BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
-----------
Số: 3625/QĐ-BVHTTDL
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
------------
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt nội dung Đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030”
-----------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 1593/QĐ-BVHTTDL ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ soạn thảo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Xét đề nghị của Tổng cục Du lịch tại Công văn số 668/TCDL-TC ngày 26 tháng 6 năm 2013 và Công văn số 1003/TCDL-TC ngày 24 thấng 9 năm 2013;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này nội dung Đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn;
- Lưu: VT, KHTC, 3T(10).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Hồ Anh Tuấn
|
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
-----------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
------------
|
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG
“QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”
(Ban hành theo Quyết định số:3625/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 10 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, theo định hướng phát triển du lịch của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, hành lang du lịch Đông - Tây và tuyến du lịch xuyên Việt.
Diện tích tự nhiên của vùng khoảng 44.376,9 km2; dân số 8.900,9 nghìn người; mật độ trung bình 201 người/ km2 (Số liệu năm 2012).
Địa hình vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đều bắt nguồn từ một lịch sử thống nhất liên quan đến quá trình biển tiến-mài mòn mà dấu tích ngày nay là các bậc thềm đánh dấu sự dao động của mực nước qua các thời kì băng hà tan.
Đi từ trong ra phía biển, địa hình thấp dần: 40-25m, 25-15m, 15-5m, 5-4m, và có tuổi trẻ dần. Điều đó chứng tỏ địa hình được nâng cao dần và liên tục. Bờ biển lùi ra xa, các con lươn con trạch tạo nên những cồn cát, những cồn cát này được gió vun lên thành những đụn cát và ngăn chặn các đầm phá. Cùng thời gian đó hình thành nên các đảo và bán đảo.
Ở đồng bằng duyên hải miền Trung có những cồn cát cao tới 40-50m, và giữa chúng hình thành những mạch nước ngọt ngầm phun lên như ở Bình Thuận.
Địa hình đồng bằng bị cắt xẻ bởi các nhánh núi ăn sát ra tới biển như dãy núi Bạch Mã-đèo Hải Vân, dãy núi Nam Bình Định - Đèo Cả. Vì vậy, địa hình đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ mang tính chất chân núi-ven biển.
Ngoài bị cắt xẻ ngang bởi các nhánh núi ăn sát ra biển, thì ở đây còn có sự phân chia dọc theo đồng bằng, đi từ trong ra ta sẽ gặp: cồn cát, đụn cát, đồi núi sót, mõm đá.
Phía trong các cồn cát là các đồng bằng nhỏ hẹp có thể canh tác nông nghiệp. Còn ở dưới chân núi là vùng sỏi đá khô cằn, cỏ cây hoang dại mọc.
Nhìn chung địa hình đa dạng đã tạo cho vùng nhiều khu vực có cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên xuống biển Đông; có một phần lãnh thổ gắn liền với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc -Nam về đường bộ, đường sắt; đầu mối nhiều tuyến giao thông đường bộ hướng Đông - Tây (QL19,24,25,26,27,28.v.v…) nối Biển Đông với vùng Tây Nguyên và xa hơn là với Lào, Campuchia và các nước ASEAN.
Vùng có hệ thống sân bay (Đà Nẵng, Chu Lai, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Cam Ranh và Phan Thiết) trong đó Đà Nẵng và Cam Ranh là cửa khẩu hàng không quốc tế; hệ thống bến cảng cửa khẩu quốc tế đường biển (Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Ba Ngòi, Nha Trang và Vĩnh Tân - Bình Thuận).
Lãnh thổ vùng với nhiều cửa khẩu quốc tế về đường không và đường thủy, tạo thành cửa ngõ của vùng và của Việt Nam với các nước ASEAN và thế giới, vì vậy vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giữ vị trí quan trọng đặc biệt đối với cả nước về nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, an ninh và quốc phòng.
Đứng về góc độ du lịch, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cóvị trí thuận lợitrong mối liên kết vùng để phát triển du lịch.
Du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt, là cầu nối du lịch Bắc - Nam; điểm đầu của các tuyến du lịch “Con đường Di sản Miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, "Cửa ngõ miền Đông Nam bộ", đầu cầu và cũng là cửa ngõ ra biển Đông của hành lang du lịch Đông - Tây. Đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng nổi bật về du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. Vì vậy, sự phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không chỉ có ý nghĩa động lực đối với du lịch các tỉnh trong vùng nói riêng mà còn đối với du lịch cả nước nói chung.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với có hệ thống tài nguyên du lịch hấp dẫn về tự nhiên và văn hóa, bao gồm:
- Các tài nguyên tự nhiên gắn với biển, đảo duyên hải.
- Các di sản văn hóa gắn với văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa.
- Di tích lịch sử gắn với khởi nghĩa Tây Sơn, di tích lịch sử cách mạng gắn với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc.
- Bản sắc văn hóa các dân tộc ít người phía Đông Trường Sơn.
Duyên hải Nam Trung Bộ cũng là nơi được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng nhiều sản vật có giá trị và nhiều đặc sản tự nhiên phục vụ văn hóa ẩm thực như mỳ Quảng (Quảng Nam),cá bống sông Trà, tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi), rượu Bàu Đá (Bình Định), bánh canh Phú Yên, nem Ninh Hòa (Khánh Hòa), thanh long (Bình Thuận) v.v...
Tài nguyên du lịch biển, đảo và di tích lịch sử văn hoá dân tộc là nguồn lực quan trọng, trong đó nổi bật là dải Đà Nẵng - Non Nước - Hội An (Quảng Nam, Đà Nẵng) và Nha Trang - vịnh Cam Ranh (Khánh Hoà), đặc biệt vịnh Cam Ranh có thể phát triển thành điểm du lịch biển, đảo có tầm cỡ quốc tế.
Các điểm tài nguyên nổi bật: Bà Nà, Sơn Trà, Non Nước (Đà Nẵng); Hội An, Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Mỹ Khê, Trường Lũy, Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phương Mai, Quy Nhơn (Bình Định), Vịnh Xuân Đài, Đầm Ô Loan (Phú Yên); Nha Trang, Cam Ranh, Trường Sa (Khánh Hòa); Cà Ná, Ninh Chữ, Vĩnh Hy (Ninh Thuận), Phan Thiết, Mũi Né, đảo Phú Quý (Bình Thuận).v.v...
Với vị trí địa lý quan trọng, và những đặc thù về tài nguyên, Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 định hướng vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là một trong bảy vùng du lịch cả nước, giữ vai trò hết sức quan trọng đối với du lịch Việt Nam.
Thời gian qua du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã được các cấp chính quyền ở các địa phương trong vùng quan tâm đầu tư khai thác có bước phát triển và đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển du lịch chung.
Năm 2011, là năm du lịch quốc gia Phú Yên với chủ đề du lịch biển đảo, ngành du lịch các địa phương trong vùng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Theo số liệu thống kê từ các địa phương, năm 2012 các tỉnh trong vùng đón được hơn 2 triệu (2.080.480) lượt khách du lịch quốc tế và hơn 7 triệu (7.072.320) lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt hơn 5.600 (5.622) tỷ đồng.
Sự phát triển du lịch đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và làm thay đổi diện mạo của nhiều tỉnh trong vùng, tạo nên nhiều công ăn việc làm, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào vùng sâu vùng xa, củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh vùng biển và hải đảo. Những kết quả thu được của sự phát triển du lịch ở các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong thời gian vừa qua thực sự đáng ghi nhận.
Trong sự phát triển du lịch vùng có sự đóng góp của việc khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch biển đảo gắn với đặc trưng của các di sản văn hóa, tạo nên sự thu hút nhất định đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự phát triển du lịch vùng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Du lịch phát triển còn manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu tầm nhìn tổng thể và sự liên kết phát triển du lịch toàn vùng, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền vững. Đó là bài học kinh nghiệm không chỉ cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mà còn cho các vùng khác thuộc lãnh thổ du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch cả nước trong đó có những định hướng lớn cho vùng Duyên hải Nam trung Bộ.
Để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu của Chiến lược phát triển du lịch đối với vùng, cần phải có những định hướng mang tính đột phá gắn với việc liên kết phát triển du lịch các địa phương trong vùng, khai thác đặc thù về tài nguyên xây dựng thương hiệu du lịch vùng để phát triển vùng Duyên hải Nam trung Bộ thành một trong những vùng trọng điểm của du lịch Việt Nam.
Với các nhìn nhận trên, việc xây dựng "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030" là cần thiết và cấp bách làm tiền đề cho công tác đầu tư, quản lý phát triển du lịch vùng một cách đúng hướng và bền vững.
II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/ 2009;
- Luật Bảo vệ Môi trườngsố 52/2005/QH11ngày 29/11/2005;
- Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09/02/2007 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
- Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
- Nghị định 92/2007/NĐ - CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
- Thông tư 01/2007/TT - BKH ngày 07 tháng 2 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9/2/2012 của Bộ KH-ĐT về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2. Các căn cứ khác
- Định hướng phát triển kinh kinh tế - xã hội vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020;
- Các báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế và sản phẩm chủ yếu có liên quan;
- Thực tế phát triển du lịch các tỉnh trong vùng đến năm 2010 (so sánh với quy hoạch 1995); nhu cầu và xu thế phát triển du lịch quốc tế, khu vực và trong nước trong giai đoạn mới;
- Các số liệu thống kê, sách báo và tài liệu khác liên quan.
III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH
1. Quan điểm lập quy hoạch
- Đảm bảo các nguyên tắc về quy hoạch được quy định trong Luật Du lịch;
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước;
- Phát huy lợi thế vùng, địa phương; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; đáp ứng nhu cầu du lịch và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu lập quy hoạch
Cụ thể hóa Chiến lược và Quy hoạch tổng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng nhằm:
- Thực hiện công tác quản lý phát triển du lịch đảm bảo có hiệu quả và thống nhất trong mối liên hệ toàn vùng và với các vùng phụ cận.
- Tạo cơ sở lập quy hoạch phát triển du lịch các địa phương, các khu du lịch trọng điểm, các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn vùng.
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH
1. Tên quy hoạch: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
2. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch:
a) Về không gian:
Lãnh thổ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ theo Chiến lược và Quy tổng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Bắc giáp Thừa Thiên-Huế, đèo Hải Vân, Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây giáp Tây Nguyên, CHDCND Lào, Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 44.376,9 km2; dân số: 8.900,9 nghìn người (số liệu năm 2012).
b) Về thời gian:
- Số liệu hiện trạng phân tích, đánh giá từ 2001-2012;
- Số liệu tính toán dự báo quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
V. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH
1. Phương pháp thu thập tài liệu: Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch. Phương pháp này rất quan trọng, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác.
2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng trong suốt quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: thực trạng tiềm năng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực trạng biến động của môi trường du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch...
3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu. Thông qua phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối tượng (xác định được khả năng tiếp cận bằng các loại phương tiện gì từ thị trường khách du lịch đến các điểm tài nguyên). Mặt khác, trong thực tế công tác thống kê các số liệu của các ngành nói chung và của ngành Du lịch nói riêng còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, còn nhiều bất cập và chưa thống nhất, do vậy phương pháp nghiên cứu và khảo sát thực địa tại chỗ là không thể thiếu trong quá trình lập quy hoạch.
4. Phương pháp dự báo, chuyên gia: Đượcáp dụng để nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan; các yếu tố trong nước và quốc tế; các yếu tố trong và ngoài ngành du lịch; những thuận lợi và khó khăn thách thức... có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng. Trên cơ sở đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch một cách bền vững; nghiên cứu tổ chức không gian lãnh thổ du lịch; trong việc đề xuất các trọng điểm, các dự án, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư; cũng như trong việc xác định các sản phẩm du lịch đặc thù.
5. Phương pháp bản đồ: Được sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung phân tích, đánh giá, tổng hợp của quy hoạch. Với các kết quả đã được nghiên cứu, thông qua phương pháp bản đồ sẽ thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên hệ thống bản vẽ quy hoạch.
VI. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH
1. Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của ngành Du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
2. Phân tích, đánh giá các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch vùng;
3.Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất và quy mô phát triển du lịch vùng;
4. Dự báo và luận chứng các phương án phát triển du lịch vùng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
5. Định hướng: Thị trường và sản phẩm du lịch; tổ chức không gian du lịch, kết cấu hạ tầng; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; đầu tư phát triển du lịch; nguồn nhân lực du lịch; liên kết phát triển du lịch; nhu cầu sử dụng đất du lịch;
6. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường;
7. Đề xuất cơ chế, chính sách; giải pháp, mô hình tổ chức quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.
VII. HỒ SƠ SẢN PHẨM QUY HOẠCH
1. Phần thuyết minh:
- Báo cáo tổng hợp kèm theo bản đồ màu A3.
- Báo cáo tóm tắt kèm theo bản đồ A3.
- Phụ lục, bảng biểu minh hoạ.
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
- Dự thảo Tờ trình xin phê duyệt và Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phần bản vẽ:
- 01 bộ bản đồ màu tỷ lệ 1/2.000.000 và 1/250.000, theo danh mục sau :
TT
|
Tên bản vẽ
|
Tỷ lệ
|
1
|
Bản đồ vị trí và mối liên hệ du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong tổng thể du lịch Việt Nam
|
1/2.000.000
|
2
|
Bản đồ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
|
1/250.000
|
3
|
Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên Duyên hải Nam Trung Bộ
|
1/250.000
|
4
|
Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn Duyên hải Nam Trung Bộ
|
1/250.000
|
5
|
Bản đồ tổ chức không gian, hệ thống tuyến, điểm, khu du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
|
1/250.000
|
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP QUY HOẠCH
1. Tổ chức thực hiện
- Phê duyệt quy hoạch: Thủ tướng Chính phủ
- Cơ quan trình phê duyệt: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Cơ quan chủ trì lập quy hoạch: Tổng cục Du lịch
- Cơ quan lập quy hoạch: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Các Cục, Vụ thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các Vụ chức năng thuộc Tổng cục Du lịch và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trên địa bàn vùng.
2. Tiến độ thực hiện :
TT
|
Nội dung công việc
|
Thời gian
|
1
|
Xây dựng và phê duyệt đề cương, dự toán
|
Tháng 8 - 9/2013
|
2
|
Khảo sát thực địa, thu thập, tổng hợp và phân tích các số liệu phục vụ quy hoạch
|
Tháng 10 - 11/2013
|
3
|
Xây dựng phương án quy hoạch, tổng hợp nội dung dự thảo báo cáo
|
Tháng 12/2013 đến 2/2014
|
4
|
Báo cáo lần 1 nội dung quy hoạch
|
Tháng 3/2014
|
5
|
Chỉnh sửa, bổ sung và báo cáo lần 2
|
Tháng 4/2014
|
6
|
Xin ý kiến Bộ ngành, Chỉnh sửa và hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ tổ chức Hội đồng thẩm định, nghiệm thu trước khi trình Thủ tướng phê duyệt
|
Tháng 5 - 6/2014
|
IX.KHUNG NỘI DUNG BÁO CÁO "QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030"
“MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
2. Căn cứ lập quy hoạch
3. Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ lập quy hoạch
4. Phương pháp lập quy hoạch
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG
1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vùng duyên hải Nam Trung Bộ
1.1. Đặc điểm tự nhiên của Vùng.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Vùng.
2. Tài nguyên du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
3. Hệ thống kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
3.1. Hiện trạng và các dự án phát triển giao thông vùng
3.2. Hiện trạng và các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khác (cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc…) trên địa bàn Vùng.
4. Các yếu tố nguồn lực khác (vốn, nhân lực, nguồn lực từ bên ngoài như đầu tư, chuyên gia, nguyên liệu, KHCN...)
II.ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG (2001-2012)
1. Vị trí, vai trò của du lịch
1.1. Vị trí du lịch vùng trong tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
1.2. Vai trò du lịch vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực
2. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu
2.1.Khách du lịch
2.2. Tổng thu từ khách du lịch và giá trị gia tăng (GDP) du lịch
2.3. Cơ sở VCKT du lịch
2.4. Lao động ngành du lịch
3. Thị trường và sản phẩm du lịch
3.1.Thị trường khách du lịch
3.2. Hệ thống sản phẩm du lịch
4. Tổ chức không gian du lịch
4.1. Phân vùng lãnh thổ du lịch
4.2. Hệ thống các tuyến, đô thị, khu và điểm du lịch
5. Đầu tư phát triển du lịch
5.1. Đầu tư nước ngoài
5.2. Đầu tư trong nước
6. Quy hoạch và quản lý quy hoạch về du lịch
7. Xúc tiến quảng bá du lịch
8. Hoạt động kinh doanh du lịch
9. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch
10. Ứng dụng KHCN trong phát triển du lịch
11. Hợp tác liên kết phát triển du lịch
12. Tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế - xã hội đến hoạt động du lịch và ngược lại
13. Đánh giá chung
III. CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG
1. Dự báo phát triển kinh tế- xã hội và bối cảnh quốc tế, khu vực ASEAN, Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
2. Những thuận lợi - cơ hội
3. Những khó khăn - thách thức
PHẦN THỨ HAI
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG
1. Quan điểm phát triển
2. Mục tiêu phát triển
II. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG
1. Căn cứ dự báo
2. Đề xuất các phương án phát triển, luận chứng các phương án phát triển và lựa chọn phương án
(Đề xuất 3 phương án, luận chứng các phương án phát triển, luận chứng phương án chọn)
3. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu (theo p/án chọn)
3.1. Khách du lịch
3.2. Tổng thu từ khách du lịch, GDP du lịch, vốn đầu tư du lịch
3.3. Cơ sở lưu trú du lịch
3.4. Lao động ngành du lịch
III. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG
1. Định hướng phát triển thị trường du lịch
1.1.Thị trường quốc tế
1.2. Thị trường nội địa
2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
3. Tổ chức không gian phát triển du lịch
3.1. Không gian du lịch theo lãnh thổ vùng
3.2. Hệ thống khu, tuyến, điểm, đô thị du lịch, trung tâm du lịch vùng
3.3. Nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch vùng
4. Đầu tư phát triển du lịch
4.1. Các khu vực ưu tiên đầu tư
4.2. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư
4.3. Các dự án ưu tiên đầu tư
PHẦN THỨ BA
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Cơ chế chính sách phát triển du lịch
2. Đầu tư và huy động vốn đầu tư phát triển du lịch
3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch
4. Hợp tác liên kết phát triển du lịch
5. Quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch
6. Xúc tiến, quảng bá du lịch
7. Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch
8. Phát triển thị trường du lịch
9. Phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu du lịch
10. Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch vùng và ứng phó với biển đổi khí hậu
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3. Các Bộ, Ban, Ngành liên quan
4. UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ”