Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 2506/QÐ-BVHTTDL 2024 xây dựng mô hình bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2506/QÐ-BVHTTDL
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2506/QÐ-BVHTTDL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trịnh Thị Thủy |
Ngày ban hành: | 27/08/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nhân rộng mô hình bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
Ngày 27/08/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định 2506/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới. Dưới đây là các nội dung chính:
1. Nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với xây dựng nông thôn mới gồm các nội dung sau:
- Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú tại bản Kéo, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
- Tổ chức tập huấn về phương pháp, kỹ năng xây dựng và nhân rộng mô hình.
- Tổ chức thực hành mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú.
- Sản xuất phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú.
- Thông tin, tuyên truyền rộng rãi mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú.
2. Danh sách nghệ nhân, người thực hành tham gia xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thồng dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới:
- Quàng Thị Hương;
- Quàng Thị Lau;
- Quàng Thị Hoa;
- Quàng Thị Ni.
Nghệ nhân và học viên là đối tượng không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng thành phần, thời gian và địa điểm.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
Xem chi tiết Quyết định 2506/QÐ-BVHTTDL tại đây
tải Quyết định 2506/QÐ-BVHTTDL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____________ Số: 2506/QĐ-BVHTTDL |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn,
phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên
gắn với xây dựng nông thôn mới
_____________
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 1760/QĐ-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán bổ sung kinh phí sự nghiệp năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 2457/QĐ-BVHTTDL ngày 05 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao dự toán bổ sung kinh phí sự nghiệp năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 1038/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022, năm 2023 của Vụ Văn hóa dân tộc;
Căn cứ Công văn số 1499/SVHTTDL-QLDSVH ngày 30 tháng 5 năm 2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên về việc phúc đáp Công văn số 2225/BVHTTDL-VHDT ngày 28 tháng 5 năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc.
QUYẾT ĐỊNH:
- Ban Tổ chức có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên và triển khai tổ chức xây dựng mô hình đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
- Báo cáo viên, nghệ nhân có nhiệm vụ truyền đạt các chuyên đề theo đúng nội dung kế hoạch đề ra;
- Nghệ nhân và học viên (là đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng thành phần, thời gian và địa điểm.
Nơi nhận
- Như Điều 5;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- UBND tỉnh Điện Biên (để biết);
- Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên (để phối hợp);
- UBND, Phòng VHTT TP Điện Biên Phủ (để thực hiện);
- Lưu: VT, VHDT, MH (23).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Thị Thủy
|
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ |
KẾ HOẠCH
Tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục
truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên
gắn với xây dựng nông thôn mới
(Kèm theo Quyết định số 2506/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 8 năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
_____________
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao năng lực, ý thức tự bảo tồn, gìn giữ và phát huy các mô hình bảo tồn giá trị bộ trang phục truyền thống; khuyến khích đồng bào dân tộc Khơ Mú tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn trang phục nói riêng và bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống nói chung.
- Phát huy vai trò chủ thể của đồng bào Khơ Mú trong việc nhân rộng các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của đồng bào gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương theo hướng bền vững.
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, cộng đồng, dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu
- Triển khai thực hiện Kế hoạch phù hợp với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương; gắn kết các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, du lịch địa phương; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn trang phục truyền thống.
- Kế hoạch triển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với xây dựng nông thôn mới gồm các nội dung sau:
1. Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú tại bản Kéo, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; những kết quả đạt được, khó khăn và hạn chế làm cơ sở lựa chọn địa điểm, xây dựng nội dung Kế hoạch
- Đơn vị thực hiện: Vụ Văn hóa dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Điện Biên Phủ.
- Địa điểm: thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
- Nội dung:
+ Vụ Văn hóa dân tộc phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ trao đổi, đánh giá thực trạng, thống nhất nội dung và lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ thực hiện khảo sát, đánh giá và rà soát lập danh sách nghệ nhân, học viên tham gia xây dựng mô hình; lựa chọn và đề xuất địa điểm tổ chức đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
2. Tổ chức tập huấn về phương pháp, kỹ năng xây dựng và nhân rộng mô hình
- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.
- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ.
- Thời gian: 02 ngày.
- Địa điểm: thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
- Thành phần tham gia: Ban Tổ chức, đại biểu tham dự; phóng viên báo, đài; báo cáo viên; nghệ nhân (04 người) và học viên người dân tộc Khơ Mú (70 người).
- Nội dung tập huấn
Báo cáo viên chuẩn bị chuyên đề về công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống; phương pháp, kỹ năng xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với xây dựng nông thôn mới để tập huấn cho học viên, cụ thể:
- Chuyên đề 01: Công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thông qua hoạt động xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo tồn trang phục truyền thống (Lãnh đạo Vụ Văn hóa dân tộc);
- Chuyên đề 02: Bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên - Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy các mô hình bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh (Lãnh đạo phòng chuyên môn Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên);
- Chuyên đề 03: Quy trình sản xuất một bộ trang phục truyền thống của người Khơ Mú; Kỹ thuật trang trí họa tiết trên trang phục người Khơ Mú và thực hành kỹ thuật thêu họa tiết trên bộ trang phục truyền thống người Khơ Mú (Mời nghệ nhân người Khơ Mú);
- Chuyên đề 04: Giá trị bộ trang phục truyền thống của người Khơ Mú trong đời sống tộc người - Phương pháp, kỹ năng xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn giá trị trang phục truyền thống của người Khơ Mú. (Mời giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội).
3. Tổ chức thực hành mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.
- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ.
- Thời gian: 01 ngày.
- Địa điểm: tại điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Thành phần tham gia: Ban Tổ chức, đại biểu tham dự; phóng viên báo, đài; báo cáo viên; nghệ nhân (04 người) và học viên người dân tộc Khơ Mú (70 người).
- Nội dung:
+ Tổ chức hướng dẫn thực hành bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú.
+ Hỗ trợ vật tư, nguyên vật liệu, dụng cụ và thuê mô hình học cụ (trang phục, khung dệt, các dụng cụ liên quan) để thực hành và máy ảnh để chụp hình phục vụ công tác lưu trữ, đăng tải trên các trang mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu về nét đẹp, mô hình bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào Khơ Mú.
+ Báo cáo kết quả; tổ chức trình diễn, thực hành.
+ Lắp đặt, trang trí sân khấu, khu vực trình diễn...
4. Sản xuất phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.
- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ và đơn vị truyền thông.
- Nội dung:
+ Tổ chức ghi hình, chụp ảnh, sản xuất phim tài liệu phục vụ công tác lưu giữ và tuyên truyền tại địa phương về mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú.
+ Mua USB phục vụ lưu giữ, sao lưu tư liệu và gửi cho các nghệ nhân, phòng Văn hóa - Thông tin và các đơn vị liên quan phục vụ công tác thông tin tuyên truyền liên quan đến bảo tồn, phát huy trang truyền thống trên địa bàn tỉnh.
5. Thông tin, tuyên truyền rộng rãi mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.
- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan.
- Nội dung:
+ Tuyên truyền trên báo điện tử, báo in phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú và công tác bảo tồn giá trị trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung.
+ Dự kiến: 05 bài phóng sự, 05 bài phản ánh và các ảnh kèm theo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công nhiệm vụ
1.1. Vụ Văn hóa dân tộc: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và tiến độ theo Kế hoạch được phê duyệt.
1.2. Vụ Kế hoạch, Tài chính: Phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc thẩm định dự toán và hướng dẫn triển khai theo quy định.
1.3. Văn phòng Bộ: Phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc hướng dẫn thanh quyết toán theo quy định. Bố trí phương tiện đi lại trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện theo Kế hoạch (nếu có).
1.4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên phối hợp thực hiện một số nội dung sau:
- Khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú để lựa chọn địa điểm tổ chức lớp tập huấn và địa điểm thực hành mô hình theo nội dung Kế hoạch; rà soát và lập lại danh sách thành viên tham gia Ban Tổ chức, báo cáo viên, nghệ nhân, học viên tham gia tập huấn;
- Phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công; thực hiện việc theo dõi, kiểm tra (đảm bảo đúng thời gian, số buổi, số lượng học viên tham gia,...) trong thời gian tổ chức thực hiện các nội dung theo Kế hoạch;
- Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng duy trì hoạt động và triển khai nhân rộng mô hình hiệu quả, đảm bảo vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa phát triển du lịch; nghiên cứu đề xuất các mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch; căn cứ tình hình, điều kiện thực tế tổ chức mở lớp về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú và các dân tộc thiểu số trên địa bàn gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện trích từ nguồn kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 chuyển sang năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Vụ Văn hóa dân tộc qua Văn phòng Bộ và nguồn kinh phí của các cơ quan, đơn vị phối hợp (nếu có).
Trên đây là Kế hoạch xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo Lãnh đạo Bộ để kịp thời xem xét, quyết định./.
Danh sách Ban Tổ chức, Báo cáo viên và Học viên
tham gia xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục
truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới
(Kèm theo Quyết định số 2506/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 8 năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
_____________
I. Ban Tổ chức
1. Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban;
2. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Phó Trưởng Ban;
3. Ông Đào Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Phó Trưởng Ban;
4. Ông Đào Duy Trình, Trưởng Phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Ủy viên;
5. Ông Nguyễn Văn Giảng, Trường Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ủy viên;
6. Ông Nguyễn Hùng Mạnh, Chuyên viên chính Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;
7. Bà Lê Thị Thúy Hằng, Chuyên viên chính Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;
8. Bà Trần Thị Mai Hương, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy viên;
9. Bùi Thị Hảo, Viên chức biệt phái Phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Ủy viên;
10. Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Chuyên viên Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ủy viên.
II. Báo cáo viên
1. Lãnh đạo Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
2. Lãnh đạo phòng chuyên môn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên;
3. TS. Chử Thị Thu Hà, Giảng viên chính, Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội;
4. Ông Quàng Văn Cá, Nghệ nhân ưu tú người dân tộc Khơ Mú, bản Tọ Cuông, xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
III. Nghệ nhân, Học viên
STT |
Họ và tên |
Địa chỉ |
Ghi chú |
I |
Danh sách nghệ nhân, người thực hành |
||
1 |
Quàng Thị Hương |
Bản Kéo |
|
2 |
Quàng Thị Lau |
Bản Kéo |
|
3 |
Quàng Thị Hoa |
Bản Kéo |
|
4 |
Quàng Thị Ni |
Bản Kéo |
|
II |
Danh sách học viên |
||
1 |
Lò Thị Piêng |
Bản Kéo |
|
2 |
Lò Thị Anh |
Bản Kéo |
|
3 |
Lò Thị Ben |
Bản Kéo |
|
4 |
Lò Thị Biên |
Bản Kéo |
|
5 |
Quàng Văn Biên |
Bản Kéo |
|
6 |
Lò Văn Bun |
Bản Kéo |
|
7 |
Lò Thị Chơ |
Bản Kéo |
|
8 |
Quàng Văn Dưn |
Bản Kéo |
|
9 |
Lường Thị Dung |
Bản Kéo |
|
10 |
Lò Văn Dũng |
Bản Kéo |
|
11 |
Lường Thị Hặc |
Bản Kéo |
|
12 |
Quàng Văn Hặc |
Bản Kéo |
|
13 |
Lò Thị Hạnh |
Bản Kéo |
|
14 |
Lò Thị Hoa |
Bản Kéo |
|
15 |
Lò Thị Hương |
Bản Kéo |
|
16 |
Lò Thị In |
Bản Kéo |
|
17 |
Lò Thị Inh |
Bản Kéo |
|
18 |
Lò Thị Keo |
Bản Kéo |
|
19 |
Quàng Văn Khoa |
Bản Kéo |
|
20 |
Lò Thị Lăm |
Bản Kéo |
|
21 |
Lò Thị Lao |
Bản Kéo |
|
22 |
Lò Thị Loan |
Bản Kéo |
|
23 |
Lò Thị Măn |
Bản Kéo |
|
24 |
Lò Thị Mâng |
Bản Kéo |
|
25 |
Lò Thị Nen |
Bản Kéo |
|
26 |
Lường Văn Nhọt |
Bản Kéo |
|
27 |
Lò Thị Nơi |
Bản Kéo |
|
28 |
Lò Thị Pâng |
Bản Kéo |
|
29 |
Lò Thị Pau |
Bản Kéo |
|
30 |
Lò Thị Phăn |
Bản Kéo |
|
31 |
Quàng Thị San |
Bản Kéo |
|
32 |
Lường Thị Si |
Bản Kéo |
|
33 |
Lò Thị Sinh |
Bản Kéo |
|
34 |
Lò Thị Sơ |
Bản Kéo |
|
35 |
Lò Thị Tâm |
Bản Kéo |
|
36 |
Quàng Văn Thanh |
Bản Kéo |
|
37 |
Lò Thị Thêm |
Bản Kéo |
|
38 |
Lò Thị Thoan |
Bản Kéo |
|
39 |
Lò Thị Thơng |
Bản Kéo |
|
40 |
Lò Thị Thủy (A) |
Bản Kéo |
|
41 |
Lò Thị Thủy (B) |
Bản Kéo |
|
42 |
Quàng Thị Tinh |
Bản Kéo |
|
43 |
Quàng Thị Trang |
Bản Kéo |
|
44 |
Lường Văn Trường |
Bản Kéo |
|
45 |
Lò Thị Un |
Bản Kéo |
|
46 |
Lò Thị Út |
Bản Kéo |
|
47 |
Lò Thị Uyên |
Bản Kéo |
|
48 |
Lò Thị Vân |
Bản Kéo |
|
49 |
Quàng Thị Vy |
Bản Kéo |
|
50 |
Lò Thị Xôm |
Bản Kéo |
|
51 |
Quàng Thị Xôm |
Bản Kéo |
|
52 |
Lò Thị Xuân |
Bản Kéo |
|
53 |
Lò Thị Y |
Bản Kéo |
|
54 |
Quàng Thị Y |
Bản Kéo |
|
55 |
Lò Thị Yên |
Bản Kéo |
|
56 |
Lường Thị Yên |
Bản Kéo |
|
57 |
Lò Thị Yêng |
Bản Kéo |
|
58 |
Quàng Thị Yêu |
Bản Kéo |
|
59 |
Quàng Thị Hải |
Bản Kéo |
|
60 |
Lò Thị Cau |
Bản Kéo |
|
61 |
Lò Thị My |
Bản Kéo |
|
62 |
Lò Thị Banh |
Bản Kéo |
|
63 |
Lò Thị Đôi |
Bản Kéo |
|
64 |
Quàng Thị Hải |
Bản Kéo |
|
65 |
Quàng Thị Phanh |
Bản Kéo |
|
66 |
Quàng Thị Hặc |
Bản Kéo |
|
67 |
Lường Thị Thân |
Bản Kéo |
|
68 |
Quàng Thị Thơm |
Bản Kéo |
|
69 |
Lò Thị Hương |
Bản Kéo |
|
70 |
Lò Thị Hiên |
Bản Kéo |
|