Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 04/CT-BTC 2011 tăng cường kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ trong ngành Tài chính
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 04/CT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 04/CT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 20/12/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 04/CT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-BTC |
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2011 |
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ trong ngành Tài chính
___________________________
Thời gian qua, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành và của đất nước. Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ có nơi, có lúc còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế; kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ chưa được đề cao, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về tài chính-ngân sách.
Theo dự báo, năm 2012 và các năm sau, tình hình kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiệm vụ của Bộ Tài chính là hết sức nặng nề trong việc hoạch định cơ chế, chính sách, tổ chức triển khai thực hiện nhằm huy động, phân bổ nguồn lực phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giảm dần bội chi, giữ vững an ninh tài chính quốc gia… Trước bối cảnh đó, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và 5 năm 2011 – 2015, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2012 và nhiệm vụ tài chính – ngân sách 5 năm 2011 – 2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu các tổ chức, đơn vị thuộc ngành tài chính chỉ đạo thực hiện ngay một số công việc chủ yếu sau:
1. Thực hiện nghiêm và tổ chức giám sát việc thực hiện quy tắc, chuẩn mực ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, văn hoá công sở, kỷ luật của ngành và các quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đối với các đơn vị thuộc Bộ, kể cả trách nhiệm trong việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ rà soát, báo cáo Bộ việc ban hành, triển khai thực hiện các văn bản quy định về trách nhiệm của công chức, viên chức trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao đối với từng đơn vị thuộc Bộ, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, từ đó đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với pháp luật về cán bộ, công chức và yêu cầu của tình hình mới. Giao Thủ trưởng các đơn vị rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định do mình ban hành về chế độ trách nhiệm, kỷ luật công chức, viên chức trong việc thực hiện công vụ, nhất là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, của người đứng đầu trong thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao cho đơn vị và cá nhân.
2. Thủ trưởng các đơn vị tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo để đẩy nhanh, hoàn thành chương trình công tác, nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ; đề cao vai trò cá nhân thủ trưởng đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao; thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong thực thi nhiệm vụ ảnh hưởng tới nhiệm vụ chung của ngành tài chính; chịu trách nhiệm quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị mình và chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc liên đới về những sai phạm xảy ra trong đơn vị thuộc mình phụ trách theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ; theo dõi việc thực thi nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị mình để làm căn cứ đánh giá, phân loại, quy hoạch, bổ nhiệm, khen thưởng hàng năm theo quy định.
3. Đối với yêu cầu giải quyết của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân gửi đến ngành Tài chính, các đơn vị được giao có trách nhiệm xử lý, trả lời theo thẩm quyền hoặc trình Bộ trả lời đảm bảo thời gian theo đúng Quy chế làm việc của Bộ Tài chính, đúng chế độ, pháp luật liên quan đến phạm vi giải quyết nhiệm vụ được giao. Các đơn vị thuộc Bộ tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin, đổi mới cách thức lấy ý kiến về các nhiệm vị được giao để đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị thuộc Bộ. Hết thời hạn lấy ý kiến mà đơn vị được hỏi chưa có ý kiến chính thức thì thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ.
4. Đối với những vị trí, công việc liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị, nhất là lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán phải không ngừng thực hiện cải cách hành chính, công khai quy trình, thủ tục, hồ sơ, bộ phận có trách nhiệm giải quyết; bố trí công chức có năng lực phù hợp với nhiệm vụ được giao; trong thi hành công vị, công chức phải tôn trọng, tận tuỵ, tạo điều kiện giải quyết khó khăn vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp; không được cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, tuỳ tiện trong giải quyết công việc; nghiêm cấm việc lợi dụng vị trí, công việc được giao để mưu lợi cá nhân, sử dụng thời gian lao động, công vụ vào việc riêng hoặc trì hoãn việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Mọi phản ánh về kỷ luật, kỷ cương (ứng xử, vi phạm, biểu hiện tiêu cực) trong thi hành công vị phải được xác minh làm rõ và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp trên trực tiếp xử lý theo quy định đối với công chức, viên chức vi phạm và công chức lãnh đạo phụ trách, quản lý trực tiếp công chức, viên chức vi phạm theo quy định của pháp luật và quy chế của Bộ, ngành.
5. Đẩy mạnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra công vụ đối với việc thực hiện trách nhiệm được giao đối với công chức, viên chức nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức, viên chức, phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của Bộ. Các đơn vị trực thuộc Bộ phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ trong toàn ngành để đánh giá việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ đối với các đơn vị, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhất là các nhiệm vụ liên quan đến quy trình, thủ tục, giải quyết hồ sơ hành chính đối với cá nhân, doanh nghiệp. Giao Thanh tra Bộ đình kỳ hàng quý báo cáo Bộ tình hình, kết quả thanh tra hành chính (công vụ) đôi với các đơn vị trong ngành tài chính.
6. Căn cứ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ của Quốc hội khoá XIII, Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2015, Chương trình công tác tháng, quý của Chính phủ, Bộ Tài chính và các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, đồng thời bố trí nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phân công, giao đầu mối chịu trách nhiệm chính đối với từng đề án, dự án cụ thể, gắn với thời gian, kết quả phải hoàn thành. Giao Vụ Pháp chế chủ trì theo dõi, đánh giá, định kỳ hàng quý báo cáo Lãnh đạo Bộ tiến độ, kết quả triển khai Chương trình xây dựng pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII.
7. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm xây dựng chương trình công tác tuần, tháng, quý, 6 tháng và hàng năm theo đúng Quy chế làm việc và yêu cầu của Lãnh đạo Bộ đảm bảo tính khả thi, phù hợp với chương trình công tác của Bộ, của Chính phủ. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm về việc xây dựng và hoàn thành chương trình đã đăng ký. Định kỳ có hình thức công khai thông tin tới toàn thể công chức, viên chức theo Quy chế làm việc của Bộ, quy chế làm việc của đơn vị. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, trung thực về hoạt động của đơn vị đối với cấp trên, Lãnh đạo Bộ theo Quy chế làm việc của Bộ.
8. Giao Vụ Thi đua – Khen thưởng phối hợp với Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm theo dõi kịp thời, đầy đủ kết quả triển khai nhiệm vụ được giao của các đơn vị thuộc Bộ trong việc đánh giá, chấm điểm thi đua, khen thưởng hàng năm đối với các đơn vị và xét, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân trong toàn ngành tài chính, Trình Bộ khen thưởng đột xuất, kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân lập thành tích trong thi hành công vụ. Tổ chức tuyên truyền, biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt và nhân rộng điển hình tiên tiến trong từng đơn vị, từng ngành.
Vụ Thi đua – Khen thưởng sớm báo cáo Bộ ban hành Quy chế khen thưởng điển hình của các đơn vị và ngành tài chính. Hàng năm, căn cứ tiêu chuẩn để lựa chọn các điển hình tiêu biểu của từng đơn vị và toàn ngành, báo cáo Bộ xem xét tuyên dương, khen thưởng theo Quy chế.
9. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, công khai hoá, minh bạch, đối thoại chính sách bằng nhiều phương thức phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi của các cơ chế, chính sách tài chính, tạo đồng thuận trong xã hội đối với các hoạt động của ngành; báo chí trong ngành cần là lực lượng xung kích trên mặt trận tuyên truyền; phối hợp với các cơ quan thông tấn bên ngoài để thông tin về các hoạt động của ngành. Giao Văn phòng Bộ rà soát, kiến nghị với Bộ soạn thảo, ký các Quy chế phối hợp giữa Bộ Tài chính với Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí lớn để làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền.
10. Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, nữ công cơ quan Bộ tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm triển khai, quán triệt Chỉ thị này đến toàn thể đoàn viên, động viên công chức, viên chức thuộc tổ chức mình hưởng ứng, thi đua, lập sáng kiến cải tiến, đối mới phương thức làm việc nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
11. Giao Văn phòng Bộ định kỳ hàng quý báo cáo Bộ kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt đến từng công chức, viên chức Chỉ thị này; căn cứ Chỉ thị để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, tổ chức triển khai quyết liệt trong đơn vị; định kỳ hàng tháng báo cáo Bộ cùng với báo cáo công tác tháng phục vụ Hội nghị giao ban. Yêu cầu Văn phòng Bộ có báo cáo riêng tình hình tổ chức và kết quả thực hiện Chỉ thị này tại Hội nghị giao ban hàng tháng của Bộ.
Chỉ thị này được phổ biến tới toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong ngành tài chính.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |