Nghị định 374-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 374-HĐBT
Cơ quan ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 374-HĐBT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 11/11/1991 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 374-HĐBT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 374-HĐBT NGÀY 11-11-1991
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT BẢO VỆ,
CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em công bố ngày 16 tháng 8 năm 1991;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Các quyền của trẻ em được tôn trọng và thực hiện.
Trẻ em phải làm tròn bổn phận của mình theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường và mọi công dân, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm thực hiện hoặc chủ động phối hợp với nhau thực hiện việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, theo quy định của pháp luật.
Trẻ em được quyền khai sinh theo họ cha hoặc họ mẹ.
Sau khi sinh con, chậm nhất là một tháng, cha mẹ phải làm giấy khai sinh cho con.
Trường hợp có khó khăn, thời hạn khai sinh cho con chậm nhất không quá 3 tháng.
Trẻ em trong mọi độ tuổi, không kể vì lý do gì, nếu chưa được khai sinh thì bản thân, cha mẹ hay người đỡ đầu có quyền yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành khai sinh cho trẻ em. Cơ quan chức năng phải đáp ứng yêu cầu đó một cách thuận lợi, không được gây khó khăn, phiền hà.
Trẻ em chưa có quốc tịch hoặc muốn thay đổi quốc tịch thì bản thân, cha mẹ hay người đỡ đầu có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định hoặc thay đổi quốc tịch cho trẻ em, theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em, cha mẹ hay người đỡ đầu thực hiện yêu cầu đó một cách thuận lợi.
Trẻ em không rõ cha, mẹ, khi có đơn yêu cầu xác định cha, mẹ cho mình, thì cơ quan nhận đơn có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó. Nếu việc đó không thuộc chức năng, quyền hạn của mình, cơ quan nhận đơn có trách nhiệm chuyển đơn hoặc hướng dẫn người làm đơn đến cơ quan có chức năng, thẩm quyền, yêu cầu giúp đỡ giải quyết.
Cơ quan có chức năng, thẩm quyền sau khi nhận đơn, phải giúp đương sự thực hiện yêu cầu, không được thoái thác trách nhiệm của mình.
Trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, Bộ Y tế có trách nhiệm:
Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khoẻ, về tiêm chủng; theo kế hoạch của y tế cơ sở, thực hiện các Quyết định của thầy thuốc về khám bệnh, chữa bệnh đối với trẻ em.
Các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, đơn vị cơ sở khác, không được phân công những người đang có bệnh truyền nhiễm vào những công việc phải tiếp xúc với trẻ em.
Cấm đặt kho có chứa chất nổ, chất cháy, chất độc hại, hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có chất thải độc hại, có tiếng ồn lớn, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, nơi có nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học, cơ sở y tế, văn hoá phục vụ trẻ em.
Không được xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học, cơ sở y tế, văn hoá phục vụ trẻ em gần những nơi có kho tàng và cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các loại nói trên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
Nhà nước khuyến khích việc thành lập hội cha mẹ học sinh, Hội bảo trợ học đường, các tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em, góp phần cùng nhà trường, cùng chính quyền địa phương chăm lo việc tu sửa trường lớp, quản lý, bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục trẻ em.
Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả, theo sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ y tế và Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao, theo chức năng của mình, có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội có liên quan, tổ chức việc giáo dục, bồi dưỡng cho người làm cha, mẹ những kiến thức cần thiết về nuôi dạy con.
Uỷ ban Nhân dân, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp tổ chức các hoạt động tập hợp, giáo dục thiếu nhi và tổ chức phong trào nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.
Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao, Bộ Thương mại và Du lịch, có trách nhiệm:
Nghiêm cấm việc sản xuất, nhập khẩu, sao lại, tàng trữ và lưu hành những văn hoá phẩm, đồ chơi có hại cho việc giáo dục trẻ em.
Công dân Việt Nam phát hiện những văn hoá phẩm, đồ chơi có hại cho việc giáo dục trẻ em, có trách nhiệm báo cho cơ quan hoặc viên chức có chức năng, thẩm quyền biết sự việc để xem xét xử lý.
Cơ quan, viên chức nhận được thông báo của công dân, phải tiến hành xem xét, xử lý kịp thời và thông báo kết quả xử lý cho công dân đó biết.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Thương mại và Du lịch, theo chức năng của mình, có kế hoạch thực hiện hoặc phối hợp thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh phục vụ trẻ em ngày một tốt hơn các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm, học phẩm, văn hoá phẩm, dụng cụ y tế, thể dục thể thao, đồ chơi, đồ dùng và quần áo, giày dép trẻ em.
Không được sử dụng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao và những cơ sở khác dành để phục vụ việc chăm sóc, giáo dục trẻ em vào mục đích khác; trường hợp sử dụng những cơ sở đó vào việc có lợi khác, không ảnh hưởng xấu đến việc phục vụ trẻ em, phải được sự thoả thuận của cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở đó và phải bảo đảm không để cơ sở đó bị xuống cấp.
Nếu vì lợi ích chung, cần sử dụng những cơ sở nói trên vào mục đích khác, phải được sự thoả thuận của ngành chủ quản và được Uỷ ban Nhân dân cấp có thẩm quyền quản lý ra quyết định, sau khi đã bố trí cơ sở khác tương xứng để thay thế.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, tổ chức hữu quan, có kế hoạch hướng dẫn tổ chức thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em, ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của trẻ em, ngăn chặn việc lôi kéo, xúi giục trẻ em làm điều phạm pháp; có biện pháp phòng ngừa hành vi phạm pháp của trẻ em, giáo dục và cải tạo trẻ em phạm pháp; đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi giam giữ trẻ em trái pháp luật, đánh đập, tra tấn trẻ em, xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự trẻ em.
Kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của các cấp, các ngành, phải thể hiện rõ nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm giúp Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Nhân dân cùng cấp, xét duyệt, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; theo định kỳ, báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đó ở địa phương, ngành mình lên cấp trên trực tiếp.
Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ, Uỷ ban vật giá Nhà nước, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em có trách nhiệm cùng các bộ hữu quan, trình Hội đồng Bộ trưởng những chính sách và chủ trương cụ thể về giá những mặt hàng dành phục vụ trẻ em như dược phẩm, học phẩm, văn hoá phẩm, dụng cụ y tế, thể dục thể thao, đồ chơi, đồ dùng và quần áo, giày dép trẻ em; giá vé các buổi chiếu bóng, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao phục vụ trẻ em.
Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện, Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao, Bộ Xây dựng, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, quyền hạn của mình, ban hành quy chế, ưu đãi trẻ em khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tham quan danh lam thắng cảnh, vào nơi vui chơi, giải trí công cộng có bán vé.
Nhà nước khuyến khích việc thành lập Quỹ bảo trợ trẻ em ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở.
Quỹ bảo trợ trẻ em của cấp nào thì Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp đó quản lý và sử dụng vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, không đựoc dùng vào mục đích khác. ở những cơ quan, đơn vị không có Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thì Công đoàn nơi đó quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em đúng mục đích.
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em ở các cấp, các ngành.
Cha mẹ, người đỡ đầu và những thành viên lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm giáo dục trẻ em làm tròn bổn phận của mình, và có biện pháp giáo dục, ngăn cấm trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, sử dụng ma tuý và các chất kích thích có hại khác.
Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi phạm pháp luật của trẻ em do mình nuôi dạy; trách nhiệm đó càng nặng nếu những vi phạm của trẻ em lại do tác động của cha mẹ, người đỡ đầu.
Khi có kháng nghị của đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội đối với quyết định xâm phạm đến quyền và lợi ích của trẻ em.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyết định xâm phạm đến quyền và lợi ích của trẻ em, khi nhận được kháng nghị của đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, phải trả lời và thông báo cách giải quyết của mình cho đoàn thể, tổ chức kháng nghị biết, chậm nhất là một tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị.
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em mỗi cấp, có trách nhiệm theo dõi, đánh giá và đề nghị với Uỷ ban Nhân dân cùng cấp, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp trên xét khen thưởng những cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, theo chế độ khen thưởng của Nhà nước.
Người nào vi phạm pháp luật về trẻ em phải chịu một hay nhiều hình thức xử lý quy định tại Điều 17 và Điều 24 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Việc xử lý kỷ luật được áp dụng theo điều lệ về kỷ luật do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 195-CP ngày 31 thánh 12 năm 1964.
Việc xử phạt hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính công bố ngày 7 tháng 12 năm 1989 và các quy định pháp luật khác có liên quan đến việc xử phạt hành chính.
Việc bồi thường thiệt hại dân sự, được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
Việc xử lý bằng biện pháp hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật hình sự và Luật bổ sung, sửa đổi Bộ luật hình sự.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày ban hành và thay thế Nghị định số 293-CP về việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ban hành ngày 4 tháng 7 năm 1981.
Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây