Quyết định 3534/QÐ-BVHTTDL 2024 tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương phục vụ phát triển du lịch
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 3534/QÐ-BVHTTDL
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3534/QÐ-BVHTTDL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trịnh Thị Thủy |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/11/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 3534/QÐ-BVHTTDL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ______________ Số: 3534/QĐ-BVHTTDL | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________ Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương
khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch
____________
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Hướng dẫn số 1684/HD-BVHTTDL ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 620/QĐ-BVHTTDL ngày 13 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt kéo dài thời gian thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 và 2023 của Vụ Văn hóa dân tộc và Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh: Điện Biên, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Lâm Đồng và Kon Tum và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch (có Kế hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Thành lập Ban Tổ chức và phê duyệt Danh sách báo cáo viên, Danh sách nghệ nhân, người thực hành, học viên tham gia tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch (Có Danh sách kèm theo).
- Ban Tổ chức có trách nhiệm triển khai tổ chức nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Báo cáo viên có nhiệm vụ truyền đạt các chuyên đề theo đúng nội dung, kế hoạch đề ra.
- Nghệ nhân và học viên có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng thành phần, thời gian và địa điểm.
Điều 3. Kinh phí thực hiện trích từ nguồn ngân sách trung ương năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Vụ Văn hóa dân tộc qua Văn phòng Bộ và nguồn kinh phí của các cơ quan, đơn vị phối hợp (nếu có).
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh: Điện Biên, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Lâm Đồng và Kon Tum và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 5; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng; - UBND các tỉnh: Điện Biên, Hòa Bình, Thừa Thiên; Quảng Bình, Lâm Đồng và Kon Tum (để biết); - UBND các huyện: Tuần Giáo, Lương Sơn, A Lưới, Quảng Ninh, Đam Rông và Kon Rẫy (để phối hợp); - Lưu: VT, VHDT, dha.20. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trịnh Thị Thủy |
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ______________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________ |
KẾ HOẠCH
Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương, khai thác, xây dựng
sản phẩm phục vụ phát triển du lịch
(Kèm theo Quyết định số 3534/QĐ-BVHTTDL ngày 20 tháng 11 năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
______________
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho đồng bào thông qua công tác bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch;
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của các chủ thể văn hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan; từ đó khơi dậy mạnh mẽ niềm tự hào và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
- Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
2. Yêu cầu
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các địa phương trong triển khai thực hiện hoạt động bảo tồn Lễ hội truyền thống, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế;
- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng; góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong các Lễ hội truyền thống; giới thiệu, quảng bá những giá trị của Lễ hội truyền thống các dân tộc phục vụ phát triển du lịch;
- Kế hoạch được triển khai đảm bảo đúng yêu cầu thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng và hiệu quả.
II. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
1. Tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ hội Đình Cời của dân tộc Mường tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
1.1. Nội dung triển khai:
- Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy phương pháp, kỹ năng bảo tồn lễ hội truyền thống trong khoảng thời gian từ 03 đến 05 ngày tại huyện Lương Sơn với các nội dung chủ yếu sau:
+ Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay;
+ Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch; công tác bảo tồn lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Lương Sơn nói riêng;
+ Cồng chiêng - nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình;
+ Bảo tồn cấu trúc, thành tố hiện hữu trong lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Đình Cời gắn với thúc đẩy, phát triển du lịch tại địa phương;
+ Giới thiệu, hướng dẫn phương pháp, kỹ năng bảo tồn Lễ hội Đình Cời của dân tộc Mường tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Tổ chức trình diễn, tái hiện Lễ hội Đình Cời trong thời gian 02 đến 03 ngày tại di tích Đình Cời, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, gồm các nội dung:
+ Lắp đặt, trang trí sân khấu, khu vực trình diễn; hỗ trợ trang phục, đạo cụ, nhạc cụ; trang thiết bị, vật tư; lễ vật (phục vụ nghi lễ văn hóa);
+ Hỗ trợ chi phí tập luyện, trình diễn cho nghệ nhân, diễn viên là người dân tộc thiểu số tham gia trình diễn, tái hiện Lễ hội Đình Cời;
+ Hỗ trợ kinh phí ăn, tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ (nếu có) cho nghệ nhân, diễn viên tham gia trình diễn, tái hiện Lễ hội Đình Cời ;
- Sản xuất phim tài liệu (thời lượng từ 45 đến 90 phút), in đĩa DVD phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, giới thiệu Lễ hội Đình Cời;
- Thông tin, tuyên truyền rộng rãi phục vụ bảo tồn Lễ hội Đình Cời thông qua các loại hình báo chí (chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử).
1.2. Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.
1.3. Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình; Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn; Ủy ban nhân dân xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).
1.4. Thời gian: tháng 11 - 12, năm 2024.
1.5. Địa điểm triển khai: huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
1.6. Thành phần tham gia: nghệ nhân, người thực hành, học viên, diễn viên là người dân tộc Mường tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (khoảng 120 người).
2. Tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ cúng dòng họ của dân tộc Mông tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
2.1. Nội dung triển khai:
- Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy phương pháp, kỹ năng bảo tồn lễ hội truyền thống trong khoảng thời gian từ 03 đến 05 ngày tại huyện Tuần Giáo với các nội dung chủ yếu sau:
+ Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay;
+ Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Mông gắn với phát triển du lịch; công tác bảo tồn lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, huyện Tuần Giáo nói riêng;
+ Khèn Mông - nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người Mông ở tỉnh Điện Biên;
+ Bảo tồn cấu trúc, thành tố hiện hữu trong lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Tuần Giáo; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Đình Cời gắn với thúc đẩy, phát triển du lịch tại địa phương;
+ Giới thiệu, hướng dẫn phương pháp, kỹ năng bảo tồn Lễ cúng dòng họ của dân tộc Mông tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
- Tổ chức trình diễn, tái hiện Lễ cúng dòng họ của dân tộc Mông trong thời gian từ 01 đến 02 ngày tại huyện Tuần Giáo:
+ Lắp đặt, trang trí sân khấu, khu vực trình diễn; trang phục, đạo cụ, nhạc cụ; trang thiết bị, vật tư; lễ vật (phục vụ nghi lễ văn hóa);
+ Hỗ trợ chi phí tập luyện, trình diễn cho nghệ nhân, diễn viên là người dân tộc thiểu số tham gia trình diễn, tái hiện Lễ cúng dòng họ của dân tộc Mông tại huyện Tuần Giáo;
+ Hỗ trợ kinh phí ăn, tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ (nếu có) cho nghệ nhân, diễn viên tham gia trình diễn, tái hiện Lễ cúng dòng họ của dân tộc Mông tại huyện Tuần Giáo;
- Sản xuất phim tài liệu (thời lượng từ 45 đến 90 phút), in đĩa DVD phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, giới thiệu Lễ cúng dòng họ của dân tộc Mông;
- Thông tin, tuyên truyền rộng rãi phục vụ bảo tồn Lễ cúng dòng họ của dân tộc Mông thông qua các loại hình báo chí (chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử).
2.2. Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.
2.3. Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên; Ủy ban nhân dân huyện Tuần Giáo; Ủy ban nhân dân xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên).
2.4. Thời gian: tháng 11 - 12, năm 2024.
2.5. Địa điểm triển khai: huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
2.6. Thành phần tham gia: nghệ nhân, người thực hành, học viên, diễn viên là người dân tộc Mường tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên (khoảng 100 người).
3. Tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ hội tế thần nước của dân tộc Pa Cô tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.1. Nội dung triển khai:
- Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy phương pháp, kỹ năng bảo tồn lễ hội truyền thống trong khoảng thời gian từ 03 đến 05 ngày tại huyện A Lưới với các nội dung chủ yếu sau:
+ Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay;
+ Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Pa Cô gắn với phát triển du lịch; công tác bảo tồn lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, huyện A Lưới nói riêng;
+ Bảo tồn cấu trúc, thành tố hiện hữu trong lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Lễ hội tế thần nước gắn với thúc đẩy, phát triển du lịch tại địa phương;
+ Giới thiệu, hướng dẫn phương pháp, kỹ năng bảo tồn Lễ hội tế thần nước của dân tộc Pa Cô tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tổ chức trình diễn, tái hiện Lễ hội tế thần nước của dân tộc Pa Cô trong thời gian từ 01 đến 02 ngày tại huyện A Lưới:
+ Lắp đặt, trang trí sân khấu, khu vực trình diễn; trang phục, đạo cụ, nhạc cụ; trang thiết bị, vật tư; lễ vật (phục vụ nghi lễ văn hóa);
+ Hỗ trợ chi phí tập luyện, trình diễn cho nghệ nhân, diễn viên là người dân tộc thiểu số tham gia trình diễn, tái hiện Lễ hội tế thần nước của dân tộc Pa Cô tại huyện A Lưới;
+ Hỗ trợ kinh phí ăn, tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ (nếu có) cho nghệ nhân, diễn viên tham gia trình diễn, tái hiện Lễ hội tế thần nước của dân tộc Pa Cô tại huyện A Lưới;
- Sản xuất phim tài liệu (thời lượng từ 45 đến 90 phút), in đĩa DVD phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, giới thiệu Lễ hội tế thần nước của dân tộc Pa Cô;
- Thông tin, tuyên truyền rộng rãi phục vụ bảo tồn Lễ hội tế thần nước của dân tộc Pa Cô thông qua các loại hình báo chí (chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử).
3.2. Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.
3.3. Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế; Ủy ban nhân dân huyện A Lưới; Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân, huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế).
3.4. Thời gian: tháng 11 - 12, năm 2024.
3.5. Địa điểm triển khai: huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.6. Thành phần tham gia: nghệ nhân, người thực hành, học viên, diễn viên là người dân tộc Pa Cô tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (khoảng 100 người).
4. Tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
4.1. Nội dung triển khai:
- Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy phương pháp, kỹ năng bảo tồn lễ hội truyền thống trong khoảng thời gian từ 03 đến 05 ngày tại huyện Quảng Ninh với các nội dung chủ yếu sau:
+ Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay;
+ Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều gắn với phát triển du lịch; công tác bảo tồn lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung, huyện Quảng Ninh nói riêng;
+ Bảo tồn cấu trúc, thành tố hiện hữu trong lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều, tỉnh Quảng Bình; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Lễ hội trỉa lúa gắn với thúc đẩy, phát triển du lịch tại địa phương;
+ Giới thiệu, hướng dẫn phương pháp, kỹ năng bảo tồn Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Tổ chức trình diễn, tái hiện Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều tại huyện Quảng Ninh:
+ Lắp đặt, trang trí sân khấu, khu vực trình diễn; trang phục, đạo cụ, nhạc cụ; trang thiết bị, vật tư; lễ vật (phục vụ nghi lễ văn hóa);
+ Hỗ trợ chi phí tập luyện, trình diễn cho nghệ nhân, diễn viên là người dân tộc thiểu số tham gia trình diễn, tái hiện Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều tại huyện Quảng Ninh;
+ Hỗ trợ kinh phí ăn, tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ (nếu có) cho nghệ nhân, diễn viên tham gia trình diễn, tái hiện Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều tại huyện Quảng Ninh;
- Sản xuất phim tài liệu (thời lượng từ 45 đến 90 phút), in đĩa DVD phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, giới thiệu Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều;
- Thông tin, tuyên truyền rộng rãi phục vụ bảo tồn Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều thông qua các loại hình báo chí (chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử).
4.2. Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.
4.3. Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình; Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh; Ủy ban nhân dân xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình).
4.4. Thời gian: tháng 11 - 12, năm 2024.
4.5. Địa điểm triển khai: huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
4.6. Thành phần tham gia: nghệ nhân, người thực hành, học viên, diễn viên là người dân tộc Bru - Vân Kiều tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (khoảng 100 người).
5. Tổ chức bảo tồn, tái hiện Lễ hội cúng bến nước của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống bên dòng sông Krông Nô khu vực Tây Nguyên
5.1. Nội dung triển khai:
- Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy phương pháp, kỹ năng bảo tồn lễ hội truyền thống trong khoảng thời gian từ 03 đến 05 ngày tại huyện Đam Rông với các nội dung chủ yếu sau:
+ Chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc nói chung, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay;
+ Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
+ Đặc sắc không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại;
+ Bảo tồn cấu trúc, thành tố hiện hữu trong lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc M’Nông; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Lễ hội cúng bến nước của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống bên dòng sông Krông Nô gắn với thúc đẩy, phát triển du lịch tại địa phương;
+ Giới thiệu, hướng dẫn phương pháp, kỹ năng bảo tồn Lễ hội cúng bến nước tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
- Tổ chức trình diễn, tái hiện Lễ hội cúng bến nước của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống bên dòng sông Krông Nô trong thời gian từ 01 đến 02 ngày tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng với các nội dung:
+ Lắp đặt, trang trí sân khấu, khu vực trình diễn; hỗ trợ trang phục, đạo cụ, nhạc cụ; trang thiết bị, vật tư; lễ vật (phục vụ nghi lễ văn hóa);
+ Hỗ trợ chi phí tập luyện, trình diễn cho nghệ nhân, diễn viên là người dân tộc thiểu số tham gia trình diễn, tái hiện Lễ hội cúng bến nước;
+ Hỗ trợ kinh phí ăn, tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ (nếu có) cho nghệ nhân, diễn viên tham gia trình diễn, tái hiện Lễ hội cúng bến nước;
- Sản xuất phim tài liệu (thời lượng từ 45 đến 90 phút), in đĩa DVD phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, giới thiệu Lễ hội cúng bến nước của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống bên dòng sông Krông Nô;
- Thông tin, tuyên truyền rộng rãi phục vụ bảo tồn Lễ hội cúng bến nước của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống bên dòng sông Krông Nô thông qua các loại hình báo chí (chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử).
5.2. Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.
5.3. Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng; Ủy ban nhân dân huyện Đam Rông; Ủy ban nhân dân xã Đạ Tông, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng).
5.4. Thời gian: tháng 11 - 12, năm 2024.
5.5. Địa điểm triển khai: huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
5.6. Thành phần tham gia: nghệ nhân, người thực hành, học viên, diễn viên là người dân tộc M’Nông huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng (khoảng 220 người).
6. Tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ hội Peng Neng của dân tộc Tơ Đra tại huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
6.1. Nội dung triển khai:
- Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy phương pháp, kỹ năng bảo tồn lễ hội truyền thống trong khoảng thời gian từ 03 đến 05 ngày tại huyện Kon Rẫy với các nội dung chủ yếu sau:
+ Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay;
+ Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều gắn với phát triển du lịch; công tác bảo tồn lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung, huyện Kon Rẫy nói riêng;
+ Bảo tồn cấu trúc, thành tố hiện hữu trong lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tơ Đra, tỉnh Kon Tum; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Peng Neng gắn với thúc đẩy, phát triển du lịch tại địa phương;
+ Giới thiệu, hướng dẫn phương pháp, kỹ năng bảo tồn Lễ hội Peng Neng của dân tộc Tơ Đra tại huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
- Tổ chức trình diễn, tái hiện Lễ hội Peng Neng của dân tộc Tơ Đra tại huyện Kon Rẫy:
+ Lắp đặt, trang trí sân khấu, khu vực trình diễn; trang phục, đạo cụ, nhạc cụ; trang thiết bị, vật tư; lễ vật (phục vụ nghi lễ văn hóa);
+ Hỗ trợ chi phí tập luyện, trình diễn cho nghệ nhân, diễn viên là người dân tộc thiểu số tham gia trình diễn, tái hiện Lễ hội Peng Neng của dân tộc Tơ Đra tại huyện Kon Rẫy;
+ Hỗ trợ kinh phí ăn, tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ (nếu có) cho nghệ nhân, diễn viên tham gia trình diễn, tái hiện Lễ hội Peng Neng của dân tộc Tơ Đra tại huyện Kon Rẫy;
- Sản xuất phim tài liệu (thời lượng từ 45 đến 90 phút), in đĩa DVD phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, giới thiệu Lễ hội Peng Neng của dân tộc Tơ Đra tại huyện Kon Rẫy;
- Thông tin, tuyên truyền rộng rãi phục vụ bảo tồn Lễ hội Peng Neng của dân tộc Tơ Đra tại huyện Kon Rẫy thông qua các loại hình báo chí (chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử).
6.2. Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.
6.3. Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum; Ủy ban nhân dân huyện Kon Rẫy; Ủy ban nhân dân xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum).
6.4. Thời gian: tháng 11 - 12, năm 2024.
6.5. Địa điểm triển khai: huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
6.6. Thành phần tham gia: nghệ nhân, người thực hành, học viên, diễn viên là người dân tộc Tơ Đra tại huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum (khoảng 100 người).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công nhiệm vụ
1.1. Vụ Văn hóa dân tộc: chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và tiến độ theo Kế hoạch đã được phê duyệt.
1.2. Vụ Kế hoạch, Tài chính: thẩm định dự toán và hướng dẫn công tác tài chính theo quy định.
1.3. Văn phòng Bộ: hướng dẫn Vụ Văn hóa dân tộc lập dự toán, thanh quyết toán theo quy định.
1.4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Lâm Đồng và Kon Tum phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng về các lễ hội, đề xuất cách thức triển khai và lựa chọn địa điểm thực hiện bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống các dân tộc trên địa bàn.
- Cử nhân sự tham gia thành viên Ban Tổ chức; tổng hợp, lập danh sách nghệ nhân, người thực hành, học viên, diễn viên tham gia bảo tồn, phục dựng lễ hội;
- Mời đại biểu, phóng viên tham dự khai mạc Lớp tập huấn, truyền dạy và Chương trình trình diễn, tái hiện Lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc;
- Ban hành Thông báo triệu tập thành viên Ban Tổ chức, nghệ nhân, học viên và mời báo cáo viên tham gia theo Kế hoạch; Chứng nhận tham gia chương trình của Ban Tổ chức cho các nghệ nhân, người thực hành và học viên tham gia đầy đủ, đạt kết quả, yêu cầu của chương trình;
- Phối hợp triển khai các nhiệm vụ khác theo kế hoạch để bảo tồn, phục dựng, phát huy các lễ hội truyền thống.
1.5. Ủy ban nhân dân các huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên), Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình), Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) và Kon Rẫy (Kon Tum):
- Phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch để bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống;
- Tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số; duy trì hoạt động tổ chức lễ hội truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế, du lịch tại địa phương.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện trích từ nguồn ngân sách trung ương năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Vụ Văn hóa dân tộc qua Văn phòng Bộ và nguồn kinh phí của các cơ quan, đơn vị phối hợp.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương, khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, hiệu quả./.