Chưa ly hôn, có được đứng tên trên giấy khai sinh của con riêng không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: A (là chồng) và B (là vợ) ly thân đã lâu nhưng vẫn chưa ly hôn chính thức, A có con riêng với chị C, và B cũng có con riêng với một người đàn ông D khác. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, A có quyền làm thủ tục nhận cha con và có thể đứng tên trên giấy khai sinh của người con riêng với C không? Và anh D có quyền nhận cha con và đứng tên trên giấy khai sinh đối với con riêng của anh và chị B không khi A và B vẫn chưa ly hôn? Xin cảm ơn!

Trả lời:

I.Căn cứ pháp lý

- Luật hôn nhân và gia đình  2014

- Luật Hộ tịch năm 2014

- Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP

II.Nội dung tư vấn

Căn cứ điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Như vậy trong trường hợp này, con riêng của anh A và chị C, con riêng của anh D chị B được coi là những người con “ngoài giá thú”  không trong thời kỳ hôn nhân.

Đối với trường hợp trên giữa anh A và chị B vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp được pháp luật Việt Nam công nhận, nên trường hợp người chồng, người vợ có quan hệ mới với người khác và có con thì sẽ không được pháp luật Việt Nam công nhận mối quan hệ giữa anh A và chị C, chị B và anh D là quan hệ vợ chồng nên không có giấy đăng ký kết hôn để khai sinh cho con mang họ cha. Trong trường hợp này anh A và anh D có quyền nhận cha con với các người con riêng và đứng tên trên giấy khai sinh đối với các con riêng theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:

"Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc."

dang-ky-khai-sinh-cho-con

Về chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được hướng dẫn bởi Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP:

"Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con."

Như vậy, anh A và anh D cần chứng minh được quan hệ cha con (thông thường sẽ là xét nghiệm ADN) để làm thủ tục nhận cha con.

Sau khi làm thủ tục nhận con xong thì mới có căn cứ để đăng ký khai sinh mang họ cha và quốc tịch Việt Nam theo quy định được.

Tuy nhiên mình cần lưu ý hành vi có con riêng với người khác trong thời kỳ hôn nhân là trường hợp vi phạm chế độ một vợ một chồng sẽ bị xử phạt hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Con ngoài giá thú có được ghi tên cha trong giấy khai sinh?

Trên đây là nội dung tư vấn về "​Chưa ly hôn, có được đứng tên trên giấy khai sinh của con riêng không?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Đoàn Trung Hiếu

Được tư vấn bởi: Luật sư Đoàn Trung Hiếu

Văn phòng luật sư Hỗ trợ phát triển Cộng Đồng

https://tuvanphaply.com.vn- 093.675.0123

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật