Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1220/TTg-KGVX 2019 bảo tồn và phát huy giá trị di tích Điện Biên Phủ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1220/TTg-KGVX
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1220/TTg-KGVX | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 02/10/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Công văn 1220/TTg-KGVX
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1220/TTg-KGVX | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2019 |
Kính gửi: | - Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Ngoại giao; |
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 9003-CV/VPTW ngày 09 tháng 3 năm 2019 về chủ trương thực hiện Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030; xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tại Tờ trình số 1704/TTr-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2019 và Công văn số 2779/UBND-KGVX ngày 20 tháng 9 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
a) Khẩn trương triển khai ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư trung ương Đảng về chủ trương thực hiện Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị (Đề án) Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030 (Di tích) theo quy định.
b) Thực hiện việc lập, thẩm định và phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích theo đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền và quy định để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án.
c) Giai đoạn đến năm 2020:
- Tổ chức lập nhiệm vụ Quy hoạch và Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích và đề nghị thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định;
- Thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai theo quy định Dự án đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa Phòng trưng bày tổng hợp, giới thiệu tổng thể về chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ;
- Khoanh vùng, xác định phạm vi và cắm mốc giới khu vực bảo vệ Di tích; thực hiện các giải pháp quản lý phù hợp để không để xảy ra tình trạng xâm lấn Di tích.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
a) Thẩm định, trình nhiệm vụ lập quy hoạch, đồ án quy hoạch Di tích theo quy định;
b) Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, khẩn trương cho ý kiến về các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích theo quy định;
c) Giải quyết các nội dung liên quan đến việc tiếp nhận, chuyển giao tư liệu, tài liệu, hiện vật từ phía Pháp về Việt Nam theo Công ước UNESCO và pháp luật Việt Nam;
d) Có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân trao đổi, chuyển giao các tư liệu, tài liệu, hiện vật liên quan trực tiếp đến Chiến dịch Điện Biên Phủ cho tỉnh Điện Biên; hỗ trợ tỉnh Điện Biên trong quá trình bảo tồn, tôn tạo, trùng tu và phục chế các tài liệu, hiện vật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 31 tháng 12 năm 2019;
đ) Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ theo đúng quy định và Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm quyền xử lý.
3. Bộ Quốc phòng:
a) Chỉ đạo các bảo tàng trực thuộc, các quân chủng, binh chủng, tiếp tục trao đổi, hỗ trợ và chuyển giao cho tỉnh Điện Biên các tư liệu, tài liệu, hiện vật có liên quan trực tiếp đến Chiến dịch Điện Biên Phủ theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 31 tháng 12 năm 2019;
b) Phối hợp với tỉnh Điện Biên xây dựng cơ sở dữ liệu và các hiện vật liên quan đến Chiến dịch Điên Biên Phủ; giới thiệu các nhân chứng lịch sử cho tỉnh và tham gia quá trình khảo sát, tìm kiếm, xác định các chứng tích lịch sử của đơn vị, của Quân đội ta trên chiến trường Điên Biên Phủ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, ưu tiên đưa các dự án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Di tích vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn tiếp theo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định; đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định việc bố trí vốn thực hiện các dự án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Di tích trong kế hoạch trung hạn và hằng năm để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Đề án.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan, ưu tiên cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp hàng năm thực hiện công tác quy hoạch, cắm mốc, sửa chữa, tu bổ cấp thiết và thường xuyên Di tích theo đúng quy định.
6. Bộ Ngoại giao hỗ trợ tỉnh Điện Biên thu thập các tư liệu, tài liệu đang được phía Pháp lưu giữ liên quan đến toàn bộ Chiến dịch Điên Biên Phủ; làm đầu mối giao thiệp với Chính phủ Pháp, các bảo tàng của Pháp để tỉnh Điện Biên tiếp cận, khai thác phục vụ cho quá trình bảo tồn, phục dựng Di tích.
7. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích.
8. Đề nghị Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam: Tổ chức phát động đợt hiến tặng tư liệu, tài liệu, hiện vật trong các Hội viên cho Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên; tìm và giới thiệu các nhân chứng có liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ để làm cơ sở tiếp tục triển khai công tác bảo tồn, phục dựng và bổ sung tài liệu, hiện vật trưng bày phục vụ khách tham quan.
9. Đề nghị Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Pháp (Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam): Tích cực hỗ trợ tỉnh Điện Biên trong quá trình thu thập các tư liệu, tài liệu có liên quan đến toàn bộ Chiến dịch Điện Biên Phủ hiện nay phía Pháp đang lưu giữ.
Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích là rất quan trọng và cấp thiết. Yêu cầu các bộ, ngành trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối họp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung nêu trên, bảo đảm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích./
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |