Quyết định 572/QĐ-BNV 2022 Khung chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về tín ngưỡng, tôn giáo

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 572/QĐ-BNV

Quyết định 572/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành Khung chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về tín ngưỡng, tôn giáo theo Quyết định 43/QĐ-TTg ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:572/QĐ-BNVNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vũ Chiến Thắng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
22/07/2022
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Khung chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về tín ngưỡng, tôn giáo

Ngày 22/7/2022, Bộ Nội vụ đã ra Quyết định 572/QĐ-BNV về việc ban hành Khung chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về tín ngưỡng, tôn giáo theo Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, đối tượng tập huấn, bồi dưỡng là công chức làm công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức kiêm nhiệm cấp xã.

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và hiệu quả xử lý các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tín ngưỡng, tôn giáo.

Cụ thể, khung chương trình, tài liệu kiến thức cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm 10 chuyên đề: Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Khái quát về Phật giáo; Khái quát về Công giáo; Khái quát về các tôn giáo: đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 572/QĐ-BNV tại đây

tải Quyết định 572/QĐ-BNV

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 572/QĐ-BNV DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 572/QĐ-BNV PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 572/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2022

__________

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022 - 2026”;

Căn cứ Kế hoạch số 1023/KH-BNV ngày 17/3/2022 của Bộ Nội vụ triển khai thực hiện Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022-2026;

Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này khung chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về tín ngưỡng, tôn giáo theo Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022-2026”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà (để b/c);
- Thứ trư
ng Vũ Chiến Thng;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- BNV: Vụ TCCB, Vụ ĐTBDCBCCVC,

Học viện HCQG, Ban TGCP;
- Sở Nội vụ các tỉnh thành phố tr
c thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, TGCP (05).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Vũ Chiến Thắng

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 572/QĐ-BNV ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

 

I. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG

1. Đối tượng

- Công chức làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Cán bộ, công chức làm công tác có liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo  trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Cán bộ, công chức kiêm nhiệm cấp xã.

2. Mc tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và hiệu quả xử lý các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, góp phần thực hiện thành công chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tín ngưỡng, tôn giáo.

1.2. Mc tiêu cụ thể

- Về kiến thức: Cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản, chuyên sâu về tín ngưỡng, tôn giáo, quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo: Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo; thực trạng hoạt động của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay;

- Về kỹ năng: Rèn luyện cho học viên kỹ năng cần thiết để thực hiệcó hiệu quả nhiệm vụ công tác được giao, vận dụng những kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo được học để giải quyết, ứng xử đối với tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay. Nhận diện và xử lý những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi và gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

1. Cấu trúc chương trình

TT

Các chuyên đề

Thời lượng (tiết)

Phân bổ thời lượng

Lý thuyết

Thảo luận

1

Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

4

3

1

2

Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

4

3

1

3

Khái quát về Phật giáo

4

3

1

4

Khái quát về Công giáo

4

3

1

5

Khái quát về các tôn giáo: đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn

4

3

1

6

Khái quát về các tôn giáo: đạo Cao Đài, Minh Lý đạo - Tam Tông Miếu và Minh Sư đạo

4

3

1

7

Khái quát về các tôn giáo: Hồi giáo, tôn giáo Baha’i, Bà-La-môn giáo

4

3

1

8

Khái quát về các tôn giáo: Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn

4

3

1

9

Các loại hình tín ngưỡng và hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam

4

3

1

10

Đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch

4

 

 

Tng

40

27

9

 

2. Mô tả chuyên đề

Chuyên đề 1: Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

(1) Khái quát về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

(2) Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình thực hiện quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Chuyên đề 2: Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quản lý nhà nước về tín ngưng, tôn giáo

(1) Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Chuyên đề 3: Khái quát về Phật giáo

(1) Khái quát chung về Phật giáo.

(2) Phật giáo ở Việt Nam.

(3) Một số vấn đề đặt ra từ hoạt động của Phật giáo hiện nay.

Chuyên đề 4: Khái quát về Công giáo

(1) Khái quát chung về Công giáo.

(2) Công giáo ở Việt Nam.

(3) Một số vấn đề đặt ra từ hoạt động của Công giáo hiện nay.

Chuyên đề 5: Khái quát về các tôn giáo: đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mc Môn

(1) Khái quát chung về đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn.

(2) Đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn ở Việt Nam.

(3) Một số vấn đề đặt ra từ hoạt động của đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn hiện nay.

Chuyên đề 6: Khái quát về các tôn giáo: đạo Cao Đài, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu và Minh Sư đạo

(1). Khái quát chung về đạo Cao Đài, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu và Minh Sư đạo.

(2)Một số vấn đề đặt ra từ hoạt động của đạo Cao Đài, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu và Minh Sư đạo hiện nay.

Chuyên đề 7: Khái quát về các tôn giáo: Hồi giáo, tôn giáo Bahai, Bà-La môn giáo

(1) Khái quát chung về Hồi giáo, tôn giáo Bahai, Bà-La -môn giáo.

(2) Một số vấn đề đặt ra từ hoạt động của Hồi giáo, tôn giáo Bahai, Bà-La-môn giáo hiện nay.

Chuyên đề 8: Khái quát về các tôn giáo: Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn.

(1) Khái quát chung về Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn.

(2) Những vấn đề đặt ra từ hoạt động của Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn.

Chuyên đề 9: Các loại hình tín ngưỡng và hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam

(1). Khái quát chung về các loại hình tín ngưỡng. Hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam.

(2). Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động tín ngưỡng và hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay.

Chuyên đề 10: Đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch

3. Tài liệu tham khảo

3.1. Tài liệu chính:

(1) Tập tài liệu “Kiến thức cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ biên soạn.

(2) Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo.

(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021.

(4) Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

(5) Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

3.2. Tài liệu tham khảo:

(1) Ban Tôn giáo Chính phủ (2020), Các văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

(2) Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2020), nguồn lực tôn giáo: kinh nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bi cảnh mới, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia H Chí Minh (2016), Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại, Nxb. Lý luận chính trị.

(3) Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

(4) Nguyễn Thanh Xuân (2020), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

(5) Nguyễn Phú Lợi (2022), Lịch sử tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU KIẾN THỨC CHUYÊN SÂU VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

1. Cấu trúc chương trình

TT

Các chuyên đề

Thời lượng (tiết)

Phân bổ thời lượng

Lý thuyết

Thảo luận

1

Công tác đối với Phật giáo và những vấn đề cần quan tâm

4

3

1

2

Công tác đối với Công giáo và những vấn đề cần quan tâm

4

3

1

3

Công tác đối với đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn và những vấn đề cần quan tâm

4

3

1

4

Công tác đối với đạo Cao Đài, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu, Minh Sư đạo và những vấn đề cần quan tâm

4

3

1

5

Công tác đối với Hồi giáo, tôn giáo Bahai, Bà-La-môn giáo và những vấn đề cần quan tâm

4

3

1

6

Công tác đối với Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và những vấn đề cần quan tâm

4

3

1

7

Công tác đối với tín ngưỡng, các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam và những vấn đề cần quan tâm

4

3

1

8

Chính sách tôn giáo một số nước trên thế giới và công tác đối ngoại về tôn giáo ở Việt Nam

4

3

1

9

Đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch

4

 

 

Tng

36

24

8

 

2. Mô tả chuyên đề

Chuyên đề 1: Công tác đối với Phật giáo và những vn đề cần quan tâm

(1). Những đặc trưng của Phật giáo.

(2). Những đặc trưng công tác đối với Phật giáo ở Việt Nam.

(3). Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Phật giáo.

Chuyên đề 2: Công tác đối với Công giáo và những vấn đề cần quan tâm

(1) Những đặc trưng của Công giáo.

(2) Những đặc trưng công tác đối với Công giáo ở Việt Nam.

(3) Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Công giáo.

Chuyên đề 3: Công tác đối với đạo Tin lành Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn và những vấn đề cần quan tâm

(1) Những đặc trưng của đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn.

(2) Những đặc trưng công tác đối với đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn ở Việt Nam.

(3) Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn.

Chuyên đề 4: Công tác đối với đạo Cao Đài, Minh Lý đạo - Tam Tông Miếu và Minh Sư đạo và những vấn đề cần quan tâm

(1) Những đặc trưng của đạo Cao Đài, Minh Lý đạo Tam Tông miếu và Minh Sư đạo.

(2) Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Đạo Cao Đài, Minh Lý đạo Tam Tông miếu và Minh Sư đạo.

Chuyên đề 5: Công tác đối với Hồi giáo, tôn giáo Baha’i, Bà-La-môn giáo và những vấn đề cần quan tâm

(1) Những đặc trưng của Hồi giáo, tôn giáo Baha’i, Bà-La-môn giáo.

(2) Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Hồi giáo, tôn giáo Baha’i, Bà-La-môn giáo.

Chuyên đề 6: Công tác tôn giáo đối với Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Phật giáo Hòa Ho, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và những vấn đề cần quan tâm

(1) Những đặc trưng của Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và những vấn đề cần quan tâm.

(2) Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối vi Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn.

Chuyên đề 7: Công tác đối với tín ngưỡng, các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam và những vấn đề cần quan tâm

(1) Tín ngưỡng và những đặc trưng của tín ngưỡng ở Việt Nam.

(2) Tôn giáo mới và những nét đặc trưng của hiện tượng tôn giáo mới.

(3) Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với tín ngưỡng và nhận diện và ứng xử đối với hiện tượng tôn giáo mới.

Chuyên đề 8: Chính sách tôn giáo một số nước trên thế giới và công tác đối ngoại tôn giáo ở Việt Nam

(1) Chính sách tôn giáo một số nước trên thế giới.

(2) Đối ngoại tôn giáo ở Việt Nam.

(3) Những vấn đề cần quan tâm đến đối ngoại tôn giáo.

Chuyên đề 9: Đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch

3. Tài liệu tham khảo

3.1. Tài liệu chính:

(1) Tập tài liệu “Kiến thức cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ biên soạn.

(2) Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo.

(3) Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới.

(4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021.

(5) Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

(6) Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

(7) Luật Di sản văn hóa.

(8) Nghị định số 98/2010/NĐ-CP , ngày 21/9/2010 của Chính phủ, quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Di sản văn hóa.

3.2. Tài liệu tham khảo:

(1) Ban Tôn giáo Chính phủ (2020), Các văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

(2) Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2020), nguồn lực tôn giáo: kinh nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bi cảnh mới, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại, Nxb. Lý luận chính trị.

(3) Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

(4) Nguyễn Thanh Xuân (2020), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

(5) Trn Đăng Sinh (2001), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

(6) Nguyễn Duy Hinh (2005), Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

(7) Ngô Đức Thịnh (2008), Đạo Mu ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo (2 tập).

(8) Ban Tôn giáo Chính phủ (Đinh Quang Tiến chủ biên) (2022), Giá trị Văn hóa của đạo Cao đài, Nxb Tôn giáo. Hà Nội.

(9) Nguyễn Phú Lợi (2022), Lịch sử tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

(10) Ban Tôn giáo Chính phủ (Ngô Thị Xuân Lan chủ biên): Đi ngoại tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2022.

IV. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ VỀ CÔNG TÁC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

1. Cấu trúc chương trình

TT

Các chuyên đề

Thời lưng (tiết)

Phân bổ thời lượng

Lý thuyết

Thảo lun

1

So sánh giữa các tôn giáo và những vấn đề cn quan tâm khi tiếp cận tín ngưỡng, tôn giáo

4

3

1

2

Kỹ năng, nghiệp vụ tiếp cận và xử lý thông tin trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

4

3

1

3

Kỹ năng, nghiệp vụ nhận diện và giải quyết các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật

4

3

1

4

Kỹ năng, nghiệp vụ giao tiếp và ứng xử trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

4

3

1

5

Kỹ năng, nghiệp vụ vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo

4

3

1

6

Kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số

4

3

1

7

Đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch

4

 

 

Tổng

28

18

6

 

2. Mô tả chuyên đề

Chuyên đề 1: So sánh giữa các tôn giáo và những vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tín ngưỡng, tôn giáo

(1) Những nội dung cơ bn khi tiếp cận tôn giáo.

(2) Sự giống nhau và khác nhau giữa các tôn giáo và giữa tôn giáo với tín ngưỡng.

(3) Những vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tín ngưỡng, tôn giáo.

Chuyên đề 2: Kỹ năng, nghiệp vụ tiếp cận và xử lý thông tin trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

(1) Các hình thức tiếp cận thông tin trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

(2) Cách thức tiếp cận thông tin về tín ngưỡng, tôn giáo.

Chuyên đề 3: Kỹ năng, nghiệp vụ nhận diện và giải quyết các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật

(1) Nhận diện các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật

(2). Âm mưu và những hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch ở trong nước và ngoài nước.

(3) Một số vấn đề cần quan tâm trong việc giải quyết các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật.

Chuyên đề 4: Kỹ năng, nghiệp vụ giao tiếp và ứng xử trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

(1) Tên gọi của tôn giáo, tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo.

(2) Tên gọi của các loại hình tín ngưỡng và những người hoạt động tín ngưỡng.

(3) Những vấn đề cần chú ý trong công tác quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo.

Chuyên đề 5: Kỹ năng, nghiệp vụ vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo

(1) Đặc điểm của tín đồ, chức sắc các tôn giáo.

(2) Nội dung, hình thức, phương pháp công tác vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo.

(3) Những vấn đề cần chú ý trong công tác vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo.

Chuyên đề 6: Kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng dân tộc thiu s

(1) Tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu s.

(2) Một số đặc điểm của mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo.

(3) Những vấn đề cần chú ý khi thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số.

Chuyên đề 7: Đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch

3. Tài liệu tham khảo

3.1. Tài liệu chính:

(1) Tập tài liệu “Kiến thức cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo” do Ban Tôn giáo Chính phủ biên soạn.

(2) Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo.

(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021.

(5) Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

(6) Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

3.2. Tài liệu tham khảo:

(1) Ban Tôn giáo Chính phủ (2020), Các văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

(2) Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2020), nguồn lực tôn giáo: kinh nghim trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bi cảnh mới, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại, Nxb. Lý luận chính trị.

(3) Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

(4) Trần Đăng Sinh (2001), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

(5) Nguyễn Duy Hinh (2005), Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

(6) Ngô Đức Thịnh (2008), Đạo Mu ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo (2 tập).

(7) Nguyễn Thanh Xuân (2020), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

(8) Nguyễn Phú Lợi (2022), Lịch sử tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

(9) Nguyn Quỳnh Trâm, Nguyn Thanh Xuân: Tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiu số ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi