Quyết định 538/QĐ-BTNMT 2024 Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 538/QĐ-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 538/QĐ-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 07/03/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Kế hoạch triển khai hoạt động Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa
Ngày 07/03/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định 538/QĐ-BTNMT Kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện nhiệm vụ “Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) và tham gia các diễn đàn quốc tế về rác thải nhựa năm 2024”.
1. Nội dung thực hiện Kế hoạch triển khai các hoạt động Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa như sau:
- Xây dựng chi phí nhân công lao động kỹ thuật, xây dựng các báo cáo chuyên môn;
- Thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với việc tham gia các diễn đàn, sự kiện cấp khu vực và cấp toàn cầu liên quan đến vấn đề ô nhiễm nhựa;
- Thực hiện việc cử các đại diện là các chuyên gia, cán bộ của các đơn vị trực thuộc Bộ tham dự hội nghị/hội thảo quốc tế từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Thực hiện các yêu cầu về lễ tân, nghi thức ngoại giao khi tham dự các sự kiện liên quan trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác;
- Tổ chức Hội thảo thường niên Nhóm công tác Chương trình NPAP tại Việt Nam do Trưởng nhóm công tác - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì;...
2. Duy trì việc đăng tải các thông tin về hoạt động hợp tác nhằm chia sẻ thông tin, quảng bá và triển khai các hoạt động truyền thông và nhận thức về vấn đề ô nhiễm nhựa, phù hợp với đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, Chính phủ và quốc gia.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 538/QĐ-BTNMT tại đây
tải Quyết định 538/QĐ-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện nhiệm vụ
“Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) và tham gia các
diễn đàn quốc tế về rác thải nhựa năm 2024”
_________________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Diễn đàn Kinh tế Thế giới ký ngày 01 tháng 12 năm 2023;
Căn cứ Công văn số 2600/VPCP-QHQT ngày 15 tháng 4 năm 2023 về việc tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG
Lê Công Thành |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KẾ HOẠCH
Triển khai các hoạt động thuộc nhiệm vụ Chương trình đối tác hành động
quốc gia về nhựa (NPAP) và tham gia các diễn đàn quốc tế về ô nhiễm nhựa
(Ban hành kèm theo Quyết định số 538/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 3 năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tăng cường vai trò điều phối của cơ quan đầu mối Chương trình NPAP nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
2. Thực hiện hiệu quả Bản ghi nhớ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong bối cảnh chuyển giao và tăng cường vai trò của cơ quan chủ quản ở quốc gia hướng đến phát triển bền vững và hợp tác hiệu quả giữa các bên liên quan.
3. Hỗ trợ và tăng cường hiệu quả hoạt động của các nhóm kỹ thuật được thành lập trong khuôn khổ Chương trình NPAP dựa trên 6 trụ cột chính bao gồm: đổi mới sáng tạo, tài chính, chính sách, bình đẳng giới và phát triển bao trùm, truyền thông và nâng cao nhận thức.
4. Đảm bảo việc phối hợp với các đối tác xây dựng mạng lưới kết nối chặt chẽ với các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu thông qua các hội thảo tham vấn, các sự kiện bên lề tại những phiên đàm phán liên chính phủ, thể hiện quyết tâm trong vấn đề giảm thiểu chất thải nhựa thông qua cách tiếp cận của nền kinh tế tuần hoàn; những nỗ lực và đổi mới sáng tạo hiệu quả, có sự phối hợp tích cực của các bên liên quan trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang cùng hướng tới một Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa (dự kiến thông qua vào năm 2024).
5. Đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên Liên hợp quốc để giải quyết các vấn đề cấp bách về môi trường trên phạm vi toàn cầu, đồng thời thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, thường trực Ban công tác đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, có trách nhiệm chủ trì đàm phán và tiến tới thực thi Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa sau khi được thông qua.
6. Duy trì việc đăng tải các thông tin về hoạt động hợp tác nhằm chia sẻ thông tin, quảng bá và triển khai các hoạt động truyền thông và nhận thức về vấn đề ô nhiễm nhựa, phù hợp với đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, Chính phủ và quốc gia.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng các báo cáo chuyên môn
Xây dựng chi phí nhân công lao động kỹ thuật, xây dựng các báo cáo chuyên môn, bao gồm:
- Báo cáo hoạt động Trụ cột Bình đẳng giới và phát triển bao trùm trong khuôn khổ Chương trình NPAP.
- Báo cáo hoạt động Trụ cột Đổi mới sáng tạo và khơi nguồn tài chính trong khuôn khổ Chương trình NPAP.
- Báo cáo kế hoạch tuyên truyền về Chương trình NPAP Việt Nam.
- Báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm Nhóm công tác chương trình NPAP.
- Báo cáo tổng hợp thường niên Nhóm công tác chương trình NPAP.
- Báo cáo về định hướng Chương trình NPAP trong giai đoạn tiếp theo.
- Báo cáo kinh nghiệm triển khai Chương trình NPAP ở các quốc gia trong mạng lưới GPAP.
- Báo cáo phân tích, tổng hợp và rà soát kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về quản lý chất thải nhựa.
- Báo cáo phân tích, đánh giá tác động của các kịch bản đàm phán đối với một số chính sách hiện tại có liên quan của Việt Nam, đề xuất các giải pháp về mặt chính sách và đưa ra các khuyến nghị về định hướng phương án đàm phán tối ưu của Đoàn Việt Nam khi tham gia đàm phán tại các diễn đàn đa phương về ô nhiễm nhựa.
- Báo cáo rà soát các dự án liên quan đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bản khuyến nghị của doanh nghiệp trong mạng lưới NPAP đối với tiến trình tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa của Việt Nam.
- Báo cáo thử nghiệm tiềm năng giảm chất thải nhựa theo lộ trình, áp dụng các mô hình Tái sử dụng và Tái nạp (Reuse and Refill).
- Báo cáo rà soát quan điểm của các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đối với Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.
- Báo cáo rà soát các công ước quốc tế về ô nhiễm nhựa liên quan đến Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.
- Biên dịch tài liệu Anh - Việt là thông tin cung cấp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Chương trình đối tác hành động toàn cầu về nhựa (GPAP), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và các tài liệu khác có liên quan.
2. Tổ chức các Đoàn ra:
- Thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với việc tham gia các diễn đàn, sự kiện cấp khu vực và cấp toàn cầu liên quan đến vấn đề ô nhiễm nhựa.
- Thực hiện việc cử các đại diện là các chuyên gia, cán bộ của các đơn vị trực thuộc Bộ tham dự hội nghị/hội thảo quốc tế từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
- Thực hiện các yêu cầu về lễ tân, nghi thức ngoại giao khi tham dự các sự kiện liên quan trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác.
3. Tổ chức các Hội nghị/Hội thảo:
- Hội thảo thường niên Nhóm công tác Chương trình NPAP tại Việt Nam do Trưởng nhóm công tác - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì.
- Hội thảo tham vấn Chương trình NPAP hỗ trợ Việt Nam tham gia diễn đàn đa phương về rác thải nhựa và đề xuất lộ trình giảm ô nhiễm nhựa.
- Hội thảo Trụ cột Tài chính và Khơi nguồn sáng tạo - Chương trình NPAP.
- Hội thảo Trụ cột Bình đẳng giới và phát triển bao trùm - Chương trình NPAP.
- Hội thảo tham vấn thành viên Chương trình NPAP và đối tác của Chương trình NPAP thảo luận các định hướng giảm thiểu tiến tới chấm dứt ô nhiễm nhựa, phù hợp với mục tiêu đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.
- Tọa đàm: Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa - Thách thức và cơ hội của Việt Nam.
4. Tổ chức tuyên truyền
- Duy trì trang web của Chương trình đối tác hành động toàn cầu về ô nhiễm nhựa, xây dựng các bản tin của các Nhóm kỹ thuật theo các quý.
- Duy trì các hoạt động lồng ghép tuyên truyền và thông tin liên quan đến vấn đề ô nhiễm nhựa tại các hội nghị, hội thảo trong khuôn khổ nhiệm vụ.