Quyết định 1270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1270/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Văn bản này đã biết Số công báo. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1270/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Văn bản này đã biết Ngày đăng công báo. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 27/07/2011 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Văn bản này đã biết Ngày áp dụng. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Văn bản này đã biết Tình trạng hiệu lực. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
07 nhóm giải pháp bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020" trong Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/07/2011.
Địa bàn thực hiện Đề án là miền núi, dân tộc thiểu số; ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; những vùng phải di dời để phát triển kinh tế; vùng có nguy cơ cao bị mai một bản sắc văn hóa; vùng dân tộc trọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ).
Mục tiêu của Đề án là từ nay đến 2015 cơ bản đưa các dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 5.000 người) ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp về văn hóa và bước đầu phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc.
Phấn đấu đến năm 2015, 50 - 60% số làng, bản, buôn, phum, sóc, thôn... có nhà văn hóa tự chủ chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tự thực hiện và đến năm 2020 là 70 - 85%, 60 – 80% cán bộ làm công tác văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số là người của dân tộc mình hoặc của dân tộc anh em sống trên địa bàn đã qua bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn của ngành.
Bên cạnh đó, mỗi huyện vùng dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ phát triển ít nhất 02 nghề truyền thống, dân ca, dân vũ hoặc hoạt động du lịch đặc trưng góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội; các giá trị văn hóa đặc trưng của các dân tộc được bảo tồn và phát huy.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Đề án đưa ra 7 giải pháp, trong đó giải pháp đột phá là đào tạo nhân lực nòng cốt cho bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc ở các cấp huyện, tỉnh. Gắn bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, ở địa phương; bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế; hài hòa giữa bảo tồn, phát huy và phát triển.
Cùng với đó, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh có chương trình bảo tồn khẩn cấp, nâng cao năng lực tự bảo vệ trước nguy cơ mai một văn hóa của các dân tộc thiểu số rất ít người; xây dựng các chương trình hoạt động, lễ hội, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia định kỳ hàng năm và cả giai đoạn 2011 - 2020…
Tổng kinh phí sự kiến để thực hiện Đề án là khoảng 1512 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 1 (2011 - 2015) là 1030,7 tỷ đồng, giai đoạn 2 (2016 - 2020) là 481,3 tỷ đồng.
Xem chi tiết Quyết định 1270/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1270/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1270/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”
----------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, với những nội dung sau:
1. Tên Đề án: “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
2. Cơ quan chủ quản Đề án: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Các cơ quan phối hợp: Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng (Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dân tộc thiểu số.
4. Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2011 đến năm 2020, chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2011 đến năm 2015.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2016 đến năm 2020.
5. Đối tượng, địa bàn thực hiện Đề án:
- Đối tượng: Các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập trung ưu tiên cho phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người, các dân tộc không có điều kiện tự bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc mình.
- Địa bàn: Miền núi, dân tộc thiểu số. Ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; những vùng phải di dời để phát triển kinh tế; vùng có nguy cơ cao bị mai một bản sắc văn hóa; vùng dân tộc trọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ).
6. Mục tiêu của Đề án:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm phát triển văn hóa dân tộc, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo đảm toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
- Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn các dân tộc có nguy cơ bị biến dạng văn hóa cao (các dân tộc rất ít người không có điều kiện tự bảo vệ văn hóa của mình; bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới, hải đảo, khu vực tái định cư của các thủy điện). Phát huy vai trò của các chủ thể văn hóa trong phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc.
- Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc.
- Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm: Vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 1 (2011 - 2015):
+ Cơ bản đưa các dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 5.000 người) ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp về văn hóa và bước đầu phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc.
+ 50 - 60% số làng, bản, buôn, phum, sóc, thôn … có nhà văn hóa tự chủ chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tự thực hiện.
+ Định hình và triển khai xây dựng đời sống văn hóa tại các khu tái định cư của đồng bào các dân tộc thiểu số.
+ 40 - 50% cán bộ làm công tác văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số là người của dân tộc mình (hoặc của dân tộc anh em có thời gian sinh sống lâu trên địa bàn, hiểu biết sâu về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa) đã được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn của ngành.
+ Mỗi huyện vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển ít nhất 01 nghề truyền thống, dân ca, dân vũ hoặc hoạt động du lịch đặc trưng góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
+ 100% các dân tộc được tổng kiểm kê các tài sản văn hóa của dân tộc mình; hoàn thành bộ chỉ số phát triển văn hóa dân tộc đến năm 2020.
- Giai đoạn 2 (2016 - 2020):
+ Cơ bản đưa các dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 10.000 người) ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp về văn hóa.
+ 70 - 85% số làng, bản, phum, sóc, thôn … có nhà văn hóa tự chủ chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tự thực hiện.
+ 60 - 80% cán bộ làm công tác văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số là người của dân tộc mình hoặc của dân tộc anh em sống trên địa bàn đã qua bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn của ngành.
+ Mỗi huyện vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển ít nhất 02 nghề truyền thống, dân ca dân vũ hoặc hoạt động du lịch đặc trưng góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
+ Các giá trị văn hóa đặc trưng của các dân tộc được bảo tồn và phát huy.
+ Cơ bản hoàn thành việc bảo tồn khẩn cấp và bước đầu phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
7. Nhiệm vụ trọng tâm của Đề án:
- Bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 10.000 người) các dân tộc thiểu số tại các khu vực tái định cư dự án thủy điện liên thông, kết nối toàn diện với các chương trình, dự án có liên quan.
- Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Gắn kết chặt chẽ những hoạt động xây dựng đời sống văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng khu vực, từng vùng, từng dân tộc, tôn giáo.
- Chủ thể văn hóa, cộng đồng kế thừa và thực hành văn hóa có một vai trò to lớn và là nhân tố quyết định trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.
- Coi trọng và tổ chức thực hiện các chương trình về bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật, đặc biệt là hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số.
- Ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống các dân tộc thiểu số; sưu tầm, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền.
- Đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế, phát triển nghề thủ công truyền thống, du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói giảm nghèo.
- Phát triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hóa, thông tin phù hợp. Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công cụ phát thanh, truyền hình phù hợp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng, thực sự phát huy vai trò của cộng đồng trong tổ chức các hoạt động cộng đồng phát huy hiệu quả thực sự của các thiết chế văn hóa.
- Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa cấp địa phương, vùng, miền và toàn quốc.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Hoàn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa.
- Ban hành bộ chỉ số về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
8. Giải pháp thực hiện Đề án:
a) Giải pháp đột phá: Đào tạo nhân lực nòng cốt cho bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc ở các cấp huyện, tỉnh. Gắn bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, ở địa phương; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế; hài hòa giữa bảo tồn, phát huy và phát triển.
b) Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh có chương trình bảo tồn khẩn cấp, nâng cao năng lực tự bảo vệ trước nguy cơ mai một văn hóa của các dân tộc thiểu số rất ít người.
c) Xây dựng các chương trình hoạt động, lễ hội, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia định kỳ hàng năm và cả giai đoạn 2011 - 2020.
d) Huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, từ xã hội hóa, các nguồn viện trợ chính thức; khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư trong việc triển khai các hoạt động có liên quan đến Đề án; tiếp tục đầu tư và phát huy có hiệu quả hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
đ) Tăng cường công tác thông tin, truyền thông: Tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số; phối hợp giữa Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài Phát thanh và Truyền hình tại các địa phương xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số, ưu tiên sử dụng ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc.
e) Kết nối, lồng ghép giữa các chương trình dự án về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; giữa Đề án với các chương trình, dự án đã và đang triển khai.
g) Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho việc bảo tồn và nâng cao đời sống văn hóa cho vùng các dân tộc thiểu số. Trong đó chú ý các chính sách, chế độ khuyến khích các nghệ nhân trao truyền di sản văn hóa, khuyến khích lớp trẻ tiếp thu các di sản văn hóa. Chính sách này lồng ghép với các chính sách ưu đãi đối với nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân ở các dân tộc.
9. Đề án gồm 06 dự án thành phần:
a) Dự án 1: Xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đến năm 2020. Tổng kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê); Ủy ban Dân tộc, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thời gian thực hiện: 2011 - 2015.
b) Dự án 2: Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người, các địa phương có thủy điện.
- Thời gian thực hiện: 2011 - 2020.
c) Dự án 3: Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc thiểu số.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thời gian thực hiện: 2011 - 2020
d) Dự án 4: Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thời gian thực hiện: 2011 - 2020.
đ) Dự án 5: Giới thiệu quảng bá các sản phẩm văn học nghệ thuật và các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số và đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc vào trường học.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Di sản văn hóa, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí, truyền thông, các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thời gian thực hiện: 2011 - 2020
e) Dự án 6: Chương trình hoạt động, lễ hội và biểu diễn văn hóa, nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2011 - 2020.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Dân tộc, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, các cơ quan thông tấn, báo chí, các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thời gian thực hiện: 2011 - 2020.
10. Nguồn vốn thực hiện Đề án:
a) Tổng kinh phí dự kiến: 1.512 tỷ đồng (một nghìn năm trăm mười hai tỷ đồng).
- Giai đoạn 1 (2011 - 2015): 1.030,7 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2 (2016 - 2020): 481,3 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn:
- Nguồn ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương).
- Nguồn vốn lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.
- Nguồn vốn huy động xã hội hóa, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn vốn do nhân dân đóng góp.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án
1. Tổ chức điều hành Đề án:
- Trên cơ sở Đề án tổng thể được phê duyệt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan, xây dựng các dự án thành phần. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần theo quy định.
- Cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với dự án đầu tư hỗ trợ phát triển.
2. Phân công thực hiện:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì xây dựng, thẩm định và phê duyệt các dự án thành phần thuộc Bộ quản lý trực tiếp; phân công nhiệm vụ các đơn vị thuộc Bộ để triển khai tổ chức thực hiện Đề án.
- Tổng hợp kế hoạch hàng năm, thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để cân đối bố trí vốn ngân sách thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án, tổng hợp kết quả thực hiện các dự án thành phần hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành, địa phương cân đối nguồn vốn, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội để thực hiện Đề án, hướng dẫn quản lý tài chính, kinh phí của Đề án.
- Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo và phối hợp thực hiện dự án số 1.
c) Bộ Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc bố trí ngân sách thực hiện hàng năm, đảm bảo theo kế hoạch, mục tiêu và tiến độ các dự án thành phần đã được duyệt.
d) Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, áp dụng, phối hợp triển khai những vấn đề liên quan đến các nội dung được phân công trong Đề án.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội về bảo tồn văn hóa dân tộc, xây dựng các chương trình, chuyên mục về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
e) Các Bộ: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng (Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức và hội nghề nghiệp có liên quan phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, chỉ đạo theo ngành và theo lĩnh vực chuyên môn; xây dựng kế hoạch thống nhất và lồng ghép các nguồn lực, các chương trình, dự án để triển khai các nội dung, chính sách liên quan để thực hiện đúng, hiệu quả các nội dung của Đề án và các dự án thành phần đã được phê duyệt.
g) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành có dân tộc thiểu số:
- Tổ chức thực hiện các dự án thành phần trên địa bàn quản lý; thành lập bộ phận thường trực triển khai Đề án của tỉnh do đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Phó Ban thường trực, có sự tham gia của đại diện các Sở, Ban, ngành liên quan.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh theo đúng nội dung đã được phê duyệt và các quy định hiện hành của pháp luật.
- Chỉ đạo các Sở, ngành chuyên môn, Ủy ban nhân dân các huyện, xã thuộc địa bàn triển khai thực hiện Đề án nghiêm túc theo trách nhiệm được giao.
- Định kỳ 6 tháng và 01 năm tổng hợp báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả thực hiện và Kế hoạch thực hiện các nội dung dự án thành phần trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |