn cứ để đối chiếu kết quả kiểm tra gồm:
1. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam về chất lượng, an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hoá.
Điều 14: Kết luận và thời hạn thực hiện kiểm tra
1. Kết luận sau khi kiểm tra
a) Trường hợp lô hàng kiểm tra đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định, cơ quan kiểm tra nhà nước cấp Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu theo Phụ lục III hoặc cấp Thông báo thực phẩm chỉ kiểm tra hồ sơ theo Phụ lục IV của Thông tư này;
b) Trường hợp lô hàng kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định, trong vòng năm (05) ngày làm việc cơ quan kiểm tra nhà nước gửi phiếu kết quả thử nghiệm và Thông báo thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này cho chủ hàng và cơ quan Hải quan nơi hàng đến, đồng thời báo cáo Bộ Công Thương kèm theo đề xuất biện pháp xử lý lô hàng.
2. Thời hạn thực hiện
a) Cấp Giấy xác nhận lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu:
- Đối với các thực phẩm thuộc phương thức kiểm tra chặt: Không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm tra cộng với thời gian thử nghiệm theo quy định của phương pháp thử;
- Đối với thực phẩm thuộc phương thức kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm: Không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm tra cộng với thời gian thử nghiệm theo quy định của phương pháp thử;
b) Cấp thông báo thực phẩm chỉ kiểm tra hồ sơ đối với thực phẩm thuộc phương thức kiểm tra giảm chỉ kiểm tra hồ sơ: Không quá hai (02) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ, hợp lệ;
c) Thông báo kết quả kiểm tra thuộc phương thức kiểm tra chặt và thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm đối với từng lô sản phẩm khi giao cho chủ hàng nhập khẩu và báo cáo về Bộ Công Thương không quá năm (05) ngày sau khi có kết quả kiểm tra.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan kiểm tra đối với lô hàng kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ quyết định xử lý lô hàng theo quy định.
Điều 15. Phí và lệ phí kiểm tra
1. Chủ hàng có trách nhiệm nộp phí, lệ phí kiểm tra theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
2. Việc quản lý phí, lệ phí kiểm tra được thực hiện theo quy định hiện hành.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra
1. Lưu mẫu thực phẩm theo quy định đối với từng loại thực phẩm để thử nghiệm lại khi có yêu cầu. Quá thời hạn trên, cơ quan kiểm tra thông báo chủ hàng đến nhận lại mẫu hoặc lập biên bản thanh lý mẫu theo đúng quy định.
2. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về quy trình và nguyên tắc kiểm tra, kiểm nghiệm.
3. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng đối với việc kiểm tra và xác nhận lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu do mình tiến hành trong thời gian năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được khiếu nại bằng văn bản của chủ hàng. Chịu trách nhiệm về những sai sót trong quá trình kiểm tra và xác nhận; nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra phải bồi thường theo quy định hiện hành.
4. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày cấp thông báo kết quả kiểm tra và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
5. Gửi báo cáo về Bộ Công Thương và đề xuất danh mục các thực phẩm cần được xem xét để thực hiện kiểm tra theo phương thức giảm, chỉ kiểm tra hồ sơ.
6. Báo cáo Bộ Công Thương trong các trường hợp:
a) Thay đổi, bổ sung trụ sở làm việc;
b) Tạm thời ngừng hoặc chấm dứt hoạt động.
7. Thông báo cho cơ quan Hải quan cửa khẩu về kết quả kiểm tra, các trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm tra nhưng không xuất trình lô hàng để kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu.
8. Cấp Giấy xác nhận đăng ký kiểm tra với nội dung “Lô hàng chờ kết quả kiểm tra” và thông báo cho cơ quan Hải quan cửa khẩu chỉ thực hiện thông quan sau khi đã có kết quả kiểm tra trong các trường hợp sau:
a) Có bằng chứng khách quan về việc lô hàng nhập khẩu xin đăng ký kiểm tra không đáp ứng các yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm;
b) Phát hiện lô hàng cùng loại được nhập khẩu trước đó của cùng chủ hàng không đáp ứng các yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm;
c) Hàng hoá thuộc phương thức kiểm tra chặt quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
9. Giám sát việc xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu và/hoặc đề nghị cơ quan y tế có thẩm quyền địa phương phối hợp giám sát việc xử lý lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu trên địa bàn.
Điều 17. Quyền hạn của cơ quan kiểm tra
1. Yêu cầu chủ hàng cung cấp tài liệu liên quan theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Được ra, vào nơi lưu giữ, bảo quản hàng hóa hoặc cho phép doanh nghiệp xuất trình nguyên lô sản phẩm tại cơ quan kiểm tra để thực hiện kiểm tra và lấy mẫu.
3. Tiến hành kiểm tra thực phẩm theo phương thức và thủ tục quy đinh tại Thông tư này; được quyền chủ động trong 05 (năm) lần kiểm tra chỉ (02) hai lần áp dụng phương thức kiểm tra thông thường.
Điều 18. Trách nhiệm của chủ hàng nhập khẩu
1. Trước khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng phải nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm với cơ quan kiểm tra theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này, nộp phí và lệ phí kiểm tra theo quy định.
2. Ngay sau khi lô hàng được phép tập kết về kho có đủ điều kiện bảo quản, chủ hàng phải chủ động xuất trình toàn bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
3. Chỉ được phép đưa thực phẩm nhập khẩu vào sử dụng, lưu thông khi đã được cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm cấp Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu hoặc Thông báo thực phẩm chỉ kiểm tra hồ sơ theo quy định.
4. Tự chịu trách nhiệm bảo quản hàng hoá đã được kiểm tra trong suốt thời gian chờ kết luận kiểm tra của cơ quan kiểm tra hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp lô hàng đã có kết luận không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định.
5. Chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí hợp lý cho cơ quan giám sát việc xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu, bao gồm cả những chi phí đối với nhân viên của cơ quan giám sát.
6. Bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm các quy định tại Thông tư này.
Điều 19. Quyền hạn của chủ hàng nhập khẩu
1. Cung cấp những bằng chứng bằng văn bản và đề nghị cơ quan kiểm tra lô hàng nhập khẩu xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc tái kiểm tra trong thời hạn mười (10) ngày kể từ khi nhận được Thông báo thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu. Sau khi được cơ quan kiểm tra chấp nhận:
a) Trường hợp kết quả tái kiểm tra trái với kết quả kiểm tra lần đầu, chủ hàng không phải trả chi phí cho việc tái kiểm tra;
b) Trường hợp kết quả tái kiểm tra phù hợp với kết quả kiểm tra lần đầu, chủ hàng phải chịu chi phí cho việc tái kiểm tra.
2. Chứng minh với cơ quan kiểm tra và Bộ Công Thương những kết quả phân tích mẫu đã được chứng nhận, kiểm tra tại phòng thử nghiệm đạt chuẩn và những quy định của quốc tế hoặc nước xuất khẩu cho phép lưu hành về giới hạn chất ô nhiễm được phép sử dụng trong thực phẩm.
3. Đề nghị Bộ Công Thương một trong các biện pháp xử lý những lô sản phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định tại khoản 8, Điều này. Biện pháp xử lý đưa ra phải chi tiết và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Khiếu nại và tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Đề nghị Bộ Công Thương cho phép các lô hàng được áp dụng các phương thức kiểm tra giảm sau hai (02) lần liên tiếp được cấp Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu trong trường hợp lô hàng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 hoặc được áp dụng phương thức chỉ kiểm tra hồ sơ trong trường hợp lô hàng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
6. Đề nghị Bộ Công Thương cho phép được thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại một cơ quan kiểm tra có trụ sở gần địa điểm thường xuyên tập kết lô hàng.
7. Đề nghị tái kiểm tra hoặc chứng minh lô hàng đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm trong trường hợp có kết quả phân tích của ít nhất hai (02) cơ quan kiểm tra khác đã được Bộ Công Thương chỉ định hoặc thừa nhận phù hợp với căn cứ để đối chiếu kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
8. Kiến nghị với Bộ Công Thương một trong các biện pháp xử lý sau:
a) Tái chế sản phẩm: Chủ hàng phải báo cáo biện pháp tái chế, địa chỉ tái chế cho cơ quan kiểm tra và chỉ tiến hành tái chế sản phẩm khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan kiểm tra nhà nước. Sau khi tái chế, chủ hàng đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra lô hàng đã được tái chế để quyết định xử lý trong các trường hợp dưới đây:
- Trường hợp lô hàng thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu và/hoặc phải sửa nội dung ghi nhãn nếu chất lượng sản phẩm không đúng so với công bố trên nhãn, cơ quan kiểm tra phải báo cáo Bộ Công Thương để xem xét và quyết định cấp Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;
- Trường hợp lô hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập khẩu, cơ quan kiểm tra sẽ thông báo với chủ hàng và đề nghị Bộ Công Thương chỉ định cơ quan giám sát việc chủ hàng hủy bỏ lô hàng hoặc chuyển không sử dụng làm thực phẩm theo quy định.
b) Chuyển không sử dụng làm thực phẩm sau khi sửa lại nội dung ghi nhãn;
c) Tái xuất: chủ hàng phải nộp chứng từ tái xuất cho cơ quan kiểm tra để hoàn tất hồ sơ;
d) Tiêu huỷ: chủ hàng phải hợp đồng với cơ quan có nhiệm vụ xử lý tiêu huỷ và có biên bản xác nhận đã tiêu huỷ thực phẩm của cơ quan quản lý môi trường nơi tiến hành giám sát tiêu huỷ về thời gian, địa điểm, phương pháp và nội dung thực hiện việc tiêu huỷ đó.
Điều 20. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Khoa học và công nghệ (Bộ Công Thương) có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước;
b) Quyết định các biện pháp xử lý đối với các lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm;
c) Quyết định phương thức kiểm tra đối với các lô hàng nhập khẩu: Kiểm tra giảm, chỉ kiểm tra hồ sơ trên cơ sở đề xuất của cơ quan kiểm tra hoặc đề nghị của chủ hàng;
d) Chỉ định và công bố trên trang Website Bộ Công Thương các cơ quan kiểm tra thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
đ) Định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra năng lực chuyên môn của các cơ quan kiểm tra; quyết định tạm thời đình chỉ, mở rộng hoặc hạn chế thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương của các cơ quan kiểm tra do Bộ Công Thương chỉ định;
e) Tiếp nhận và đề xuất Bộ Công Thương phương án giải quyết các kiến nghị của chủ hàng, cơ quan kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan kiểm tra được Bộ Công Thương chỉ định có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại Thông tư này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2013.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 2 của Thông tư này cần phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.

 Nơi nhận:
- Văn phòng Chính Phủ (vụ KGVX, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Cục Kiểm tra VB QPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Thứ trưởng;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Công báo;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP. trực thuộc TƯ;
- Cổng TTĐT Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Cẩm Tú

PHỤ LỤC I

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

CNG HOÀ XÃ HI CH NGHĨA VIỆT NAM
Đc lp T do Hnh phúc
--------------------------

....., ngày........... tháng.......... năm 20.....

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Kính gửi: [Tên tổ chức kiểm tra được chỉ định]..............

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Số CMTND (đối với cá nhân)…………….… nơi cấp:……….. ngày cấp:……….

Điện thoại:.................................................Fax/E-mail:

Đề nghị quý tổ chức/cơ quan kiểm tra nhà nước an toàn thực phẩm (ATTP) lô hàng nhập khẩu sau:

1. Tên hàng:...................................................Tên khoa học: ……………..............

Cơ sở sản xuất:.......................................................................................................

Địa chỉ:.....................................................................................................................

2. Số lượng và loại bao bì: .....................................................................................

3. Trọng lượng tịnh: ..................................................... Trọng lượng cả bì ………..

4. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán ........................................................

5. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ..............................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................

6. Nước xuất khẩu: .................................................................................................

7. Cửa khẩu xuất: ...................................................................................................

8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu:..............................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................

9. Cửa khẩu nhập: ..................................................................................................

10. Phương tiện vận chuyển: .................................................................................

11. Mục đích sử dụng: .............................................................................................

12. Giấy phép kiểm tra hàng hóa nhập khẩu (nếu có): ............................................

13. Địa điểm kiểm tra ATTP: ....................................................................................

14. Thời gian kiểm tra ATTP: ....................................................................................

Chúng tôi xin cam kết: Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông/sử dụng sau khi được quý cơ quan/tổ chức cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP theo quy định.

 

Tổ chc, cá nn đăng ký

(Ký, đóng dấu, ghi rõ h tên)


 

PHỤ LỤC II

BIÊN BẢN LY MU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUAN:
TỔ CHỨC KIỂM TRA:
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN LY MU

Nơi kiểm tra : ....................................................................................................

Tôi : ...................................................................................................................

Là cán bcơ quan kiểm tra:...............................................................................

Với sự có mặt ca Ông/Bà :................................................................ ...............

.....................................................................................................................

Theo quy đnh của pháp luật van toàn thc phẩm của nước Cng hoà Xã hội Chnghĩa Việt Nam, đã tiến hành kiểm tra và ly mẫu thực phẩm sau đây:

STT

Tên hàng hóa

Khối lượng lô hàng

Số lượng

Nơi sản xut, mã số (nếu có)

Mẫu trung bình đã lấy

Số lượng

Khối lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ông/ Bà .......................... ..đã nhn slượng mu ghi trong biên bn này.

Biên bn này được lập thành hai bn:     - Mt do người có hàng giữ.

                                                            - Mt do cán bkiểm tra giữ.

 

..............., ngày.......tháng.......năm.........

Đại diện hải quan, ga xe, hải cảng, sân bay (nếu có)

(ký tên)

Ngưi có hàng

(ký tên)

Cán bộ lấy mẫu

(ký tên)

PHỤ LỤC II

BIÊN BẢN LY MU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUAN:
TỔ CHỨC KIỂM TRA:
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN LY MU

Nơi kiểm tra : ....................................................................................................

Tôi : ...................................................................................................................

Là cán bcơ quan kiểm tra:...............................................................................

Với sự có mặt ca Ông/Bà :................................................................ ...............

.....................................................................................................................

Theo quy đnh của pháp luật van toàn thc phẩm của nước Cng hoà Xã hội Chnghĩa Việt Nam, đã tiến hành kiểm tra và ly mẫu thực phẩm sau đây:

STT

Tên hàng hóa

Khối lượng lô hàng

Số lượng

Nơi sản xut, mã số (nếu có)

Mẫu trung bình đã lấy

Số lượng

Khối lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ông/ Bà .......................... ..đã nhn slượng mu ghi trong biên bn này.

Biên bn này được lập thành hai bn:     - Mt do người có hàng giữ.

                                                            - Mt do cán bkiểm tra giữ.

 

..............., ngày.......tháng.......năm.........

Đại diện hải quan, ga xe, hải cảng, sân bay (nếu có)

(ký tên)

Ngưi có hàng

(ký tên)

Cán bộ lấy mẫu

(ký tên)

PHỤ LỤC III

TNBÁTHỰPHĐẠYÊCẦNHKHU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUAN:
TỔ CHỨC KIỂM TRA:
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TNBÁTHỰPHĐẠYÊCẦNHKHU

Thương nhân nhập khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail:

Số hợđng:

 

 

Bếđến:

Thương nhân xuất khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail

Bếđi:

Mô tả hàng hoá:

Tên hàng hoá:

Ký hiệu mã:

Xuất xứ:

Số lượng:

 

Khốlượng:

Số vận đơn

Ngày…. tháng….. năm…..

Giá trị hànhoá:

 

KếluậnTHỰPHĐẠYÊCNHKHU

 

 

nhận:
Thươnnhânhkhu;
Hquacửa khu;
Bộ CônThương.

 

Đại diện của tổ chức kiểm tra

..............,ngàytháng….năm..

(ký tênđóndu)

     


 

PHỤ LỤC IV

THÔNG BÁO THỰC PHẨM CHỈ KIỂM TRA HỒ SƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUAN:
TỔ CHỨC KIỂM TRA:
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TNBÁTHỰPHCHỈ KITRHỒ SƠ

Thương nhân nhập khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail

Số hợp đồng:

 

 

Bến đến:

Thương nhân xuất khẩu (Exporter)

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail

Bến đi:

Mô tả hàng hoá:

 

Tên hàng hoá:

Ký hiệu mã:

Xuất xứ:

Số lượng:

 

Khối lượng:

Số vận đơn:

Ngày…. tháng….. năm…..

Giá trị hàng hoá:

 

KếluậnTHỰPHCHỈ KITRHỒ SƠ

 

 

nhận:
Thươnnhânhkhu;
Hquacửa khu;
Bộ CônThương.

 

Đại diện của tổ chức kiểm tra

..............,ngàytháng….năm..

(ký tênđóndu)

     


 

PHỤ LỤC V

TNBÁTHỰPHKHÔNĐẠYÊCẦNHKHU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUAN:
TỔ CHỨC KIỂM TRA:
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TNBÁTHỰPHKHÔNĐẠYÊCẦNHKHU

Thương nhân nhập khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail

Số hợp đồng:

 

Bến đến:

Thương nhân xuất khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail:

Bến đi:

Mô tả hàng hoá:

 

Tên hàng hoá:

Ký hiệu mã:

Xuất xứ:

Số lượng:

 

Khối lượng:

Số vận đơn:

Ngày…. tháng….. năm…..

Giá trị hàng hoá:

Địa điểm kiểm tra:

 

Thời gian kiểm tra:

 

KếluậnTHỰPHKHÔNĐẠYÊCẦNHKHU

 

Phươnthkitra:

Lý dkhônđt:

 

nhận:
Thươnnhânhkhu;
Hquacửa khu;
Bộ CônThương.

Đại diện của tổ chức kiểm tra

..........,ngàytháng.năm..

(ký tênđóndu)

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 18/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thông tư 18/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi