Quyết định 500/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 500/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 500/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/04/2020 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tháng 12/2020, tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X
Cụ thể, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X có chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội sẽ được tổ chức vào tháng 12/2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với sự tham gia của khoảng 2.300 đại biểu.
Trong đó, 2.020 đại biểu chính thức là thành viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2016-2020; Đại biểu là các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu (khoảng 60-65% trong tổng số đại biểu chính thức).
Bên cạnh đó, 200 đại biểu khách mời là các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại biểu đại diện Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đại diện cá nhân “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” qua các thời kỳ.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 500/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 500/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 500/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X
_______________________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X (ban hành kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Các thành viên Hội đồng TĐKT Trung ương; - Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc; - Lưu: VT, TCCV (2). | THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐỀ ÁN
Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X
(Kèm theo Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
_____________
Thực hiện Luật thi đua, khen thưởng, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương xây dựng Đề án tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, như sau:
* Chủ đề Đại hội:
“Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đánh giá kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2016 - 2020; đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2021 - 2025.
2. Tôn vinh các tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua, các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước 05 năm qua; tiếp tục khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực mới nhằm thực hiện thắng lợi niệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
3. Phát động phong trào thi đua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới.
4. Tổ chức Đại hội đảm bảo trang trọng, tạo dấu ấn, tiết kiệm và hiệu quả.
II. THỜI GIAN VÀ NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI
1. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: Tổ chức Đại hội vào tháng 12 năm 2020;
- Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
2. Nội dung, chương trình Đại hội
a) Ngày thứ nhất
- Sáng:
+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ;
+ Đại biểu dự Đại hội trù bị và tổng duyệt chương trình Đại hội.
- Chiều: Đại biểu chia thành các đoàn để gặp gỡ, giao lưu tại một số bộ, ngành và thành phố Hà Nội:
+ Đoàn 1: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gặp mặt các đại biểu nhân sĩ, trí thức, dân tộc, tôn giáo; đại diện người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài có công lao đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Đoàn 2: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam gặp mặt, giao lưu với đại biểu là công nhân, người lao động; doanh nghiệp, doanh nhân.
+ Đoàn 3: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam gặp mặt, giao lưu các đại biểu là nông dân.
+ Đoàn 4: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gặp mặt, giao lưu các đại biểu trong lực lượng vũ trang.
+ Đoàn 5: Thành phố Hà Nội gặp mặt, giao lưu đại biểu địa phương, bộ, ngành về dự Đại hội.
b) Ngày thứ hai (từ 08h00’ đến 11h30’)
- Chương trình nghệ thuật;
- Chào cờ;
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Phát biểu khai mạc Đại hội;
- Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong 5 năm (2016 - 2020), phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025 (có phóng sự minh họa);
- Báo cáo tham luận của đại diện tập thể, cá nhân tiêu biểu (dự kiến từ 02 - 03 tham luận);
- Phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư - Chủ tịch nước;
- Tôn vinh, tuyên dương “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” và điển hình tiêu biểu về dự Đại hội;
- Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025;
- Bế mạc Đại hội.
- Các Đoàn đại biểu chụp ảnh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
* Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tổ chức chiêu đãi các đại biểu dự Đại hội.
3. Các hoạt động trước và trong dịp tổ chức Đại hội
- Triển lãm ảnh về Bác Hồ với phong trào thi đua yêu nước và các kỳ Đại hội thi đua.
- Triển lãm giới thiệu các thành tựu kinh tế, xã hội của đất nước.
- Giao lưu các điển hình tiên tiến trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tuyên truyền, cổ động chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
- Tuyên truyền các điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương trước, trong và sau Đại hội.
- Tổ chức họp báo trước và sau Đại hội để tuyên truyền và thông báo kết quả Đại hội.
III. SỐ LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN ĐẠI BIỂU
Số lượng đại biểu: Khoảng 2.300 đại biểu.
Trong đó:
- Đại biểu chính thức: 2.020 đại biểu.
- Đại biểu khách mời: 200 đại biểu.
1. Đại biểu khách mời:
a) Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương qua các thời kỳ. Bí thư các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc trung ương.
b) Đại biểu đại diện Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đại diện cá nhân “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” qua các thời kỳ.
c) Ban Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
2. Đại biểu chính thức:
a) Thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Cá nhân, đại diện tập thể được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ đổi mới (được phong tặng từ sau Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX đến nay).
c) Chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2016 - 2020.
d) Đại biểu đại diện người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài có công lao đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
đ) Các điển hình tiên tiến tiêu biểu trong các phong trào thi đua, trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
e) Đại biểu là các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu (khoảng 60% đến 65% trong tổng số đại biểu chính thức), gồm: Những người trực tiếp lao động sản xuất, công tác trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao và các lĩnh vực khác; đại diện nhân sĩ, trí thức, dân tộc, tôn giáo...; doanh nhân tiêu biểu, tài năng trẻ tiêu biểu ... (trong các thành phần trên, quan tâm các đại biểu tiêu biểu là nữ, đại biểu các dân tộc thiểu số, tài năng trẻ).
(Ban Tổ chức Đại hội quyết định cụ thể về phân bổ đại biểu).
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Ban Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X
- Báo cáo Ban Bí thư về nội dung, chương trình, thời gian tổ chức Đại hội.
- Xây dựng nội dung, chương trình của Đại hội.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động từ nay đến khi tổ chức Đại hội.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Tổ chức Đại hội, các Tiểu ban của Đại hội và đôn đốc thực hiện.
2. Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương)
- Là cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Đại hội; phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo dõi, hướng dẫn và tham mưu tổ chức thực hiện Đề án. Xây dựng Kế hoạch và hướng dẫn Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp tiến tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
- Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Tổ chức Đại hội. Tham mưu trình Ban Tổ chức thành lập và phân công nhiệm vụ các Tiểu ban của Đại hội (Tiểu ban Nội dung, Tiểu ban Tuyên truyền, Tiểu ban Hậu cần - An ninh).
- Chủ trì xây dựng các văn kiện của Đại hội: Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm (2016 - 2020), phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025; tham mưu xây dựng các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khai mạc, bế mạc Đại hội; Chuẩn bị các tham luận và lựa chọn các điển hình tiên tiến tại Đại hội...
- Xây dựng chương trình tổng thể và kịch bản chi tiết của Đại hội. Kế hoạch tổng thể phân bổ đại biểu và quyết định phân bổ đại biểu cho các bộ, ngành, địa phương; báo cáo tổng hợp về đại biểu. Biên soạn và tổ chức in Kỷ yếu Đại hội.
- Phối hợp xây dựng phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước và các kỳ Đại hội Thi đua; phóng sự về các phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua (2016 - 2020).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung và điều kiện phục vụ Đại hội. Phối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng phương án chuẩn bị hội trường và thực hiện nội dung công việc liên quan đến bố trí ăn, nghỉ, đưa đón đại biểu các địa phương dự Đại hội và các hoạt động theo chương trình của Đại hội. Tổng hợp dự trù kinh phí của Đại hội và các Tiểu ban phục vụ Đại hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Tổ chức Đại hội.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương
- Xây dựng đề cương tuyên truyền về các kỳ Đại hội thi đua yêu nước và Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X. Định hướng, chỉ đạo công tác tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước thời gian qua.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí mở các chuyên trang, chuyên mục, dành nhiều thời gian, thời lượng để tuyên truyền kết quả các phong trào thi đua yêu nước, đưa tin trước, trong và sau Đại hội; tuyên truyền các gương anh hùng, chiến sĩ thi đua, các điển hình tiên tiến của các bộ, ban, ngành, địa phương.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Tổ chức Đại hội.
4. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
- Hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
- Tổ chức gặp mặt, giao lưu với các đại biểu về dự Đại hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Tổ chức Đại hội.
5. Văn phòng Chính phủ
-Phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương xây dựng, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án. Phối hợp chuẩn bị nội dung và các điều kiện phục vụ Đại hội.
- Phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương xây dựng phương án và thực hiện các công việc liên quan đến hội trường tổ chức Đại hội, bố trí ăn, nghỉ, đưa đón đại biểu và các hoạt động theo chương trình của Đại hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Tổ chức Đại hội.
6. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
- Bộ Công an chủ trì xây dựng chương trình và phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong các ngày diễn ra Đại hội; Xây dựng phương án bảo đảm an ninh cho đại biểu về dự đại hội.
- Tổ chức gặp mặt, giao lưu với đại biểu thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân về dự Đại hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Tổ chức Đại hội.
7. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng trước, trong và sau Đại hội, chương trình nghệ thuật đặc sắc khai mạc Đại hội.
- Xây dựng Đề án mỹ thuật trang trí Đại hội và các hoạt động tuyên truyền, cổ động Đại hội.
- Chủ trì tổ chức triển lãm các thành tựu của đất nước trong 5 năm qua.
- Xây dựng phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước và các kỳ Đại hội thi đua.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Tổ chức Đại hội.
8. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, các gương điển hình tiên tiến, các hoạt động của Đại hội.
- Chỉ đạo các cơ quan báo, đài tường thuật trực tiếp và bố trí thời gian, thời lượng thích hợp để tuyên truyền, đưa tin trước, trong và sau Đại hội.
- Phối hợp tổ chức họp báo trước và sau Đại hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Tổ chức Đại hội.
9. Đài Truyền hình Việt Nam
- Xây dựng phóng sự về các phong trào thi đua yêu nước trong 5 năm qua (2016 - 2020).
- Tổ chức truyền hình trực tiếp chương trình, nội dung Đại hội và đưa tin các hoạt động trước, trong và sau Đại hội, trong và ngoài nước.
- Xây dựng kịch bản, tổ chức thực hiện Chương trình giao lưu các điển hình tiên tiến; tôn vinh, biểu dương Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức tuyên truyền và thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Tổ chức Đại hội;
10. Đài Tiếng nói Việt Nam
- Xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình để tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội, trong và ngoài nước. Tổ chức phát thanh trực tiếp chương trình, nội dung Đại hội.
- Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng kịch bản và tổ chức giao lưu với các điển hình tiên tiến.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Tổ chức Đại hội.
11. Thông tấn xã Việt Nam
- Xây dựng phương án và thực hiện chụp ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các đoàn đại biểu.
- Tổ chức triển lãm ảnh về Bác Hồ với phong trào thi đua yêu nước và các kỳ Đại hội thi đua.
- Thông tin, tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước, các gương điển hình tiên tiến, các hoạt động của Đại hội cho người nước ngoài và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
12. Bộ Tài chính
Bố trí kinh phí cho việc triển khai các hoạt động và tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
13. Bộ Y tế
Xây dựng phương án bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho các đại biểu trong các ngày diễn ra Đại hội.
14. Các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Phát động phong trào thi đua yêu nước tạo không khí thi đua sôi nổi, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
- Lựa chọn các đại biểu tiêu biểu tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc. Tích cực tham gia các nội dung của Đại hội, góp phần vào thành công chung của Đại hội.
- Các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương được giao tổ chức gặp mặt, giao lưu với các đại biểu (theo điểm a, mục 2, phần II của Đề án), chủ động nội dung và kinh phí tổ chức gặp mặt, giao lưu.
V. KINH PHÍ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI
1. Các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, căn cứ nhiệm vụ được phân công xây dựng dự toán.
2. Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) thực hiện rà soát, tổng hợp dự toán trình Bộ Tài chính theo quy định./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc