Kế hoạch 257/KH-UBND Hà Nội 2023 đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố năm 2024

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Kế hoạch 257/KH-UBND

Kế hoạch 257/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:257/KH-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Nguyễn Mạnh Quyền
Ngày ban hành:26/10/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

tải Kế hoạch 257/KH-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Kế hoạch 257/KH-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Kế hoạch 257/KH-UBND PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________

Số: 257/KH-UBND

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024
______________

Thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 của thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1856/QĐ-UBND ngày 30/03/2023; Đề án "Đẩy mạnh xuất khẩu của Thành phố Hà Nội thời kỳ hội nhập đến năm 2020, định hướng đến 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 2913/QĐ-UBND ngày 22/5/2017, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành “Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 như sau:

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NĂM 2024

1. Thuận lợi

Nước ta có nền tảng chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định; Chính phủ đẩy mạnh thực hiện một số chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh. Nhờ chính sách điều hành tài chính tiền tệ, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, thị trường ngoại hối ổn định. Các nước công nghiệp phát triển tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hoá đầu tư, đây là cơ hội để Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp về kinh tế, chính trị, Việt Nam vẫn duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội sẽ là cơ hội thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Các tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục đánh giá và dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam. Thành phố quan tâm đầu tư, phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại, có nhiều chỉ đạo, chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh được triển khai, bao gồm cả thuế, phí giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, văn minh, hiện đại.

2. Khó khăn

Tình hình kinh tế, chính trị xã hội, an ninh toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; nguy cơ suy thoái kinh tế, lạm phát và lãi suất tiếp tục duy trì ở mức cao khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh tại các quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Âu - châu Mỹ là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Khủng hoảng năng lượng, lương thực, đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào còn tiếp diễn; căng thẳng chính trị, xung đột kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng hệ lụy nhất định tới tăng trưởng của các đối tác thương mại của Việt Nam. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, dễ bị tác động từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, biến động thị trường và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, nhất là chính sách lãi suất - tỷ giá. Giá các mặt hàng nguyên vật liệu, các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng giá, rủi ro về tỷ giá tạo sức ép lên chi phí nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu trong nước. Xu hướng phi toàn cầu hoá đang trỗi dậy mạnh mẽ; chính sách bảo hộ của các nước ngày một tăng, phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng để tạo hàng rào nhập khẩu.

II. MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU

1. Mục đích

- Góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của Thành phố; Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Nâng cao chỉ số PCI và PAPI; Khuyến khích khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; phấn đấu đưa hoạt động xuất nhập khẩu trở lại trạng thái bình thường trong thời gian ngắn nhất.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động.

- Các Sở, ban, ngành Thành phố coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; phân công rõ trách nhiệm cho các Sở, ban, ngành để chủ động triển khai và kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố.

2. Chỉ tiêu tăng trưởng

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 trên địa bàn thành phố tăng 5% so với thực hiện năm 2023.

III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà sản xuất có khả năng thích ứng tốt nhất trong hoàn cảnh mới.

2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

3. Xây dựng cơ chế chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu.

4. Thực hiện tốt chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan trung ương trên địa bàn.

5. Tiếp tục thực hiện kết nối cung - cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

6. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

7. Nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phù hợp với hoàn cảnh mới, trong đó tăng cường phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương, các Đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, hạn chế các hoạt động đơn lẻ nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp và lãng phí nguồn lực.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà sản xuất có khả năng thích ứng trong hoàn cảnh mới

a) Giao Sở Công Thương, Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội:

Tổ chức các chương trình tập huấn, hội nghị đối thoại cho các doanh nghiệp về: Thông tin thị trường nước ngoài, các hiệp định thương mại tự do, chính sách pháp luật mới liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu, cảnh báo về các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo hộ mậu dịch của các nước, khu vực cũng như các vụ điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường; phối hợp với các tập đoàn thương mại điện tử lớn của thế giới cập nhật kiến thức số và tiếp cận sàn thương mại điện tử để xuất khẩu hàng hóa qua kênh trực tuyến; nâng cao năng lực của doanh nghiệp logistics.

b) Giao Cục Thuế thành phố Hà Nội:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong việc nộp thuế cho các doanh nghiệp, trong đó kết hợp hiệu quả của phương thức truyền thống (hỗ trợ giải đáp vướng mắc trực tiếp tại bộ phận một cửa, giải đáp qua đường dây nóng 24/7, tuyên truyền qua các kênh truyền thông như truyền hình, báo chí, qua hệ thống đại lý thuế đồng thời thường xuyên tổ chức các chương trình đối thoại, các buổi tập huấn...) và áp dụng các phương thức trực tuyến trong công tác tập huấn, đối thoại, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế.

- Đầu tư chuyển đổi số, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, trao đổi thông tin qua phương thức điện tử như thư trao đổi với doanh nghiệp gửi qua email, trả lời vướng mắc qua hệ thống thuế điện tử eTax, đẩy mạnh tuyên truyền qua các kênh thông tin của Cục Thuế, kết hợp với việc thường xuyên xây dựng các chương trình hướng dẫn về chính sách thuế, các video bài giảng, các lưu ý về chính sách thuế mới trên các kênh thông tin điện tử như website của Cục Thuế và trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube... để giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả hơn với chính sách pháp luật về thuế.

c) Giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội:

- Phổ biến các quy định tại các văn bản pháp luật mới hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp..., các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên mới ký kết tới các doanh nghiệp và đối tượng liên quan.

- Đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, hướng dẫn cho các doanh nghiệp: thông tin về thị trường, ngành hàng, quy định, tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu của các nước, cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại tự do...; nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

- Nghiên cứu tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước vượt qua các rào cản ở các nước nhập khẩu; chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến nông nghiệp có quy mô lớn, mang tính định hướng, dẫn dắt thị trường.

- Tăng cường phối hợp trong việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và giải quyết các thủ tục trước và sau cấp phép cho các dự án đầu tư, đặc biệt quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các dự án lớn, dự án sử dụng đất đã được cấp phép nhưng chưa triển khai để đẩy mạnh tiến độ đầu tư của các dự án.

- Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại chỗ: Tăng cường các hoạt động tiếp xúc đối với các Nhà đầu tư lớn được Thành phố quan tâm, các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn Thành phố để xúc tiến đầu tư các dự án theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố.

d) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội; hỗ trợ ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực gắn với các yếu tố có hàm lượng đổi mới sáng tạo, công nghệ trong sản xuất và kinh doanh để có thể đảm bảo các tiêu chuẩn và tham gia xuất khẩu.

- Triển khai hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn từ các chuyên gia, tư vấn viên ngành công thương được công nhận để hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường;

- Phối hợp Sở Công Thương, các quận/huyện triển khai phổ biến các Chương trình, chính sách thúc đẩy xuất khẩu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc, kết nối dữ liệu bán hàng và chuyển đổi số, thúc đẩy thương mại điện tử nâng cao năng lực doanh nghiệp nói chung và xuất khẩu nói riêng.

đ) Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

- Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về lao động, việc làm; cung cấp đầy đủ và phổ biến rộng rãi thông tin, số liệu về thị trường lao động dưới hình thức đa dạng như: Bản tin, website, các phương tiện thông tin đại chúng đến người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý nhà nước có nhu cầu khai thác.

- Tổ chức tọa đàm chuyên sâu để giải đáp cho doanh nghiệp về vấn đề tuyển dụng, sử dụng nhân sự và giúp người lao động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về đặc điểm ngành nghề, vị trí việc làm nhằm hỗ trợ người sử dụng lao động tuyển được lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ người lao động tìm được việc làm phù hợp.

- Tổ chức các phiên giao dịch việc làm (GDVL) hàng ngày đồng bộ trên hệ thống Sàn GDVL Hà Nội thuộc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội kết hợp các hình thức phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến (online); tổ chức các phiên GDVL lưu động tại các quận, huyện, thị xã đồng thời nghiên cứu tổ chức các phiên GDVL đặc thù (gồm phiên chuyên đề theo ngành nghề và đối tượng lao động, phiên dành cho lao động khuyết tật, phiên Online với các tỉnh trên toàn quốc) để cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn GDVL Hà Nội; vận hành hoạt động của hệ thống Sàn GDVL theo hướng đồng bộ, tập trung.

e) Giao Sở Thông tin và Truyền thông:

Tiếp tục triển khai hoạt động của Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội, trong đó tập trung vào các hoạt động: Hỗ trợ, ươm tạo các dự án khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin; hội thảo, tọa đàm hỗ trợ quảng bá các dự án khởi nghiệp; tìm kiếm nhà đầu tư, vốn đầu tư cho các dự án khởi nghiệp.

g) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Tuyên truyền phổ biến về các cơ chế chính sách thông qua các hội nghị, hội thảo kết nối; các lớp tập huấn; các Hội chợ tham gia để quảng bá sản phẩm nông nghiệp. Phối hợp các đơn vị truyền thông của Trung ương và Thành phố thường xuyên thông tin, tuyên truyền, dự báo thị trường nhằm thực hiện tốt vai trò định hướng cho tiêu thụ trong nước và quốc tế. Hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Hệ thống chứng nhận chất lượng quốc tế (ISO, HACCP, Halal ...); xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu; tiêu chuẩn cơ sở; xếp hạng sản phẩm; ứng dụng công nghệ cao; Phát triển mô hình chuỗi liên kết chuỗi trong sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xúc tiến thương mại, bảo hộ sở hữu trí tuệ; dự án... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường và xuất khẩu.

h) Giao Sở Khoa học và Công nghệ:

Thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các hoạt động:

- Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh.

- Cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trên địa bàn Thành phố đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đó.

- Tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục đăng ký mã số mã vạch và xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù của ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố;

- Tư vấn doanh nghiệp xây dựng, triển khai, áp dụng, chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc; kết nối với Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Thành phố. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn phù hợp với điều kiện đặc thù của Thành phố.

i) Giao Hội Nông dân Thành phố:

- Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách đối với thương mại nông thôn và các chương trình Xúc tiến thương mại của địa phương và Thành phố để các chủ thể sản xuất kinh doanh, nhất là nông dân biết và thực hiện.

- Tổ chức các hoạt động tư vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường trong và ngoài nước, tư vấn về xây dựng các dự án phát triển kinh tế kết hợp với tư vấn pháp lý để hoàn thiện dự án. Phối hợp với các chuyên gia, cơ quan hữu quan nhất là về lĩnh vực sở hữu trí tuệ để tư vấn, hướng dẫn nông dân đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu sản phẩm của nông dân, nâng cao giá trị thương mại trên thị trường.

- Tổ chức cho chuyên gia gặp gỡ, phổ biến kiến thức và tư vấn cho doanh nghiệp và hội viên nông dân. Tư vấn pháp lý cho nông dân về thực hiện các hợp đồng liên kết, sản xuất, tiêu thụ nông sản ký kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

- Đào tạo, phổ biến kiến thức và chính sách, pháp luật thương mại của các nước cho hội viên và nông dân, các doanh nghiệp để tận dụng các ưu đãi trong các cam kết quốc tế và có biện pháp tích cực, chủ động phòng tránh các hàng rào trong thương mại để phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng mới của Thủ đô.

- Tổ chức các lớp học về khởi sự doanh nghiệp, kỹ năng quản trị và kinh doanh cho nông dân.

2. Xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu

a) Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

Chỉ đạo các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn; dành vốn cho vay phát triển sản xuất kinh doanh nhất là các lĩnh vực ưu tiên trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu; nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại một số ngân hàng, quận, huyện, thị xã; hỗ trợ tín dụng với lãi suất hợp lý nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn.

b) Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

- Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024: Tổ chức Hội chợ sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động hóa năm 2024, Tổ chức Hội chợ công nghiệp hỗ trợ năm 2024, Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Thuê chuyên gia trong nước tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội triển khai mô hình nhà máy thông minh...

- Triển khai Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024: Tổ chức hội chợ sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2024; Tổ chức 03 hội nghị kết nối doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực với các đơn vị: ngân hàng, quỹ đầu tư, các doanh nghiệp đầu chuỗi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia, chủ đầu tư các cụm công nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực sản xuất thử nghiệm, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại vào sản xuất: Thuê chuyên gia trong nước tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chủ lực Hà Nội triển khai mô hình nhà máy thông minh...

- Tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, Sở Công Thương các tỉnh, thành nhằm phối hợp xây dựng chính sách pháp luật, trao đổi kinh nghiệm về quản lý nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, hội nhập quốc tế.

c) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Rà soát các cơ chế, chính sách liên quan, trên cơ sở đó tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách nhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, quy mô lớn, mở rộng và phát triển các chuỗi sản phẩm nông nghiệp an toàn. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Hệ thống chứng nhận chất lượng quốc tế (ISO, HACCP, Halal...); xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu; tiêu chuẩn cơ sở; xếp hạng sản phẩm; ứng dụng công nghệ cao; phát triển mô hình chuỗi liên kết chuỗi trong sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xúc tiến thương mại, bảo hộ sở hữu trí tuệ; dự án;... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường và xuất khẩu.

3. Công tác cải cách hành chính

a) Giao Cục Thuế thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tất cả các khâu, các bước của quy trình quản lý thuế và giải quyết thủ tục hành chính thuế tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, giảm chi phí, thời gian tuân thủ cho các doanh nghiệp thực hiện chính sách thuế. Thực hiện đa dạng hóa tuyên truyền qua phương thức điện tử; hướng tới và sử dụng ứng dụng eTax Mobile trong tra cứu nghĩa vụ, nộp thuế không dùng tiền mặt. Đẩy mạnh việc sử dụng biên lai - hóa đơn điện tử, kê khai - nộp - hoàn thuế điện tử...

b) Giao Cục Hải quan thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

- Triển khai một số thủ tục hải quan cấp Cục trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo lộ trình của Tổng cục Hải quan nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Vận hành Hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia VNACCS/VCIS; Đề án nộp thuế xuất nhập khẩu điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7; nộp lệ phí hải quan điện tử.

c) Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:

Cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo hướng dẫn, ủy quyền của Bộ Công Thương qua hệ thống điện tử cấp độ 3, cấp độ 4. Tham gia và tuân thủ quy định Cơ chế cấp C/O một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với các nước ASEAN.

4. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp tập trung, hệ thống dịch vụ; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, xuất khẩu

a) Giao Sở Công Thương:

- Chủ trì xây dựng nội dung bản tin: “Thị trường các sản phẩm xuất khẩu chủ lực và tiềm năng của Hà Nội” phát hành 12 số.

b) Giao Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội:

- Hướng dẫn, giám sát tiến độ xây dựng các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố; hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động; tiếp tục triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng mở rộng và xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp mới. Phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương thực hiện kiểm tra, giám sát, rà soát các dự án thứ phát; tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện đầu tư.

- In các ấn phẩm có nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến người lao động trong khu công nghiệp để thực hiện đúng quy định của pháp luật.

c) Giao Cục Hải quan Hà Nội:

Khai thác hiệu quả kho bãi, địa điểm đang hoạt động gắn với địa điểm làm thủ tục hải quan. Hỗ trợ, phát triển đại lý hải quan, doanh nghiệp logistics trên địa bàn. Phối hợp với các Sở, ban, ngành của thành phố và chủ đầu tư để thúc đẩy tiến độ xây dựng kho bãi, địa điểm kiểm tra theo Đề án “Địa điểm kiểm tra tập trung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại của Cục Hải quan thành phố Hà Nội”.

d) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Tiếp tục phát triển, duy trì Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (check.hanoi.gov.vn), hỗ trợ ít nhất 100 cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã trong truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi tập trung vào sản phẩm nông lâm thủy sản có tiềm năng xuất khẩu để quảng bá, giới thiệu đến người tiêu dùng. Duy trì và phát triển Hệ thống phần mềm ứng dụng nền tảng công nghệ GIS ứng dụng quản lý an toàn thực phẩm nông lâm sản (gis.chicucquanlychatluongnlsts.hanoi.gov.vn).

đ) Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Thu thập thông tin thị trường lao động trên địa bàn các quận, huyện, thị xã; thống nhất các chỉ tiêu thị trường lao động, đồng bộ cơ sở dữ liệu, nâng cao chất lượng thông tin đáp ứng mục tiêu thiết lập mạng lưới thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu thị trường lao động. Nghiên cứu dự báo cung - cầu trên thị trường lao động từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cung nhân lực để cung ứng cho các doanh nghiệp.

e) Giao Sở Giao thông vận tải:

- Tập trung nguồn lực đầu tư công trình kết nối hạ tầng giao thông quốc gia quan trọng, thiết yếu, có tính chất kết nối vùng miền, khu vực có tiềm năng phát triển và kết nối các phương thức vận tải tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.

- Chủ trì triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, giảm thời gian vận chuyển hàng hóa.

- Rà soát, công khai vị trí, chức năng, dịch vụ chính, tuyến vận tải, cảng thủy nội địa; ga đường sắt đầu mối; trung tâm tiếp vận; bến, bãi tập kết hàng hóa của các hình thức vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt.

- Phát triển, kết nối các phương thức vận tải hàng hóa nhằm tối ưu hóa vận tải hai chiều hàng hóa, Container để hạn chế tình trạng xe chạy rỗng, hình thành sàn giao dịch chung cho các phương thức vận tải, thúc đẩy phát triển sàn giao dịch logistics và các loại hình dịch vụ logistics.

g) Giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan:

- Tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu trong cả 4 lĩnh vực: Đầu tư, thương mại, du lịch và nông nghiệp. Tập trung cho công tác thu thập, xây dựng thông tin, dữ liệu ngành hàng, dữ liệu về các doanh nghiệp, các thông tin hữu ích doanh nghiệp quan tâm. Trên cơ sở đó tổ chức kết nối cho các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp nắm được các thông tin, tìm hiểu các đối tác, thị trường, ngành hàng quan tâm.

- Thực hiện công tác thu thập, cung cấp thông tin, hình ảnh của các sự kiện; liên quan tới các chủ trương, chính sách; thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin hữu ích khác để hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin, tiếp cận thông tin tập trung, hiệu quả.

- Triển khai xây dựng các thông tin, bài viết phổ biến các thông tin liên quan đến các chính sách, hỗ trợ của Thành phố với doanh nghiệp, thông tin về hoạt động xúc tiến; số hóa, đăng tải lên Cổng thông tin Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội.

h) Giao Hội Nông dân Thành phố:

Xây dựng và hình thành hệ thống các phòng Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của nông dân hoặc chuỗi cung cấp hàng nông sản chất lượng cao, từng bước xây dựng, hoàn thiện bộ máy cung cấp thông tin chuyên nghiệp của Hội Nông dân nhằm thu thập, phân tích, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp hội viên, nông dân và doanh nghiệp có nguồn thông tin chuyên sâu, chính xác, kịp thời, nâng cao khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường hiệu quả. Thường xuyên cập nhật và cung cấp kịp thời thông tin về giá cả thị trường, tham quan các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi.

5. Đổi mới, nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại:

a) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện công tác xúc tiến đầu tư:

- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương, các Đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, hạn chế các hoạt động đơn lẻ nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp và lãng phí nguồn lực.

- Tăng cường phối hợp với các Sở, ban, ngành trong việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và giải quyết các thủ tục trước và sau cấp phép dự án đầu tư, đặc biệt quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các dự án sử dụng đất đã được cấp phép nhưng còn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, giải ngân các dự án. Đặt ra các mục tiêu, lộ trình cụ thể để hỗ trợ hiệu quả việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư; chú trọng xây dựng nội dung tuyên truyền về hoạt động xúc tiến đầu tư, phát huy công tác thông tin đối ngoại nhân dân trong trung hạn và dài hạn.

- Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại chỗ: Tăng cường các hoạt động tiếp xúc đối với các Nhà đầu tư lớn được Thành phố quan tâm, các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn Thành phố để xúc tiến đầu tư các dự án theo định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố.

- Chủ động gắn kết, tăng cường nguồn lực cho các hoạt động xúc tiến tổng hợp, gắn kết đồng bộ các ngành, lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; hợp tác với các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp nhiều lĩnh vực để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Tăng cường, tích cực quảng bá những hình ảnh đẹp, lợi thế về văn hóa, du lịch, tiềm năng đặc biệt về các làng nghề truyền thống Hà Nội gắn với các kế hoạch, chương trình hành động của Thủ đô khi được công nhận là thành viên Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO. Khai thác đặc điểm vị thế chính trị - kinh tế, hướng tới một điểm đến hấp dẫn để thiết lập môi trường đầu tư, kinh doanh bền vững, lâu dài.

b) Giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, du lịch trong và ngoài nước:

- Tổ chức các Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại một số thị trường trọng điểm gắn với chủ trương, kế hoạch các hoạt động đối ngoại và đoàn ra của Thành phố.

- Tìm kiếm cơ hội và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thông qua các kênh xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống phân phối tại các thị trường lớn của thế giới: Phối hợp với Bộ Công Thương, Tập đoàn AEON (Nhật Bản) tổ chức Tuần hàng Việt Nam-Hà Nội tại hệ thống siêu thị Aeon tại Nhật Bản; phối hợp với Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) tổ chức Tuần hàng Việt Nam-Hà Nội tại hệ thống siêu thị Lotte tại Hàn Quốc...

- Tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước định hướng xuất khẩu: Hội chợ Vietnam Expo tại Hà Nội, chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế” (Vietnam International Sourcing 2023), triển lãm Vietnam Foodexpo tại thành phố Hồ Chí Minh,...

c) Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

- Tổ chức hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 (Hanoi Giftshow 2024).

- Tổ chức đoàn doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ tại Tokyo Nhật Bản (Tokyo Giftshow 2024).

- Tổ chức đoàn doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ tại Hồng Kông năm 2024 (Mega show part 1).

- Tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế Mạng lưới cao cấp sản xuất, cung ứng, tiêu dùng bền vững lĩnh vực ngành công nghiệp hàng không tại Hà Nội (AeroExpo Hanoi &VietNam Aviation Forum 2024).

- Tổ chức Đoàn Xúc tiến thương mại tham gia Triển lãm Retail's Big Show Asia Pacific 2024 và kết nối giao thương tại Singapore.

- Tổ chức Đoàn xúc tiến thương mại tham gia hội chợ/triển lãm và kết nối giao thương tại Ai Cập.

- Tổ chức đoàn tham gia Hội chợ That Luang và kết nối giao thương tại CHDCND Lào năm 2024.

6. Các giải pháp khác

Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa và không ngừng tự đào tạo hoặc tham gia các khóa đào tạo do các Sở, ngành Thành phố tổ chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

V. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ; xây dựng dự toán kinh phí từ nguồn chi nghiệp vụ hàng năm của Sở, ngành, đơn vị.

2. Sở Tài chính bố trí kinh phí, đảm bảo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch.

3. Các Sở, ban, ngành, đơn vị báo cáo UBND Thành phố đột xuất hoặc định kỳ kết quả thực hiện (gửi Sở Công Thương để tổng hợp chung trước ngày 10/12/2024). Sở Công Thương đôn đốc, theo dõi các Sở, ban, ngành, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp báo cáo của các Sở, ngành đơn vị gửi UBND Thành phố./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố (để b/c):
- Bộ Công Thương (để b/c);
- PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền;
- Các Sở: CT, KH&ĐT, TC, NN&PTNT, TT&TT, LĐTBXH, KH&CN, GTVT;
- Cục: Thuế, Hải quan TP Hà Nội;
- Ban Quản lý các KCN và CX HN;
- Ngân hàng NN-CN HN;
- Trung tâm XTĐTTMDL Thành phố:
- Hội Nông dân Thành phố;
- VPUB: CVP, PVP N.M.Quân; các phòng: KTN, TH;
- Lưu VT, KTNVan.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi