Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP

thuộc tính Thông tư 04/2020/TT-BTP

Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2020/TT-BTP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Thành Long
Ngày ban hành:28/05/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Cha, mẹ không đặt tên cho con quá dài, khó sử dụng

Đây là nội dung mới được Bộ Tư pháp ban hành ngày 28/5/2020 tại Thông tư 04/2020/TT-BTP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Cụ thể, việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Bên cạnh đó, trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

Đáng chú ý, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ từ chối giải quyết trong trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người cùng giới tính hoặc kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng quy định, trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16/7/2020.

Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Xem chi tiết Thông tư04/2020/TT-BTP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
_________

Số: 04/2020/TT-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2020

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HỘ TỊCH VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2015/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT HỘ TỊCH

_________________

Căn cứ Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định số 123/2015/NĐ-CP) về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch; việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả đăng ký hộ tịch; trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, nhận cha, mẹ, con và một số việc hộ tịch khác; việc đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động; ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch.
Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
Điều 3. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch
1. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
2. Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
3. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc (sau đây gọi là bản sao) hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.
Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.
4. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch.
Nếu người yêu cầu đăng ký hộ tịch thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký hộ tịch thì ký, ghi rõ họ, tên trong Sổ hộ tịch theo hướng dẫn của người trả kết quả.
5. Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con, cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt.
Bổ sung
Điều 4. Giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch khi không nhận được kết quả xác minh
Trường hợp việc đăng ký hộ tịch cần xác minh theo quy định tại khoản 4 Điều 22, khoản 2 Điều 26, khoản 2 Điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 9, khoản 1 Điều 12 Thông tư này, sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời, thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp tục giải quyết hồ sơ theo quy định. Đối với trường hợp xác minh về tình trạng hôn nhân thì cho phép người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Điều 5. Trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật
1. Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.
Chương II
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MỘT SỐ VIỆC HỘ TỊCH
Mục 1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH
Điều 6. Nội dung khai sinh
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.
Điều 7. Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
1. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp và cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.
b) Việc xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em khi đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam về quốc tịch.
2. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con khi đăng ký khai sinh, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. Nếu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác nhận thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ, nhưng để trống phần ghi về quốc tịch trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh.
Điều 8. Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh thực hiện việc đăng ký khai sinh cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài, chưa đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó có ghi nơi sinh tại Việt Nam.
3. Hồ sơ đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gồm có: Tờ khai đăng ký khai sinh, văn bản cam đoan về việc chưa đăng ký khai sinh; các giấy tờ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
Trình tự giải quyết, nội dung đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Điều 9. Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh
Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm:
1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ.
2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.
3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:
a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;
c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;
d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.
Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh.
Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.
Điều 10. Xác định nội dung đăng ký lại khai sinh
1. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có giấy tờ theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư này thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo giấy tờ đó.
2. Tại thời điểm đăng ký lại khai sinh, nếu thông tin về cha, mẹ và của bản thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ tại khoản 1 Điều này, thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh việc thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.
Trường hợp cha, mẹ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh đã chết thì mục “Nơi cư trú” trong Sổ đăng ký khai sinh, Giấy khai sinh ghi: “Đã chết”.
Trường hợp địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được cấp trước đây thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại; địa danh hành chính trước đây được ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh và mục Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh.
Mục 2. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN
Điều 11. Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc xác minh trong thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 31 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP được thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ.
Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn.
2. Trường hợp công dân Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp giấy tờ cho phép cư trú, có yêu cầu kết hôn với nhau hoặc kết hôn với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 37 Luật hộ tịch.
3. Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp.
Điều 12. Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
1. Trường hợp người yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đây, thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh. Trường hợp không xác minh được hoặc không nhận được kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.
Ví dụ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020.
3. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn thì cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ cấp một (01) bản cho người yêu cầu. Trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định đăng ký kết hôn.
Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục kết hôn với anh Nguyễn Việt K, sinh năm 1962, công dân Việt Nam, Hộ chiếu số: B123456 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức cấp ngày 01/02/2020; tại UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Giấy này được cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn với anh KIM JONG DOEK, sinh năm 1970, quốc tịch Hàn Quốc, Hộ chiếu số HQ12345 do cơ quan có thẩm quyền Hàn Quốc cấp ngày 02/02/2020; tại cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc, tại Hàn Quốc.
4. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn, thì người yêu cầu không phải đáp ứng điều kiện kết hôn; trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ mục đích sử dụng, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn. Số lượng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp theo yêu cầu.
Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục mua bán nhà, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn.
5. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người cùng giới tính hoặc kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết.
Mục 3. ĐĂNG KÝ KHAI TỬ, ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON
Điều 13. Đăng ký khai tử
Việc đăng ký khai tử được thực hiện theo quy định tại Mục 7 Chương II Luật hộ tịch và hướng dẫn sau đây:
1. Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử.
Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Điều 15. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.
Điều 16. Đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
3. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.
Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
Mục 4. THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH, BỔ SUNG THÔNG TIN HỘ TỊCH
Điều 17. Cải chính hộ tịch
1. Việc cải chính hộ tịch chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch; không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.
2. Sai sót trong đăng ký hộ tịch là sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch.
3. Việc cải chính nội dung đăng ký khai tử thuộc thẩm quyền của cơ quan đã đăng ký khai tử, theo đề nghị của người có trách nhiệm đăng ký khai tử quy định tại Điều 33 Luật hộ tịch.
Điều 18. Bổ sung thông tin hộ tịch
1. Giấy tờ hộ tịch quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật hộ tịch có giá trị sử dụng mà không phải bổ sung thông tin hộ tịch còn thiếu so với biểu mẫu hộ tịch hiện hành.
2. Giấy tờ hộ tịch được cấp hợp lệ kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà thông tin hộ tịch còn thiếu thì được bổ sung, nếu có giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hợp lệ chứng minh.
Yêu cầu ghi bổ sung quốc tịch Việt Nam chỉ thực hiện đối với giấy tờ hộ tịch được cấp kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, sau khi xác định người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
3. Trường hợp cá nhân đã được đăng ký khai sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh không ghi ngày, tháng sinh thì được bổ sung ngày, tháng sinh theo Giấy chứng sinh hoặc văn bản xác nhận của cơ sở y tế nơi cá nhân sinh ra.
Trường hợp không có Giấy chứng sinh, không có văn bản xác nhận của cơ sở y tế thì ngày, tháng sinh được xác định như sau:
a) Đối với người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ghi thống nhất về ngày, tháng sinh, thì xác định theo ngày, tháng sinh đó.
Trường hợp ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân không thống nhất thì xác định theo ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ được cấp hoặc xác nhận hợp lệ đầu tiên.
b) Đối với người không có hồ sơ, giấy tờ cá nhân hoặc hồ sơ, giấy tờ cá nhân không có ngày, tháng sinh thì cho phép người yêu cầu cam đoan về ngày, tháng sinh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
c) Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này, thì ngày, tháng sinh là ngày 01 tháng 01 của năm sinh; trường hợp xác định được tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày 01 của tháng sinh.
4. Trường hợp cơ quan thực hiện việc bổ sung thông tin hộ tịch không phải cơ quan đăng ký hộ tịch trước đây, thì sau khi giải quyết phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến cơ quan đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch; nếu cơ quan đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì thông báo đến Bộ Ngoại giao.
Điều 19. Thay đổi, bổ sung thông tin hộ tịch của con nuôi
1. Sau khi được giải quyết cho làm con nuôi, theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi thực hiện thay đổi hộ tịch theo quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 46 Luật hộ tịch.
2. Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi, trẻ chưa xác định được cha, mẹ thì theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi thực hiện bổ sung thông tin của cha, mẹ nuôi vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; mục Ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”.
3. Trường hợp con riêng được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi, nếu Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh còn để trống phần khai về cha hoặc mẹ, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi bổ sung thông tin về cha dượng hoặc mẹ kế vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; mục Ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha nuôi” hoặc “mẹ nuôi”.
Nếu Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh có đủ phần khai về cha và mẹ, thì theo yêu cầu của cha nuôi hoặc mẹ nuôi, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi thực hiện thay đổi phần khai về cha dượng hoặc mẹ kế vào phần khai về cha hoặc mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; mục Ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha nuôi” hoặc “mẹ nuôi”.
Điều 20. Thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc mà việc hộ tịch trước đây được đăng ký tại Sở Tư pháp thì thẩm quyền giải quyết được xác định như sau:
a) Trường hợp người yêu cầu là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh thực hiện thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;
b) Trường hợp người yêu cầu là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người đó thực hiện cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch.
c) Trường hợp người yêu cầu là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở của Sở Tư pháp đã đăng ký việc hộ tịch trước đây thực hiện cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch.
Sau khi thực hiện việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Sở Tư pháp để ghi chú vào Sổ hộ tịch theo quy định.
2. Trường hợp thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc nhưng người yêu cầu không còn bản chính giấy tờ hộ tịch hoặc cơ quan đăng ký hộ tịch không còn lưu giữ được Sổ hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch vẫn tiếp nhận, giải quyết theo quy định.
Sau khi cấp Trích lục thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc cho người yêu cầu, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc vào mục Ghi chú của Sổ hộ tịch hoặc mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch theo quy định.
Mục 5. GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC THAY ĐỔI HỘ TỊCH THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN; GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC HỘ TỊCH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI; CẤP BẢN SAO TRÍCH LỤC HỘ TỊCH
Điều 21. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch nhận được thông báo kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định liên quan đến việc thay đổi thông tin hộ tịch của cá nhân có trách nhiệm ghi vào sổ việc thay đổi hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật hộ tịch; trường hợp Sổ hộ tịch đã được chuyển lưu tại cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên thì gửi thông báo kèm theo bản chụp trích lục bản án, bản sao quyết định tới cơ quan đang lưu trữ Sổ hộ tịch để ghi tiếp vào Sổ hộ tịch.
2. Trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch chưa nhận được thông báo kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định, mà người có thông tin hộ tịch thay đổi cung cấp trích lục bản án, bản sao quyết định hợp lệ, đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan đăng ký hộ tịch cũng thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời ghi chú nội dung thay đổi vào mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch. Trường hợp cơ quan thực hiện ghi chú không phải là cơ quan đã đăng ký hộ tịch trước đây thì ghi chú nội dung thay đổi vào mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch, đồng thời gửi bản chụp trích lục bản án, bản sao quyết định đến cơ quan đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Điều 22. Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
1. Công dân Việt Nam sinh ra ở nước ngoài, đã được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, nếu có yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch, cấp Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh và bản sao Giấy khai sinh cho người yêu cầu.
2. Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn để làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, thì thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc nơi đăng ký kết hôn mới.
Điều 23. Cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu giữ Sổ hộ tịch hoặc quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch. Nội dung bản sao trích lục hộ tịch được ghi đúng theo thông tin trong Sổ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Những thông tin Sổ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử không có để ghi vào mẫu bản sao trích lục hộ tịch hiện hành thì để trống.
2. Trường hợp Sổ hộ tịch trước đây ghi tuổi thì cơ quan đăng ký hộ tịch xác định năm sinh tương ứng ghi vào mục Ghi chú của Sổ hộ tịch, sau đó cấp bản sao trích lục hộ tịch.
Ví dụ: Sổ đăng ký khai sinh năm 1975 ghi tuổi của cha là 25 tuổi, tuổi của mẹ là 23 tuổi thì xác định năm sinh của cha: 1950, năm sinh của mẹ: 1952.
3. Trường hợp thông tin của cá nhân đã được thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc, ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thông tin trong bản sao Giấy khai sinh, bản sao trích lục hộ tịch là thông tin đã được cập nhật theo nội dung ghi trong mục Ghi chú của Sổ hộ tịch.
Trường hợp yêu cầu cấp bản sao Trích lục kết hôn mà trong Sổ đăng ký kết hôn đã ghi chú việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật, ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì mục Ghi chú trong Trích lục kết hôn bản sao ghi rõ: Đã ly hôn theo Bản án/Quyết định số… ngày…tháng…năm … của Tòa án ….
Mục 6. ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN LƯU ĐỘNG
Điều 24. Các trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động
1. Trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không thể đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động.
Trường hợp người chết không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai tử lưu động.
Trường hợp hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động.
2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện đăng ký hộ tịch lưu động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với hình thức phù hợp, bảo đảm mọi sự kiện sinh, tử, kết hôn của người dân được đăng ký đầy đủ.
Điều 25. Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử lưu động
1. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký khai sinh, khai tử lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các loại mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động, bảo đảm thuận lợi cho người dân.
Tại địa điểm đăng ký hộ tịch lưu động, công chức tư pháp - hộ tịch hướng dẫn người yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai; kiểm tra các giấy tờ làm cơ sở cho việc đăng ký khai sinh, khai tử theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư này; viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời hạn trả kết quả đăng ký khai sinh, khai tử lưu động không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy tờ hộ tịch và ghi nội dung đăng ký vào Sổ hộ tịch tương ứng.
3. Trong thời hạn 05 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức tư pháp - hộ tịch đem theo giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng ký lưu động; hướng dẫn người dân ký, ghi rõ họ, tên trong Sổ hộ tịch theo quy định; tại mục Ghi chú trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Đăng ký lưu động”.
4. Trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức tư pháp - hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch phải đọc lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Sổ hộ tịch.
Quy định này cũng được áp dụng đối với thủ tục đăng ký kết hôn lưu động tại Điều 26 của Thông tư này.
Điều 26. Thủ tục đăng ký kết hôn lưu động
1. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký kết hôn lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động. Tại địa điểm đăng ký lưu động, công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, xác minh về điều kiện kết hôn của các bên; hướng dẫn người dân điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký kết hôn; viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời hạn trả kết quả đăng ký kết hôn lưu động không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
2. Trong thời hạn 05 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu xét thấy các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, sau đó tiến hành trao Giấy chứng nhận kết hôn cho các bên tại địa điểm đăng ký lưu động.
Chương III
MẪU GIẤY TỜ, SỔ HỘ TỊCH; HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG GIẤY TỜ, SỔ HỘ TỊCH
Mục 1. MẪU GIẤY TỜ, SỔ HỘ TỊCH
Điều 27. Mẫu giấy tờ, Sổ hộ tịch
1. Ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Danh mục giấy tờ hộ tịch do Bộ Tư pháp in, phát hành (Phụ lục 1);
b) Danh mục Sổ hộ tịch do Bộ Tư pháp in, phát hành (Phụ lục 2);
c) Danh mục giấy tờ hộ tịch được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, cơ quan đăng ký hộ tịch tự in, sử dụng (Phụ lục 3);
d) Danh mục Sổ hộ tịch được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, cơ quan đăng ký hộ tịch tự in, sử dụng (Phụ lục 4);
đ) Danh mục Tờ khai đăng ký hộ tịch được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, cơ quan đăng ký hộ tịch, người dân tự in, sử dụng (Phụ lục 5);
2. Tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc, chi tiết kỹ thuật của mẫu giấy tờ, Sổ hộ tịch được mô tả cụ thể trong các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 28. Thẩm quyền in, phát hành mẫu giấy tờ, Sổ hộ tịch
1. Bộ Tư pháp in, phát hành Giấy khai sinh (bản chính và bản sao), Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính), Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn, Sổ đăng ký khai tử được ban hành theo Danh mục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 27 Thông tư này.
Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên hệ với Bộ Tư pháp để được cung cấp mẫu giấy tờ, Sổ hộ tịch và phải chịu trách nhiệm nếu cơ quan đăng ký hộ tịch tại địa phương sử dụng mẫu giấy tờ, Sổ hộ tịch không do Bộ Tư pháp phát hành.
2. Trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch đã sử dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung thì được cung cấp phôi mẫu Giấy khai sinh (bản chính và bản sao), Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính) theo Danh mục quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Thông tư này để sử dụng.
3. Mẫu Trích lục hộ tịch (bản chính và bản sao) được ban hành theo Danh mục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 Thông tư này; mẫu Tờ khai đăng ký hộ tịch được ban hành theo Danh mục quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 27 Thông tư này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (tại địa chỉ: www.moj.gov.vn), cơ quan đăng ký hộ tịch có thể truy cập, tự in để sử dụng.
Người yêu cầu đăng ký hộ tịch truy cập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để tự in và sử dụng các mẫu Tờ khai đăng ký hộ tịch. Trường hợp người yêu cầu đăng ký hộ tịch không thể tự in được thì cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm in và phát miễn phí cho người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
4. Mẫu Sổ hộ tịch được ban hành theo Danh mục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 Thông tư này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (tại địa chỉ: www.moj.gov.vn), cơ quan đăng ký hộ tịch có thể truy cập, tự in để sử dụng.
Trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước không thể tự in được, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm in và phát hành cho các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn để sử dụng hoặc liên hệ với Bộ Tư pháp để được cung cấp.
5. Cơ quan đăng ký hộ tịch phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng giấy tờ, Sổ hộ tịch được in, phát hành không đúng quy định của Thông tư này.
Mục 2. HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ, GIẤY TỜ HỘ TỊCH MỞ, KHÓA SỔ HỘ TỊCH, LƯU TRỮ, BẢO QUẢN SỔ HỘ TỊCH
Điều 29. Cách ghi Sổ, giấy tờ hộ tịch
1. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại giao, lãnh sự (sau đây gọi chung là công chức làm công tác hộ tịch) phải tự ghi vào Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch. Nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; viết bằng loại mực tốt, cùng một màu; không dùng các màu mực khác nhau; không dùng mực đỏ.
Trường hợp ứng dụng công nghệ thông tin để in giấy tờ hộ tịch thì phải in bằng loại mực tốt, màu đen, không bị nhòe, mất nét hoặc phai màu.
2. Sổ hộ tịch phải được đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối cùng ngay từ khi mở sổ. Sổ được ghi liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống.
3. Số đăng ký trong năm phải được ghi liên tục theo thứ tự, bắt đầu từ số 01 cho đến hết năm. Trường hợp chưa hết năm mà hết sổ thì sử dụng sang quyển sổ khác và ghi tiếp theo số thứ tự cuối cùng của sổ trước, không được ghi lại từ số 01.
Trường hợp hết năm mà chưa sử dụng hết sổ thì cơ quan đăng ký hộ tịch được sử dụng tiếp sổ cho năm tiếp theo sau khi thực hiện việc khóa sổ hết năm theo đúng quy định.
4. Số ghi trên giấy tờ hộ tịch của cá nhân phải trùng với số thứ tự ghi trong Sổ hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Các cột, mục trong Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch phải được ghi đầy đủ, chính xác theo đúng hướng dẫn trong Sổ hộ tịch và Thông tư này; ngày, tháng, năm được ghi theo dương lịch.
6. Việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ghi vào Sổ hộ tịch như sau:
a) Việc thay đổi quốc tịch được ghi vào mục Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh; việc thay đổi này cũng được ghi vào mục Ghi chú trong các Sổ hộ tịch khác mà người thay đổi quốc tịch đã đăng ký hộ tịch;
b) Việc xác định cha, mẹ, con được ghi vào mục Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh của người con;
c) Việc xác định lại giới tính được ghi vào mục Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh của người được xác định lại giới tính;
d) Việc nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và mục Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh;
đ) Việc ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn được ghi vào mục Ghi chú trong Sổ đăng ký kết hôn;
e) Việc công nhận giám hộ được ghi vào Sổ đăng ký giám hộ;
g) Việc tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được ghi vào mục Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh;
h) Việc tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người đã chết được ghi vào Sổ đăng ký khai tử.
7. Việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch như sau:
a) Việc khai sinh được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh;
b) Việc kết hôn được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn;
c) Việc giám hộ được ghi vào Sổ đăng ký giám hộ;
d) Việc nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con được ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con. Trường hợp người con đã được đăng ký khai sinh, ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã đăng ký khai sinh, ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký khai sinh;
đ) Việc nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi;
e) Việc thay đổi hộ tịch được ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc và ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký các việc hộ tịch khác;
g) Việc ly hôn, hủy việc kết hôn được ghi vào Sổ ghi chú ly hôn. Nếu việc kết hôn, ghi chú kết hôn trước đây thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã đăng ký kết hôn, ghi chú kết hôn để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký kết hôn;
h) Việc khai tử được ghi vào Sổ đăng ký khai tử.
8. Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu trữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm thực hiện việc ghi vào Sổ hộ tịch theo quy định tại khoản 6 Điều này ngay sau khi nhận được bản án, quyết định.
Trường hợp Sổ hộ tịch được lưu trữ tại 2 cấp thì cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được bản án, quyết định, sau khi ghi vào Sổ hộ tịch, có trách nhiệm thông báo tiếp cho cơ quan đang lưu trữ Sổ hộ tịch còn lại để ghi vào Sổ hộ tịch, bảo đảm cập nhật đồng bộ.
9. Khi ghi vào Sổ hộ tịch, phải ghi theo đúng nội dung của giấy tờ hộ tịch, hồ sơ ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; những nội dung trong Sổ hộ tịch có mà trong giấy tờ, hồ sơ hộ tịch không có thì để trống, những nội dung trong giấy tờ hộ tịch có nhưng trong Sổ hộ tịch không có thì ghi vào mục Ghi chú của Sổ hộ tịch.
Trường hợp nội dung thông tin hộ tịch trên giấy tờ hộ tịch, Sổ hộ tịch chưa xác định được thì để trống, không được gạch chéo hoặc đánh dấu.
Điều 30. Cách ghi địa danh hành chính trên giấy tờ hộ tịch, Sổ hộ tịch khi có sự thay đổi
1. Khi có sự thay đổi về địa danh hành chính thì phần ghi địa danh hành chính trên giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch được ghi theo địa danh hành chính tại thời điểm đăng ký.
2. Khi cấp bản sao trích lục hộ tịch, phần ghi địa danh hành chính trong bản sao trích lục hộ tịch phải theo đúng địa danh hành chính đã đăng ký trong Sổ hộ tịch.
Điều 31. Cách ghi Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh
1. Họ, chữ đệm, tên của người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.
2. Ngày, tháng, năm sinh của người được khai sinh được ghi bằng số và bằng chữ.
3. Mục Nơi sinh được ghi như sau:
a) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) thì ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.
b) Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường, trong trại tạm giam, trại giam hoặc tại địa điểm khác thì ghi địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra (ghi đủ 3 cấp đơn vị hành chính).
c) Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì Nơi sinh được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.
d) Trường hợp đăng ký lại khai sinh mà không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ).
4. Mục Nơi cư trú được ghi như sau:
a) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
b) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
5. Mục Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh phải ghi rõ: tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó.
6. Mục Nơi đăng ký khai sinh phải ghi đúng tên cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch, cụ thể như sau:
a) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh).
b) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phải ghi địa danh hành chính 2 cấp (huyện, tỉnh).
c) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi tên của Cơ quan đại diện.
7. Trường hợp cha hoặc mẹ của người được khai sinh là người nước ngoài thì ghi tên người đó theo đúng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
8. Tên địa danh, tên quốc gia nước ngoài được viết theo tên đã được phiên âm sang tiếng Việt (ví dụ: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ....); trường hợp không có phiên âm tiếng Việt thì viết theo phiên âm La-tinh (ví dụ: Osaka; New York....).
9. Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại mặt sau của Giấy khai sinh sử dụng để ghi chú nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi các thông tin hộ tịch thay đổi theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thực hiện cần ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành ghi chú, thông tin hộ tịch có sự thay đổi và tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày, tháng, năm cấp giấy tờ là căn cứ để thực hiện việc ghi chú.
10. Việc hướng dẫn ghi họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm, nơi cư trú, giấy tờ tùy thân, nơi đăng ký, địa danh, quốc gia, phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại Điều này được áp dụng để ghi thống nhất trong các Sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác.
Điều 32. Cách ghi Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn
1. Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn là ngày hai bên nam, nữ có mặt, ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đăng ký lại kết hôn, đăng ký hôn nhân thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, công nhận quan hệ hôn nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình, thực hiện lại việc đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 13 Luật hôn nhân và gia đình thì ngày, tháng, năm xác lập quan hệ hôn nhân được ghi vào mặt sau Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp đăng ký lại kết hôn, đăng ký hôn nhân thực tế mà không xác định được ngày đăng ký kết hôn trước đây, ngày xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng thì ghi ngày đầu tiên của tháng, năm đăng ký kết hôn, xác lập quan hệ chung sống; trường hợp không xác định được ngày, tháng thì ghi ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây, năm xác lập quan hệ chung sống.
Điều 33. Cách ghi Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Mục “Tình trạng hôn nhân” phải ghi trung thực về tình trạng hôn nhân hiện tại của người đó, cụ thể như sau:
- Nếu chưa bao giờ kết hôn thì ghi rõ là hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai.
- Nếu đang có vợ/chồng thì ghi rõ là hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông... (Giấy chứng nhận kết hôn số..., do... cấp ngày... tháng... năm...).
- Nếu chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì ghi rõ là hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông....
- Nếu có đăng ký kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, nhưng đã ly hôn và chưa kết hôn mới thì ghi rõ là đã đăng ký kết hôn hoặc đã có vợ/chồng, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số... ngày... tháng... năm... của Tòa án nhân dân...; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai.
- Nếu có đăng ký kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, nhưng vợ/chồng đã chết và chưa kết hôn mới thì ghi rõ là đã đăng ký kết hôn hoặc đã có vợ/chồng, nhưng vợ/chồng đã chết (Giấy chứng tử/Trích lục khai tử/Bản án số:... do... cấp ngày... tháng... năm...); hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai.
- Nếu người đang có vợ/chồng yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian trước khi đăng ký kết hôn thì ghi rõ là trong thời gian từ ngày…tháng….năm….đến ngày….tháng…..năm….chưa đăng ký kết hôn với ai; hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông… (Giấy chứng nhận kết hôn số …, do … cấp ngày…tháng…năm).
2. Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú tại Việt Nam, trước khi xuất cảnh; người đã qua nhiều nơi thường trú khác nhau đề nghị xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi thường trú trước đây thì ghi rõ về tình trạng hôn nhân của người đó tương ứng với thời gian cư trú.
Ví dụ: Không đăng ký kết hôn với ai trong thời gian cư trú tại xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh từ ngày 20/11/1996 đến ngày 04/3/1998.
3. Trường hợp Cơ quan đại diện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam trong thời gian cư trú ở nước ngoài thì mục “Nơi cư trú” ghi theo địa chỉ cư trú hiện tại của người yêu cầu. Tình trạng hôn nhân của người đó được xác định trên cơ sở kết quả kiểm tra Sổ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Cơ quan đại diện quản lý và ghi tương tự như quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 34. Cách ghi Trích lục khai tử, Sổ đăng ký khai tử
1. Mục “Đã chết vào lúc” được ghi theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, trong đó ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm chết bằng số và bằng chữ; trường hợp không rõ giờ, phút thì để trống.
2. Mục “Nơi chết” ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi có trụ sở cơ sở y tế trong trường hợp chết tại cơ sở y tế.
Trường hợp chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, chết tại trại giam, trại tạm giam, nơi thi hành án tử hình, tại trụ sở cơ quan, tổ chức hoặc không xác định được nơi chết thì ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết.
3. Mục Nguyên nhân chết trong Sổ đăng ký khai tử được ghi theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; trường hợp không có giấy tờ này hoặc chưa xác định được thì để trống.
4. Phần ghi về Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử phải ghi rõ tên giấy tờ; số, ngày, tháng, năm cấp; cơ quan, tổ chức cấp. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký khai tử đồng thời có trách nhiệm cấp Giấy báo tử thì không thực hiện cấp Giấy báo tử; mục Giấy báo tử trong Trích lục khai tử và Sổ đăng ký khai tử để trống.
Điều 35. Sửa chữa sai sót khi ghi Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch
1. Trong quá trình đăng ký hộ tịch mà có sai sót trong việc ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch phải gạch bỏ phần sai sót, ghi sang bên cạnh hoặc lên phía trên, không được chữa đè lên chữ cũ, không được tẩy xóa và viết đè lên chỗ đã tẩy xoá.
Trường hợp có sai sót bỏ trống trang sổ thì công chức làm công tác hộ tịch phải gạch chéo vào trang bỏ trống.
Cột ghi chú của Sổ hộ tịch phải ghi rõ nội dung sửa chữa sai sót; ngày, tháng, năm sửa; công chức làm công tác hộ tịch ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
Công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch biết về việc sửa chữa sai sót. Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, đóng dấu xác nhận vào nội dung sửa chữa sai sót.
Công chức làm công tác hộ tịch không được tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung đã ghi trong Sổ hộ tịch.
2. Trong quá trình đăng ký hộ tịch, nếu có sai sót trên giấy tờ hộ tịch thì công chức làm công tác hộ tịch phải hủy bỏ giấy tờ đó và ghi giấy tờ mới, không cấp cho người dân giấy tờ hộ tịch đã bị sửa chữa.
3. Khi quá trình đăng ký hộ tịch đã kết thúc theo quy định pháp luật mà sau đó mới phát hiện có sai sót thì thực hiện cải chính hộ tịch theo quy định.
Điều 36. Mở, khóa Sổ hộ tịch
Việc mở, khóa Sổ hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch được thực hiện như sau:
1. Số quyển của Sổ hộ tịch được đánh số và ghi theo thứ tự sử dụng của từng loại sổ trong năm, bắt đầu từ số 01.
Ví dụ: - Sổ đăng ký giám hộ, số: 01-TP/HT-2020-GH
- Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, số: 01-TP/HT-2020-CMC. Ngày mở sổ là ngày đăng ký sự kiện hộ tịch đầu tiên của sổ.
Ngày khoá sổ trong trường hợp hết sổ mà chưa hết năm là ngày đăng ký sự kiện hộ tịch cuối cùng của sổ; trường hợp hết năm mà chưa dùng hết sổ thì khóa sổ vào ngày 31 tháng 12 của năm đó.
2. Công chức làm công tác hộ tịch phải thống kê rõ tổng số sự kiện hộ tịch đã đăng ký trong sổ, số trường hợp ghi sai sót phải sửa chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Thông tư này, số trang bị bỏ trống (nếu có).
3. Sau khi thống kê theo quy định tại khoản 2 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch phải ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký xác nhận, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ và đóng dấu.
Điều 37. Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch
1. Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch được giữ gìn, bảo quản, lưu trữ vĩnh viễn để sử dụng, phục vụ nhu cầu của nhân dân và hoạt động quản lý nhà nước.
2. Cục Lãnh sự, Cơ quan đại diện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tư pháp có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản, khai thác sử dụng Sổ hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp phòng chống bão lụt, cháy, ẩm ướt, mối mọt để bảo đảm an toàn.
Thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm trong việc làm mất, hư hỏng hoặc khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch trái quy định pháp luật.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 38. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hồ sơ yêu cầu đăng ký hộ tịch do cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Thông tư số 15/2015/TT-BTP).
2. Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP đang sử dụng tại các cơ quan đăng ký hộ tịch được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Các trường hợp yêu cầu đăng ký hộ tịch khác tiếp nhận kể từ thời điểm Thông tư có hiệu lực thi hành được cấp giấy tờ hộ tịch theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 39. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16 tháng 7 năm 2020 và thay thế Thông tư số 15/2015/TT-BTP.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tư pháp kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để có hướng dẫn./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ: Công an, Ngoại giao;
- Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục HTQTCT.

BỘ TRƯỞNG




Lê Thành Long

nhayPhụ lục 5 ban hành kẻm theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP được thay thế bởi Phụ lục 5 ban hành kẻm theo Thông tư số 04/2024/TT-BTP theo quy định tại khoản 2 Điều 2.nhay
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF JUSTICE
_________

No. 04/2020/TT-BTP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
_____________________

Hanoi, May 28, 2020

 

 

CIRCULAR

ON DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON CIVIL STATUS AND THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 123/2015/ND-CP DATED NOVEMBER 15, 2015, DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF, AND MEASURES TO IMPLEMENT, THE LAW ON CIVIL STATUS

_________________

 

Pursuant to the Law on Civil Status No. 60/2014/QH13 dated November 20, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 123/2015/ND-CP dated November 15, 2015,detailing a number of articles of, and measures to implement, the Law on Civil Status;

Pursuant to the Government s Decree No. 96/2017/ND-CP dated August 16, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;

At the proposal of the Director of the Civil Status, Citizenship and Notarization Department;

The Ministry of Justice hereby promulgates the Circular on detailing a number of articles of the Law on Civil Status and the Government’s Decree No. 123/2015/ND-CP dated November 15, 2015, detailing a number of articles of, and measures to implement, the Law on Civil Status.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular details a number of articles of the Law on Civil Status and the Government’s Decree No. 123/2015/ND-CP dated November 15, 2015, detailing a number of articles of, and measures to implement, the Law on Civil Status (hereinafter referred to as the Decree No. 123/2015/ND-CP) on the civil status registration authorization, receipt of dossiers and return of civil status registration results; order and procedures for birth registration, marriage registration, death declaration, parent and child recognition and other civil status matters;  mobile registration for births, marriages and deaths; promulgating and guiding the use and management of  civil status books and civil status papers.

Article 2. Civil status registration authorization

1. Requesters for grant of civil status extract copies or marital status certificates, and requesters for registration of civil status matters in accordance with Article 3 of the Law on Civil Status (hereinafter referred to as requesters for civil status registration) may authorize other persons to register; except for the cases of marriage registration, re-registration for marriage, parent and child recognition registration, in such cases, one party may directly submit a dossier at the competent civil status registration agency without the power of attorney of another party.

The authorization must be made in writing and certified in accordance with law provisions. In case where the mandator authorizes his/her grandfather, grandmother, parent, son, daughter, wife, husband, or sibling, the certified power of attorney is not required.

2. In case the person performing procedures for birth registration is the child s grandfather, grandmother or another relative as prescribed in Clause 1, Article 15 of the Law on Civil Status, the power of attorney from the child’s parent is not required, but the birth declaration contents must be agreed by the child’s parent.

Article 3. Receipt of dossiers and return of civil status registration results

1. The dossier recipient shall be responsible for checking the dossier, if the dossier is incomplete, the recipient shall immediately guide the requester to complete it as prescribed.

In case of failing to complete the dossier immediately, the recipient shall make a written guidance, clearly stating types of documents and contents to be completed, sign with his/her full name.

2. The recipient shall be responsible for receiving the right and adequate dossier of civil status registration in accordance with law provisions on civil status. It is not allowed to request the civil status registrant to provide additional papers that are not required by the law on civil status.

3. Requester for civil status registration may submit certified copies of originals or duplicates granted from master books (hereinafter referred to as copies) or photocopies enclosed with the originals for comparison. If the requester submits photocopies enclosed with the originals, the recipient shall be responsible for checking and comparing the photocopies with the originals and confirm. In this case, the recipient is not allowed to request for copies of such papers.

For papers produced when carrying out civil status registration, the recipient shall be responsible for checking and comparing with information in the declaration, photograph them or record such information in the dossier and return them to the requester. It is not allowed to request for copies or photocopies of such papers.

4. When returning civil status registration results, the person in charge of returning results shall be responsible for guiding the requester for civil status registration to check the civil status papers and civil status books.

If the contents recorded in civil status papers and civil status books are in compliance with the dossier of civil status registration, the requester for civil status registration shall sign with his/her full name in the civil status book according to the instruction of the person in charge of returning results.

5. Both partners must be present to receive the marriage registration or re-registration result; both parent and child must be present to receive the parent and child recognition registration result.

Article 4. Settlement of request for civil status registration in case of unable to receive the verification result

If the civil status registration case requires verification in accordance with Clause 4, Article 22; Clause 2, Article 26 and Clause 2, Article 27 of the Decree No. 123/2015/ND-CP and Clause 4, Article 9; Clause 1, Article 12 of this Circular, past the time limit of 20 days from the day on which the written request for verification is sent, if receiving no reply, the civil status registration agency shall continue settling the dossier as prescribed. For the case of verifying the marital status, the requester for grant of a marital status certificate may have a written commitment about his/her marital status according to Article 5 of this Circular.

Article 5. Responsibility and consequence of the untruthful commitment

1. In case of allowing the requester for civil status registration to make a written commitment on civil status registration contents, the civil status registration agency must clearly explain to the commitment maker about the responsibility and legal consequences for untruthful commitment.

2. The civil status registration agency shall refuse to settle or request competent agencies to cancel civil status registration result if there is any ground to determine that the contents of the commitment are not true.

 

Chapter II

GUIDANCE ON REGISTRATION FOR SOME CIVIL STATUS MATTERS

 

Section 1. BIRTH REGISTRATION

 

Article 6. Contents of birth registration

Contents of birth registration shall be determined in accordance with Clause 1, Article 14 of the Law on Civil Status, Clause 1, Article 4 of the Decree No. 123/2015/ND-CP and the following guidance:

1. The determination of a child’s family name, ethnicity and naming for a child must comply with the law and the requirement to preserve Vietnam’s national identity, fine cultural customs and traditions; the name must not be too long and difficult to use.

2. In case where the parent fails to reach an agreement on the child’s family name, ethnicity and native place when carrying out birth registration, the child’s family name, ethnicity and native place shall be determined according to customary practices, but must be the father s or mother s family name, ethnicity and native place.

Article 7. Birth registration involving foreign elements

1. A dossier of birth registration for a child born in another country without being registered for birth in that country and returns to reside in Vietnam, whose father or mother is Vietnamese citizen or both parents are Vietnamese citizens, shall comply with Article 29 of the Decree No. 123/2015/ND-CP and the following guidance:

a) Papers proving that the child has legally entered Vietnam and is residing in Vietnam in accordance with Clause 2, Article 29 of the Decree No. 123/2015/ND-CP, including: papers proving that the child has legally entered Vietnam (such as passport, international travel document with the entry certification seal of the immigration management agency) and the written document certifying that the child is residing in Vietnam of a competent public security agency.

b) The determination of Vietnamese citizenship for a child when registering for birth shall comply with Vietnamese law on citizenship.

2. If the parent selects foreign citizenship for their child when registering for birth, apart from the written agreement on selection of citizenship, there must be a certification of the competent agency of that foreign country that the child s citizenship is consistent with the laws of that country. If the foreign competent agency refuses to issue the certification, the civil status registration agency shall carry out the birth registration for that child, without recording the citizenship in the birth certificate and birth registration book.

Article 8. Birth registration for persons with personal dossiers and papers

1. Commune-level People’s Committees of the current places of residence shall carry out the birth registration for Vietnamese citizens who reside in Vietnam, born before January 01, 2016 and have not registered for birth but have had personal dossiers and papers (originals or valid copies) such as  personal papers in accordance with Clause 1, Article 2 of the Decree No. 123/2015/ND-CP; household registration books; temporary residence books; other papers granted by competent agencies and organizations of Vietnam.

2. The district-level People’s Committees of the place where a person resided before leaving the country shall carry out the birth registration for overseas Vietnamese who has not registered for birth and has personal dossiers and papers as prescribed in Clause 1 of this Article, and such dossiers and papers must record Vietnam as his/her place of birth.

3. A dossier of birth registration for the cases specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article includes: The birth registration declaration; a written commitment that the birth registration has not been made; papers as prescribed at Points b and c, Clause 1, Article 26 of the Decree No. 123/2015/ND-CP.

The order for settlement and contents of birth registration shall comply with Clauses 2, 3 and 5, Article 26 of the Decree No. 123/2015/ND-CP, Clauses 3 and 4, Article 9 and Article 10 of this Circular.

Article 9. Papers and documents used as a ground for birth re-registration

Papers and documents used as a ground for birth re-registration as prescribed at Point b, Clause 1, Article 26 of the Decree No. 123/2015/ND-CP include:

1. A copy of the birth certificate legally granted by the Vietnamese competent agency.

2. The original or copy of the birth certificate substitute granted before 1954 in the North or before 1975 in the South.

3. If the requester for birth re-registration does not have papers specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the following papers that are legally granted by the Vietnamese competent agency shall be used as a ground for determining the contents of birth re-registration:

a) Identity card, citizen identification card or passport;

b) Household registration book, temporary residence book and papers proving the place of residence;

c) Diplomas, certifications, certificates, school report or study record granted or certified by the competent agency;

d) Other papers with information on an individual s family name, given name and date of birth.

The requester for birth re-registration shall be liable for submitting full copies of the above-mentioned papers (if any) and make a commitment on the full submission of such papers; and take responsibility for the consequence of the untruthful commitment as prescribed in Article 5 of this Circular.

4. If there is no information proving the parent and child relationship in the papers of the requester for birth re-registration, the civil status registration agency shall issue a written document requesting the competent public security agency to verify.

If the public security agency replies that there was no information, the civil status registration agency shall allow the requester for birth re-registration to make a written commitment on the parent information in accordance with Articles 4 and 5 of this Circular and determine the contents of birth registration according to the written commitment.

Article 10. Determination of contents of birth re-registration

1. If the requester for birth re-registration has papers as prescribed in Clause 4, Article 26 of the Decree No. 123/2015/ND-CP and Clauses 1 and 2, Article 9 of this Circular, the contents of birth re-registration shall be determined according to such papers.

2. At the time of birth re-registration, if the information about the parent and the requester for birth re-registration changed in comparison with contents of the papers specified in Clause 1 of this Article, such person shall be responsible for producing valid papers proving such changes. If the changes of information are in accordance with law regulations, the contents of birth re-registration shall be determined according to that changes; the previous information (before being changed) shall be recorded on the reverse side of the birth certificate and the item “Note” in the birth registration book.

If the parent of the requester for birth re-registration is dead, the word “Dead” shall be recorded in the item “Place of residence” of the birth registration book and the birth certificate.

If there are changes relating to administrative place in comparison with the administrative place recorded in papers that had been granted, the current administrative place shall be recorded; the previous administrative place must be recorded in the reverse side of the birth certificate and the item Note in the birth registration book.

 

Section 2. MARRIAGE REGISTRATION, GRANT OF MARITAL STATUS CERTIFICATES

 

Article 11. REGISTRATION OF INTER-COUNTRY MARRIAGES

1. The determination in the procedure for marriage registration according to Clause 2, Article 38 of the Law on Civil Status and Clause 1, Article 31 of the Decree No. 123/2015/ND-CP shall comply with the following guidance:

Within 10 working days after receiving a valid dossier, the district-level Justice Division shall be responsible for studying and verifying dossiers of marriage registration. In case there are complaints and denunciations about the marriage ineligible under the Law on Marriage and Family or if there is a problem that requires clarification about the identity of the male and female partners or papers in the marriage registration dossier, the district-level Justice Division shall coordinate with the concerned agency to verify and clarify.

During the verification and clarification of dossiers, if necessary, the district-level Justice Division shall directly work with both partners to verify their identities, voluntary and marriage purposes.

2. If Vietnamese citizens have been granted a permit for their residence by a foreign competent agency and wish to marry to each other or marry to another Vietnamese citizen who resides in Vietnam, the district-level People’s Committee shall be competent to carry out marriage registration in accordance with Article 37 of the Law on Civil Status.

3. Papers proving marital status of a foreigner are papers granted by the competent agency of which that person bears the citizenship.

Article 12. Grant of marital status certificates

The grant of marital status certificates shall comply with Articles 21, 22 and 23 of the Decree No. 123/2015/ND-CP and the following guidance:

1. In case where the requester for re-grant of the marital status certificate for marriage registration fails to submit the marital status certificate that has been granted, such requester must give clear reason for not submitting the marital status certificate. Within 03 working days after receiving the dossier, the civil status registration agency shall exchange a written document with the authority of the place where such requester had early intended to register for marriage for verification. In case of unable to verify or unable to receive the verification result, the civil status registration agency shall permit the requester to make a written commitment on the marital status in accordance with Articles 4 and 5 of this Circular.

2. A marital status certificate shall be valid until the time of changing the marital status or valid for 06 months from the issuing date, depending on which time is coming first.

For example: A marital status certificate granted on February 03, 2020, but on February 10, 2020, the person who has been granted such marital status certificate registers for marriage, then such marital status certificate shall be valid until February 10, 2020.

3. In case of requesting for grant of marital status certificates for marriage registration, the civil status registration agency shall only grant one (01) copy for the requester. Full name, year of birth, citizenship and personal papers of the person intends to register for marriage and place to be carried out marriage registration should be clearly stated in the marital status certificate.

For example: This certificate is granted for the purpose of carrying out marriage registration procedure with Mr. Nguyen Viet K. born in 1962. Mr. K is Vietnamese citizen with the passport number: B123456 granted by the Embassy of the Socialist Republic of Vietnam in the Federal Republic of Germany on February 01, 2020; at the People’s Committee of Hoai Duc District, Hanoi City.

This certificate is granted for the purpose of carrying out marriage registration with Mr. KIM JONG DOEK - Korean citizenship, born in 1970 with the passport number HQ12345 granted by the Korean competent agency on February 02, 2020; at the Korean competent agency in Korea.

4. In case of requesting for grant of marital status certificates for other purposes other than marriage registration, the requester is not required to satisfy conditions for marriage; and the use purpose other than marriage registration should be recorded in the marital status certificate. The number of marital status certificates shall be granted upon request.

For example: This certificate is granted for purchasing house, not for marriage registration.

5. In case of requesting for a marital status certificate for marriage registration for a person with the same gender or with a foreigner at a foreign representative mission in Vietnam, the civil status registration agency shall refuse to settle.

 

Section 3. DEATH REGISTRATION, PARENT AND CHILD RECOGNITION REGISTRATION

 

Article 13. Death registration

The death registration shall comply with Section 7, Chapter II of the Law on Civil Status and the following guidance:

1. In case of carrying out death registration for a person who died a long time ago without a death notice or the death notice substitute as prescribed in Clause 2, Article 4 of the Decree No. 123/2015/ND-CP, the requester for death registration must provide papers, documents and evidences granted by the competent agencies and organizations or valid certification of the death.

2. If the requester for death registration does not have papers, documents and evidences as prescribed in Clause 1 of this Article or papers, documents and evidences are invalid or not guaranteed, the civil status registration agency shall refuse to carry out death registration.

Article 14. Evidences proving the parent and child relationship

Evidence proving the parent and child relationship as prescribed in Clause 1, Article 25 and Clause 1, Article 44 of the Law on Civil Status includes one of the following documents and papers:

1. A written document on verifying the parent and child relationship issued by the health agency, examination agency or other competent agencies and organizations in the country or another country.

2. If evidence proving the parent and child relationship as prescribed in Clause 1 of this Article is not available, parties in the parent and child recognition shall make a written commitment on the parent and child relationship in accordance with Article 5 of this Circular, with the witness about the parent and child relationship of at least two people.

Article 15. Coordination in settling birth registration and parent and child recognition

1. During the birth registration for a child, if there is a request for parent and child recognition registration, the People’s Committee of commune where the father or mother resides shall coordinate in settling the procedures for birth registration and parent and child recognition registration.

In case of birth registration in combination with parent and child recognition registration, if one party is a foreigner or oversea Vietnamese, the People’s Committee of district where the Vietnamese citizen being father or mother resides shall have competence to settle.

2. A dossier for birth registration in combination with parent and child recognition registration includes:

a) A birth registration declaration and a parent and child recognition registration declaration made according to the prescribed forms;

b) A birth certification paper or a substitute paper as prescribed in Clause 1, Article 16 of the Law on Civil Status;

c) Evidences proving the parent and child relationship as prescribed in Article 14 of this Circular.

3. The order and procedure for settling the birth registration in combination with parent and child recognition registration shall comply with Clauses 1 and 2, Article 16 and Article 25 of the Law on Civil Status, if the case falls within the commune-level People’s Committee s competence; or Clauses 1 and 2, Article 36 and Article 44 of the Law on Civil Status, if the case falls within the district-level People’s Committee s competence.

Contents of birth registration shall be determined according to Clause 1, Article 4 of the Decree No. 123/2015/ND-CP and Article 6 of this Circular. The birth certificate and the parent and the child recognition registration extract shall be grant for the requester at the same time.

Article 16. Parent and child recognition registration and civil status supplementation in special cases

1. In case where the male and female partners cohabited as husband and wife without marriage registration, then gave birth and the child is living with the father, when the father carries out parent and child recognition registration but fails to contact the mother, the mother’s opinion shall not be required in the parent and child recognition registration declaration.

If the birth certification paper and the mother’s personal papers are available, the declaration item relating to the mother shall comply with the birth certification paper and the mother s personal papers. If the birth certification paper and the mother’s personal papers are not available, such declaration shall comply with the information provided by the father, and he shall be liable for such information.

2. In case where the child was born before the time of marriage registration, and has been registered for birth without any information about the father, then the child’s parent has made a written commitment that he/she is their common child, the parent and child recognition registration procedure shall not be required, but they have to carry out procedures for civil status supplementation to add father information in the birth registration book and the child s birth certificate.

3. In case where the child was born before the time of marriage registration without being registered for birth, when carrying out procedure for birth registration, if the parent makes a written commitment that such child is their common child, the father information shall be immediately recorded in the child’s birth certificate without carrying out procedure for parent and child recognition registration.

Responsibility and legal consequences of the provision of false information about the mother and untruthful commitment on common child recognition as prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall comply with Article 5 of this Circular.

4. In case the child is born or conceived by the wife during the marriage period, but the wife or husband refuses to recognize the child as their common child or another person wishes to recognize the child, the people’s court shall determine in accordance with law provisions.

In case where the people’s court refuses to settle, the civil status registration agency shall receive and settle the request for birth registration for the child whose father has not been determined or the request for parent and child recognition registration; in the dossier of settlement, there should be a written document of refusing to settle of the people’s court and evidences proving parent and child relationship as prescribed in Clause 1, Article 14 of this Circular.

 

Section 4. CIVIL STATUS CHANGE, CORRECTION AND SUPPLEMENTATION

 

Article 17. Civil status correction

1. The civil status correction shall only be settled after determining that there are errors in the civil status registration; contents in the civil status papers that are legally granted shall not be corrected for the purpose of regularizing information recorded in other dossiers or personal papers.

2. Errors in the civil status registration shall be considered as faults of the registrant or the civil status registration agency.

3. The correction of contents of death registration shall carried out by the agency where the death registration has been carried out, upon request of the person in charge of death registration as prescribed in Article 33 of the Law on Civil Status.

Article 18. Civil status supplementation

1. Civil status papers specified in Clause 2, Article 75 of the Law on Civil Status shall be used without supplementing civil status information insufficient compared to the current civil status forms.

2. Civil status papers that are legally granted since January 01, 2016 with insufficient civil status information shall be supplemented, in case where proving papers and documents legally granted by competent agencies and organizations are available.

The request for Vietnamese citizenship supplementation shall only apply to the case where civil status papers are granted since January 01, 2016, after determining that the requester has Vietnamese citizenship in accordance with the Law on Vietnamese Nationality.

3. If a person has already been registered for birth before January 01, 2016 but there is no date and month of birth in the birth certificate and birth registration book, the date and month of birth shall be supplemented in accordance with the birth certification paper or written certification of the health establishment where that person was born.

If the birth certification paper or the written certification of the health establishment is not available, the date and month of birth shall be determined as follows:

a) For a person whose personal dossier and papers are consistent in term of date and month of birth, then such date and month shall be used.

If the date and month of birth in the personal dossier and papers is inconsistent, the date and month of birth record in the very first granted or certified dossier or papers.

b) For a person who does not have any personal dossier, papers or whose personal dossier, papers do not record his/her date and month of birth, the requester may make a commitment on his/her date and month of birth in accordance with Article 5 of this Circular.

c) In case of failing to determine date and month of birth according to Points a and b of this Clause, the date and month of birth shall be January 01 of the year when such person was born. In case of determining the month of birth, the date of birth shall be the first day of the month of birth.

4. If the agency carry out the civil status supplementation is not the previous civil status registration agency, after settling the civil status supplementation, such agency must notify in writing and enclose with the civil status extract copy to the previous civil status registration agency for recording into the civil status book; if the previous civil status registration agency concurrently is the representative mission, a notice shall be sent to the Ministry of Foreign Affairs.

Article 19. Change and supplementation of civil status for adopted children

1. After being settled for being an adopted child at the request of the adoptive parent, the People’s Committee of locality where the child has been registered for birth or where the child resides shall carry out the civil status change in accordance with Articles 26, 27, 28 and 46 of the Law on Civil Status.

2. If the adopted person is abandoned child or a child whose parent has not been determined, the People’s Committee of locality where the child’s birth registration has been carried out or where the child resides shall, at the request of the adoptive parent, supplement the adoptive parent information into the parent item in the birth certificate and birth registration book; and the Note item of the birth registration book must clearly state the phrase “adoptive parent”.

3. If the step child is adopted by the step mother or father, if there is no information on the child’s parent in such child’s birth certificate and birth registration book, the People’s Committee of locality where the child’s birth registration has been carried out or where the child resides shall supplement the adoptive parent information into the parent item in the birth certificate and birth registration book; and the Note item of the birth registration book must clearly state the phrase “adoptive father” or “adoptive mother”.

If there is full declaration about the parent in the birth certificate and birth registration book, the People’s Committee of locality where the child’s birth registration has been carried out or where the child resides shall, at the request of the adoptive father or mother, change the declaration about the step father or mother in the parent item in the birth certificate and birth registration book; and the Note item of the birth registration book must clearly state the phrase “adoptive father” or “adoptive mother”.

Article 20. Civil status change, correction and supplementation, ethnicity re-determination in special cases

1. In case of civil status change, correction and supplementation, ethnicity re-determination, if the civil status matters are registered at the provincial-level Justice Department, the competence to settle shall be determined as follows:

a) If the requester is Vietnamese citizen who is residing in other country, the People’s Committee of the district where such requester resided before leaving Vietnam shall carry out the civil status change, correction and supplementation, ethnicity re-determination;

b) If the requester is a foreigner residing in Vietnam, the People’s Committee of the district where such requester resides shall carry out the civil status correction and supplementation;

c) If the requester is a foreigner who does not reside in Vietnam, the People’s Committee of the district where the head office of the provincial-level Justice Department registering the previous civil status matters is located shall carry out the civil status correction and supplementation.

After carrying out the civil status change, correction and supplementation, ethnicity re-determination, the district-level People’s Committee shall send a notice and a civil status extract to the provincial-level Justice Department for recording into the civil status book as prescribed.

2. For the case of civil status change, correction and supplementation, ethnicity re-determination, if the requester no longer possesses the original civil status papers or the civil status registration agency no longer keeps the civil status book, the civil status registration agency shall receive and settle as prescribed.

After granting the civil status change, correction and supplementation, ethnicity re-determination extracts for the requester, the civil status officer shall record such civil status change, correction and supplementation, ethnicity re-determination on the Note item of the civil status book or the reverse side of the original civil status papers as prescribed.

 

Section 5. RECORDING IN THE CIVIL STATUS BOOK CIVIL STATUS CHANGES ACCORDING TO JUDGMENTS AND DECISIONS OF COMPETENT STATE AGENCIES; RECORDING IN THE CIVIL STATUS BOOK CIVIL STATUS MATTERS OF VIETNAMESE CITIZENS WHICH HAVE BEEN SETTLED AT FOREIGN COMPETENT AGENCIES; GRANT OF CIVIL STATUS EXTRACT COPIES

 

Article 21. Recording in the civil status book civil status changes according to judgments and decisions of competent state agencies

1. The civil status registration agency receiving a notice and an extract of a court’s judgment, copy of the decision related to the civil status change of an individual shall be responsible for recording such change into the civil status book in accordance with Clause 1, Article 30 of the Law on Civil Status. In case where the civil status book has been transferred to and kept by the higher-level civil status registration agency, a notice and a photocopy of an extract of a court’s judgment, and a decision copy shall be sent to the agency keeping the civil status book for recording into the civil status book.

2. If the civil status registration agency has not received the notice, an extract of a court’s judgment and a decision copy yet, and the person whose civil status information changed has provided the extract of a court’s judgment and the valid decision copy, the civil status registration agency shall record in the civil status book in accordance with Clause 1 of this Article, at the same time, note such change in the reverse side of the original civil status papers. If the agency noted such change is not the previous civil status registration agency, it shall note the change into the reverse side of the original civil status papers, at the same time, send the photocopy of the extract of a court’s judgment and the decision copy to the previous civil status registration agency for recording into the civil status book.

Article 22. Recording in the civil status book civil status matters of Vietnamese citizens which have been settled at foreign competent agencies

1. If a Vietnamese citizen who is born abroad, already registered for birth in the foreign competent agency, wishes to record into the civil status book his/her birth, the civil status registration agency shall record into the civil status book and grant the extract of the recording such birth into the civil status book and the birth certificate copy to the requester.

2. If a Vietnamese citizen who does not reside in Vietnam wishes to record into the civil status book his/her divorce in order to carry out a new marriage registration at Vietnamese competent agency, such recording shall be carried out at the People’s Committee of the district where he/she has carried out the previous marriage registration or where he/she intends to carry out the new marriage registration.

Article 23. Grant of civil status extract copies

1. The agency in charge of civil status registration and management that is keeping the civil status book or managing the electronic database on civil status shall have competence to grant civil status extract copies. Contents of the civil status extract copy shall be recorded in accordance with information recorded in the civil status book and electronic database on civil status. Information required in the form of civil status extract copy that is not recorded in the civil status book and electronic database on civil status shall be left blank.

2. If the previous civil status book recorded the age, the civil status registration agency shall determine the corresponding year of birth and record into the Note item of the civil status book and grant the civil status extract copy.

For example: The birth registration book recorded in 1975 with the father’s age and mother’s age is 25 and 23, respectively, then the year of birth of the father shall be 1950, and the year of birth of the mother shall be 1952.

3. If the civil status change, correction and supplementation, ethnicity re-determination; recording in the civil status book civil status changes according to judgments and decisions of competent state agencies; recording in the civil status book civil status matters of Vietnamese citizens which have been settled at foreign competent agencies of a person have been carried out, the information recorded in the birth certificate copy, civil status extract copy shall be the information updated according to the contents recorded in the Note item of the civil status book.

In case of requesting for grant of marriage registration extract copy, but the change of civil status according to the effective divorce judgment or decision has been recorded in the marriage registration book and the divorce already settled at the foreign competent agency has been recorded in the civil status book, then, in the Note item of the marriage registration extract copy must clearly state: Divorced according to the Judgment/Decision No. ... date ... month .... year ... of the People’s court ....

 

Section 6. MOBILE REGISTRATION FOR BIRTHS, MARRIAGES AND DEATHS

 

Article 24. Cases eligible for mobile registration for births, marriages and deaths

1. If the parent is disable, sick or unable to go the competent agency to register for birth for their newborn; or the parent is arrested, subject to temporary detention or is executing a imprisonment sentence and have no grandmother or grandfather and other relatives, or such persons are unable to go to the competent agency to register for birth for that child, the commune-level People’s Committee shall carry out the mobile birth registration.

In case where the dead has no relatives, or his/her relatives do not reside in the same commune with the dead, or the relatives are the elderly, weakness or disable and unable to go the competent agency for death registration, the commune-level People’s Committee shall carry out the mobile death registration.

If the permanent residence of the male and female partners is in the same commune and one of them or both of them are disable, sick and unable to go the competent agency for marriage registration, the commune-level People’s Committee shall carry out the mobile marriage registration.

2. In addition to the cases specified in Clause 1 of this Article, the commune-level People’s Committee shall base on the actual condition of the locality to organize the mobile registration for births, marriages and deaths.

3. The commune-level People’s Committee shall be responsible for arranging time, funding and human resources to carry out the mobile civil status registration in accordance with Clauses 1 and 2 of this Article, with the appropriate form to ensure all events related to death, birth and marriage of the people shall be fully registered.

Article 25. Procedures for mobile registration for births and deaths

1. Justice and civil status officers at commune-level who are assigned the tasks of mobile registration for births and deaths shall be responsible for preparing adequate declaration forms, civil status paper and necessary conditions for mobile registration at home or place of mobile registration, ensuring convenience for the people.

At the place of mobile civil status registration, justice and civil status officers shall guide the requester to fill all information in the declaration; check papers serving as a ground for the birth or death registration according to the Law on Civil Status, the Decree No. 123/2015/ND-CP and this Circular; to write the dossier receipt form. The time limit for return of mobile birth and death registration results is within 05 working days from the date of receipt.

2. Within 02 working days from the date on which the dossier is received according to Clause 1 of this Article, the justice and civil status officer shall submit civil status papers to the Chairperson of the commune-level People’s Committee to sign and record the registration contents into the corresponding civil status book.

3. Within 05 days as prescribed in Clause 1 of this Article, the justice and civil status officer shall return civil status papers and civil status books for the requesters at the place of mobile registration; guide the people to sign with their full name in the civil status book as prescribed; and clearly record the phrase “Mobile registration” in the Note item of the civil status book.

4. If the requester is unable to write and read, the justice and civil status officer shall directly fill in the declaration, then read such declaration for the requester and guide such requester to seal his/her finger print in the declaration. When returning the civil status registration results, the justice and civil status officer must read the contents in the civil status papers for the requester and guide him/her to seal the finger print in the civil status book.

This provisions also apply to the procedure for mobile marriage registration specified in Article 26 of this Circular.

Article 26. Procedures for mobile marriage registration

1. Justice and civil status officers who are assigned the tasks of mobile registration for marriages shall be responsible for preparing adequate declaration forms, civil status papers and necessary conditions for carrying out mobile registration.  At the place of mobile registration, justice and civil status officers shall be responsible for checking and verifying conditions for marriage registration of both partners; guiding the people to fill all information in the marriage registration declaration; and issuing the dossier receipt form. The time limit for return of mobile marriage registration results is within 05 working days from the date of receipt.

2. Within 05 days as prescribed in Clause 1 of this Article, if it is found that both partners are eligible for marriage in accordance with the Law on Marriage and Family, justice and civil status officers shall submit the marriage certificates to the Chairperson of the commune-level People’s Committee to sign, then grant the marriage certificates for the partners at the place of mobile registration.

 

Chapter III

FORMS OF CIVIL STATUS PAPERS AND BOOKS; GUIDANCE ON MANAGEMENT AND USE OF CIVIL STATUS PAPERS AND BOOKS

 

Section 1. FORMS OF CIVIL STATUS PAPERS AND BOOKS

 

Article 27. Forms of civil status papers and books

1. To promulgate together with this Circular:

a) The list of civil status papers printed and issued by the Ministry of Justice (Appendix 1);

b) The list of civil status books printed and issued by the Ministry of Justice (Appendix 2);

c) The list of civil status papers posted on the Portal of the Ministry of Justice, printed and used by the civil status registration agency (Appendix 3);

d) The list of civil status books posted on the Portal of the Ministry of Justice, printed and used by the civil status registration agency (Appendix 4);

dd) The list of civil status registration declarations posted on the Portal of the Ministry of Justice, printed and used by the civil status registration agency and the people (Appendix 5);

2. The standard in term of size, color and technical details of civil status papers and books shall be specified in Appendices attached to this Circular.

Article 28. Competence to print, issue paper forms and civil status books

1. The Ministry of Justice shall print and issue birth certificate (original and copy), marriage certificate (original), birth registration book, marriage registration book, death registration book promulgated according to the List specified at Points a and b, Clause 1, Article 27 of this Circular.

The Departments of Justice of provinces and central affiliated cities shall contact the Ministry of Justice for paper forms, civil status books and take responsibilities for the use of paper forms, civil status books not issued by the Ministry of Justice of the civil status registration agencies at their locals.

2. In case the civil status registration agencies did use the shared civil status registration and management software, they shall be provided blank birth certificates (original and copy), marriage certificates (original) according to the List specified at Point a, Clause 1, Article 27 of this Circular to use.

3. Civil status extract form (original and copy) promulgated according to the List specified at Point c, Clause 1, Article 27 of this Circular; civil status registration declaration form promulgated according to the List specified at Point dd, Clause 1, Article 27 of this Circular shall be posted at the Portal of the Ministry of Justice (at the website: www.moj.gov.vn), civil status registration agencies may access the Portal and print them for use.

Civil status registrants shall access the Portal of the Ministry of Justice for printing on their own and using civil status registration declaration form. In case civil status registrants cannot print them on their own, the civil status registration agencies shall be responsible for printing and distributing them free to civil status registrants.

4. Civil status book form promulgated according to the List specified at Point d, Clause 1, Article 27 of the Circular shall be posted at the Portal of the Ministry of Justice (at the website: www.moj.gov.vn), civil status registration agencies may access the Portal and print them for use.

In case the domestic civil status registration agencies cannot print them on their own, the Departments of Justice of provinces and central affiliated cities shall be responsible for printing and issuing them to civil status registration agencies at their localities or contacting the Ministry of Justice for them.

5. Civil status registration agencies shall take responsibilities for the use of papers, civil status books that are printed or issued at variance with this Circular.

 

Section 2. GUIDANCE OF RECORDING INFORMATION IN BOOKS, PAPERS OF CIVIL STATUS, OPENING AND CLOSING OF CIVIL STATUS BOOKS, ARCHIVING AND PRESERVING CIVIL STATUS BOOKS

 

Article 29. Recording information in books, papers of civil status

1. Commune-level justice and civil status officers, officers performing civil status work of the district-level Justice Division, diplomatic, consular staffs (hereinafter referred to as civil status officers) must record information in civil status books and civil status papers on their own. Recorded information must be exact; the handwriting must be legible, full, not abbreviated, not erased; to write in fine ink, of the same color; do not use different ink colors or red ink.

In case of applying information technology to print civil status papers, the printing ink must be the fine one, in black color, printed letter must not be blur, lost strokes or faded.

2. A civil status book must be stamped on adjoining edges of pages, from first to last page of the book at the time of book open. Those books shall be written continuously in page order and must not be vacated.

3. Registration number in a year must be written continuously in order, beginning from 01 until the end of the year. If the year is not over but a book has been used up, to use the new one and its registration number shall begin at the consecutive number of the last ordinal number of the previous book, not to record from 01.

If the year is over but a book has not been yet used up, the civil status registration agency shall continue to use the book for the next year after completing the book close according to regulations.

4. The number written in a civil status paper of the individual must coincide with the ordinal number recorded in the civil status book according to Clause 3 of this Article,

5. Columns and items in civil status books and civil status papers must be fully and accurately completed according to the instructions in civil status books and this Circular; day, month and year are recorded according to the calendar year.

6. Civil status changes of individuals according to judgments and decisions of competent state agencies shall be recorded in civil status books as follows:

a) The citizenship change shall be recorded at the note item in the birth registration book; this change shall be also recorded at the note item in other civil status books recording information of civil status registration of persons changing their citizenship.

b) The determination of father, mother or child shall be recorded at the note item in the book recording birth registration of the child;

c) The re-determination of gender shall be recorded at the note item in the book recording birth registration of the person whose gender has been re-determined;

d) The adoption and termination of adoption shall be recorded in the adoption registration book and at the note item in the birth registration book;

dd) The divorce, cancellation of illegal marriage and recognition of marriage shall be recorded at the note item in the marriage registration book;

e) The recognition of guardianship shall be recorded in the guardianship registration book;

g) The declaration or cancellation of declaration of a person to be missing, or have civil act capacity lost or restricted shall be recorded at the note item in the birth registration book;

h) The declaration or cancellation of declaration of a person to be dead shall be recorded in the death registration book.

7. Civil status matters that are already settled at foreign competent agencies shall be recorded in the civil status books as follows:

a) The birth shall be recorded in the birth registration book;

b) The marriage shall be recorded in the marriage registration book;

c) The guardianship shall be recorded in the guardianship registration book;

d) The parent and child recognition; parent and child identification shall be recorded in the parent and child recognition registration book. In case the child has been registered for his/her birth and the birth registration in Vietnam has been recorded in the civil status book, the district-level People s Committee shall notify the birth-registering agency, record such information in the civil status book and further record notes in the birth registration book;

dd) The adoption shall be recorded in the adoption registration book;

e) The civil status changes shall be recorded in the civil status change, correction and supplementation, ethnicity re-determination registration book and further recorded in the registration book for other civil status matters.

g) The divorce, cancellation of marriage shall be recorded in the divorce-recording book. If the previous marriage registration or the recording of the divorce is performed in a Vietnam’s competent agency, the district-level People’s Committee shall notify the marriage-registering or divorce-recording agency for further recording such information in the marriage registration book;

h) The death shall be recorded in the death registration book.

8. The civil status registration and management agency that is archiving the civil status books shall record information in the civil status books in accordance with Clause 6 of this Article right after receiving the judgment or decision.

If a civil status book is archived at 02 levels, after recording information in its civil status book, the civil status registration and management agency receiving the judgment or decision shall notify the other for recording information in its civil status book, ensuring synchronous update.

9. When recording in civil status books, the contents of civil status papers and the dossiers recording Vietnamese citizens’ civil status matters that have been settled at a foreign competent agency in the civil status books must be exactly recorded. If the items are present in the civil status books but not in the civil status papers or dossiers, they shall be left blank; the contents that exist in civil status papers but not in the civil status book shall be recorded in the note item of the civil status books.

In case civil status information in civil status papers or civil status books has not been determined, it must be left blank, not crossed out or marked.

Article 30. Recording information in the civil status papers, civil status books in case of change of administrative place

1. In case of changed administrative place, the administrative place item in civil status papers and civil status books shall be recorded with the administrative place used at the registration time.

2. When granting copy of civil status extracts, the administrative place item in such papers shall be recorded with the administrative place recorded in the civil status books.

Article 31. Recording information in birth certificates, birth registration books

1. Family name, middle name and first name of a person whose birth is registered must be recorded in upper-case letters with accents.

2. Date, month and year of the child must be recorded in figures and words.

3. The item of place of birth shall be recorded as follows:

a) If the child was born at a hospital, maternity home, health station or medical treatment and examination establishment (hereinafter referred to as health establishment), to record the name and address of office of such health establishment.

b) In case the child was born at a place not being health establishment, including at home, on a vehicle, on a road, at a prison, at a detention camp or at another place, to record the actual administrative place where the child was born (with 03 levels of administrative unit).

c) In case the child is born abroad, the place of birth shall include the name of the city and the country where the child was born; If the child was born in a federal country, to record the name of the city, state and such country.

d) In case of re-registration of birth registration but the place of birth cannot be fully determined, to record the province-level place name, for a child born in Vietnam or the country name, for a child born abroad in the item of place of birth (for example: Vinh Phuc province or the United States).

4. The item of place of birth shall be recorded as follows:

a) In case a Vietnamese citizen reside in the country, to record his/her place of permanent residence registration; in case he/she has not the place of permanent residence registration, to record his/her place of temporary residence registration; In case he/she has neither the place of permanent residence registration nor the place of temporary residence registration, to record the place where he/she is currently living.

b) In case a Vietnamese citizen reside abroad, to record his/her overseas permanent or temporary residence place.

5. In the item of personal paper of the birth registrant, to clearly recorded: type of paper, number, issuing authority, date of issue of such paper.

6. In the item of place of birth registration, to exactly record name of the agency being competent to settle the birth registration according to the Law on Civil Status as follows:

a) In case the birth registration falls under the authority of a commune-level People s Committee, to record the administrative place with 03 levels (commune, district and province levels).

b) In case the birth registration falls under the authority of a district-level People s Committee, to record the administrative place with 02 levels (district and province levels).

c) In case the birth registration falls under the authority of an overseas representative mission of Vietnam, to record the name of the representative mission.

7. In case the father or mother of a person whose birth is registered a foreigner, to record such foreign person s name according to the passport or other paper of equivalent validity.

8. To record the name of a foreign place or country with its name pronounced in Vietnamese (for example: Cong hoa Phap (for the Republic of France), Cong hoa Lien bang Duc (for the Federal Republic of Germany), Hoa Ky (for the United States), etc.; if there is no the name pronounced in Vietnamese, its name pronounced in Latin shall be used for the recording (for example: Osaka; New York....).

9. The item of note of later changed information at the reverse side of the birth certificate is used for recording the content of civil status information changes, corrections or supplementations, ethnicity re-determination; civil status information changed according to judgments or decisions of competent state agencies. The clearly recording of the date, month and year of taking note, changed civil status information, type of paper, number and name of paper-granting agency, paper-granting date of such paper is required.

10. The guidance on recording of the family name, middle name and first name, date, month, year, place of residence, personal paper, registration place, place, country, note of later changed information specified in this Article shall be applied for consistent recording in civil status books and other civil status papers.

Article 32. Recording information in marriage certificates, marriage registration books

1. The date, month, year of marriage is the date when two partners in a marriage are present and sign in the marriage registration book and marriage certificate at a civil status registration agency.

The marriage relation shall be established from the time of marriage registration, except for cases specified in Clause 2 of this Article.

2. For cases of marriage re-registration, actual marriage registration according to Clause 2, Article 44 of the Decree No. 123/2015/ND-CP, recognition of their marriage relation according to Clause 2, Article 11 of the Law on Marriage and Family, re-performance of marriage registration according to Article 13 of the Law on Marriage and Family, the date of established marriage relation shall be recorded in the reverse side of the marriage certificate.

For cases of marriage re-registration, actual marriage registration, if the date of the previous marriage registration or the date of beginning cohabiting as husband and wife, to record the first day of the month, year of marriage registration, establishment of cohabitation; in case the date and month cannot be determined, to record January 01 of the year of the previous marriage registration and the year of establishment of the cohabitation relationship.

Article 33. Recording information in marital status certificates, marital status certificate grant books

1. The item “Marital status” must state truthfully the marital status of the person requesting such certificate, to be specific:

- If a person has not got married, to clearly state that he/she has not currently registered to marry anyone.

- If a person has currently married, to clearly state that he/she currently has a spouse being Mr/Mrs... (The marriage certificate No. ...., issued by... On... (date)).

- If cohabiting as husband and wife before January 03, 1987 without divorce or there is no event that the husband (wife) dies or is declared to be dead, to clearly state that he/she currently has a spouse being Mr/Mrs...

- If performing marriage registration or cohabiting as husband and wife before January 03, 1987, but he/she has been divorced and currently has not got married, to clearly state that he/she has already registered the marriage or has a spouse, but has been divorced according to the Judgment/Decision of divorce No. ... dated.... of the Court....; has not currently registered to marry anyone.

- If there is marriage registration or cohabiting as husband and wife before January 03, 1987, but the spouse is dead and has not currently got married, to clearly state that he/she has performed the marriage registration or has the spouse, but the spouse did die (Death certificate/Death extract/Judgment No. ... issued by ....on... (Date)); has not currently registered to marry anyone.

- If the person who has the spouse requests to confirm the marital status during the period prior to the marriage registration, to clearly state that during the period from date… month… .year… to date… .month… ..year … he/she has not registered to marry anyone; Currently, he/she is has the spouse being Mr/Mrs ... (Marriage certificate No…, issued by… on (date)).

2. A Vietnamese citizen residing abroad who requests a confirmation of marital status during his/her stay in Vietnam, before leaving; a person who has passed many different places of permanent residence and requests for certification of marital status in the previous place of residence, to clearly state that such person s marital status corresponding to the period of residence.

For example: He/she has not registered to marry anyone in the period of residence in Bong Lai Commune, Que Vo District, Bac Ninh Province from November 20, 1996 to March 04, 1998.

3. In case the representative mission issues the marital status certificate to a Vietnamese citizen during the period of residing abroad, the item of place of residence must be written according to the requester s current address of residence. The marital status of such person is determined on the basis of the results of checking the civil status book, the electronic civil status database managed by the representative mission and are recorded with the same content specified in Clause 2 of this Article.

Article 34. Recording death certificate extract, death registration book

1. The item "Dead at" is recorded according to the death notice or a substitute paper specified in Clause 2, Article 4 of Decree No. 123/2015/ND-CP, in which to clearly state the hour, minute, day, month, year of death in figures and words; In case the hour or minute is not clear, it should be left blank.

2. In the item "Place of death", to clearly state the name of the health establishment and the administrative place where the health establishment is located, in case a person died at the health establishment.

In case of death on a vehicle, death due to accident, death at a prison, a detention camp, place of death sentence execution, at an office of an agency or organization, or the place of death cannot be determined, to state the administrative place with 03 levels (commune, district, province) where the person died or where the dead body was found.

3. The item of cause of death in the death registration book is recorded according to the death notice or a substitute paper specified in Clause 2, Article 4 of Decree No. 123/2015/ND-CP; in case such document is unavailable or has not been determined, it should be left blank.

4. In the item of death notice or substitute paper, to clearly state the type of the paper; number, date, month and year of grant; granting agency, organization. In case the commune-level People s Committee has the competence to register the death and is also responsible for granting the death notice, not to grant the death notice; the items of death notice in death extract and death registration book are blank.

Article 35. Correction of errors upon recording in civil status books, civil status papers

1. During the course of civil status registration, if errors arise upon recording in civil status books, civil status officers shall strike through wrong contents, record near or above such contents. Overwriting wrong words or erasing and overwriting erased positions shall be not allowed.

In cases there are omitted blank pages in books, these pages must be crossed out by civil status officers.

In the note item of civil status books, civil status officers shall clearly record correcting contents, correcting date and sign with their full name.

Civil status officers shall report on such corrections to the heads of their civil status registration agencies. The heads of such civil status registration agencies shall affix to correcting contents with seals.

Civil status officers are not allowed to arbitrarily erase, modify or supplement the content recorded in the civil status books.

2. During the course of civil status registration, if there are errors in civil status papers, civil status officers shall destroy such papers and record information in new papers, do not grant people the corrected civil status papers.

3. In case errors are detected after the course of civil status registration specified by law, to implement the civil status correction according to regulations.

Article 36. Opening and closing of civil status books

Opening and closing of civil status books at the civil status registration agencies shall be comply with the following regulations:

1. Civil status books shall be numbered and recorded according to the use order of each type of book in a year, beginning at 01.

For example:

- The guardianship registration book No. 01-TP/HT-2020-GH

- The father, mother or child recognition registration book No. 01-TP/HT-2020-CMC.

The opening date of a book shall be the registration date of the first civil status event in such book.

The closing date of a book in case the book has been used up but the year is not over is the date of registration of the last civil status event of the book; if the year is over but the book has not been yet used up, the closing date of the book shall be December 31 of such year.

2. Civil status officers shall clearly make statistics of the total number of civil status events registered in a book, the number of cases with errors where correction has been made according to Clause 1, Article 35 of this Circular, the number of blank pages (if any).

3. After making statistics according to Clause 2 of this Article, civil status officers shall sign with the full name and report the heads of civil status registration agencies for confirmation with their full name, position and seals.

Article 37. Archive of civil status books and civil status registration dossiers

1. Civil status books and civil status registration dossiers shall be preserved and archived permanently for use and needs of people and state management activities.

2. The Consular Department, Representative Missions, commune-level and district-level People’s Committees and provincial-level Departments of Justice shall archive, preserve and use civil status books in accordance with law; perform measures for prevention of storms, floods, fire, humidity, termites to ensure the safety.

The heads of agencies shall be responsible for losing, damaging or using civil status books in contravention of law.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 38. Transitional provisions

1. Dossiers of request for civil status registration which are received by the civil status registration agencies before the effective date of this Circular, and remain unsettled shall be further settled under the Circular No. 15/2015/TT-BTP dated November 16, 2015 of the Ministry of Justice on detailing a number of articles of the Law on Civil Status and the Government’s Decree No. 123/2015/ND-CP dated November 15, 2015 on detailing a number of articles and measures to implement the Law on Civil Status (hereinafter referred to as the Circular No. 15/2015/TT-BTP).

2. Birth certificates, marriage certificates and civil status books according to forms promulgated together with the Circular No. 15/2015/TT-BTP that are being used at civil status registration agencies shall be used until the end of December 31, 2020.

Other cases of civil status registration received from the effective date of this Circular shall be granted civil status papers according to forms in this Circular.

Article 39. Effect

1. This Circular takes effect on July 16, 2020 and replaces the Circular No. 15/2015/TT-BTP.

2. Any problem arising in the course of implementation should be promptly reported by People’s Committees of provinces and central affiliated cities and provincial-level Departments of Justice to the Ministry of Finance for guidance./.

 

 

THE MINISTER




Le Thanh Long

* All Appendices are not translated herein.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 04/2020/TT-BTP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 04/2020/TT-BTP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất