Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 9881/BCT-CNNg của Bộ Công Thương về việc xuất khẩu bột Barit
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 9881/BCT-CNNg
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 9881/BCT-CNNg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Lê Dương Quang |
Ngày ban hành: | 16/10/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Công nghiệp |
tải Công văn 9881/BCT-CNNg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9881/BCT-CNNg | Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2008 |
Kính gửi: | - Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang; |
Phúc đáp công văn số 2529/UBND-CN ngày 13 tháng 10 năm 2008 của quý Uỷ ban đề nghị Bộ Công thương có văn bản gửi Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thực hiện xuất khẩu bột barit của các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
Bộ Công Thương đã có công văn số 7989/BCT-CNNg ngày 09 tháng 9 năm 2008 phúc đáp công văn số 1907/UBND-TNMT-A ngày 01 tháng 8 năm 2008 của quý Uỷ ban về việc xuất khẩu quặng barit với nội dung như sau:
1. Quặng barit là nguyên liệu rất cần thiết cho chế biến chất gia trọng trong dung dịch khoan dầu khí, trữ lượng trong nước không nhiều; vì vậy các mỏ, điểm quặng barit thuộc tỉnh Tuyên Quang (và một số tỉnh khác) đã được đưa vào Danh mục quy hoạch cân đối phục vụ cho chế biến sâu trong nước tại Thông tư số 08/2008/TT-BCN, với mục đích chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước.
2. Theo Báo cáo ngày 29 tháng 8 năm 2008 của UBND Tỉnh, hiện trên địa bàn Tỉnh có 8 cơ sở sản xuất của 6 doanh nghiệp hoạt động chế biến bột barit; sản lượng năm 2008 dự kiến đạt 185.000 tấn. Ngày 19 tháng 02 năm 2008 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có công văn số 1056/DKVN-KH đề nghị các doanh nghiệp trong Tỉnh cung cấp cho ngành dầu khí mỗi năm 60.000 - 80.000 tấn bột barit-AIP. Như vậy, năm 2008, bột barit sản xuất ra sẽ dư thừa so với nhu cầu của ngành dầu khí.
3. Xét thực tế các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh đã đầu tư cơ sở chế biến bột barit khi việc xuất khẩu khoáng sản đang được thực hiện theo Thông tư 02/2006/TT-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 (không quy định hạn chế xuất khẩu barit); để giúp các doanh nghiệp thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu đã ký và góp phần thực hiện kế hoạch sản xuất và xuất khẩu năm 2008 của Tỉnh, Bộ Công Thương đồng ý để các doanh nghiệp của Tuyên Quang xuất khẩu số lượng bột barit dư ra sau khi đã cung cấp đủ cho nhu cầu của ngành dầu khí (theo hợp đồng ký với các doanh nghiệp của ngành dầu khí). Thời gian thực hiện việc xuất khẩu: đến hết 31 tháng 12 năm 2008. Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ mọi quy định của Thông tư 08/2008/TT-BCN nêu trên.
4. Do trữ lượng quặng barit không nhiều; để đảm bảo đủ nguyên liệu cho hoạt động ổn định và lâu dài của ngành dầu khí, Bộ Công Thương đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác - chế biến bột barit chủ động làm việc với ngành dầu khí (và các ngành khác có nhu cầu) để xác định nhu cầu thực tế, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch năm 2009 và các năm tiếp theo theo hướng đủ đáp ứng nhu cầu trong nước (có sản lượng dự phòng hoặc gối đầu hợp lý), tiết kiệm tài nguyên, không hướng tới việc xuất khẩu. Đồng thời, đề nghị UBND Tỉnh tạo điều kiện để các doanh nghiệp được tham gia khai thác, chế biến các loại khoáng sản khác (trước hết là các khoáng sản có yêu cầu công nghệ chế biến tương tự - chủ yếu là nghiền mịn - như cao lanh, fenspat, bột carbonat canxi...) nhằm phát huy năng lực sản xuất đã đầu tư.
Trên đây là ý kiến của Bộ Công Thương, đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |